Nghệ nhân Nghệ thuật sân khấu Việt Nam - Trần Văn Khải <1000QSV1TVB #0133>

Thảo luận trong 'Tủ sách Âm nhạc - Hội họa' bắt đầu bởi Thu VO, 5/10/19.

Moderators: vqsvietnam
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0133.Nghệ thuật sân khấu Việt Nam.PNG

    Tên sách : NGHỆ-THUẬT SÂN-KHẤU VIỆT-NAM
    Tác giả : TRẦN VĂN KHẢI
    Nhà xuất bản : INSTITUT DE L’ASIE DU SUD-EST
    Năm xuất bản : 1987

    ------------------------
    Nguồn sách : tusachtiengviet.com (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Đánh máy : Khongtennao, alittleNu, Kim Ho,
    thuantran46, dacxeru, Laithuylinh, kd1995, ThaiThaiCJ,
    Meo_beo_123, bhp, little_lion, Thuong Nguyen

    Kiểm tra chính tả : Lưu Đỗ Thanh Tâm, Ngô Thị Thu Hiền,
    Ngô Tùng Sơn, Nguyên Anh, Trương Đình Tý,
    Đào Tuấn Giang,Nguyễn Thanh Hải, Ngô Thanh Tùng

    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 03/10/2019

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG

    Cảm ơn tác giả TRẦN VĂN KHẢI và INSTITUT DE L’ASIE DU SUD-EST
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    CHƯƠNG THỨ NHỨT : HÁT BỘI

    I. LƯỢC SỬ HÁT BỘI

    II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HÁT BỘI

    A) SÂN-KHẤU HÁT BỘI
    B) ĐIỆU BỘ
    C) MÀU MÈ
    III. CÁC GIỌNG HÁT BỘI
    A) NÓI LỐI : 1) Lối Xuân, 2) Lối Ai, 3) Lối xẳng, 4) Lối thường
    B) HÁT NAM : 1) Nam Xuân, 2) Nam dựng, 3) Nam Ai, 4) Nam bán Xuân Ai, 5) Nam chạy, 6) Nam biệt, 7) Nam thoàn, 8) Lý Nam Qua Ai
    C) HÁT KHÁCH : 1) Khách thi, 2) Khách phú, 3) Khách tử, 4) Khách tẩu mã, 5) Khách tửu, 6) Khách Nam liên xướng
    Đ) XƯỚNG
    E) BẠCH
    G) NGÂM
    H) THÁN
    I) OÁN
    K) QUÂN BANG
    L) HÁT BÀI
    M) TÁN
    N) HƯỜNG
    O) VĨ
    P) LÁY
    Q) GIÁO ĐẦU VÀ CHÚC VÃN
    R) CÁC GIỌNG PHỤ
    IV. VĂN CHƯƠNG HÁT BỘI
    A) VĂN HÁT NAM
    B) VĂN HÁT KHÁCH
    V. LỐI VẼ MẶT VÀ XIÊM-Y CỦA HÁT BỘI
    A) LỐI VẼ MẶT
    B) MÃO VÀ XIÊM-Y
    VI. ÂM-NHẠC HÁT BỘI

    VII. NHẬN XÉT VỀ HÁT BỘI

    A) NHẬN XÉT VỀ ÂM-ĐIỆU
    B) NHẬN XÉT VỀ NGHỆ-THUẬT
    VIII. NHỮNG VỠ TUỒNG DANH TIẾNG CỦA HÁT BỘI

    IX. DANH-SÁCH NGHỆ-SĨ HÁT BỘI

    A) NỮ NGHỆ-SĨ
    B) NAM NGHỆ-SĨ

    CHƯƠNG THỨ NHÌ : CẢI-LƯƠNG

    I. LỊCH-SỬ CẢI-LƯƠNG

    II. NHỮNG ĐẶC-ĐIỂM CỦA CẢI LƯƠNG

    A) SÂN-KHẤU CẢI-LƯƠNG (DÀN CẢNH VÀ Y-PHỤC HÓA-TRANG)
    B) ĐIỆU-BỘ
    c) MÀU MÈ
    III. CÁC GIỌNG CẢI-LƯƠNG
    A) GIỌNG BẮC : 1) Lối Bắc, 2) Ca Bắc
    B) GIỌNG OÁN : 1) Tứ-Đại Oán, 2) Cửu-khúc Giang-nam, 3) Phụng cầu hoàng, 4) Phụng-hoàng, 5) Văn thiên-tường
    C) GIỌNG NAM : 1) Lối Ai, 2) Ca-Nam
    D) GIỌNG NAM DO HƠI BẮC BIẾN THỂ : 1). Hành-Vân hơi Nam, 2) Chuồn-chuồn hơi Nam, 3) Vọng-cổ Hoài-lang
    E) GIỌNG LÝ : 1) Lý giao-duyên, 2) Lý Ngựa Ô, 3) Lý Huế, 4) Lý con Sáo
    G) BÌNH
    H) NGÂM : 1) Ngâm tứ-tuyệt thất ngôn, 2) Ngâm tứ-tuyệt bát-ngôn, 3) Ngâm thi bát-cú, 4) Ngâm lục-bát, 5) Ngâm song-thất lục-bát
    I) HÒ
    K) NÓI THƠ
    L) THÁN
    M) GIỌNG QUẢNG
    N) GIỌNG CẢI-CÁCH HAY TÂN NHẠC
    IV. VĂN CẢI-LƯƠNG VÀ CÁCH SOẠN BÀI CA

    V. ÂM-NHẠC CẢI-LƯƠNG VÀ VỊ-TRÍ CÁC NHẠC-KHÍ

    1) Đờn kìm
    2) Đờn Tranh
    3) Đờn Cò
    4) Đờn Sến
    5) Guitare
    6) Violon
    7) Ống Sáo
    8) Cây Cuỗn
    VI. NHẬN XÉT VỀ ÂM-ĐIỆU CẢI LƯƠNG

    VII. KẾT LUẬN TỔNG-QUÁT VỀ CẢI LƯƠNG

    A) CÁC THỜI-KỲ BIẾN-CHUYỂN CỦA NỀN CA-KỊCH CẢI-LƯƠNG
    B) NGHỆ-THUẬT CẢI-LƯƠNG ĐƯỢC ỦNG-HỘ VÌ NÓ ĐI SÁT VỚI QUẦN CHÚNG
    C) GIẢI THANH-TÂM

    CHƯƠNG THỨ BA : THOẠI-KỊCH

    CHƯƠNG THỨ TƯ

    A) THÚ XEM DIỄN KỊCH
    B) BÀN VỀ SOẠN KỊCH : 1) Lựa đề tài, 2) Sáng tạo các nhân-vật (Création des personnages), 3) Bố cục (Disposition), 4) Lập từ (Elocution)

    KẾT LUẬN
     
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    ĐỌC TRỰC TUYẾN


    EBOOK
     
  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    TỰA

    Người ngoại-quốc, khi đến du-lịch trong một nước nào, muốn biết trình-độ văn-minh của dân-tộc nước ấy, thường hay đi xem diễn tuồng để thưởng-thức nghệ-thuật sân-khấu của bản-xứ.

    Hiện nay sân-khấu Việt-Nam có ba bộ môn : Hát Bội, Cải-Lương và Thoại-Kịch. Thiết-tưởng nước nhà có thể tự-hào để trình cho người ngoại-quốc xem ba điệu diễn tuồng của mình, mà mỗi điệu, nếu biết thưởng-thức, đều có cái hay của nó.

    Hát Bội hay về lối cổ-điển. Về hình-thức tuy cổ-lỗ, nhưng về tinh-thần nó có thể tượng-trưng cho cái « Nho phong sĩ khí » của dân-tộc Việt-Nam. Nó nêu lên được những gương nghĩa-sĩ trung-thần, nghĩa-phu tiết-phụ, những cảnh bạn thiết, tớ trung và phụ từ, tử hiếu. Những trạng-huống éo-le gay-cấn trong lịch-sử Tàu hay lịch-sử nước nhà đều được hát Bội đem ra trình-diễn để làm gương cho hậu thế.

    Song nghệ-thuật hát Bội rất sâu-sắc. Muốn thưởng-thức cái hay, cái đẹp của điệu hát ấy, khi xem cần phải chú-ý rất nhiều và quan-sát kỹ-càng mới lĩnh-hội được chỗ sâu sắc của hát Bội.

    Trái lại điệu Cải-Lương là một lối hát bình-dân. Ai xem cũng hiểu được. Nó có thể hấp-dẫn một số đông khán-giả nhờ tính-cách bình-dân của nó. Gia-dĩ cách bố-cục, phân màn và dàn-cảnh của điệu Cải-Lương đều phỏng theo lối Âu-châu, nên dễ xem. Lối hát nầy khi diễn tuồng xã-hội, được hạp nhãn người ngoại-quốc hơn.

    Về Thoại-Kịch, mới phát-khởi trong lúc sau này, nên còn trong thời-kỳ phôi-thai. Nhưng có một vài vở kịch có thể nói là vừa xem đặng, nhờ tài diễn-xuất khả-quan của một ít kịch-sĩ ưu-tú.

    Trong sách nầy, chúng tôi xin tuần tự lược-khảo ba điệu diễn-kịch của nước nhà để cống-hiến quí độc-giả những đặc điểm của mỗi điệu.

    *

    Trong hai chương đầu, chúng tôi có trích-dẫn những câu hát Bội và những bài ca Cải-Lương của các soạn-giả hữu-danh để làm tài-liệu biên-khảo. Vì không rõ địa-chỉ của mỗi Vị nên chúng tôi rất tiếc không thể biên thư riêng để thỉnh-ý trước.

    Chúng tôi xin Quí Vị vui lòng lượng-thứ cho và xin thể nhận nơi đây lời chơn-thành cảm-tạ của chúng tôi.

    Sàigòn, Mạnh-Xuân Bính-Ngọ

    Thanh-Trung TRẦN-VĂN-KHẢI
     
    Forest and Heoconmtv like this.
Moderators: vqsvietnam
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này