Thảo luận Nghĩa Ngữ Điển Từ Việt: Văn, Sách… và TVE-4U!

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi tducchau, 25/3/15.

Moderators: amylee
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    * Từ đồng nghĩa

    Các từ thuộc một từ loại có ý nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Các nghĩa cơ bản của từ được coi là những đơn vị để so sánh giữa các từ đồng nghĩa từ vựng với nhau, vì vậy, một từ đa nghĩa có thể tham gia vào một vài dãy đồng nghĩa. Những từ đồng nghĩa với nhau tập hợp lại thành một nhóm từ đồng nghĩa gọi là dãy đồng nghĩa (hay nhóm đồng nghĩa, loạt đồng nghĩa).

    Trong mỗi dãy đồng nghĩa thường có một từ mang nghĩa chung, được dùng phổ biến trung hòa về mặt phong cách, được lấy làm cơ sở để tập hợp và so sánh phân tích các từ khác, được gọi là từ trung tâm của dãy đồng nghĩa. Chẳng hạn, trong nhóm từ: cha, bố, ba, tía, thày, cậu, bọ của tiếng Việt, từ cha được gọi là từ trung tâm của dãy đồng nghĩa.

    "Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa; khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách... nào đó; hoặc đồng thời cả hai".

    (Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiêu - Hoàng Trọng
    Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt.
    Nxb ĐH và GDCN, H., 1990, tr. 232)​

    "Những từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau. Đó là nhiều từ khác nhau cùng chỉ một sự vật, một đặc tính, một hành động nào đó. Đó là những tên khác nhau của một hiện tượng. Những từ đồng nghĩa có một chỗ chung là việc định danh".

    (Nguyễn Văn Tu. Từ vựng học tiếng Việt hiện đại.
    Nxb GD, H., 1968, tr. 95)​

    "Những từ đồng nghĩa là những từ khác nhau cùng thuộc về một khu vực ngữ nghĩa nào đó nhưng đồng thời lại có thể nằm trong những khu vực khác".

    (Nguyễn Văn Tu. Từ vựng học tiếng Việt hiện đại.
    Nxb GD, H , 1968, tr. 92)​

    "Trong vốn từ hội của bất cứ một ngữ ngôn nào cũng thường có những từ mặc dầu hình thức ngữ âm hoàn toàn khác nhau nhưng từ nghĩa lại giống nhau do đó trong nhiều hoàn cảnh ngôn ngữ cụ thể, có thể thay thế cho nhau được. Những từ này là những từ đồng nghĩa."

    "Từ đồng nghĩa biểu cảm: đây là những từ mà đối tượng được biểu thị tương đồng nhưng sắc thái tình cảm khác nhau phản ánh thái độ khác nhau của người nói."

    (Đỗ Hữu Châu. Giáo trình Việt ngữ (tập 2, từ hội học).
    Nxb GD, H., 1962, tr.71)​

    "Nói rằng hai từ A và B đồng nghĩa với nhau không có nghĩa là bao giờ trong bất cứ trường hợp nào chúng cũng đồng nghĩa với nhau. Do tính đa nghĩa của một từ, cho nên, nhìn chung nghĩa chính của A có thể đồng nghĩa với nghĩa chính của B nhưng lại không đồng nghĩa với một nghĩa phụ của B. Trường hợp này gọi là từ đồng nghĩa bộ phận".

    (Đỗ Hữu Châu. Giáo trình Việt ngữ (tập 2, từ
    hội học).
    Nxb GD, H., 1962, tr.74 - 75)​

    "Đây là những từ vốn không đồng nghĩa với nhau trong từ hội. Mỗi từ có nghĩa chính khác nhau. Nhưng giữa từ nghĩa của chúng có chỗ nào đấy tương đồng với nhau (không phải là bản chất) do đó, trong một hoàn cảnh ngôn ngữ nào đấy cái điểm tương đồng này xích lại gần nhau trở thành từ đồng nghĩa. Tách khỏi hoàn cảnh ngôn ngữ này thì chúng lại không còn đồng nghĩa nữa".

    (Đỗ Hữu Châu. Giáo trình Việt ngữ (tập 2, từ
    hội học).
    Nxb GD, H., 1962, tr.76)​

    "Là những từ căn bản tương đồng về nội dung; là những đồng nghĩa tự nhiên không bị lệ thuộc vào hoàn cảnh ngôn ngữ".

    (Đỗ Hữu Châu. Giáo trình Việt ngữ (tập 2, từ
    hội học)
    . Nxb GD, H., 1962, tr.69).​

    "Trong sự trao đổi tư tưởng bằng ngôn ngữ, việc sử dụng từ lệ thuộc vào hoàn cảnh, vào đối tượng trao đổi và lệ thuộc vào tầng lớp xã hội của người nói. Từ trong một tác phẩm văn học hay một tác phẩm khoa học có khác nhau. Từ trong khẩu ngữ và trong văn viết, từ của một sinh viên và một em bé, v.v... cũng khác nhau, mặc dầu từ hội cơ bản vẫn là một. Tùy theo các phong cách khác nhau người ta chia thành các từ thân mật, thông tục hoặc trang trọng, từ phổ thông và thuật ngữ v.v... Những từ đồng nghĩa khác nhau về chức năng là những từ đồng nghĩa có phong cách sử dụng khác nhau".

    (Đỗ Hữu Châu. Giáo trình Việt ngữ (tập 2, từ
    hội học).
    Nxb GD, H., 1962, tr. 72—73)​

    "Khái niệm trong các từ này khác nhau song sự vật vẫn là một. Sự vật trong thực tế thường có hình thức bên ngoài muôn màu muôn vẻ. Mỗi cái khác nhau đó thường được ghi lại trong các từ và các từ tổ theo lối miêu tả. Kết quả là sẽ có một loạt từ đồng nghĩa vì cùng biểu thị một sự vật nhưng sắc thái ý nghĩa khác nhau".

    (Đỗ Hữu Châu. Giáo trình Việt ngữ (tập 2,Từ
    hội học)
    . Nxb GD, H., 1962, tr. 73)​

    "Là những từ đồng nghĩa đồng nhất về sự vật và đồng nhất về khái niệm không có sắc thái ý nghĩa hay sắc thái tu từ khác nhau, về mặt ngữ pháp chúng cùng thuộc một từ loại".

    (Đỗ Hữu Châu. Giáo trình Việt ngữ (tập 2, từ
    hội học)
    . Nxb GD, H., 1962, tr. 70)​

    "Các từ (đơn vị) đồng nghĩa thường được định nghĩa một cách đơn giản: từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hay gần giống nhau. Quan niệm này bị phê phán về nhiều mặt."

    (Đỗ Hữu Châu. Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt.
    Nxb GD, H„ 1981, tr. 179)​

    "Từ đồng nghĩa là những từ thay thế được cho nhau trong những ngữ cảnh giống nhau mà ý nghĩa chung của ngữ cảnh không thay đổi về cơ bản.

    Thế nhưng, định nghĩa này vẫn không thể giải quyết được những rác rối sau đây:

    a) Đúng là có những từ đồng nghĩa thay thế cho nhau được trong những ngữ cảnh giống nhau mà ý nghĩa của ngữ cảnh không thay đổi. Nhưng không phải tất cả các từ đồng nghĩa đều có thể thay thế cho nhau trong cùng một ngữ cảnh. (...)

    b) Thứ hai, có những từ thay thế được cho nhau trong một ngữ cảnh mà ý nghĩa của ngữ cảnh không thay đổi về cơ bản song chúng không phải là những từ đồng nghĩa".

    (Đỗ Hữu Châu. Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt.
    Nxb GD, H., 1981, tr. 191)​

    "Đồng nghĩa trước hết là một hiện tượng có phạm vi rộng khắp trong toàn bộ từ vựng, chứ không chỉ bó hẹp trong những nhóm với một số có hạn những từ nhất định. Nói khác đi, đồng nghĩa trước hết là quan hệ về ngữ nghĩa, giữa các từ trong toàn bộ từ vựng chứ không phải trước hết là giữa những từ nào đấy. Đó là quan hệ giữa các từ ít nhất có chung một nét nghĩa. Cũng có thể nói: quan hệ đồng nghĩa bắt đầu xuất hiện khi bắt đầu xuất hiện một nét nghĩa đồng nhất giữa các từ"

    (Đỗ Hữu Châu. Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt.
    Nxb GD, H., 1981, tr. 184)​

    "Trừ những trường hợp một nghĩa, hầu hết các từ nhiều nghĩa chỉ đồng nghĩa với nhau ở một hay một vài nghĩa nào đó (...)

    Bởi vậy, không thể nói chung rằng các từ đồng nghĩa thì có nghĩa giống nhau, chỉ có thể nói từ đồng nghĩa là những từ có một bộ phận các nghĩa của chúng giống nhau".

    (Đỗ Hữu Châu. Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt.
    Nxb GD, H., 1981, tr. 179)​

    "Hiện tượng đồng nghĩa là hiện tượng có nhiều mức độ tùy theo số lượng các nét nghĩa chung trong các từ. Mức độ đồng nghĩa thấp nhất khi các từ ngữ có chung một nét nghĩa chung (nét nghĩa phạm trù). Số lượng các nét nghĩa đồng nhất tăng lên thì từ càng đồng nghĩa với nhau. Mức độ đồng nghĩa cao nhất xảy ra khi các từ đã có tất cả các nét nghĩa hoặc đại bộ phận các nét nghĩa trùng nhau, chỉ khác ở một hoặc một vài nét nghĩa cụ thể nào đó".

    (Đỗ Hữu Châu. Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt.
    Nxb GD, H., 1981, tr. 184)​

    "Từ đồng nghĩa là những từ khác nhau về vỏ ngữ âm nhưng giống nhau về nghĩa (biểu thị hay diễn đạt) và có thể thay thế cho nhau trong những ngữ cảnh tiêu biểu mà nội dung thông báo vẫn được giữ nguyên".

    (Nguyễn Trung Thuần. Thử tìm hiểu từ trung tâm
    trong nhóm từ đồng nghĩa. "Ngôn ngữ"
    2, H.,
    1983, tr.59)​

    "- Từ thường dùng nhất, dễ hiểu nhất, có thể tiêu biểu cho cái chung của cả nhóm.
    - Từ mang ý nghĩa chung nhất, có tính chất trung hòa về mặt tu từ học.
    - Nó chỉ đóng vai trò trung tâm với nghĩa, gốc, nghĩa cơ bản của mình".

    (Nguyễn Trung Thuần. Thử tìm hiểu từ trung tâm
    trong nhóm từ đồng nghĩa. "Ngôn ngũ"
    2,
    H., 1983, tr. 59)​

    "Trong hệ thống ngôn ngữ, nói đến hiện tượng đồng nghĩa là phải nói đến sự giống nhau của các nghĩa sở biểu. Vì vậy, chúng tôi tán thành quan niệm cho từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh, biểu thị các sắc thái của một khái niệm".

    (Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H', 1985, tr.216)​

    "Tất cả các đơn vị có chung một ý nghĩa tập hợp thành nhóm gọi là loạt đồng nghĩa. Như vậy tiêu chí của loạt đồng nghĩa là một ý nghĩa chung, thống nhất. Sự khác nhau của các thành tố trong loạt đồng nghĩa cũng chỉ trong phạm vi cái ý nghĩa chung thống nhất đó".

    (Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H., 1985, tr. 222)​


    [...]
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/8/15
    Heoconmtv and teacher.anh like this.
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    * Từ đơn

    Từ có thân từ trùng với căn tố, nghĩa là từ mà trong thành phần cấu tạo không thể tách ra các thành phần phụ tố; còn gọi là từ đơn âm, từ đơn tiết. Từ trong tiếng Việt chỉ do một hình vị (âm tiết, tiếng) có ý nghĩa tạo nên. Ví dụ: Học, làm, nhà, ruộng, đẹp, cao, v.v...

    "Tiếng nói Việt Nam có hai thể dạng là tiếng đơn và tiếng kép.
    Tiếng nào chỉ có một âm, ấy là tiếng đơn. Ví dụ: người, ngựa"

    (Nguyễn Hiệt Chi - Lê Thước. Sách mẹo tiẽng
    Nam
    . Lê Văn Tân xuất bản, H., 1935, tr. 4)​

    "Tiếng đơn nghĩa là một tiếng mà chì một vật. Như: anh, em, chó, gà, phố, xu, lít".

    (Nguyễn Hiệt Chi - Lê Thước. Sách mẹo tiếng Nam.
    Lê Văn Tân xuất bản, H., 1935, tr. 12)​

    "Tiếng Việt Nam là tiếng đơn âm, nghĩa là mỗi vần là một tiếng.
    Thí dụ: nhà, bé, ăn."

    (Trần Trọng Kim - Bùi Kỉ - Phạm Duy Khiêm.
    Việt Nam văn phạm. Tân Việt, tr.15).​

    "Một từ đơn âm tiết là tổ hợp âm thanh gồm một đơn vị hay nhiều đơn vị với thanh điệu kết hợp chặt chẽ với nhau làm thành một âm tiết, diễn đạt một nội dung không thể chia nhỏ và có chức năng ngữ pháp nhất định".

    (Nguyễn Văn Tu. Từ vựng học tiếng Việt hiện đại.
    Nxb GD, H. 1968, tr. 31)​

    "Những từ đơn trong tiếng Việt là từ chỉ gồm có một bộ phận không chia nhỏ được thường được gọi bằng thuật ngữ ngữ âm là âm tiết. Để phù hợp với từ vựng học, chúng tôi gọi từ đơn là từ chỉ có một thành tố tức là từ tố"

    (Nguyễn Văn Tu. Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại.
    Nxb GD, H., 1968, tr. 34)​

    "Những từ này mặc dầu có nhiều âm tiết nhưng vẫn là một từ đơn bởi vì nếu chia các âm tiết thì mỗi âm tiết không có một ý nghĩa nào hết. Chúng là một bộ phận ngữ âm của từ chứ không phải là một bộ phận ý nghĩa. Cà cuống, chèo bẻo, ác là, bồ kết, mồ hôi, bồ hòn...

    Những từ đa âm tiết, điệp âm cũng tạm xếp vào đây để nghiên cứu. Những từ này có một âm tiết có ý nghĩa (có thể đứng trước hoặc đứng sau) còn âm tiết kia chỉ là hình thức điệp mà thôi: lành lạnh, khấp khểnh, ấp úng, đèm đẹp, chờn vờn, lạnh lùng".

    (Đỗ Hữu Châu. Giáo trình Việt ngữ (tập 2, từ hội
    học)
    . Nxb GD, H., 1962, tr. 16)​

    "Từ đơn là từ chỉ có nhiêu nhất là một tiếng có nghĩa. Nó có thể là một từ đơn tiết, nhưng đây phải là yếu tố có nghĩa dùng độc lập: sách, đẹp, học (đây cũng là yếu tố hạt nhân không kèm yếu tố phụ). Nó có thể là từ đa tiết trong đó có yếu tố có nghĩa làm hạt nhân, có tiếng đệm (là yếu tố không dùng độc lập, đứng riêng không có nghĩa) kèm theo, đứng trước hoặc sau. Từ thuộc loại này, các yếu tố cấu tạo có quan hệ ngữ âm với nhau thường gọi là từ láy... Một số từ đơn đa tiết chỉ gồm nhiều tiếng vô nghĩa (khi tách riêng), nhưng kết hợp lại thì có giá trị như một tiếng có nghĩa. Số ít gồm yếu tố "thuần Việt" (như "ễnh ương, mặc cả"). Phần lớn là từ vay mượn ngôn ngữ Ấn - Âu (xà phòng, mít tinh, Xô Viết)"

    (Lưu Vân Lăng. Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt
    trên quan điểm ngữ đoạn tầng bậc có hạt nhân.
    "Ngôn ngữ'
    3, H., 1970, tr.55)​

    "Gồm những tiếng vừa có nghĩa, vừa độc lập. Đa số đều nằm trong vốn từ cơ bản của tiếng Việt, có đã từ lâu đời: cha, mẹ, tay, chân, cơm, nước, ăn, uống, cười, nói, dài, ngắn, và, nhưng, à, nhi v.v... Những tiếng gốc Hán hay gốc Âu đã được Việt hóa cao độ (Ví dụ: tim, gan, buồng, buồm, còn, xăng, xăm, lốp) và những tiếng Hán Việt không có một từ Việt đồng nghĩa cạnh tranh (ví dụ: tuyết, bút, cao, tháp, học, đáp).

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H., 1975, tr. 29-30)​

    "Từ đơn tiết không thể có dạng tách đôi".

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb DH và THCN, H., 1975, tr. 83)​

    "Điều này nổi lên khá rõ, trước hết là ở trường hợp những tiếng thường được gọi là từ đơn (từ đơn tiết). Đây đúng là những đơn vị có hai mặt: vừa có đặc trưng của một đơn vị gốc vừa có đặc trưng có thể vận dụng độc lập của một từ: ví dụ: ăn, học, nhà, cửa, cao, rộng, và, nhưng, đã, sẽ, v.v..."

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H., 1975, tr 39)​

    "Từ đơn là từ do hình vị độc lập tạo thành".

    (Hồ Lê. Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện
    đại.
    Nxb KHXH, H., 1976, tr. 17)​

    "Là từ tự do một "từ tố" ("hình vị") hoặc nhiều "từ tố" ("hình vị") lấp láy hợp tại, trong đó chỉ có nhiều nhất là một hình vị có khả năng tách ra để sử dụng độc lập".

    (Hồ Lê. Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt
    hiện đại.
    Nxb KHXH, H., 1976 tr. 18)​

    "Theo chúng tôi, trước hết cần phải phân ra từ đơn và từ ghép. Từ đơn là từ do một nguyên vị có khả năng dùng độc lập tạo thành. Từ ghép là từ gồm từ hai nguyên vị trở lên".

    (Hồ Lê. Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện
    đại.
    Nxb KHXH, H„ 1976, tr. 18)​

    "Từ đơn là từ chỉ chứa đựng một hình vị và là "hình vị tự do” trong thành phần cấu tạo của nó. Ví dụ: đi, cũng, sớm, Sài Gòn, va li, thỉnh thoảng, oái oăm, Thủ Dầu Một".

    (Hồ Lê. Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại.
    Nxb KHXH, H., 1976, tr.20)​

    "Từ đơn khác từ ghép ở chỗ: từ đơn là từ không thể phân tích thành từ tố, trái lại từ ghép là từ gồm từ hai từ tố trở lên".

    (Hồ Lê. Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại.
    Nxb KHXH, H., 1976, tr. 80)​

    "Hoa" là một từ đơn, nghĩa là một hình thức ngữ âm nhỏ nhất có ý nghĩa được thể hiện ra bằng một luồng hơi liên tục và có thể đảm nhiệm một chức năng ngữ pháp trong câu".

    (Đái Xuân Ninh. Hoạt động của từ tiếng Việt.
    Nxb KHXH, H„ 1978, tr. 26)​

    "Từ đơn gồm một hình vị độc lập: nhà, cửa, đi, ba , hoa, tròng trành".

    (Trương Đông San. Thành ngữ so sánh tiếng
    Việt "Ngôn ngữ"
    1, H., 1974, tr.2)​

    "Từ đơn, như đã nói, là những từ chỉ gồm một hình vị".

    (Nguyễn Anh Quế. Giáo trình lý thuyết tiếng
    Việt.
    Trường ĐHTHHN, H., 1976, tr. 6)​

    "Từ đơn là những từ do một hình vị cấu tạo thành. Mỗi hình vị có ý nghĩa từ vựng, có thể tạo thành một từ đơn. Thí dụ: làng, xã, tỉnh, sắt, thép, sách, báo, tốt, đẹp, hay, dở, xanh, đỏ, vui, hăng... Mỗi hình vị có ý nghĩa ngữ pháp có thể tạo thành một từ. Thí dụ: sẽ, cũng, vẫn, còn, nếu, tuy, dù... Mỗi hình vị có ý nghĩa biểu cảm có thể tạo thành một từ. Thí dụ: ôi, chao, nhỉ, nhé, à ..."

    (Hữu Quỳnh. Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại.
    Nxb GD, H., 1980, tr. 10)​

    "Từ đơn có ý nghĩa từ vựng hoặc còn gọi là thực từ là những từ có ý nghĩa cụ thể, có ý nghĩa thực biểu thị các sự vật, các hiện tượng, các khái niệm v.v... Thí dụ: sông, núi, trăng, sao, vàng, đỏ, anh, tôi, v.v...".

    (Hữu Quỳnh. Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại.
    Nxb GD, H , 1980, tr. 11)​

    "Cách đơn giản nhất để phân biệt từ đơn và từ phức trong tiếng Việt là: Một từ đơn chỉ có một vần. Một từ phức có từ hai vần trở lên".

    (Lê Văn Lý. Cách thức cấu tạo và tố hợp của từ
    ngữ Việt Nam - "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng
    Việt về mặt từ ngữ'
    . Nxb KHXH, H., 1981, tr. 56)​

    "Từ đơn là từ một hình vị, từ phức hợp là từ do hai hình vị tổ hợp lại".

    (Đỗ Hữu Châu. Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt.
    Nxb GD, H., 1981, tr. 34)​

    "Từ đơn là những từ một hình vị. Về mặt ngữ nghĩa chúng không lập thành những hệ thống có một kiểu ngữ nghĩa chung. Chúng ta lĩnh hội và ghi nhớ nghĩa của từng từ một riêng rẽ. Kiểu cấu tạo không đóng vai trò gì đáng kể trong việc lĩnh hội ý nghĩa của từ".

    (Đỗ Hữu Châu. Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt.
    Nxb GD, H., 1981, tr. 37)​

    "Đại bộ phận các từ đơn thuần Việt hay đã Việt hóa là từ đơn một âm tiết. Các từ đơn một âm tiết tuy có số lượng không lớn lắm song mang những đặc trưng ngữ nghĩa chủ yếu của từ vựng tiếng Việt với những đặc trưng ngữ nghĩa đó, chúng sẽ được dùng để cấu tạo hàng loạt từ phức (dĩ nhiên lúc này chúng là hình vị, không còn tư cách từ nữa)".

    (Đỗ Hữu Châu. Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt.
    Nxb GD, H., 1981, tr. 37)​

    "Vậy những từ ngẫu hợp, những từ phiên âm, những từ láy, những từ tượng thanh, những từ gốc Hán đều là từ đơn. Ngoài những từ trên đây ra còn lại là từ ghép. Như vậy từ đơn chưa hẳn là từ chỉ có một âm tiết, đồng thời từ ghép cũng chưa hẳn đã là từ phải có trên một âm tiết. Nhưng từ đơn phải là từ chỉ có một từ tố và từ ghép phải là từ có trên một từ tố".

    (Quế Lai. Cơ sở phân loại từ ghép tiếng Việt -
    "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ
    ngữ" (tập 2).
    Nxb KHXH, H , 1981, tr. 86)​

    "Trong tiếng Việt, từ đơn là những từ do một hình vị tạo nên. Đặc điểm về mặt ngữ pháp của chúng là có thể dùng độc lập (độc lập về vị trí và độc lập về cú pháp)".

    (Đỗ Hữu Châu. Các bình diện của từ và từ
    tiếng Việt.
    Nxb KHXH, H., 1986, tr 170)​

    "Những từ không có khả năng phân xuất thành hình vị gọi là từ đơn, không nên hiểu theo nghĩa đơn âm tiết trong sự đối lập đơn thức. Tên gọi từ đơn chỉ những đơn vị từ vựng có nghĩa hoàn chỉnh, có khả năng làm thành phần câu, tồn tại trong một vỏ ngữ âm thường là một âm tiết, làm thành một nét đặc thù loại hình, điều khiến các nhà nghiên cứu đều chú ý đến trước tiên và trong ý muốn không ít người là đi đến cái quy kết cuối cùng về khả năng chi phối của hình thức đơn lập tính cho tất cả những yếu tố từ vựng khác còn lại."

    (Võ Bình. Ở bình diện cấu tạo từ xét các kiểu
    hình vị tiếng Việt. "Ngôn ngữ'
    3, H., 1985, tr. 51)​

    "Nhưng từ đơn cũng có thể gồm nhiều âm tiết, ở kiểu từ đơn này mỗi âm tiết không tương ứng với một ý nghĩa riêng nào (bồ / hóng, ễnh / ương), kể cả những từ vay mượn (xì / dầu, ca / la / thầu, xi / măng, cà / phê, vi / ta / min). Số lượng những từ đơn nhiều âm tiết gốc Việt rất ít ỏi nhưng lại gây rắc rối nhiều nhất trong các giải pháp từ vựng học."

    (Võ Bình. Ở bình diện cấu tạo từ xét các kiểu
    hình vị tiếng Việt
    . "Ngôn ngữ' 3, H., 1985, tr. 51)​

    "Phương thức dùng một tiếng làm một từ sẽ cho ta các từ đơn (còn gọi là từ đơn tiết). Vậy từ đơn ở đây được hiểu là những từ được cấu tạo bằng một tiếng. Ví dụ: tôi, bác, nhà, cây, đi, chạy, vui, buồn, vì, nếu, đã, à, ừ, nhé,..."

    (Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiêu - Hoàng Trọng
    Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt.
    Nxb ĐH và GDCN, H, 1990, tr. 173)​

    * Từ đơn âm
    x. từ đơn


    * Từ đơn tiết
    x. từ đơn


    [...]
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/8/15
    Heoconmtv and teacher.anh like this.
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    * Từ ghép

    Từ có từ hai thân từ, tức là từ mà trong thành phần cấu tạo gồm có không ít hơn hai hình vị không phải là phụ tố, mà là những hình vị tham gia với tư cách là những thân từ; còn gọi là từ kép, từ phức. Từ trong tiếng Việt được tạo thành từ ghép do sự kết hợp của hai hoặc một số hình vị (âm tiết, tiếng) tạo nên. Ví dụ: Nhân dân, đất đai, bù nhìn, lăm le, náo nhiệt, to lớn.

    "Tiếng nào hợp hai ba âm mà thành, ấy là tiếng kép. Ví như: người - hiền, đèn dầu tây, ăn năn."

    (Nguyễn Hiệt Chi - Lê Thước. Sách mẹo tiếng
    Nam
    . Lê Văn Tân xuất bản, H., 1935, tr.4)​

    "Tiếng kép là hợp hai ba tiếng lại mà chỉ một vật".

    (Nguyễn Hiệt Chi - Lê Thước. Sách mẹo tiếng
    Nam
    . Lê Văn Tân xuất bản, H., 1935 tr. 12)​

    "Theo một quan niệm thông thường, những tiếng nào gồm có nhiều tiếng đơn vận kết hợp lại đều được gọi là tiếng ghép".

    (Bùi Đức Tịnh. Văn phạm Việt Nam. SG, tr. 18)​

    "Chỉ những tiếng có nghĩa và khi dùng đơn độc thuộc một loại từ loại nhất định trong Việt ngữ ghép lại mới tạo thành một "tiếng ghép”.

    (Bùi Đức Tịnh. Văn phạm Việt Nam. SG, tr. 19)​

    "Tiếng Việt-Nam là tiếng đơn-âm, nghĩa là mỗi vần là một tiếng. Thí dụ: nhà, bé, ăn, có khi hai tiếng hợp lại với nhau, thành ra một tiếng có nghĩa khác, gọi là tiếng ghép. Ví như: tiếng nhà hợp với tiếng cửa, thành một tiếng ghép : ”nhà-cửa", nói chung về các nhà ở".

    (Trần Trọng Kim - Bùi Kỷ - Phạm Duy Khiêm.
    Việt Nam văn phạm. Tân Việt, tr. 15)​

    "Nhưng ở Việt ngữ có rất nhiều từ do hai từ gốc giao kết lại với nhau, đó là những "từ ghép” (Mots Composés) ví dụ: bóng đá, bóng rổ, xe đạp, bếp núc, v.v... cũng như Pháp ngữ có: Basse-cour, gratte-ciel".

    (Đỗ Hữu Châu. Giáo trình Việt ngữ (tập 2, từ hội
    học)
    . Nxb GD, H., 1962, tr. 22)​

    "Những từ ghép là những từ cấu tạo bằng sự kết hợp hai từ tố hoặc trên hai từ tố để chỉ những hiện tượng khác với những hiện tượng do các từ tố đại diện".

    (Nguyễn Văn Tu. Từ vựng học tiếng Việt hiện đại.
    Nxb GD, H., 1968, tr. 42)​

    "Đây là những từ đa âm tiết do hai hay nhiều từ gốc giao kết với nhau làm thành... Nếu tách rời từng yếu tố một thì mỗi yếu tố vẫn có ý nghĩa nhưng ý nghĩa của toàn khối bị phá vỡ đi:

    xe đạp, bàn giấy, áo dài, quần áo
    bàn viết, đường sắt, hoa hồng, xinh đẹp


    Những từ đa âm tiết cấu tạo theo phụ gia pháp cũng tạm xếp vào đây để việc phân loại dễ dàng:

    lôgích học, bộ trưởng
    hóa học, y tá trưởng".


    (Đỗ Hữu Châu. Giáo trình Việt ngữ (tập 2, từ hội
    học).
    Nxb GD, H., 1962, tr. 17)​

    "... Dựa vào từ thuần một âm tiết và có khi cả từ thuần hai âm tiết nữa, tiếng Việt đã tạo nên những từ ghép."

    (Nguyễn Kim Thản. Nghiên cứu về ngữ pháp
    tiếng Việt (tập 1).
    Nxb KH, H, 1963, tr. 92)​

    "Từ kép là từ gồm từ hai tiếng có nghĩa trở lên. Theo quan hệ giữa các yếu tố, có hai loại: chính phụ và liên hợp.

    Trong từ kép chính phụ có yếu tố nòng cốt làm hạt nhân, có thêm yếu tố ở trước hoặc sau (như: cá thu, cà chua, không quăn, tổ quốc).

    Trong từ kép liên hợp, các yếu tố kết hợp theo quan hệ bình đẳng (như: hiền lành, đất nước, kính yêu). Ở một số ít từ kép liên hợp, trật tự các yếu tố có phần tương đối tự do.

    Ngoài ra, có một số kết hợp cố định có giá trị như từ nhưng lại có hình thức cấu trúc của một đơn vị cao hơn".

    (Lưu Vân Lăng. Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt
    trên quan điểm ngữ đoạn tầng bậc có hạt nhân.

    "Ngôn ngữ' 3, H., 1970, tr. 59)​

    "Từ phức gồm một hình vị độc lập và một hình vị không độc lập: Bạn bè, vui vẻ, làm lụng, v.v..."

    (Trương Đông San. Thành ngữ so sánh tiếng Việt.
    "Ngôn ngữ'
    1, H., 1974, tr. 2)​

    "Từ ghép chính là kiểu đơn vị cố định, gồm những thành tố kết hợp chặt lại với nhau, và có ý nghĩa cho sẵn không thể nào xác định được một cách hoàn toàn chính xác bằng cách suy ra từ ý nghĩa các thành tố của chúng".

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H., 1975, tr. 359)

    "a) Vì lẽ rằng tuyệt đại đa số từ ghép đều chỉ gồm hai thành tố trực tiếp, nên xét về mặt quan hệ, từ ghép Việt Nam hầu như bao giờ cũng chỉ xây dựng trên cơ sở một quan hệ chính. Hiện tượng có từ hai quan hệ chính trở lên (ví dụ như trong ra-di-ô, bất đắc dĩ, pê-ni-xi-lin) là hiện tượng có tính chất không điển hình.

    b) Vì lẽ rằng tuyệt đại đa số từ ghép đều là từ song tiết (gồm hai thành tố trực tiếp đều có cấu tạo đơn giản cả) nên cũng có thể nói rằng từ ghép tiếng Việt thường chỉ có một loại quan hệ chính: trường hợp có cả quan hệ chính cả quan hệ phụ, nói chung, tương đối ít gặp".

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H", 1975, tr. 73)​

    "Từ ghép nói chung, và đặc biệt là từ ghép nghĩa nói riêng, phần lớn lại là đơn vị hậu kỉ, mới sản sinh sau, chưa hình thành được bản sắc một cách thật rõ ràng, do đó, ngay những nhà ngôn ngữ học nhiều khi cũng chưa dễ dàng xác định đúng đắn hoàn toàn được".

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H., 1975, tr. 43)​

    "Trước hết chúng ta hãy so sánh từ ghép với những từ đơn chỉ gồm một tiếng độc lập. Về một số phương diện, từ ghép cũng giống như từ đơn: từ ghép phần lớn cũng là loại đơn vị đã cho sẵn trong ngôn ngữ, có thể thống kê sắp xếp vào từ điển chứ không phải là loại đơn vị do chúng ta tự ý tạo ra trong khi nói; từ ghép cũng được xem là loại đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất, có ý nghĩa, mà có thể đem sử dụng độc lập được; ở trong câu nói, từ ghép cũng có thể giữ những chức năng giống như từ đơn và do đó có thể đem thay thế cho từ đơn được".

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H., 1975, tr. 51)​

    "Nếu Căn cứ vào một số lượng thành tố trực tiếp từ ghép của tiếng Việt sẽ có đặc điểm như sau: trong tiếng Việt - đúng như các nhà Đông phương học đã khẳng định - từ ghép ở tuyệt đại đa số trường hợp đều xây dựng trên cơ sở hai thành tố trực tiếp mặc dầu số lượng đơn vị gốc có thể lên đến con số 3, 4".

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H., 1975, tr. 65)​

    "Nhưng đứng về mặt cấu tạo mà xét thì từ ghép khác hẳn từ đơn, khác một cách cơ bản. Từ đơn chỉ gồm một tiếng nên làm thành một đơn vị đơn giản. Từ ghép, trái lại, là một đơn vị phức hợp, có tổ chức nội tại: trong từ ghép bao giờ cũng có thể tìm ra ít nhất là hai tiếng được kết hợp với nhau theo một loại quan hệ này hay quan hệ nọ. Từ ghép là một loại đơn vị có tổ chức cao hơn tiếng, nói chung, và cao hơn từ đơn, nói riêng, một bậc".

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H., 1975, tr. 51)​

    "Hầu như không có những từ ghép dài quá 5, 6 tiếng".

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN H., 1975, tr. 68)​

    "Những nhóm yếu tố có nghĩa kế tiếp nhau, cùng đảm nhiệm một chức năng ngữ pháp chung ấy, chúng tôi gọi là từ ghép".

    (Hồ Lê. Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại.
    Nxb KHXH, H., 1976, tr. 7)​

    "Từ ghép là từ gồm hai hình vị đều có khả năng tách ra để dùng độc lập. Nó gồm có từ ghép thành ngữ tính, từ ghép cú pháp và từ ghép phi cú pháp".

    (Hồ Lê. Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại.
    Nxb KHXH, H., 1976, tr. 17)​

    "Từ ghép là từ gồm hai hình vị trở lên, ngoài những trường hợp thuộc từ đơn".

    (Hồ Lê. Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại.
    Nxb KHXH, H., 1976, tr. 18)​

    "Từ ghép là từ gồm từ hai hình vị trở lên đều có khả năng tách ra để dùng độc lập".

    (Hồ Lê. Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại.
    Nxb KHXH, H., 1976, tr. 18)​

    "Từ ghép là từ gồm từ hai tiếng có nghĩa trở lên".

    (Hồ Lê. Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại.
    Nxb KHXH, H., 1976, tr. 18)​

    "Từ ghép là do nhiều từ tố kết hợp lại mà thành để tạo ra một hiệu quả mới phản ánh trực tiếp hiện thực, sự kết hợp này có tính vững chắc về cấu tạo và tính thành ngữ về ngữ nghĩa đây không thể thống nhất, nói cách khác làm sinh ra một đơn vị ngữ ngôn, đúng với khái niệm chân chính của nó. Vì vậy, suy cho cùng "từ ghép chính là một loại đơn vị ngữ ngôn do nhiều từ tố kết hợp lại, có tính vững chắc về cấu tạo và tính thành ngữ về ý nghĩa".

    (Hồ Lê. Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại.
    Nxb KHXH, H., 1976, tr. 90)​

    "Từ phức tạp là từ hai hình vị trở lên trong đó có hình vị có khả năng tách ra để làm thành từ đơn, nhưng số lượng không thể nhiều hơn một".

    (Hồ Lê. Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại.
    Nxb KHXH, H., 1976, tr. 17)​

    "Từ ghép là những từ gồm ít nhất là hai hình vị trở lên, được ghép với nhau để tạo thành một chỉnh thể. Xét về mặt ý nghĩa cũng như về mặt chức năng, từ ghép không khác gì từ đơn".

    (Nguyễn Anh Quế. Giáo trình lí thuyết tiếng Việt.
    Trường ĐHTH HN, H., 1976, tr. 6)​

    "Từ ghép là những từ do hai hình vị trở lên cấu tạo thành. Thí dụ: nước non, ngọt ngào, tính hiện thực".

    (Hữu Quỳnh. Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại.
    Nxb GD, H., 1980. tr. 13)​

    "Từ ghép là những đơn vị có tính vững chắc về cấu tạo và tính hoàn chỉnh về ngữ nghĩa biểu thị một khái niệm duy nhất và hoạt động trong câu với chức năng cú pháp của một từ. Còn cụm từ thì kết hợp với nhau lỏng lẻo và không có tính hoàn chỉnh về ngữ nghĩa, tức là các thành tố của cụm từ có thể được tách ra một cách dễ dàng và nghĩa của cụm từ là nghĩa tổng hợp của các thành tố tạo ra nó. Đó là điểm xuất phát căn bản nhất để phân biệt từ ghép và cụm từ".

    (Hữu Quỳnh. Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại.
    Nxb GD, H., 1980, tr. 14)​

    "Từ kép khác từ đơn là có ít nhất hai tiếng có nghĩa".

    (Lưu Vân Lăng. Xác định quan niệm từ ngữ trong
    tiếng Việt - "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
    về mặt từ ngữ'
    . Nxb KHXH, H., 1981, tr. 13)​

    "Nhưng theo lí luận ngữ đoạn tầng bậc, tuy từ kép cao hơn từ đơn một bậc, chúng vẫn cùng cấp, và cả hai đều cao hơn tiếng và thấp hơn ngữ một cấp".

    (Lưu Vân Lăng. Xác định quan niệm từ ngữ trong
    tiếng Việt - "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
    về mặt từ ngữ'.
    Nxb KHXH, H., 1981, tr. 14)​

    "Ở tiếng Việt, các hình vị riêng rẽ, tách biệt không đối lập với nhau theo kiểu của các ngôn ngữ Ấn-Âu thành căn tố phụ tố mà chỉ phân biệt với nhau thành hình vị thực và hình vị hư. Cho nên, trong tiếng Việt chỉ có các từ ghép chân chính".

    (Đỗ Hữu Châu. Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt.
    Nxb GD, H., 1981, tr. 52)​

    "Khác với các từ láy trong đó một hình vị (hình vị láy) được sản sinh từ hình vị kia (hình vị cơ sở), từ ghép được sản sinh do sự kết hợp hai hoặc một số hình vị (hay đơn vị cấu tạo), tách biệt, riêng rẽ, độc lập đối với nhau".

    (Đỗ Hữu Châu. Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt.
    Nxb GD, H., 1981, tr. 51)​

    "Là những từ mà các yếu tố thành phần hoặc đều có ý nghĩa, hoặc một thành phần có ý nghĩa. Một thành phần không hay là cả hai đều không có ý nghĩa chung nhưng phối hợp lại với nhau để làm thành một từ ghép diễn tả một ý nghĩa riêng biệt".

    (Lê Văn Lý. Cách thức cấu tạo và tổ hợp từ ngữ
    Việt Nam - "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
    về mặt từ ngữ"(tập 2)
    . Nxb KHXH, H., 1981, tr. 61)​

    "Cách đơn giản nhất để phân biệt từ đơn và từ phức trong tiếng Việt là: Một từ đơn chỉ có một vần - Một từ phức có từ hai vần trở lên".

    (Lê Văn Lý. Cách thức cấu tạo và tổ hợp từ ngữ
    Việt Nam - "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
    về mặt từ ngữ"(tập 2)
    . Nxb KHXH, H., 1981, tr.56)​

    "Cần chú ý đến từ ghép hai tiếng. Đó là bộ phận lớn trong từ ghép, cũng là bộ phận tiêu biểu cho cấu tạo của từ ghép.

    Nói chung, đó là những từ được cấu tạo theo phương thức phối hợp ngữ nghĩa giữa hai tiếng được dùng làm yếu tố cấu tạo - Cho nên, cần thấy rằng cấu tạo của từ ghép là khác hẳn với cấu tạo của từ láy. Đó là sự khác nhau về phương thức cấu tạo".

    (UBKHXHVN. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb KHXH, H., 1983, tr. 56-57)​

    "Từ ghép là những cụm từ cố định biểu thị các sự vật, hiện tượng hay khái niệm nào đó của thực tế. Nó bao gồm những tổ hợp từ mà trước nay vẫn thường gọi là từ ghép như xe đạp, máy tiện, cá vàng, cà chua, áo dài v.v... và những tổ hợp từ thường gọi là cụm từ cố định như đường đồng mức, phương nằm ngang, máy hơi nước, v.v....

    Phương thức tổ hợp (ghép) các tiếng lại, mà giữa các tiếng (thành tố cấu tạo) đó có quan hệ về nghĩa với nhau, sẽ cho ta những từ, gọi là từ ghép".

    (Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiêu - Hoàng Trọng
    Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt.
    Nxb ĐH và GDCN, H., 1990, tr. 173)​


    [...]
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/8/15
    Heoconmtv and teacher.anh like this.
  4. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    * Từ ghép chính phụ

    Từ ghép gồm hai thành tố trực tiếp kết hợp với nhau theo quan hệ chính phụ, trong đó có một thành tố làm nòng cốt, là thành tố chính và một thành tố khác ghép thêm vào làm thành tố phụ; còn gọi là từ ghép phụ thuộc, từ ghép phụ nghĩa, từ ghép phản nghĩa, từ ghép bổ nghĩa, từ ghép bổ sung.

    Các thành tố trong từ ghép chính phụ thường không cùng loại, có tính chất khác nhau, được sắp xếp theo trật tự cố định trong đó thành tố chính đặt trước, thành tố phụ đặt sau hoặc ngược lại. Thành tố chính phải là thành tố có ý nghĩa từ vựng, thành tố phụ có thể có ý nghĩa từ vựng, có thể mất ý nghĩa hoặc không có ý nghĩa từ vựng.

    Ý nghĩa từ vựng của từ ghép chính phụ do thành tố chính quyết định, thành tố phụ có vai trò bổ sung, phân loại, chuyên biệt hóa và sắc thái hóa cho thành tố chính.

    Ví dụ: sân bay, tàu hỏa, cỏ gà, đường sắt, đỏ lòm, xanh ngắt, máy cái, nông sản, thủy nông...

    "Từ ghép chính phụ là từ gồm hai từ tố vốn là những từ độc lập ghép lại với nhau, cái nọ phụ thuộc cái kia".

    (Nguyễn Văn Tu. Từ vựng học tiếng Việt hiện đại.
    Nxb GD, H., 1968, tr. 48)​

    "Những từ ghép bổ nghĩa là những từ ghép tạo ra bằng hai từ tố theo quan hệ không ngang nhau về kết cấu và về nghĩa. Có một từ tố chính mang nghĩa chính và một từ tố mang nghĩa bổ sung. Cái nghĩa bổ sung này làm rõ nghĩa thêm cho toàn bộ từ".

    (Nguyễn Văn Tu. Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại.
    Nxb GD, H, 1968, tr. 56)​

    "Trong loại này, một từ tố A chỉ đặc trưng chung của sự vật và có ý nghĩa chính, một từ tố B chỉ thuộc tính riêng của sự vật đó, có ý nghĩa phụ. Đứng về mặt ngữ pháp thì từ tố A là yếu tố trung tâm, từ tố B là yếu tố bổ sung, phụ trợ cho yếu tố kia...".

    (Nguyễn Kim Thản. Nghiên cứu về ngữ pháp
    tiếng Việt (tập 1)
    . Nxb KH, H, 1963, tr. 95)​

    "Kiểu từ ghép thứ hai - kiểu phổ biến nhất, là kiểu đặt theo quan hệ phụ nghĩa. Đó là kiểu từ ghép nghĩa có một thành tố trực tiếp đứng làm nòng cốt rồi bên cạnh ghép thêm một thành tố khác, đứng làm thành tố phụ".

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H., 1975, tr. 99)​

    "Khi đứng trước một từ ghép có thành tố trực tiếp khác tính chất với nhau, có thể dứt khoát nói rằng đó là một từ ghép đặt theo quan hệ phụ nghĩa".

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H., 1975, tr. 100)​

    "Từ ghép chính phụ là từ ghép mà quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận cấu tạo của nó về thực chất là quan hệ chính phụ. Ví dụ: cà chua, xe đạp, máy bay, sân bay ...".

    (Hồ Lê. Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại.
    Nxb KHXH, H., 1976, tr. 300)​

    "Từ chính phụ do cấu trúc chính phụ tạo nên".

    (Đái Xuân Ninh. Hoạt động của từ tiếng Việt.
    Nxb KHXH, H., 1978, tr. 168)​

    "Là từ ghép gồm từ hai thành tố kết hợp với nhau theo quan hệ chính phụ, một thành tố làm nòng cốt, làm thành tố chính và một thành tố ghép thêm làm thành tố phụ; thành tố chính nhất thiết phải là thành tố có ý nghĩa từ vựng, thành tố phụ có thể có ý nghĩa từ vựng, có thể mất ý nghĩa hay không có ý nghĩa từ vựng và có thể không cùng loại với thành tố chính; thành tố phụ đóng vai trò bổ sung và làm biến đổi sắc thái ý nghĩa gốc ở thành tố chính. Trật tự của từ ghép nghĩa chính phụ không thể thay đổi tự do mà thường cố định theo trật tự thành tố chính đặt trước thành tố phụ đặt sau hay ngược lại. Ý nghĩa từ vựng của từ ghép nghĩa chính phụ do thành tố chính quyết định".

    (Hữu Quýnh. Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại.
    Nxb GD, H., 1980, tr. 10)​

    "Từ ghép phân nghĩa là những từ ghép được cấu tạo từ hai hình vị (hay đơn vị) theo quan hệ chính phụ, trong đó có một hình vị chỉ loại lớn (sự vật, hoạt động, tính chất) và một hình vị có tác dụng phân hóa loại lớn đó thành những loại nhỏ hơn cùng loại nhưng độc lập đối với nhau, và độc lập với loại lớn. Các từ ghép phân nghĩa lập thành những hệ thống gồm một số từ thống nhất với nhau nhờ hình vị chỉ loại lớn".

    (Đỗ Hữu Châu. Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt.
    Nxb GD, H., 1981, tr. 53)​

    "Từ ghép chính phụ có cấu tạo như sau:

    - Mỗi tiếng, nói chung, là tiếng có nghĩa, nhưng tiếng chính thường có thể dùng thành từ, còn tiếng phụ thì có thể không có tư cách ngữ pháp đó.
    - Hai tiếng gắn bó với nhau theo quan hệ chính phụ;
    - Trật tự giữa các tiếng không thay đổi được".

    (UBKHXHVN. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb KHXH, H., 1983, tr. 59)​

    "Là những từ ghép, thứ nhất: lập thành những hệ thống (kiểu nhỏ) có một ý nghĩa chung, ý nghĩa đó là một loại (hay tiểu loại) sự vật, hiện tượng, hành động, tính chất,... Trong hệ thống đó, ý nghĩa của mỗi từ là một loại nhỏ hơn độc lập đối với nhau và độc lập đối với loại lớn. Thứ hai, các từ trong một hệ thống có chung một hình vị (hình vị chung này có khi đứng ở vị trí thứ hai, nhưng thường thì vị trí thứ nhất) chỉ loại lớn".

    (Đỗ Hữu Châu. Các bình diện của từ và từ tiếng Việt.
    Nxb KHXH, H., 1986, tr. 198)​

    "Những từ ghép mà có thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo kia đều được gọi là từ ghép chính phụ. Như vậy, ở đây sẽ có một thành tố là chính và thành tố khác là phụ. Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hóa và sắc thái hóa cho thành tố chính. Ví dụ: tàu hỏa, đường sắt, nông sản, máy cái, dưa hấu, xanh lè, ngay đơ, sưng vù, cỏ gà".

    (Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiêu - Hoàng Trọng
    Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt.
    Nxb ĐH và GDCN, H., 1990, tr. 174)​


    [...]
     
    Heoconmtv thích bài này.
  5. Ducko

    Ducko Lớp 4

    Không phải là không like, nhưng mà thú thật là đọc không hết nổi (ngán quá :p). Đọc không hết mà like là không tôn trọng người viết ;).
     
    tducchau thích bài này.
  6. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    :Rotmat2:Há há... Dự là khoảng... 1000 trang! :D!

    Trước là 'Hậu Thuẫn' cho Dự án... làm nền chung luôn cả đánh máy, soát lỗi, biên tập, ebook,... :cool:!
    Sau là 'sẽ diễn' 'rút gọn' 'quy chuẩn' ... về tiếng Việt trên toàn Diễn đàn... :p!

    ... Nên @Ducko cứ 'tà tà' mà ngâm cứu, không phải vội... :rolleyes:!
    Tui 'mần' cho 'đã Ngán' mà, không câu like! :)! :Rotmat3:
     
    Heoconmtv, teacher.anh and Ducko like this.
  7. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    * Từ ghép đẳng lập

    Từ ghép trong đó các thành tố trực tiếp được kết hợp với nhau theo quan hệ bình đẳng về ý nghĩa; còn gọi là từ ghép láy nghĩa, từ ghép hợp nghĩa, từ ghép liên họp, từ ghép kết hợp, từ ghép song song.

    Các thành tố trong từ ghép đẳng lập bao giờ cũng phải đồng loại với nhau, nghĩa là thuộc cùng một phạm trù ngữ nghĩa và phải hoặc đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với nhau. Từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa khái quát, tổng hợp và trừu tượng.

    Ví dụ: đấu tranh, thị phi, quần áo, nhà cửa, thành bại, đất nước, binh lính, bếp núc...

    "Những từ ghép có nghĩa là sự tổng hợp nghĩa của các từ tố xét về quan hệ ngữ nghĩa gọi là từ ghép hợp nghĩa".

    (Nguyễn Văn Tu. Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại.
    Nxb GD, H., 1968, tr. 52)​

    "Những từ ghép cấu tạo bằng hai chính tố kết hợp lại không cái nào phụ thuộc cái nào mà cũng tạo thành một nghĩa mới... Thực ra những từ đẳng lập vốn là những từ tố nhưng đã được từ vựng hóa".

    (Nguyễn Văn Tu. Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại.
    Nxb GD, H., 1968, tr. 60-61)​

    "Kiểu từ ghép trong đó thành tố trực tiếp được kết hợp với nhau theo quan hệ ý nghĩa, gọi là từ ghép nghĩa. Từ ghép nghĩa là kiểu từ phổ biến nhất trong số các từ ghép của tiếng Việt. Và đó cũng là kiểu từ đang có xu thế phát triển mạnh: tuyệt đại đa số những từ ghép mới được đặt ra đều cấu tạo theo kiểu này".

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H., 1975, tr. 87)​

    "Khi ghép tiếng với tiếng để tạo thành từ ghép nghĩa, người Việt có thiên hướng chỉ ghép yếu tố Hán Việt với yếu tố Hán Việt, ghép yếu tố thuần Việt với yếu tố thuấn Việt, chứ ít khi ghép lẫn lộn hai loại này với nhau nhưng đó chỉ là một xu thế phổ biến chứ không phải là một quy luật cứng rắn, có tính bắt buộc".

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H., 1975, tr. 90)​

    "Từ ghép đặt theo quan hệ ý nghĩa gọi tắt là từ ghép nghĩa".

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, 1975, tr. 79)​

    "Từ ghép láy nghĩa là kiểu từ ghép trong đó các thành tố trực tiếp có vai trò bình đẳng với nhau và có ý nghĩa láy nhau.

    a) Hoặc là vì chúng có ý nghĩa tương tự nhau. Ví dụ: hư vô, đấu tranh, binh lính.
    b) Hoặc là vì chúng có ý nghĩa cặp đôi nhau. Ví dụ: thanh danh, vĩnh viễn.
    c) Hoặc vì chúng có nghĩa ngược nhau. Ví dụ: thị phi, thành bại”.

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H., 1975, tr. 92)​

    "Về mặt cấu tạo từ ghép láy nghĩa có hai đặc điểm đáng chú ý:

    a) Trong từ ghép đặt theo quan hệ láy nghĩa, có thể có trên hai thành tố trực tiếp, ví dụ: công nông binh. Đây là một đặc điểm mà từ ghép đặt theo quan hệ phụ nghĩa hoàn toàn không thể có được.

    b) Trong từ ghép đặt theo quan hệ láy nghĩa còn có thể có trường hợp trật tự đang bấp bênh, chưa cố định lắm, ví dụ: có thể nói đấu tranh mà cũng có thể nói tranh đấu, có thể nói giản đơn mà cũng có thể nói đơn giản, v.v..."

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, 1975, tr. 92 - 93)​

    "Phần lớn từ ghép láy nghĩa đều có thể trực tiếp kết hợp với tất cả, tất thảy (...)".

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, 1975 tr. 96)​

    "Trong tiếng Việt có thể nói rằng hình như hễ từ ghép láy nghĩa càng có dáng dấp gần với tổ hợp tự do bao nhiêu thì ý nghĩa khái quát càng hiện lên rõ bấy nhiêu".

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, 1975, tr. 98)​

    "Như trên đã nói, từ ghép láy nghĩa bao giờ cũng xây dựng trên cơ sở những thành tố trực tiếp đồng loại với nhau".

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, 1975, tr. 99 - 100)​

    "Từ ghép hợp nghĩa là những từ ghép do hai hình vị tạo nên, trong đó không có hình vị nào là hình vị chỉ loại lớn, không có hình vị nào là hình vị phân nghĩa. Các từ ghép này không biểu thị những loại (sự vật, hiện tượng, tính chất...) nhỏ hơn, trái lại chúng biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, bao trùm hơn so với loại của từng hình vị tách riêng".

    (Đỗ Hữu Châu. Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt.
    Nxb GD, H., 1981, tr. 55)​

    "Hai hình vị kết hợp với nhau để tạo nên một từ ghép hợp nghĩa phải cùng một phạm trù ngữ nghĩa (nghĩa là hoặc cùng chỉ sự vật, hoặc cùng chỉ hoạt động, hoặc cùng chỉ tính chất, hoặc cùng chỉ số số lượng...) và phải hoặc đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa với nhau cùng chỉ những sự vật, hiện tượng... có quan hệ cùng cấp (tức thuộc cùng một loại) gần gũi nhau".

    (Đỗ Hữu Châu. Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt.
    Nxb GD, H., 1981, tr. 55)​

    "Từ ghép kết hợp là những từ ghép mà ý nghĩa của chúng có thể phân thành những yếu tố nghĩa từ vựng với ý nghĩa của từng bộ phận tạo thành. Nói cách khác, ý nghĩa của từ ghép kết hợp được dẫn xuất từ ý nghĩa của các thành tố cấu tạo nên nó. Nếu từ ghép AB có ý nghĩa X, trong A có ý nghĩa là a, B có ý nghĩa là b, thì X = a + b".

    (Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H., 1985, tr. 73)​

    "Từ ghép song song là từ ghép mà quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận cấu tạo của nó về thực chất là quan hệ song song. Ví dụ: nghe ngóng, suy nghĩ, đất nước, non sông...".

    (Hồ Lê. Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện
    đại.
    Nxb KHXH, 1976, tr. 300)​

    "Trước khi nói đến đặc điểm riêng, cần khảng định những nét chung của từ ghép song song trong tiếng Việt hiện đại như sau:

    - Về mặt cấu tạo, chúng gồm hai yếu tố có ý nghĩa thực vốn là những từ cùng loại, được ghép song song với nhau, không yếu tố nào phụ thuộc vào yếu tố nào.

    - Giữa hai yếu tố ấy không thể có từ nối - Điều này chứng minh tính chặt chẽ của cấu tạo của chúng so với cụm từ tự do.

    - Ý nghĩa của chúng không phải thuần túy là sự cộng lại của ý nghĩa của từ yếu tố cấu tạo".

    (Hồ Lê. Về sự phân loại từ ghép song song trong
    tiếng Việt hiện đại "Ngôn ngữ'
    1, H., 1973, tr. 25)​

    "Trong loại này, hai từ tố đứng ngang nhau, không cái nào phụ thuộc vào cái nào, song cùng nhau tạo thành một một khối hoàn chỉnh”.

    (Nguyễn Kim Thản. Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng
    Việt (tập 1)
    . Nxb KH, 1963, tr. 94)​

    "Từ ghép song song có cấu tạo như sau:

    - Mỗi tiếng đều là một tiếng có nghĩa, thường có thể dùng làm từ một tiếng;

    - Hai tiếng gắn bó với nhau theo quan hệ song song, bình đẳng; không có tiếng chính, tiếng phụ;

    - Trật tự giữa hai tiếng, nói chung, có thể thay đổi".

    (UBKHXHVN. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb KHXH, H., 1983, tr. 57.)​

    "Từ đẳng lập do cấu trúc đẳng lập tạo nên".

    (Đái Xuân Ninh. Hoạt động của từ tiếng Việt.
    Nxb KHXH, H., 1978, tr. 164)

    "Từ ghép nghĩa liên hợp là từ ghép gồm từ hai thành tố có ý nghĩa từ vựng và thường cùng một tính chất, cùng loại kết hợp với nhau theo quan hệ liên hợp, tức là không có thành tố nào phụ thuộc vào thành tố nào (một số người khác dùng thuật ngữ từ ghép song song, từ ghép đẳng lập); ngữ nghĩa của từ ghép nghĩa liên hợp thường có tính chất tổng hợp, khái quát và trừu tượng. Thí dụ: anh em, nhà cửa, ăn mặc, học hỏi, tươi đẹp, ấm no...".

    (Hữu Quỳnh. Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại.
    Nxb GD, H., 1980. tr. 17)​

    "Là những từ ghép trong đó không có hình vị chỉ loại lớn không có sự loại biệt hóa một loại lớn thành những loại nhỏ, mà chỉ có sự "hợp nhất" nghĩa của các hình vị để cho một ý nghĩa nào đó khác với ý nghĩa của từ hình vị."

    (Đỗ Hữu Châu. Các bình diện của từ và từ tiếng
    Việt.
    Nxb KHXH, H., 1986, tr. 201)​

    "Đây là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa (...). Từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa khái quát và tổng hợp. Đây là một trong những điểm làm cho nó khác với từ ghép chính phụ".

    (Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiêu - Hoàng Trọng
    Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt.
    Nxb ĐH và GDCN, H., 1990, tr. 174).​


    [..]
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/8/15
  8. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    * Từ gốc

    Từ vốn có trong thành phần từ vựng ban đầu của một ngôn ngữ, từ nằm trong vốn từ cơ bản của một ngôn ngữ, đối lập với từ vay mượn; còn gọi là từ bản ngữ, từ chính gốc, từ thuần.


    * Từ Hán Việt

    Từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt; còn gọi là từ Việt gốc Hán. Ví dụ: Chính phủ, quốc gia, giang sơn, nhân dân, tổ quốc, xã tắc.

    "Có thể định nghĩa một cách giản dị rằng tiếng Hán Việt là những tiếng Hán phát âm theo lối Việt. Ban đầu đó là những chữ Hán mà khi học trong sách Trung Hoa, các nhà trí thức ta đọc trại đi theo giọng Việt".

    (Bùi Đức Tịnh. Văn phạm Việt Nam. SG, tr. 10)​

    "Những tiếng Trung Hoa học được, tổ tiên ta đã nói trại đi. Sự biến hóa các tiếng Hán theo âm hưởng Việt Nam ấy đã diễn ra bằng hai cách nói trại của dân chúng (dân hóa) và cách nói trại của các nhà trí thức (Nho hóa).
    Những tiếng do các nhà trí thức nói trại sẽ được gọi là tiếng Hán Việt".

    (Bùi Đức Tịnh. Văn phạm Việt Nam. SG, tr. 10)​

    "Tiếng Hán Việt có hai đặc tính.

    1. Về chính tả, giữa âm và thinh có một sự liên quan trực tiếp. Ví dụ: các tiếng Hán Việt khởi đầu bằng một nguyên âm chỉ có thể có các dấu sắc, hỏi, hay không dấu; những tiếng khởi đầu bằng một hữu âm (l, m, n, ng, ngh, nh) chẳng hạn chi có dấu ngã hay dấu nặng.

    - ẩn, ổn, ủy, ỷ, ảnh
    - lễ, mẫu, nỗ, ngũ, nghĩa, nhã.

    2. Về vị trí tương đối của các tiếng dùng chung, tiếng chỉ định đứng trước tiếng được chỉ định.

    Các nhà ngôn ngữ học gọi đó là ngữ pháp đặt ngược. Ví dụ:

    - Hắc y: "hắc" chỉ định, làm cho rõ nghĩa tiếng "y"
    - Kí sinh trùng : "kí" chỉ định "sinh", "kí sinh" chỉ định "trùng".

    (Bùi Đức Tịnh. Văn phạm Việt Nam. SG, tr. 11)​

    "Trái với từ gốc Hán cổ, những từ Hán Việt hóa ra đời sau khi ta đã mượn toàn bộ hệ thống từ gốc Hán. Nhưng hai thứ đều giống nhau ở một điểm là chúng đi sâu vào sinh hoạt của quần chúng. Chính chúng đã biến đổi các dạng của từ Hán mượn có thể không được dùng nữa nhưng những từ Hán Việt hóa vẫn tồn tại".

    (Nguyễn Văn Tu. Từ vựng học tiếng Việt hiện
    đại.
    Nxb GD, H., 1968, tr. 228)​

    "Những từ gốc Hán mà người ta thường gọi là từ Hán Việt gồm một hệ thống những từ Hán cần thiết cho việc giao tế lúc đó nhất là trong ngôn ngữ Việt... Những từ gốc Hán nói chung là mượn ở văn ngôn trong thời đại khoa cử".

    (Nguyễn Văn Tu. Từ vựng học tiếng Việt hiện
    đại.
    Nxb GD, H., 1968, tr. 219)​

    "Chỉ được phép coi là từ Việt gốc Hán những từ Hán nào thực sự nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của tiếng Việt. Như vậy, theo sự hình dung của chúng tôi, từ gốc Hán trong tiếng Việt sẽ gồm hai bộ phận chính:

    a. Các từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Hán Việt, gọi tắt là các từ Hán Việt;
    b. Các từ ngữ gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt.

    Cả hai bộ phận trên đây đều có những đặc điểm riêng khác với các từ Hán đọc theo âm Hán Việt".

    (Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H., 1985, tr. 276)​

    "Từ Hán Việt là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn hai, mà người Việt đã đọc âm chuẩn của chúng theo hệ thống ngữ âm của mình".

    (Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng
    Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt.
    Nxb ĐH và GDCN, H., 1990, tr. 254)​


    [...]
     
    Heoconmtv thích bài này.
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    * Uyển ngữ

    Phép chuyển nghĩa được thể hiện bằng việc biểu thị một sự vật hoặc hiện tượng nào đó qua cách thể hiện kín đáo, gián tiếp lịch sự, mềm mỏng.

    Ví dụ: không đẹp thay cho xấu; Ông ấy không còn trẻ nữa thay cho "Ông ấy già rồi".

    "Một biện pháp tu từ rất thích hợp đối với các từ Hán-Việt là biện pháp uyển ngữ. Khi muốn giảm bớt ấn tượng về một cái gì đau xót hay không sang trọng người ta dùng từ Hán-Việt thay cho từ thuần Việt.

    Chính vì vậy người ta nói "xác chết" của giặc nhưng nói "thi hài" người chiến sĩ, nói "hành khất" để thay cho "ăn mày"...

    (Phan Ngọc. Tiếp xúc ngữ nghĩa giữa tiếng Hán
    và tiếng Việt - "Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á
    ".
    Viện Đông Nam Á, H., 1983, tr. 196)​


    [...]
     
    Heoconmtv, teacher.anh and Ducko like this.
  10. Ducko

    Ducko Lớp 4

    Thưa bác, em không học về ngôn ngữ, nhưng em ngờ vực ý niệm rằng từ Hán Việt đọc theo âm Hán Việt là do ông cha, tổ tiên người Việt đã đọc trại đi chữ Hán.
    Thoạt đầu, trong suốt thời kỳ Hán - Đường đô hộ Việt Nam, ngôn ngữ chính đã phải là tiếng Hán (em không có dẫn chứng biên khảo), vậy thì dân ta lúc ấy đã phải nói tiếng Hán như người Hán.
    Tiếp theo, khi Việt Nam giành được độc lập từ thời Ngô Quyền, sau đó vẫn bang giao với các triều đại Trung Hoa, sứ thần qua lại vẫn dùng chung ngôn ngữ. Văn tự chính thống của Việt Nam thời ấy vẫn là Hán tự.
    Hiện nay, một số ngôn ngữ có gốc gác liên quan đến Hán tự như tiếng Nhật, tiếng Hàn vẫn có nhiều chữ phát âm rất giống âm Hán Việt khi đọc các chữ ấy.
    Vậy phải chăng, qua hàng nghìn năm kể từ khi Việt Nam thoát khỏi Bắc thuộc, cái thứ tiếng Hán lúc ban đầu ấy đã tiếp tục phát triển, biến hoá tại Trung Quốc, còn ở Việt Nam thì vẫn y như vậy, hoặc sai lệch đi theo một hướng khác. Vì thế mà bây giờ cùng một chữ Hán, người Việt và người Hán phát âm khác nhau chăng?
    Dù sao, em cũng không thấy có lý do gì ông cha ta lại "đọc trại đi" chữ Hán cả.
     
    Heoconmtv and tducchau like this.
  11. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Đã bẩu là phải cố gắng đi mà hong nghe... Miễn 'giải' nha! :D!...
    Tuy nhiên, 'luận' của @Ducko là 'có vấn đề'! :p!
     
    Heoconmtv, teacher.anh and Ducko like this.
  12. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    * Từ hư
    x. hư từ

    "Từ hư là những từ không có khả năng một mình tạo thành câu, không có khả năng một mình làm phẩn nêu hoặc phần báo trong phẩn chính của câu; đồng thời không có chức năng gọi tên (hoặc trỏ) sự vật, thuộc tính của sự vật, nhưng lại có chức năng làm dấu hiệu của một quan hệ ngữ pháp nào đó, của một tình cảm hoặc một thái độ nào đó".

    (Hồng Dân. Bước đầu tìm hiểu vấn đề từ hư
    trong tiếng Việt. "Ngôn ngữ'
    1, H., 1970, tr.65)​

    "Hình vị ngữ pháp. Loại này không có ý nghĩa chân thực, chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, nên truyền thống gọi là "từ hư" hay "từ công cụ".

    (Đái Xuân Ninh. Hoạt động của từ tiếng Việt.
    Nxb KHXH, H., 1978, tr. 18)​

    "Hình vị tự do là những hình vị có ý nghĩa chân thực ("từ thực") hay ý nghĩa ngữ pháp ("từ hư"). Còn hình vị hạn chế chỉ có ý nghĩa khu biệt như đẽ trong đẹp đẽ, hấu trong dưa hấu.”

    (Đái Xuân Ninh. Hoạt động của từ trong tiếng
    Việt.
    Nxb KHXH, H., 1978, tr. 29)​


    * Từ khóa

    1. Từ đặc trưng cho nội dung của một đoạn văn.
    2. Từ có ý nghĩa đặc biệt trong ngôn ngữ lập trình.


    * Từ láy

    Từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức hòa phối ngữ âm bằng cách lặp lại một bộ phận hay toàn bộ hình thức ngữ âm của tiếng gốc; còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm, từ ghép láy, từ phản điệp.

    Các từ láy có thể phân thành từng kiểu khác nhau căn cứ vào cách hòa phối ngữ âm và số lần tác động của phương thức láy.

    Căn cứ vào cách hòa phối ngữ âm có thể phân biệt hai kiểu từ láy: từ láy bộ phận ("chúm chím", "đủng đỉnh", "bập bềnh”, "nhấp nhô", "gồ ghề", "xộc xệch"); từ láy toàn bộ ("oe oe", "đùng đùng", "xương xương", "lăm lăm", "ngay ngáy", "vành vạnh").

    Từ láy bộ phận chia thành hai loại: lặp lại phụ âm đầu ("chắc chắn", "ngấm nguýt", "chí chóe", "mát mẻ"), lặp lại phần vần ("lòng thòng", "bẻo lẻo", "chạng vạng", "cằn nhằn", "kèm nhèm").

    Căn cứ vào số lần tác động của phương thức láy có thể phân biệt các kiểu từ láy: từ láy đôi hay từ láy hai âm tiết ("gọn gàng", "vững vàng", "đỏ đắn", "khấp khểnh"); từ láy ba hay từ láy ba âm tiết ("sạch sành sanh", "tẻo tèo teo", "dửng dừng dưng"); từ láy tư hay từ láy bốn âm tiết ("nhí nha nhí nhảnh", "khấp kha khấp khểnh", "lam nham lở nhở", "vội vội vàng vàng", "tẩn ngẩn tần ngần").

    Từ láy có những đặc trưng ngữ nghĩa riêng như giá trị biểu trưng, sắc thái hóa, chuyên biệt hóa về nghĩa.

    "Cũng như ở các ngữ ngôn Đông Á và Đông Nam Á lân cận, ở Việt ngữ có phương pháp tạo từ bằng cách láy lại âm tiết của một tín hiệu đơn âm tiết cơ bản: đó là từ phản điệp".

    (Đỗ Hữu Châu. Giáo trình Việt ngữ (tập 2, từ hội
    học)
    . Nxb GD, H., 1962, tr. 132)​

    "Từ ghép đặt theo quan hệ ngữ âm gọi tắt là từ láy âm (hoặc lấp láy)".

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H., 1975, tr. 79)​

    "Từ láy âm là loại từ ghép trong đó, theo con mắt nhìn của người Việt hiện nay các thành tố trực tiếp được kết hợp lại với nhau chủ yếu theo quan hệ ngữ âm".

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H., 1975, tr. 109)​

    "Những từ lấp láy gồm những âm tiết tương quan với nhau hay giống nhau về ngữ âm".

    (Nguyễn Văn Tu. Từ vựng học tiếng Việt hiện đại.
    Nxb GD, H., 1968, tr. 34)​

    "Trong tiếng Việt hiện đại, có những từ gồm hai từ tố có quan hệ về ngữ âm thường được gọi bằng tên từ lấp láy, từ trùng điệp, từ láy âm hoặc từ láy v.v... Thực ra trong số những từ kiểu này có những từ thực sự là từ láy âm và cũng có những từ láy âm ngẫu nhiên (đất đai, tuổi tác, hỏi han, v.v...). Nhưng hiện nay về mặt quan hệ ngữ âm, chúng ta cũng gọi chung chúng là những từ láy âm".

    (Nguyễn Văn Tu. Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại.
    Nxb GD, H., 1968, tr. 68)​

    "Từ láy là từ gồm hai hình vị láy âm với nhau, trong đó có một hình vị có thể tách ra để làm thành từ đơn (ví dụ: đèm đẹp, tôn tốt, bão bùng...)".

    (Hồ Lê. Vấn đề về cấu tạo từ của tiếng Việt
    hiện đại.
    Nxb KHXH, H., 1976, tr. 18)​

    "Trong tiếng Việt, từ ghép theo phương thức láy có một số lượng đáng kể. Phương thức láy là phương thức cấu tạo từ và cụm từ đặc biệt trong tiếng Việt. Từ ghép láy (hay còn gọi là từ ghép lấp láy, từ láy) là những ghép gồm hai hình vị kết hợp với nhau chủ yếu là theo quan hệ ngữ âm. Các thành tố của từ ghép láy có mối liên quan với nhau về thanh điệu hoặc về các bộ phận ngữ âm tạo nên các thành tố đó, đồng thời chúng tạo nên một nội dung ngữ nghĩa nhất định. Thí dụ: nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhỏ, nhỏ nhặt, nhỏ nhen, chằm chằm, thao thao, tỉ mi, phơi phới, loanh quanh, đẹp đẽ, làm lụng".

    (Hữu Quỳnh. Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại.
    Nxb GD, H., 1980, tr. 22)​

    "Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm: nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng - của một hình vị hay đơn vị có nghĩa".

    (Đỗ Hữu Châu. Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt.
    Nxb GD, H., 1981, tr. 38)​

    "Là những từ mà những yếu tố thành phần có những âm vị hoàn toàn giống nhau, hay là một phần giống nhau: Ba ba, cào cào, chuồn chuồn, đo đỏ, tim tím, lành lạnh, đen đủi, xấu xa, gớm ghiếc;

    Nhưng trong đại đa số các từ láy, người ta có thể nhận định được: một thành phần mang ý nghĩa chính của từ, còn thành phần kia là thành phần phụ, được gọi là phụ từ".

    (Lê Văn Lý. Cách thức cấu tạo và tổ hợp của từ
    ngữ Việt Nam _ "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng
    Việt về mặt từ ngữ'
    . Nxb KHXH, H., 1981, tr. 58)​

    "Ngoài phụ tố là những yếu tố quan trọng cấu tạo nên từ láy, chúng tôi còn thấy một số từ láy khác được lập lại trong những thành phần cấu tạo nên từ đơn. Đó là: âm đầu, âm chính, âm cuối và thanh".

    (Lê Văn Lý. Cách thức cấu tạo và tổ hợp của
    từ ngữ Việt Nam - "Giữ gìn sự trong sáng của
    tiếng Việt về mặt tù ngữ"
    . Nxb KHXH, H., 1981,
    tr. 60 - 61)​

    "Từ láy đều là từ hai tiếng.

    Phần lớn đó là từ gốc Việt. Có một số những từ láy gốc Hán, nhưng có thể coi chúng là đã Việt hóa, đã hòa lộn vào bộ phận từ láy gốc Việt. Ví dụ: phảng phất, linh lợi, bồi hồi...

    Từ láy được cấu tạo theo phương thức phối hợp ngữ âm. Nói đến "sự phối hợp ngữ âm" ở đây tức là nói đến hiện tượng lặp và hiện tượng đối xứng".

    (UBKHXHVN. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb KHXH, H., 1983, tr. 52)​

    "Chúng tôi cho rằng xem từ láy như là "một sự hòa phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hóa" là một cách nhìn tinh tế, phù hợp với đặc điểm của lớp từ này và gần gũi với ngữ cảm của người Việt".

    (Phi Tuyết Hinh. Từ láy và sự biếu trưng ngữ
    âm. "Ngôn ngữ"
    3, H., 1983, tr. 59)​

    "Từ láy, nói chung, là những từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những quy tắc nhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa điệp, vừa đối, hài hòa với nhau về âm và về nghĩa, có giá trị biểu trưng hóa".

    (Hoàng Văn Hành. Từ láy trong tiếng Việt.
    Nxb KHXH, H., 1985, tr. 27)​

    "Từ láy là những cụm từ cố định được hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có. Chúng vừa có sự hài hòa về ngữ âm, vừa có giá trị biểu cảm, gợi tả".

    (Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H., 1985, tr. 91).​

    "Một sự láy âm ít nhất có hai âm tiết, trong đó giữa các âm tiết có quan hệ gần gũi nhau về âm thanh, gây cảm tưởng có sự lặp nhau về âm: "dập dìu, lả lơi, hung hăng, háo hức"... gây cho người nghe cảm tưởng là các từ này lặp nhau về thủy âm. "lờ mờ, loi thoi, lơ thơ" gây cảm tưởng là các từ này lặp nhau về vần".

    (Phan Ngọc. Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du
    trong Truyện Kiều
    . Nxb KHXH, H., 1985, tr. 270)​

    "Từ láy là kiểu từ có giá trị thể hiện bằng phương tiện ngữ âm cao nhất trong các kiểu từ của tiếng Việt. Những tìm hiểu có giá trị biểu biểu trưng ở từ láy và làm thành một phân biệt kiểu từ không thể coi thường hay để lẫn với những kiểu từ khác. Mỗi thành phần của từ láy xuất hiện có tính quy luật và làm thành một mối tương ứng âm - nghĩa rất chặt chẽ".

    (Võ Bình. Ở bình diện cấu tạo từ xét các kiểu
    hình vị tiếng Việt. "Ngôn ngữ’
    3, H., 1985, tr. 54)​

    "Từ láy âm có nhiều nhóm khác nhau thuộc các từ loại khác nhau. Nhóm trung tâm là các mô phỏng thuộc về từ loại hình từ".

    (Đinh Văn Đức. Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại).
    Nxb ĐH và THCN, H., 1986, tr. 159)​

    "Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hòa phối ngữ âm cho các từ láy (còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm). Từ láy tiếng Việt có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng và còn có loại ba tiếng. (...) Một từ sẽ được gọi là từ láy khi các thành tố cấu tạo nên chúng có các thành phần ngữ âm được lặp lại (còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (còn gọi là đối), ví dụ: đỏ đắn: điệp phần âm đầu, đối ở phần vần - vì thế, nếu chỉ có điệp mà không có đối (chẳng hạn như người người, nhà nhà, ngành ngành...) thì ta có dạng láy của từ chứ không phải là từ láy".

    (Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiêu - Hoàng
    Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt.
    Nxb ĐH và GDCN, H., 1990, tr. 164 - 165)​


    [...]
     
    vuivui2013 and Heoconmtv like this.
  13. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    * Nhã ngữ

    Một biện pháp tu từ gắn với uyển ngữ (khinh từ). Phương thức chuyển nghĩa ở đây là nhằm nói tránh (tránh hậu quả gây sốc hoặc khêu gợi trực tiếp, tránh vi phạm mỹ cảm ngôn từ...) khi thông báo (trần thuật, miêu tả) những sự việc được coi là thô lỗ tục tĩu.

    Chẳng hạn, để nói về sự tính giao nam nữ, ở thơ văn Đông Á (Trung Quốc, Việt Nam) có hàng loạt từ hoặc cách nói tránh, ví dụ 'chăn gối','mây mưa', 'ong bướm', 'nguyệt hoa'. v.v...;

    Hoặc những cách diễn tả:

    - Cái đêm hôm ấy đêm gì / Bóng trăng lồng bóng đổ mi trập trùng / Chồi thược dược mơ mòng thụy vũ / Đóa hải đường thức ngủ xuân tiêu
    - Mây mưa mấy giọt chung tình / Đỉnh trầm hương khóa một cành mẫu đơn

    (Nguyễn Gia Thiều - Cung oán ngâm khúc)​

    - Tiếc thay một đóa trà mi / Con ong đã tỏ đường đi lối về / Một cơn mưa gió nặng nề / Thương gì đến ngọc tiếc gì đến hương
    - Nguyệt hoa hoa nguyệt não nùng / Đêm xuân ai dễ cầm lòng được chăng?

    (Nguyễn Du - Truyện Kiều)​

    Phương thức tu từ này thường sử dụng ẩn dụ, tượng trưng, ước lệ, và các điển cố văn học.


    [...]
     
    tamchec, Heoconmtv and teacher.anh like this.
  14. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    "Đây là những từ chỉ giống nhau bộ phận, hoặc chỉ là ở vần hoặc là chỉ ở phụ âm đầu. Đương nhiên những từ không có phụ âm đầu thì chỉ coi là giống nhau về vần thôi, khi láy lại không có phụ âm đầu".

    (Nguyễn Văn Tu. Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại.
    Nxb GD, H., 1968, tr. 71)​

    'Đây là những từ chỉ giống nhau bộ phận, hoặc là chỉ ở vần cái hoặc là chỉ ở phụ âm đầu thôi".

    (Nguyễn Văn Tu. Từ vựng học tiếng Việt hiện đại.
    Nxb GD, H., 1968, tr. 39)​

    "Từ láy bộ phận có thể là từ láy âm tức là láy mà phụ âm đầu thì giữ lại, còn vần thì khác, như: đẹp - đẹp đẽ, xinh - xinh xắn. Từ láy bộ phận có thể là láy vần, nếu vần được giữ lại, còn phụ âm đầu thì khác, như:

    túng - lúng túng (vần ung)
    chỏng – lỏng chỏng (vần ong)
    rối - bối rối (vần ôi)".

    (Đỗ Hữu Châu. Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt.
    Nxb GD, H., 1981, tr. 40)​

    "Từ láy bộ phận là từ láy trong đó có sự phối hợp của từng bộ phận âm tiết, theo những quy tắc nhất định".

    (UBKHXHVN. Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb
    KHXH, H., 1983, tr. 52)​

    "Căn cứ vào bộ phận khác biệt giữa hai thành tố, ta có thể chia ra thành hai kiểu nhỏ hơn:

    1. Khác nhau ở âm đầu
    2. Khác nhau ở âm chính".

    (Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H., 1985 tr. 94 - 95)​

    "Có người gọi loại này là từ lặp. Các âm tiết tương ứng với nhau toàn bộ ở phụ âm đầu ở vần, âm tiết đầu có khi biến đổi về phát âm".

    (Nguyễn Văn Tu. Từ vựng học tiếng Việt hiện đại. Nxb GD, H, 1968, tr. 36)​

    "Những từ láy âm mà các từ tố tương ứng nhau hoàn toàn về phụ âm đầu vần và thanh điệu là những từ láy âm hoàn toàn".

    (Nguyễn Văn Tu. Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại. Nxb GD, H., 1968, tr. 69)​

    "Láy hoàn toàn là láy lại tất cả những thành tố của một từ đơn tiết hay đa tiết".

    (Đái Xuân Ninh. Hoạt động của từ tiẽng Việt.
    Nxb KHXH, H., 1978, tr.177)​

    "Để phân chia các từ láy đôi, trước hết dựa vào cái được giữ lại trong âm tiết của hình vị cơ sở: nếu toàn bộ âm tiết được giữ nguyên thì ta có từ láy toàn bộ.

    Xanh - xanh xanh
    Tím - tim tím

    Nếu bộ phận âm tiết được giữ lại thì ta có từ láy bộ phận.
    Từ láy toàn bộ là từ láy trong đó có sự lặp lại hoàn toàn của tiếng".

    (UBKHXHVN. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb KHXH, H., 1983, tr. 56)​

    "Đây là những từ tổ hợp có sự tương ứng hoàn toàn giữa hai thành tố; như: ầm ầm, ào ào, oang oang, khò khò, pho pho, hu hu, rầm rầm, đùng đùng...”.

    (Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H., 1985 tr. 93 - 94)​

    "Phương thức cấu tạo dạng láy đôi của từ hoàn toàn giống như phương thức tạo từ láy đôi. Vì thế ở một số nhà nghiên cứu có xu hướng đập nhập hai hiện tượng làm một. Thực ra giữa từ láy đôi và dạng láy đôi của từ có những điểm khác nhau về bản chất. Trong từ láy đôi điệp vần, từ tố gốc đã mờ nghĩa và do đó nó không được dùng độc lập, ví dụ lê thê, đỏ đắn, V. V... còn trong dạng láy đôi của từ thì đơn vị gốc là một từ có nghĩa đầy đủ, hoạt động tự do trong lời nói, ví dụ xanh - xanh xanh, đỏ - đo đỏ; v.v...

    Trong từ láy đôi đối vần thì các khuôn vần được ghép vào từ tố láy rất đa dạng và không thuần nhất về nghĩa. Còn trong dạng láy đôi đối vần, tuy chỉ có một khuôn vần (-iếc), nhưng nó có khả năng tạo ra một hệ dạng thức với một nghĩa thuần nhất. Hãy so sánh học - học hiệc), v.v...".

    (Hoàng Văn Hành. Về hiện tượng láy trong tiếng
    Việt. "Ngôn ngữ"
    2. 1979, tr. 12)​

    "Kiểu láy đôi là kiểu ở thành tố trực tiếp bao giờ cũng có cấu tạo đơn giản".

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb ĐH
    và THCN, H., 1975, tr. 114)​

    "Loại láy đôi chính là loại tổ hợp có cơ sở dùng để tạo ra loại láy ba hay tư".

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb ĐH
    và THCN, H., 1975, tr. 114)​

    "Xét về mặt ngữ âm, từ láy đôi là một kiến trúc đồng chất gồm hai âm tiết có liên hệ với nhau bằng sự nhắc lại một vài đặc trưng ngữ âm học nào đó ở các bộ phận tạo thành âm tiết. Những đặc trưng ngữ âm được nhắc lại này tạo nên mối liên hệ ràng buộc giữa hai âm tiết và đã làm chúng thống nhất vào một chỉnh thể lớn hơn về mặt cấu trúc - chức năng - đó là từ láy đôi".

    (Hoàng Cao Cương. Nhận xét về một đặc điểm
    ngữ âm các từ láy đôi tiếng Việt. "Ngôn ngữ"
    4,
    H., 1984, tr. 6)​

    "Gồm những đơn vị có hai thành tố trực tiếp, mỗi thành tố là một từ đơn. Loại láy đôi còn được chia nhỏ ra thành hai kiểu láy hoàn toàn và láy bộ phận".

    (Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, 1985, tr. 93)​

    "Quy tắc chuyển hóa thanh điệu trong các từ láy đôi theo hai nhóm thanh trong nhiều trường hợp là căn cứ để xác định các từ láy đôi. Có những từ hai âm tiết, phụ âm đầu và vần của các âm tiết đó tuy vẫn theo đúng quy tắc láy, nhưng thanh điệu của chúng không phù hợp với quy tắc nhóm thanh thì chưa hẳn đã là từ láy đôi chân chính.

    Thí dụ: "mơ màng", "mơ mộng", "lanh lợi", "êm đềm", "âu sầu", "ủ rũ"... có thể đó là những từ ghép mà cả hai hình vị đều có nghĩa ("mơ", "màng”, "mơ", "mộng", "âu", "sầu”...) hoặc là từ gốc Hán "lanh lợi")”.

    (Đỗ Hữu Châu. Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt.
    Nxb GD, H., 1981, tr. 43)​

    "Lại có một số từ hai âm tiết rất phù hợp với quy tắc láy đôi về âm và thanh điệu song cả hai âm tiết đều có nghĩa (hoặc hiện nay hoặc trước kia có nghĩa) như "đền đài”, "gậy gộc", "mưa móc", "thuốc thang", "chùa chiền", "hỏi han", "ngặt nghèo", "vung vẩy", "nhảy nhót". Sau này chúng ta sẽ thấy cả về ý nghĩa, những từ này vừa giống với ý nghĩa của một kiểu từ ghép vừa giống ý nghĩa của một từ láy. Đây là những trường hợp trung gian giữa từ ghép và từ láy".

    (Đỗ Hữu Châu, Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt.
    Nxb GD, H., 1981, tr. 43)​

    "Theo thống kê những từ láy ba, láy tư, kiểu này chiếm một số lượng rất ít. Vì vậy có thể kết luận rằng, nói chung, từ láy ba, láy tư đều là những từ sản sinh ra trên cơ sở từ láy đôi".

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb ĐH
    và THCN, H., 1975, tr. 136)​

    "Loại láy ba được cấu tạo nên trên cơ sở kiểu lặp hoàn toàn".

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb ĐH
    và THCN, H., 1975, tr. 114)​

    "Có ý kiến cho rằng dạng láy ba được tạo bằng cách "thêm một yếu tố vào đầu, hoặc vào giữa, hay vào cuối dạng láy đôi, kiểu như: (tơ) lơ mơ. Thực ra, dạng láy đang xét là kết quả của phép trượt để nhân ba từ gốc theo hai bước dưới sự chi phối của quy tắc đối và điệp."

    (Hoàng Văn Hành. Về hiện tượng láy trong tiếng
    Việt. "Ngôn ngữ'
    2, H., 1979, tr. 13)​

    "Từ có khả năng tạo dạng láy ba là từ biểu thị tính chất, thuộc tính được đánh giá theo thang độ. Vì thế dạng láy ba của từ bao giờ cũng có sắc thái nghĩa nhấn mạnh mức độ cao của thuộc tính do từ gốc biểu thị".

    (Hoàng Văn Hành. Về hiện tượng láy trong tiếng
    Việt. "Ngôn ngữ'
    2, H., 1979, tr. 13)​


    "Đó là những đơn vị gốc có ba yếu tố (đơn vị) có sự hòa phối ngữ âm với nhau".

    (Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H., 1985, tr. 96)​

    "Loại láy tư được cấu tạo nên trên cơ sở kiểu láy đôi bộ phận".

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb ĐH
    và THCN, H., 1975, tr. 114)​

    "Về nghĩa dạng láy tư của từ biểu thị ngay những tính chất hay trạng thái do đơn vị gốc biểu thị, nhưng có thêm sắc thái nghĩa nhấn mạnh về mức độ".

    (Hoàng Văn Hành. Về hiện tượng láy trong tiếng
    Việt. "Ngôn ngữ"
    2, H., 1979, tr. 14)​

    "Dù được cấu tạo từ đơn vị gốc thuộc loại nào cũng vậy, dạng láy tư bao giờ cũng có đặc điểm là khuôn vần của chúng đối hoặc điệp từng đôi một".

    (Hoàng Văn Hành. Về hiện tượng láy trong tiếng
    Việt. "Ngôn ngữ"
    2, H., 1979, tr. 14)​


    [...]
     
  15. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    * Từ lịch sử

    Từ cũ, hiện nay đã bị đẩy ra ngoài phạm vi từ vựng tích cực, không còn được sử dụng nữa vì sự vật mà nó định danh đã thuộc về thời kì lịch sử đã qua, hoặc quá khứ xa xưa. Trẫm, khanh, thái thượng hoàng, phò mã, hương hào, thái thú, khóa sinh,...

    "Những từ lịch sử là những từ đã được thay thế bằng những từ đồng nghĩa rồi. Nhưng chúng vẫn không mất tính lịch sử của chúng. Chúng vẫn cần được hiểu khi đọc những tác phẩm cũ".

    (Nguyễn Văn Tu. Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại.
    Nxb GD, H., 1968, tr. 316)​

    "Khác với từ ngữ cổ, từ ngữ lịch sử là những từ ngữ trở nên lỗi thời vì đối tượng biểu thị cổ của chúng đã bị mất".

    (Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt. Nxb ĐH và THCN. H., 1985, tr. 334)​

    "Trong các từ cổ của tiếng Việt có một loại từ cổ biểu thị những sự vật hoặc những khái niệm xưa. Chúng đã từng xuất hiện và đã từng tồn tại trong quá khứ.

    Ví dụ: Đông đô, ba quân, thần dân, dấy binh, bầy tôi, hạ thần, mề đay, cẩm, cu lít.

    Ngày nay những sự vật, những khái niệm nói trên đều đã biến đổi hoặc không tồn tại nữa. Những từ biểu thị chúng trở nên không cần thiết cho sự diễn đạt những sự vật, những khái niệm hiện đại. Chúng trở thành từ cổ như "lăm" "âu", ở chỗ chúng mang màu sắc lịch sử. Qua những từ này người ta có thể liên tưởng đến cái dĩ vãng xa xưa, lúc và nơi mà những sự vật cổ, khái niệm xưa đang tồn tại".

    (Cù Đình Tú. Phong cách học và đặc điểm tu
    từ tiếng Việt. Nxb ĐH và THCN, H., 1983, tr. 265)

    "Từ lịch sử là những từ bị đẩy ra ngoài phạm vi từ vựng chung, tích cực bởi các nguyên nhân lịch sử và xã hội. Khi đối tượng do từ biểu thị, gọi tên bị gạt ra ngoài đời sống xã hội thì tên gọi của nó cũng mất dần vị trí vốn có trước đây. Chẳng hạn, các từ gọi tên chức tước phẩm hàm, các công việc thi cử, thuế má... thời xưa trong tiếng Việt, nay đã trở thành từ lịch sử. Trong đời sống giao tiếp chung, rất hiếm khi chúng được nhắc tới: thái thú, thái học sinh, toàn quyền, công sứ, tú kép, cử nhân, hoàng giáp, nghè, cống, khóa sinh, ống quyển".

    (Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiêu - Hoàng
    Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt.
    Nxb ĐH và GDCN, H., 1990, tr. 272 - 273)​


    [...]
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/5/19
  16. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    * Từ loại

    Các lớp từ của ngôn ngữ được phân chia ra trên cơ sở tính đồng nhất về các thuộc tính cú pháp, hình thái và ngữ nghĩa của các từ. Các từ loại của một ngôn ngữ được chia thành hai nhóm: từ loại thực (thực từ), gồm danh từ, động từ, tính từ, phó từ và từ loại hư (hư từ), gồm liên từ, tiểu từ, giới từ, mạo từ v.v...

    Số từ và đại từ, theo truyền thống, cũng được xếp vào từ loại thực. Các từ thuộc cùng một từ loại thì có những đặc trưng ngữ nghĩa, khả năng kết hợp và chức năng cú pháp giống nhau. Số lượng các từ loại cụ thể trong các ngôn ngữ khác nhau là không như nhau. Trong các ngôn ngữ trên thế giới, số lượng từ loại thực thường nằm trong khoảng 7 ± 2. Danh từ, động từ, tính từ được coi là những phạm trù từ loại phổ quát có ở tất cả các ngôn ngữ.

    "Tiếng chia ra làm mười ba loại sau này.

    1. Danh từ
    2. Mạo từ
    3. Loại từ
    4. Chỉ định từ
    5. Đại danh từ
    6. Tĩnh - từ
    7. Động từ
    8. Trạng từ
    9. Giới từ
    10. Liên từ
    11.Tán - thán từ
    12. Trợ ngữ từ
    13. Tiếng đệm".

    (Trần Trọng Kim - Bùi Kỷ - Phạm Duy Khiêm.
    Việt Nam văn phạm. Tân Việt, tr. 15)​

    "Còn tiếng Việt thì phần nhiều không có tự loại nhất - định vì rất nhiều tiếng đứng ở đây thuộc vào tự-loại này, đứng chỗ khác thuộc vào tự-loại khác mà không hề thay đổi tự-dạng".

    (Nguyễn Hiến Lê. Để hiểu văn - phạm Việt
    Nam
    . Phạm Văn Tươi xuất bản, SG, 1952, tr. 28)​

    "Vậy đa số tiếng Việt không có tự-loại nhất định. Đó là một đặc-tánh nó làm cho tiếng mẹ đẻ của ta uyển chuyển vô-cùng và cũng giúp cho các nhà văn trổ tài dùng chữ".

    (Nguyễn Hiến Lê. Để hiểu văn - phạm Việt
    Nam
    . Phạm Văn Tươi xuất bản, SG, tr. 30 - 31)​

    "Đại đa số tiếng Việt không có từ loại nhất định.

    - Cố sắp mỗi tiếng vào một tự-loại nhất-định như văn-phạm Pháp là một việc không thể được.

    - Mà có sắp được thì cũng không ích-lợi gì về phương-diện dạy Việt ngữ".

    (Nguyễn Hiến Lê. Để hiểu văn - phạm Việt
    Nam
    . Phạm Văn Tươi xuất bản, SG, 1952, tr. 40)​

    "Cho nên tôi tưởng ta có thể mạnh bạo bỏ phăng phần tự-loại đi và thay vào phần chức-vụ và vị-trí của mỗi tiếng".

    (Nguyễn Hiến Lê. Để hiểu văn - phạm Việt
    Nam
    . Phạm Văn Tươi xuất bản, SG, tr. 40)​

    "Từ loại là một phạm trù ngữ pháp khá quan trọng theo tiêu chuẩn ngữ pháp, các từ đều được sắp xếp thành từng loại gọi là từ loại".

    (Nguyễn Văn Tu. Khái luận ngôn ngữ học.
    Nxb GD, H., 1960, tr. 206)​

    "Khi nghiên cứu từ loại trong tiếng Việt, chúng tôi cũng đồng ý rằng từ loại là phạm trù từ vựng-ngữ pháp của từ, và cố gắng áp dụng quan điểm đó".

    (Nguyễn Kim Thản. Nghiên cứu về ngữ pháp
    tiếng Việt
    (tập 1). Nxb KH. H., 1963, tr. 140)​

    "Chúng tôi cho rằng: ý nghĩa khái quát và quan hệ cú pháp (khả năng kết hợp của từ) là căn cứ chắc chắn để phân định từ loại".

    (Nguyễn Kim Thản. Nghiên cứu về ngữ pháp
    tiếng Việt
    (tập 1). Nxb KH, H., 1963, tr. 144)​

    "Căn cứ phân loại các từ trong tiếng Việt cũng là căn cứ có tính chất tổng hợp. Nói cụ thể, những căn cứ ấy cần dựa toàn diện vào những đặc điểm sau:

    Về cấu trúc:
    1. Khả năng độc lập cấu trúc.
    2. Đặc điểm trong cấu trúc CV (chủ yếu là khi làm vi ngữ).
    3. Đặc điểm trong cấu trúc CP (có hay không có khả năng làm trung tâm trong cụm từ CP và đặc điểm khi làm trung tâm trong cụm CP).

    Về ngữ nghĩa:
    1. Tính chất định danh (sự vật, quá trình, số lượng).
    2. Tính chất làm dấu hiệu ngữ pháp.
    3. Tính chất làm dấu hiệu tình cảm”.

    (Nguyễn Kim Thản. Một số vấn đề về việc biên
    soạn một quyển ngữ pháp phổ thông. "Ngôn ngữ'

    1, H., 1969, tr.42)​

    "Đặc trưng "ngữ nghĩa" của mỗi loại từ không còn ngữ nghĩa cụ thể của từng từ (ngữ nghĩa từ vựng) mà là ngữ nghĩa đã khái quát hóa, trừu tượng hóa một lần nữa, đặc biệt thích hợp với ngữ pháp. Có thể đây là "ngữ nghĩa ngữ pháp", hay "ngữ nghĩa ngữ pháp hóa".

    (Nguyễn Kim Thản. Một số vấn đề về việc biên
    soạn một quyển ngữ pháp phổ thông. "Ngôn ngữ'

    1, H., 1969, tr.45)​

    "Các cụm A, B, C, D đang cần được đem tiến hành phân loại sâu hơn một bước, để phát hiện ra các tập hợp từ cơ bản trong ngôn ngữ, mà ta thường gọi là từ loại".

    (Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ pháp tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H., 1975, tr.333)​


    [...]
     
    teacher.anh, lichan and Heoconmtv like this.
  17. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    "Về ý nghĩa và chức năng, người ta phân chia vốn từ của một ngôn ngữ ra các từ loại, rồi từ từ loại dựng nên những cấu trúc - chức năng như đoản ngữ, cú vị, câu, đoạn văn...".

    (Nguyễn Anh Quế. Giáo trình lí thuyết tiếng
    Việt.
    Trường ĐHTHHN, H., 1976, tr.19)​

    "Từ loại - đó là những lớp từ của một ngôn ngữ nhất định, được phân chia theo các ý nghĩa, theo các hình thức ngữ pháp (hình thái hoặc cú pháp) và thực hiện các chức năng cú pháp nhất định. Như vậy từ loại là những lớp từ được định hình không phải theo một tiêu chuẩn mà một tập hợp tiêu chuẩn, và do đó, mỗi lớp có một đặc trưng có tính chất tổng hợp".

    Từ loại là gì? Đó là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu.

    Khả năng kết hợp được hiểu (theo nghĩa rộng) là quan hệ giữa từ với từ trong ngữ lưu".

    (Đinh Văn Đức. Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại).
    Nxb ĐH và THCN, H., 1986 tr. 16)​

    "Từ loại là bản chất ngữ pháp của từ. Thành phần câu là chức vụ cú pháp của từ ở trong câu. Cái thứ nhất là bản chất là ổn định, cái thứ hai là chức năng là lâm thời. Vậy thì chỉ có thể dùng chức năng để góp phần soi sáng cho bản chất chứ không thể làm cơ sở duy nhất cho sự phân loại”.

    (Đinh Văn Đức. Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại).
    Nxb ĐH và THCN, H., 1986, tr. 41)​

    "Loại ý nghĩa thứ nhất (ý nghĩa ngữ pháp gắn với đối tượng phản ánh mang tính thường xuyên - NCP) là thuộc tính bản chất, loại ý nghĩa thứ hai (ý nghĩa ngữ pháp hình thành do mối quan hệ giữa các kiểu khái niệm trong tư duy... - NCP) thiên về chức năng. Bản chất ngữ pháp của từ (từ loại) gắn với loại ý nghĩa thứ nhất, chức vụ ngữ pháp của từ gắn với loại ý nghĩa thứ hai. Như vậy nếu có sự trùng hợp về biểu vật mà có mặt những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau thì cơ sở để phân định từ loại (xét về phương diện ngữ nghĩa) là loại ý nghĩa thứ nhất - ý nghĩa thường xuyên".

    (Đinh Văn Đức. Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại).
    Nxb ĐH và THCN, H., 1986, tr. 153)​

    "Nhiều tài liệu ngữ pháp, khi nói về chức năng của một từ loại thường nhấn mạnh vào một chức năng cụ thể, chẳng hạn chức vụ chủ ngữ đối với danh từ, chức vụ vị ngữ đối với động từ, chức vụ định ngữ đối với tính từ... Kì thật tình hình có phức tạp hơn thế. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Mỗi từ loại gắn bó với một chùm các chức vụ cú pháp chứ không phải một chức vụ nào khác...".

    (Đinh Văn Đức. Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại).
    Nxb ĐH và THCN, H., 1986, tr. 80-81)​

    "Nghiên cứu về từ loại là nghiên cứu các lớp từ của ngôn ngữ xét theo các đặc trưng ngữ-pháp của chúng. Để phân định các lớp từ (các từ loại) trong tiếng Việt, người ta thường lấy những tiêu chuẩn sau đây làm cơ sở (đây cũng là những đặc trưng ngữ pháp của từ ở mặt từ loại).

    - Ý nghĩa khái quát (còn gọi là ý nghĩa phạm trù chung)
    - Khả năng kết hợp
    - Chức vụ cú pháp của từ trong câu (còn gọi là thành phần câu)."

    (Mai Ngọc Chử - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng
    Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt.
    Nxb ĐH và GDCN, H., 1990, tr.316)​


    [...]
     
    Heoconmtv, teacher.anh and lichan like this.
  18. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    * Từ mới

    Các từ, ý nghĩa của từ hay cụm từ xuất hiện trong một thời kì nhất định ở một ngôn ngữ nào đó hoặc được sử dụng một lần trong một văn bản hay trong hoạt động nói năng nào đó để làm kí hiệu cho sự vật mới, lạ và biểu đạt những khái niệm mới. Nói chung, từ mới thuộc về lớp các từ ngữ tiêu cực vì chưa được nhiều người trong phạm vi toàn xã hội biết đến.

    "Từ mới được tạo ra nhưng chưa được dùng rộng rãi, trong khi có những từ cũ bị tiêu cực hóa thì rất nhiều từ mới xuất hiện. Những từ mới này vẫn thuộc về từ vựng tiêu cực".

    (Nguyễn Văn Tu. Từ vựng học tiếng Việt hiện đại. Nxb GD, H., 1968, tr. 173)​

    "1. Từ ngữ mới biểu thị những sự vật, hiện tượng hay khái niệm mới trong tiếng Việt chưa có tên gọi.

    2. Từ ngữ mới là tên gọi mới của những đối tượng đã có tên gọi:

    a) Có thể đó chỉ là những tên gọi định danh thuần túy của đối tượng.

    b) Cũng có thể đó là những tên gọi định danh tu từ của đối tượng. Nghĩa là, ngoài nội dung trí tuệ, những từ ngữ này còn mang cả giá trị biểu cảm nữa".

    (Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H., 1985, tr. 334-335)​

    "Các từ ngữ mới thường xuất hiện để bù đắp những thiếu hụt, không thỏa mãn, không phù hợp với nhu cầu định danh các sự vật, hiện tượng trong đời sống và thế giới của con người. Đôi khi, chúng cũng xuất hiện một phần bởi một trong cách định danh, muốn dành cho sự vật một tên gọi mới hơn dù nó đã có tên gọi rồi (...). Khi một từ vừa mới xuất hiện, chắc chắn chưa có nhiều người trong phạm vi toàn xã hội biết đến. Nó còn nằm trong phạm vi giao tiếp hẹp nào đó. Vì thế nó thuộc về lớp các từ ngữ tiêu cực. (...), cái gọi là từ mới phải luôn luôn được xét trong một thời gian cụ thể".

    (Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng
    Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tịếng Việt.
    Nxb ĐH và GDCN, H., 1990, tr.246, 247)​


    [...]
     
    Heoconmtv, teacher.anh and lichan like this.
  19. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    [...]


    * Từ nghi vấn
    Đại từ và tiểu từ có chức năng làm phương tiện biểu thị sự hỏi trong câu nghi vấn; còn gọi là từ hỏi. Ví dụ: sao, tại sao, phải chăng, chứ, v.v...

    * Từ ngoại lai
    Các từ có nguồn gốc khác, xa lạ với người bản ngữ; từ mượn của tiếng nước ngoài, đối lập với từ bản ngữ. Trong tiếng Việt, lớp từ ngoại lai được phân chia thành hai lớp nhỏ: lớp các từ ngữ gốc Hán và lớp các từ ngữ gốc Ấn - Âu.

    * Từ nguyên
    Nguồn gốc quá trình hình thành và lịch sử phát triển của từ ngữ.

    * Từ nguyên học
    Bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu nguồn gốc quá trình hình thành và lịch sử của các từ và hình vị.

    "Từ nguyên học - nghiên cứu nguồn gốc, sự xuất hiện và lịch sử của từ".
    (Lưu Vân Lăng. Khái luận ngôn ngữ học.
    Nxb GD, H., 1960, tr.9)​

    "Từ nguyên học là khoa nghiên cứu nguồn gốc, lịch sử của từ. Mục đích của từ nguyên học là đi sâu vào quá trình diễn biến lịch sử nguồn gốc và trạng thái của mỗi từ - Từ nguyên học về bản chất là một bộ môn của khoa học lịch sử".
    (Nguyễn Văn Tu. Khái luận ngôn ngữ học.
    Nxb GD, H., 1960, tr.167)​

    "Từ nguyên học có nhiệm vụ tìm hiểu và giải thích những hình thức và ý nghĩa gốc của các từ".
    (Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt.
    Nxb ĐH và THCN, H., 1985, tr.22)​

    "Bộ môn này có mục đích là tìm hiểu, giải thích và xác định những hình thức, những ý nghĩa có tính chất cội nguồn của từ. Nó tiếp cận đối tượng nghiên cứu bằng cách nhìn lịch đại là chủ yếu".
    (Mai Ngọc Chù - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng
    Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngũ học và tiẽng Việt.
    Nxb ĐH và GDCN, H., 1990, tr.159)​

    * Từ nguyên học dân gian
    Việc cố gắng tìm kiếm hình thức bên trong ở các từ để làm căn cứ giải thích ý nghĩa của từ mà không viện dẫn, tính đến các yếu tố thực tế về nguồn gốc của chúng.

    [...]
     
    lichan, Heoconmtv and teacher.anh like this.
  20. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi có đọc quan điểm cho rằng tiếng Việt không có cái gọi là từ láy.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/6/16
    Heoconmtv and tducchau like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này