Trà phiếm Ngô Thừa Ân ơi, có gì đó sai sai...

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi khiconmtv, 19/4/18.

Moderators: amylee
  1. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Chết cha, mới đọc kỹ lại, không phải sai sai mà quá sai...
    Năm Kỷ Tỵ tức là năm Trinh Quán thứ 13.

    Như vậy:
    - Năm Trinh Quán thứ 13 Đường Thái Tông tổ chức thi, Trần Quang Nhị đậu trạng nguyên.
    - Cũng năm Trinh Quán thứ 13, Huyền Trang 18 tuổi và lên đường thỉnh kinh.

    Ông Đường Tăng này lớn còn nhanh hơn cả Thánh Gióng.

    :lmao:

    Lưu ý: Lý Thế Dân lên ngôi, là Đường Thái Tông, suốt triều của ông chỉ một niên hiệu duy nhất là Trinh Quán.
     
  2. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Chợt nhớ ra một tình huống dở khóc dở cười của tôi. Đó là hồi mẹ tôi mất, trong lễ 49 ngày (đại gia đình) có mời một ông thầy về làm lễ. Có đoạn đọc kinh Phật (không rõ là kinh gì). Điều tức cười ở đây là thầy nam mô cả Đường Tam Tạng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng, hình như cả con bạch mã nữa.
     
  3. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Chắc sư thầy đêm trước đọc TDK rồi nhập luôn...:lmao:
     
  4. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Không phải sư mà là thầy cúng, dường như là đồng nghiệp của thầy Tàu (@tauvequehuong). :)
     
  5. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Hồi thứ 9
    Trần Quang Nhị nhậm chức gặp nạn
    Sư Giang Lưu trả thù báo ơn
    Nói về thành Trường An của nước lớn Thiểm Tây là nơi trải bao đời đế vương đã đóng đô. Từ những đời nhà Chu, Tần, Hán trở lại, ba châu hoa tựa gấm, tắm suối nước quanh thành, thật là một nước có danh tiếng. Thời ấy là đời vua Thái Tôn nhà Đường, đổi niên hiệu là Trinh Quán, đã làm vua được 13 năm. Năm ấy là năm Kỷ Hợi, thiên hạ thái bình, tám phương tiến cống, bốn bể xin làm tôi. Một ngày kia, vua Thái Tôn ra chầu, hội họp các quan văn võ. Lễ triều bái rồi có thừa tướng Ngụy Trưng đứng ra tâu rằng:
    - Hiện nay thiên hạ thái bình, tám phương yên ổn, nên theo phép cổ, mở khoa thi, kén chọn hiền sĩ, cất dùng nhân tài, giúp việc trị nước.
    Thái Tôn phán:
    - Lời tâu của khanh có lý lắm.
    Liền truyền chiếu chỉ làm bảng chiêu hiền ban bố ra thiên hạ. Từ các phủ, châu, huyện, không kể quan hay dân, mọi người, hễ là dòng nho học có đọc sách, hiểu rõ văn nghĩa, tinh thông ba trường, đều được đến Trường An ứng thí.
    Bảng này về đến địa phương Hải Châu, có một người họ Trần tên Ngạc, biểu tự Quang Nhị, thấy bảng treo, tức thì về nhà thưa với mẫu thân là Trương Thị:
    - Triều đình ban ra bảng vàng, chiếu ra các tỉnh, thi chọn hiền tài, ý con muốn đi ứng thí, nếu được đỗ làm quan, cha mẹ thỏa lòng, mình được nổi tiếng, vợ được phong, con tử, đó là chí của con, xin mẫu thân cho phép con đi.

    Năm vừa Trinh Quán thứ mười ba,
    Vâng lệnh nhà vua mở hội ra,
    Khai diễn phép màu trời phật giáng,
    Mở mang đại nguyện tuyết sương pha.
    Chùa xây ngũ sắc ơn còn mãi,
    Xác lột kim thuyền đức vọng xa.
    Quả phúc rộng to không trụy lạc,
    Trước sau ba đạo lớn truyền qua.
    Năm Trinh Quán thứ 13 là năm Kỷ Tỵ, ngày mồng ba tháng chín, Giáp Tuất, giữa giờ quý mão tốt lành. Đại xiển pháp sư là Trần Huyền Trang họp một nghìn hai trăm vị cao tăng, khai diễn các pho kinh phật ở chùa Hóa Sinh, trong thành Trường An. Hoàng đế ngự triều buổi sáng xong, đem cả các quan văn võ, ngồi trên long xa phượng liễn, rời điện Kim Loan, đi thẳng đến chùa làm lễ. Trông theo loan giá nhà vua, thật là:
     
  6. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Bản dịch này có vấn đề.
    1. Năm Kỷ thì 10 năm sau sẽ lặp lại Kỷ, 13 năm là sai, phải là Nhâm.
    2. Lý Thế Dân lên ngôi là đổi niên hiệu thành Trinh Quán rồi.
    Đường Thái Tông (chữ Hán: 唐太宗, 23 tháng 1, 599 – 10 tháng 7, 649), là vị Hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 626 đến năm 649 với niên hiệu duy nhất là Trinh Quán (貞觀).
     
  7. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Thực ra NTA hiểu biết khá sâu sắc về Phật giáo đó.

    5 ngón tay Phật ngộ không bay mãi không qua tượng trưng cho ngũ uẩn, tức là dù là cái thân gì gì đi nữa cũng xoay quanh ngũ uẩn mà thôi, không qua được đâu, TNK vì ngu không hiểu được nên kết quả bị đè dưới ngũ chỉ sơn ( ngũ uẩn) khổ vì chúng 500 năm
    Đường Tăng là thiện tài đồng tử một tâm cầu pháp (đi xin kinh) kéo theo 3 thằng đệ tử tức là THam (Bát Giới- làm những điều có lợi cho mình, được ngay hiện tại toàn lỡ chuyện tương lai); SI (tức ngu- Sa Tăng- cuộc sống hên xui, bảo sao làm thế); SÂn (Ngộ Không; phản ứng với hoàn cảnh rất tốt nhưng đụng cái là đòi đập con nhà người ta chuyên kết thù oán cho tương lai)
    Huyền Trang ngày xưa một mình một ngựa du học Ấn Độ - Ngô Thừa Ân ám chỉ tương đương với 4 thầy trò trong chuyện đấy vừa phải đối mặt với gian nguy bên ngoài vừa đối mặt với nội bộ trong tâm mình. Cho nên trong truyện nhiệm vụ của Đường Tăng chỉ là giữ giới và kiểm soát 3 thằng đệ tử.
    81 kiếp nạn là 81 tâm (citta) dục giới vượt qua sẽ đạt được 8 tâm quả bậc thánh vì thế nên vừa đến Tây Thiên vì đã vượt qua 81 kiếp nạn rồi nên mới thành chín quả đấy. Mình không đọc kỹ TDK nhưng rất có thể NTA viết 81 kiếp nạn theo kiểu biểu tượng của 81 tâm
    ..v..v..m ..mm
     
  8. hungtk

    hungtk Lớp 7

    Nói chung hồi mình vừa mới học Phật chợt nghĩ ra vậy. Mà nhiều khi lướt web thấy mấy người là sư cứ lên kể TDK này nọ mà thấy buồn cười :)
     
  9. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Cách nay hai ba tuần gì đó tôi cũng có đi một đám 49, không phải đi cúng đâu, đây là người họ hàng nên tôi được/bị mời tới ngồi chơi rồi xơi cỗ. Để khi nào tôi kể về vụ đó, cũng có nhiều điều để xem xét lắm.

    Tôi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ, dù có chết thì cũng không làm thầy bà bói toán cộc cộc cheng cheng đâu. Xếp tôi vào hàng đồng nghiệp của họ thì mang tiếng tuổi thơ tôi quá.
     
  10. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Thể loại tiểu thuyết chương hồi ai ai cũng biết là dạng chế biến xào nấu mắm muối gia vị tùm lum, tác giả viết ra để mua vui, người đọc đọc chơi chơi.

    Dù Ngô Thừa Ân có viết rằng Tôn Ngộ Không dùng gậy phang Bạch Cốt Tinh hay dùng súng AK 47 bắn Bạch Cốt Tinh thì cũng không ai bắt lỗi ông ấy cả.

    Nếu ai gọi tên ông ấy rồi bảo ông ấy viết tiểu thuyết sai chỗ nọ sai chỗ kia thì tôi nghĩ rằng ông ấy sẽ trả lời như này: Bay về xem lại định nghĩa thế nào là tiểu thuyết đi rồi xuống đây nói chuyện với tao.

    Những người đọc chơi chơi thì thường kiếm những cái dễ để đọc, để chém gío.

    Những người ngâm cứu nửa vời thì cũng tìm cái chi dễ dễ để ngâm cho phù hợp với thái độ nửa vời.
     
    cfcbk thích bài này.
  11. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Tiểu thuyết có láo thế nào đi nữa thì về khoản tính thời gian, tuổi của một người phải chính xác hoặc gần chính xác chớ nhỉ?
     
  12. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Bản tiếng TQ và bản dịch mới hình như phát hiện ra sai sót này nên bỏ nguyên đoạn Quang Nhị đi thi và Huyền Trang lớn lên.
    Nhiều ông vẫn đánh tráo khái niệm "viết sai" và "viết bịa". Truyện thần tiên thì bịa thoải mái nhưng tuổi tác mà tính sai thế thì đúng là tào lao quá.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  13. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    - Kể đi.
    - Tôi có khẳng định đâu. Dường như với hình như có lẽ đồng nghĩa nhỉ?

    P.S Tính tôi hay trêu chọc người khác bạn Tàu và .. . (nó cấm tôi tag nó rồi) là tôi hay thích khoèo chân. Có gì không vui thì cho tôi rút kinh nghiệm nhé. :D
     
    tauvequehuong thích bài này.
  14. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Ngô Thừa Ân viết vào thời kỳ lịch sử như nào, công nghệ in ấn ra sao rồi biết bao kẻ thích bình vào sách, thích sửa nguyên tác cho đúng cái họ nghĩ như vậy mới là đúng. Trải qua bao thời gian, tam sao thất bản đủ kiểu thì mấy con số, tên mấy thời đại có còn ai dám khẳng định là không sao chép sai.

    Những văn bản chính sử khi sao chép, in ấn dù người làm đã có ý thức cao để cho ra sản phẩm ít lỗi in ấn nhất, không sửa đổi tác phẩm vậy mà còn nhiều sai sót, nói chi tới mấy cái trò tiểu thuyết văn chương.

    Đọc chơi chơi thì đọc chơi chơi đi, lại bày đặt gọi ông A mà bảo ổng sai. Người chết thì không nói được, nếu mà nói được thì nhiều người sống sẽ không dám mở mồm nói đâu.

    Cái ý "viết sai" của bạn Khỉ con không thể gán cho Ngô Thừa Ân được, bởi hoàn cảnh lịch sử nhân loại từ đó tới nay khác, hoàn cảnh đó không cho phép chúng ta kiểm chứng được rằng Ngô Thừa Ân có sai sai (có chắc là ông ấy viết vào tác phẩm mấy số đó hay không) hay không, chỉ áp dụng vào các tác phẩm thời kỳ hiện nay mà thôi.
    Mà ngày nay có khi còn bị cắt xén, biên tập tùm lum.

    Cần nhận thức nó chính là nó. Nó dễ thì chơi dễ cho đỡ mệt, đừng nguy hiểm quá thành ra mệt mỏi. 3D_423D_42
     
  15. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Ban đầu mà bạn giải thích thế này thì đâu ra cớ sự. “sai khác” nguyên tác nó khác rất nhiều với việc “viết sai” à. Cơ bản như tính toán số tuổi mà cũng sai sao xứng tầm 4 tác phẩm cấp quốc gia được.

    làm sản phẩm cho công chúng thì phải chịu phê phán, bình bàn. Viết sai thì nói viết sai, chứ có nói khác đâu mà sợ? Đọc tiểu thuyết bình thường có thể bỏ qua, còn đây là tác phẩm lớn, tầm vóc lớn. Phải nói cho biết chớ, người ta đọc mà người ta chả buồn mà phê bình thì tác phẩm có gì giá trị nhỉ? Tiểu thuyết cũng cần giá trị sao lại chỉ là “đọc chơi” một trong bốn tác phẩm lớn nhất của Trung Quốc nhỉ?

    cho dù thời đại nào đi nữa thì về cơ bản tuổi tác cũng không thể lẫn lộn được, không thể 13 mà nói 18, không thể cái kiểu 1 năm 2 tuổi được, nhưng chỉ ra như thế cũng vẫn là giả thuyết của topic này, chưa có khẳng định là lão Ngô sai.

    Không có những người nguy hiểm thì sẽ không có những người vào phán có người nguy hiểm nhể :)
     
  16. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    "nhưng chỉ ra như thế cũng vẫn là giả thuyết của topic này, chưa có khẳng định là lão Ngô sai." >>>> Bạn nên đọc lại #7.

    Bây giờ vẫn nhiều người gán ghép cho ông tác giả A viết tiểu thuyết B là ổng đã gửi gắm chi chi trong đó. Cái lối gán ghép đó vẫn còn thịnh hành trong đời sống. Cứ lối suy diễn đó rồi người ta đào bới trong đó để tìm, để gán ghép là phải thế lọ thế chai.

    Quan điểm của tôi khi đọc văn chương (hư cấu) là xem, cảm nhận câu chuyện trong đó, lối hành văn có dễ hiểu không, có hay không, chuyện diễn biến ra sao và rồi học được gì từ tác phẩm đó. Không suy diễn, gán ghép những điều trong đó cho tác giả, trừ khi chính họ nhận đó là quan điểm của họ, còn không thì đừng gán ghép.


    Về tên chủ đề bạn Khỉ con đặt, tôi cho vậy là láo, không tôn trọng Ngô Thừa Ân.
    Bạn thấy tác phẩm có sai sót, vấn đề gì thì có thể đưa ra thảo luận, nhưng với cái tít: Ngô Thừa Ân ơi, có gì đó sai sai... thì thật là láo quá.
    Ông ta chết rồi mà bạn lại gọi "Ngô Thừa Ân ơi", ông ấy sống lại được để đáp lời bạn à?
    Bỏ chữ ơi (nghĩa là không gọi) thì có phải tôn trọng nhau không.

    Thiếu gì tên chủ đề để đưa ra bàn luận: Ngô Thừa Ân viết có gì đó sai sai...
    Thêm chữ ơi vào thật là láo.
     
  17. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Đừng tranh luận với những kẻ bẻ lái vấn đề, không phân biệt được 2 phạm trù "sai" và "xạo" rồi lái sang chuyện khác, phí lời lắm...:D
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  18. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đúng là sai một ly đi một dặm. Hoàn toàn đồng ý với bạn Tàu (về chữ ơi).

    Nếu về sai sót trong Tứ Đại thì Tam Quốc của La tiên sinh cũng dính. Ví dụ đoạn Bàng Thống đi làm tri huyện. Lỗ Túc, Gia Cát Lượng có "thơ tay" đưa cho Bàng Thống. Thử xem nội dung xem Lỗ Túc có tài tiên tri không? :D
     
  19. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Bản dịch của PKB dịch sai, bản Hán văn không hề nhắc đến chức tri huyện, PKB dịch kiểu thoáng nghĩa.
    Tam Quốc dính nhiều, chủ yếu về địa lý. Nhưng suốt hơn 60 năm thì không mắc lỗi niên biểu và tuổi tác như TDK.
     
  20. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

Moderators: amylee

Chia sẻ trang này