NGƯỜI ĐÀN BÀ TRÊN ĐỒI CỎ Tác giả: Đào Hiếu Tạp Văn Hoài Niệm xuất bản Ebook: Cuibap Nguồn text: daohieuvn.wordpress.com ....Năm 1972 Nguyễn Đức Sơn trốn lính, về tá túc ở Bình Dương, dạy Anh văn tại một tư thục. Nếu không gặp Phượng hắn sẽ chẳng có tác phẩm nào ra hồn. Phượng rọi hào quang của nàng vào cái đầu mê gái tơi bời của hắn và hắn được cô "độ" cho thành…thi sĩ. Tác phẩm "Đêm Nguyệt Động" ra đời từ dòng nước cam lồ róc rách tuôn ra từ nhục thể của "thánh cô" Annie Phượng. Và huyền thoại đã bắt đầu: Năm mười bốn có lần anh ngó thấy Em cởi truồng ngoe nguẩy cuối vườn trăng Hồn thảo dã trong đêm vừa thức dậy Khắp bầu trời ướt mượt cả lông măng * Từ dạo đó xác hồn anh mất hết Một đêm nào trở lại cõi vô biên Đời anh đó đâu có bằng hạt cát Đã vô tình vương dưới gót chân emTừ đó chàng thi sĩ luôn trộn lẫn trần tục với bồng lai nên khi cô nữ sinh "tụt quần xuống đái"thì hào quang cũng rực sáng muôn trùng. * Trên rừng vắng một mình anh hái trái Bỗng mơ hồ trông thấy quá nhiều chim Bên nương vắng em tụt quần xuống đái Anh thấy càn khôn rụng xuống trong tim. Nhưng những vần thơ mê gái thượng thừa ấy cũng không lay động được Annie Phượng. Chàng khóc lóc, rên siết, quỳ lạy…cũng chẳng ăn thua, bèn dùng "khổ nhục kế". Nếu như ngày nay thì chàng thi sĩ sẽ quấn chất nổ quanh mình rồi lao vào "đánh bom tự sát", nhưng Nguyễn Đức Sơn thời đó đã trèo lên thành giếng và kêu lên: "Bớ Chúc Anh Đài! Ta chết đây!" làm Phượng hoảng hốt. Cuộc hôn nhân đã bắt đầu như vậy.
Đến dạy trẻ con cũng phải nói tránh là đi vệ sinh mà. Còn nếu nói huỵch toẹt ra thì nên đặt tên tập truyện là Người đàn bà ngồi trên đồi cỏ non đái hỉ.