Kinh điển Người đẹp ngủ mê - Yasunari Kawabata <Tủ sách Tinh Hoa Văn Học>

Thảo luận trong 'Tủ sách tác giả đoạt giải Nobel' bắt đầu bởi Foli, 30/9/13.

  1. Foli

    Foli Lớp 11

    Kawabata sinh ở Osaka, mồ côi từ năm lên 2, từ đó cậu bé và chị sống cùng ông bà ngoại. Khi cậu lên 7 thì thì bà ngoại qua đời, lên 9 thì mất chị, được 14 tuổi thì mất cả ông ngoại, cậu phải về Tokyo sống với gia đình người dì.

    Đứa trẻ ốm yếu lại côi cút Kawabata chỉ còn biết tựa mình vào năng lực sáng tạo, phong kín vết thương tâm hồn của mình bằng cuộc tìm kiếm mê mải cái đẹp trong cuộc đời.

    Ở tuổi đôi mươi, Kawabata lại đánh mất một người mà ông hết lòng yêu thương, một thiếu nữ ông gọi là Chiyo. Ông đã cùng nàng hứa hôn nhưng khi mọi việc chuẩn bị xong, nàng bất ngờ từ hôn, không một lời giải thích.

    "Không bao giờ tôi trút được ám ảnh rằng mình là một người lang thang ưu sầu. Luôn luôn mơ mộng tuy rằng chẳng bao giờ chìm đắm hoàn toàn trong mơ, mà vẫn luôn tỉnh thức giữa khi mơ..."
    Cảm thức cô đơn trong văn phẩm Kawabata thường phản ánh từ chính cuộc sống thời thơ ấu và tuổi trẻ của ông. Cái cô đơn ấy bắt đầu với tập Nhật ký tuổi mười sáu. Khi nó được xuất bản vào năm 1925, tác phẩm đầu tay này có lẽ đã được viết lại dù trong đó, ấn tượng của một thiếu niên trước cái chết của người thân (ông ngoại) vẫn còn rõ nét. Những ngày cuối cùng khốn khổ của một người già yếu mù loà, cuộc sống cô độc của một thiếu niên nhỏ bé đối diện với sinh ly tử biệt được thể hiện chân thực.

    Hồi nhỏ, Kawabata vẫn mơ ước vẽ tranh. Nhưng đến tuổi mười lăm, ông cảm thấy mình có tài viết hơn là vẽ, nên quyết định chọn con đường văn chương. Do đó mà trong văn xuôi Kawabata, những phong cảnh thiên nhiên và thế giới tâm hồn không ngớt mở ra trước mắt ta những màu sắc tinh tế.

    Bên cạnh viết văn, Kawabata còn làm phóng viên cho một số tờ báo mà đáng chú ý nhất là tờ Mainichi Shimbun ở Osaka và Tokyo. Mặc dù đã từ chối tham gia vào sự hăng hái quân phiệt trong Đệ nhị thế chiến, ông cũng thờ ơ với những cải cách chính trị của Nhật Bản sau chiến tranh, nhưng rõ ràng chiến tranh là một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất đối với ông (cùng với cái chết của cả gia đình khi ông còn trẻ); một thời gian ngắn sau đó ông nói rằng kể từ đó ông chỉ còn khả năng viết những tác phẩm bi ca mà thôi.


    Bia kỷ niệm nơi sinh KawabataNăm 1972 Kawabata tự tử bằng khí đốt trong một căn phòng ở Hayama, Kamakura. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra, nào là sức khoẻ kém, nào là một cuộc tình bị cấm đoán, nào là cú sốc do vụ tự tử của bạn ông, nhà văn Mishima Yukio năm 1970. Tuy nhiên, khác với Mishima, Kawabata không để lại thư tuyệt mệnh, và vì trong các tác phẩm của ông không có gợi ý gì, đến nay không ai biết được nguyên nhân thật sự.

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Posted by hho
     

    Các file đính kèm:

  2. thanhbt

    thanhbt Học sinh Thành viên BQT

    [​IMG]

    NGƯỜI ĐẸP NGỦ MÊ
    Tủ sách Tinh Hoa Văn Học


    Nguyên bản tiếng Anh: House of the sleeping beauties and other stories của Edward Seidensticker
    Nguyên bản tiếng Pháp: Les belles endormies của R. Sieffert
    Tác giả: Yasunari Kawabata
    Người dịch: Quế Sơn
    Nhà xuất bản:NXB Hội Nhà Văn
    Nhà phát hành:Phương Nam
    Khối lượng:200 gram
    Kích thước:13 x 20 cm
    Ngày phát hành:03/2012
    Số trang:144
    Giá bìa: 43.000đ

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Type+Làm ebook: thanhbt

    Giới thiệu

    Qua tác phẩm “Người đẹp ngủ mê”, Kawabata mô tả những suy tư của một người đàn ông già với những cô gái trẻ hoàn toàn xa lạ, vô danh, khỏa thân chung chăn chiếu nhưng không hề có trao đổi bằng ngôn ngữ hoặc đụng chạm thân xác.

    Đó như thái độ phản tỉnh của một người thực hành thiền định để tới giác ngộ về dục tính của chính mình và về ý nghĩa của nhân sinh.

    Cũng trong tác phẩm này, Kawabata nhận định: “Trên thế gian không có gì cao quý bằng con người. Trong loài người không có gì vinh dự bằng thân thể trong trắng của người nữ. Tuy nhiên, để chiếm đoạt, sở hữu nó người ta phải phá hủy sự trinh khiết đó”.

    Tác phẩm “Người đẹp ngủ mê” đã giúp cho tác giả Yasunari Kawabata trở thành tiểu thuyết gia người Nhật đầu tiên và người châu Á thứ ba đoạt giải Nobel Văn học năm 1968 với lời ca ngợi của Viện Hàn Lâm Thụy Điển rằng: “Ông là người tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uất của hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người”.

    Yasunari Kawabata sinh năm 1899 và mất năm 1972. Sinh ra ở Osaka, sớm mồ côi năm lên hai tuổi, từ đóYasunari Kawabata và chị sống lần lượt cùng ông bà ngoại và gia đình người dì.

    Cảm thức cô đơn trong tác phẩm văn chương của Kawabata thường phản ánh từ chính cuộc sống thời thơ ấu và tuổi trẻ của ông. Cái cô đơn ấy bắt đầu với tập “Nhật ký tuổi mười sáu”được xuất bản vào năm 1925.

    Rồi lần lượt là sự ra đời của các tác phẩm như: “Izu no Odoriko” (Vũ nữ Izu, 1926), “Tenohira no Shosetsu” (Những truyện ngắn trong lòng bàn tay, 1926),”Asakusa Kurerai dan” (Hồng đoàn Asakusa, 1930),”Kinju” (Cầm thú, 1933), “Yukiguni” (Xứ tuyết, 1935-1937 & 1947), “Meijin” (Danh thủ cờ vây, 1951-1954),”Utsukushisa to Kanashimi to” (Đẹp và buồn, 1964),”Utsukushii Nihon no Watakushi” (Đất Phù Tang, cái đẹp và tôi, 1968), “Kani wa Nagaku” (Tóc dài, 1970)...

    Bên cạnh viết văn, Kawabata còn làm phóng viên cho một số tờ báo mà đáng chú ý nhất là tờ Mainnichi Shimbun ở Osaka và Tokyo.

    Nhà văn García Márquez của Colombia tình cờ đọc “Người đẹp ngủ mê” của Kawabata trên một chuyến bay và từ cảm hứng được gợi từ cuốn tiểu thuyết này đã xây dựng về cuộc tình giữa một ông già 90 tuổi và một cô gái 14 tuổi qua cuốn “Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi”.

    Cuốn sách này được giới thiệu ở đây nhằm chia sẻ cho những bạn không có điều kiện mua sách!
    Còn nếu bạn có khả năng hãy mua ủng hộ nha!
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 17/3/15
  3. nguyenthanh-cuibap

    nguyenthanh-cuibap Cử nhân

    NGƯỜI ĐẸP NGỦ MÊ
    ---❊ ❖ ❊---
    Nobel Văn Học 1968
    Tác giả: Yasunari Kawabata
    Dịch thuật: Quế Sơn
    Nhà xuất bản Hội Nhà Văn
    Nguồn text: Waka
    Đóng gói: @nguyenthanh-cuibap
    Theo lời giới thiệu của một người bạn, ông già Eguchi tìm đến ngôi nhà “người đẹp ngủ mê”, nơi những trinh nữ trẻ trung, xinh đẹp được gây mê bằng thuốc ngủ liều cao, hoàn toàn khỏa thân trong tình trạng mất tri giác, để tìm kiếm một cuộc phiêu lưu, một niềm vui thú mà những người xế bóng như ông tin mình còn thực hiện được.
    Bốn lần đến thăm ngôi nhà, Eguchi được giới thiệu với năm cô gái rất khác biệt. Năm biểu tượng của nữ giới ấy đã gợi nên cho ông những cung bậc tưởng như không bao giờ với tới được của nỗi cô đơn, sự tự do, ký ức, sự thương xót, tội lỗi và cả cảm thức về cái chết.
    Tác phẩm Người đẹp ngủ mê của Yasunari Kawabata đã lột tả thực sự sâu sắc những cảm quan tế vi và những suy tư của một người đàn ông già với những cô gái trẻ hoàn toàn xa lạ vô danh khỏa thân chung chăn chiếu nhưng không hề có trao đổi bằng ngôn ngữ hoặc đụng chạm thân xác.
    Đó là thái độ chiêm ngắm và phản tỉnh như của một người thực hành Thiền định để tới giác ngộ về dục tính của chính mình và về ý nghĩa của nhân sinh. Cái bi đát và khôn nguôi của kiếp người được Kawabata tóm lược bằng nhận định: "Trên thế gian không có gì cao quý bằng con người. Trong loài người không có gì vinh dự bằng thân thể trong trắng của người nữ. Tuy nhiên, để chiếm đoạt, sở hữu nó người ta phải phá hủy sự trinh khiết đó."

    [VCTVEGROUP]

    [​IMG]
    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

  4. steel134

    steel134 Lớp 1

    Úc có làm bộ phim này thì phải :
    Sleeping Beauty năm 2011
     
    mieuhoa and nguyenthanh-cuibap like this.
  5. Thiên Hư

    Thiên Hư Mầm non

    Ai có bản dịch của Uyên Thiểm không ạ
     
  6. Khi tôi đọc tác phẩm này dù còn rất trẻ nhưng đã thấm thía được cái hay trong cách diễn tả tâm trạng của nhân vật.Tôi không còn nhớ được tên người dịch nhưng rất cám ơn vì cách diễn đạt giúp tôi mê và luôn tìm đọc mọi tác phẩm của nhà văn này
     
  7. hoanghoamandinh

    hoanghoamandinh Lớp 3

    Tác phẩm nói về dục vọng thầm kín của đàn ông hay là khát khao của tuổi già khi sắp xa lìa nhân thế. Văn chương bác này toàn mấy câu chuyện khá mơ hồ.
     

Chia sẻ trang này