LS-Việt Nam Nguồn gốc địa danh Nam Bộ qua truyện tích và giả thuyết - Nguyễn Hữu Hiếu

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi Sát Thủ Giấu Mặt, 22/6/15.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Tên sách: Nguồn gốc địa danh Nam Bộ qua truyện tích và giả thuyết.
    Tác giả: Nguyễn Hữu Hiếu.
    Nxb Thời đại, 2013.

    Nguon goc dia danh Nam bo qua truyen va gia thuyet.jpg

    Đôi lời giới thiệu.
    Địa danh là những từ ngữ, những mẩu ngôn ngữ của một dân tộc đã tạc vào núi sông, ở những nơi mà họ đã từng cư trú. Trong địa danh luôn có ba yếu tố gắn chặt với nhau là: ngôn ngữ, xã hội và địa lý.
    Đối với vùng đất Nam Bộ, bên cạnh những yếu tố chung, địa danh ở đây còn được hình thành dựa trên nhiều yếu tố khác như: địa lý, cư dân, điều kiện lịch sử, hoàn cảnh xã hội địa phương… và mang đậm dấu ấn lịch sử của một vùng đất mới.
    Nằm trong Dự án “Công bố và phổ biến tài sản văn hoá – văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam”, quyển sách “Nguồn gốc và địa danh Nam Bộ qua truyện và giả thuyết” là công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Hiếu đã được xuất bản giúp bạn đọc có thêm kiến thức bổ ích, thú vị về nguồn gốc địa danh ở Nam Bộ. Sách do Nxb Thời đại ấn hành có độ dày 307 trang gồm hai phần nội dung:
    Phần thứ nhất trình bày khái quát về địa danh Nam Bộ như: Đặc điểm của vùng đất Nam Bộ ảnh hưởng đến sự hình thành địa danh; Đặc điểm về chuyển hoá; Cấu trúc địa danh Nam Bộ. Về cấu trúc từ ngữ, địa danh có khi là mỹ từ, có khi được gọi nôm na, có vay mượn từ ngữ âm, ngữ nghĩa của ngôn ngữ khác… Mỗi địa danh ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử - văn hoá nhất định song không thể là bất biến mà có thể chuyển hoá qua nhiều hình thức (như rớt từ, nói trại âm, viết sai chính tả…) nên có một số địa danh từ lúc hình thành đến nay đã thay đổi. Có thể nói, tuy hình thành sau so với các vùng miền khác của đất nước, nhưng địa danh Nam Bộ vẫn luôn mang dấu ấn lịch sử, là di chỉ khảo cổ học, ghi và truyền lại hậu thế những đặc điểm về địa lý, lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ của một vùng đất mới năng động, trù phú.
    Phần thứ hai là những nghiên cứu, phân tích về đặc điểm của truyện tích và giả thuyết liên quan đến địa danh Nam Bộ giới thiệu 110 truyện tích và giả thuyết tiêu biểu liên quan đến nguồn gốc địa danh Nam Bộ như: ao Bà Om (Trà Vinh), ấp Giá Ngự (Cà Mau), bưng Sấu Hì (Đồng Tháp Mười), cù lao Ông Hổ, kinh Thoại Hà (An Giang), hòn Phụ Tử (Kiên Giang), núi Bà Đen (Tây Ninh), xóm Bà Đồ (Cần Thơ) v.v...
    Trân trọng giới thiệu quyển sách đến bạn đọc.

     

    Các file đính kèm:

    haist, VietNhan, camapkss and 13 others like this.
  2. goldfish

    goldfish Lớp 8

    TRÀM CHIM

    Về địa danh Tràm Chim ở Đồng Tháp Mười, tác giả Nguyễn Hữu Hiếu giảng như sau:

    “TRÀM CHIM

    Ở Nam Bộ, nhất là ở vùng Đồng Tháp Mười và Cà Mau, có nhiều địa danh mang từ tố “Tràm” như Tràm Chim, Tràm Sình, Tràm Dơi… hoặc Đồng Tràm, Rổng Tràm, Rạch Tràm…

    Về cấu tạo của loại địa danh mang từ tố “Tràm” có hai dạng:

    - Dạng I: /tràm/ + từ tố khác (tràm + một loài động vật hoặc một dạng địa hình): Chim, Dơi (loài động vật); Sình (một dạng địa hình) là một vùng trũng thấp, nước đọng quanh năm, kể cả và mùa khô, trên mặt có thảm thực vật (cỏ hoặc các loài thân thảo khác), bên dưới vẫn là nước. Ở Đồng Tháp Mười có một vài địa danh mang từ tố “Sình” như: Sình Dứt, Sình Vồ, Sình Heo Chạy, Sình Tranh…

    - Dạng II: từ tố khác + /tràm/ (địa hình + tràm)

    Từ tố /Tràm/ trong dạng II có nghĩa là cây tràm. Đồng Tràm có nghĩa là cánh đồng có nhiều tràm.

    Từ tố /Tràm/ trong dạng I có thể xuất phát từ nguồn gốc tiếng Việt cổ, có nghĩa là vùng trũng thấp, vùng ngập nước, đồng nghĩa với “Hỏm” và /Chằm/.

    Như câu: Nó nằm tại chỗ đất hỏm sâu.

    Hoặc: Trong sách Gia Định Thành thông chí, Trịnh Hoài Đức gọi Đồng Tháp Mười là Chằm Mãng Trạch.

    /Tràm/ trong dạng I là một loại địa hình, không phải cây tràm.

    /Tràm/, /Chằm/ và /Hỏm/ gần đồng âm với /Kram/ (của tiếng Mã Lai), /Khỏm/ (của tiếng Xiêm, tiếng Lào), /Krom/ (của tiếng Khmer/. Như nói Khmer krom tức Khmer hạ.

    /Tràm/ âm Hán Việt là /Khảm/ hoặc /Trầm/. Trước đây, người Trung Quốc thường gọi Hà Tiên là Mang Khảm, tức “xóm dân vùng ngập nước” [Trương Minh Đạt: Nhận thức về đất Hà Tiên, tr.27.]

    Như vậy địa danh Tràm Chim có nghĩa là vùng đất ngập nước chó nhiều chim. Nhưng trong thực tế, người ta thường cho rằng Tràm Chim là khu rừng tràm có nhiều chim, vì có sự đồng hoá giữa nghĩa của /Tràm/ là cây tràm với nghĩa /Tràm/ là vùng ngập nước, thêm vào đó, ở Nam bộ vùng ngập nước lại thường là khu vực rừng tràm”.

    * Xin các bạn so sánh lời giảng trên với đoạn sau đây trong bài Trở lại với “chằm” (Năng Lượng Mới số 412, 10-4-2015) của học giả An Chi:

    “Sở dĩ bây giờ người ta hiểu “Tràm Chim” là một “vùng đầm lầy có nhiều loài chim sinh tụ” là vì danh từ trung tâm gốc (tạm gọi là X…) dùng để chỉ đầm lầy trong địa danh gốc “X… Chim” đã bị từ “tràm” tiếm vị nên mới sinh ra cái địa danh “Tràm Chim” lố bịch. Rồi giẫm chân theo sự lố bịch đó, một số người cũng đã làm một trong hai việc lố bịch sau đây:

    – hoặc nói rằng “tràm” là một vùng đầm lầy có nhiều cây tràm mọc”;

    – hoặc, đơn giản hơn, “tràm” là một từ dùng để chỉ vùng đầm lầy.

    Tiếc rằng cả hai cách “giảng” này đều đại phi lý và cực vô duyên vì không có bất cứ cách dùng từ hoặc biện pháp tu từ nào cho phép hiểu như thế. Trong bài “Vẫn là do «Chằm Chim» mà ra” (Năng lượng mới, số 328, ngày 6-6-2014), chúng tôi đã khẳng định một cách dứt khoát: “Từ xưa đến nay, dân Nam Bộ tuyệt đối, vâng, tuyệt đối không bao giờ dùng âm “tràm” này để chỉ bất kỳ thứ địa hình, địa vật nào. Tuyệt đối không!” Nếu cứ bám vào “nghĩa” của tiếng “tràm” thì sẽ tuyệt đối không thể tìm ra bất cứ một cách hiểu/giảng nào hợp lý, trừ phi ta chịu tầm nguyên để thấy rằng nó là do từ “chằm” bị trẹo trọ mà ra. “Chằm” là một từ thông dụng trong tiếng Việt ngày xưa, từ Đàng Ngoài đến Đàng Trong và còn để lại lưu tích trong một số địa danh, như chúng tôi đã dẫn chứng trong bài đã nói trên Năng lượng mới, số 328. “Chằm Trích” ở trong Nam (Năng lượng mới số 406) và “Chằm Cò” ở ngoài Bắc (Năng lượng mới số 328) chính là một cặp đôi hoàn hảo cùng sánh vai nhau để kết bạn từ nguyên với trước nhất là “Chằm Chim”, rồi “Chằm Dơi”, “Chằm Thầy Ba Vỹ” và “Chằm Sình”

    (Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).
     
    haist, tieungao and Hannibal2010 like this.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này