Biên khảo Nguyễn Trung Trực - Lê Dư Hoài - Ngọc Linh <1000QSV1TVB #0322>

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi Thu VO, 23/10/17.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0322 Nguyen Trung Truc.PNG
    Tên sách : NGUYỄN TRUNG–TRỰC – ANH HÙNG DÂN CHÀI
    Tác giả :
    LÊ-DƯ-HOÀI - KIÊN-GIANG
    NGỌC-LINH - SƠN-NAM
    Nhà xuất bản : ẤN–QUÁN ĐỒNG-TIẾN
    397, PHAN-ĐÌNH-PHÙNG SAIGON
    Năm xuất bản : 15-7-59
    ---------------------------------------
    Đánh máy : pongour3758, mopie, thao nguyen, minhf@yahoo, ganbunma
    Kiểm tra chính tả : minhhai1768, Nguyễn Hoàng Nhật Minh, chau_la_la, vqsvietnam, Thư Võ

    Biên tập chữ Hán Nôm : Đỗ Văn Huy
    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 19/12/2017

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn các tác giả
    LÊ-DƯ-HOÀI - KIÊN-GIANG, NGỌC-LINH - SƠN-NAM
    đã chia sẻ kiến thức đến người đọc.

    LỜI NÓI ĐẦU
    NGUYỄN-TRUNG-TRỰC

    Lửa hận ngút trời
    Hỏa Hồng Nhựt Tảo
    Chú thích về trận Nhựt-Tảo
    Phong chức Quản Cơ
    Quản Thứ ra Phú-Quốc
    Từ Sân Chim đến núi Sập
    Giai thoại về Bà Điều, Bà Đỏ
    Trước giờ vung kiếm
    Kiếm bạc Kiên Giang
    Khúc khải hoàn
    Chú thích về trận đánh Kiên Giang
    Giặc Pháp kéo đến
    Ra Phú Quốc
    Phủ Lộc, Lãnh binh Tấn
    Cuộc đầu hàng
    Về Saigon
    Khám đường trung ương Saigon
    Ngày xử tử
    Vài giai thoại
    Hào khí trường tồn​
    GÁNH CHIẾU TÀ-NIÊN
    NGUYỄN TRUNG TRỰC QUI THẦN

    TẢI EBOOK NÀY TẠI Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/12/17
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    LỜI NÓI ĐẦU

    Vị anh hùng quốc gia kháng Pháp hồi thế kỷ vừa qua, Nguyễn Trung Trực, đã là một nhân vật lịch sử được toàn thể dân tộc Việt Nam kính mến. Hầu hết các tỉnh lỵ ở miền Nam tự do đều có đường Nguyễn Trung Trực, bệnh viện Nguyễn Trung Trực… Riêng đối với đồng bào ở Tân An, Long Xuyên, Rạch Giá, Hà Tiên Phú Quốc, uy danh của cụ Nguyễn đã ngang hàng với các vị thành hoàng.

    Chúng tôi thiết nghĩ : cụ Nguyễn được tôn sùng như thế vì hai lẽ :

    - Cụ xuất thân là một thợ chài, một dân đồn-điền nhưng rất có tài về quân sự, biết áp dụng chiến lược sát với hoàn cảnh sông rạch chằng chịt, đồng ruộng bùn lầy, núi đồi hiểm trở… lập được nhiều chiến công hiển hách.

    - Lòng yêu nước, khí khái của cụ thật hiếm có ở những năm từ 23 đến 30 tuổi, tuổi của cụ hồi hoạt động.

    Lòng yêu nước ấy, khí khái ấy đã động viên được bao nhiêu già trẻ bé lớn, kể cả các bà lão, các lính mã tà, các hương chức làng, và lần đầu tiên, đồng bào ở ven biển vịnh Xiêm La đã góp phần xương máu với cụ trong công cuộc chống giữ không riêng gì địa phương nhỏ bé xa vời mới khai thác của mình, mà là lãnh thổ của toàn thể dân tộc-một cách có ý thức.

    Để tạm hoàn thành thiên khảo cứu nầy, chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn trong việc sưu tầm và chọn lọc tài liệu.

    Những sách của người Pháp phần lớn chỉ có giá trị về niên biểu, về địa điểm. Những tài liệu truyền khẩu thì sống động hơn, tuy nhiên lắm khi kém khoa học. Chúng tôi cố gắng dung hòa những tài liệu ấy và đặt dấu nghi ngờ khi gặp những chi tiết chưa thỏa mãn.

    Mộ của cụ Nguyễn ở gần Tòa Bố cũ của tỉnh lỵ Rạch Giá. Đó là điều mà ai cũng đồng ý nhưng cụ-thể ngôi mộ ấy là đâu, chưa ai giải đáp dứt khoát cả !

    Gia thế của cụ Nguyễn như thế nào, bà mẹ và các con ra sao ? Câu hỏi tuy dễ giải đáp nhưng chưa ai rõ được. Chúng tôi thử nêu một đôi câu hỏi ấy để chứng tỏ rằng viết lại một biến cố mới xảy ra non thế kỷ nay không phải là chuyện dễ, và đôi khi nó còn khó khăn hơn viết về những biến cố xảy ra từ năm bảy thế kỷ về trước. Nhưng khó không có nghĩa là không khắc phục được. Chúng tôi ao ước rằng tập sách mọn này-một bản sơ thảo-sẽ được hân hạnh lọt vào tay một độc giả yêu thích lịch sử và biết được nhiều sử liệu quý báu về đời của liệt sĩ họ Nguyễn.

    Như vậy, chúng ta cùng góp sức để càng ngày càng gần sự thật hơn. Và có lẽ sự thật sẽ hứa hẹn nhiều tình tiết hùng tráng, gay cấn hơn những mẩu chuyện phi thường, mà ta thường suy luận.

    SƠN NAM VÀ NGỌC LINH
     
    Heoconmtv and Despot like this.
  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    NGUYỄN-TRUNG-TRỰC

    Của Sơn-Nam và Ngọc-Linh

    Trong quyển « Cuộc Chinh phạt xứ Nam Kỳ », Fallu de La Barrière thuật lại trận Pháp chiếm thành Chí Hòa : « Trong ngày 25 tháng hai 1861, có đến 50.000 người đánh nhau trong một vùng đất nhỏ, tiếng súng thần công ầm ĩ »

    Thói thường, các sĩ quan Pháp thời đó thích kể lại chiến công của họ, khoe khoang bằng cách nâng con số lên cao.

    Sự thật như thế nào ?

    Lực lượng của Pháp lúc giao chiến ước chừng 8.000. Đại bộ phận là viện binh của đề đốc Charner, gồm 68 tàu chiến trí 474 khẩu đại bác, 3.500 thủy binh lục chiến, 12 đại đội lính thủy. Và 600 dân công người Tàu, mộ từ Quảng Đông.

    Bên Triều đình, lúc ấy quân lực gồm chừng 20.000 lính chánh qui và 10.000 dân đồn điền.

    Dân đồn điền được tổ chức có qui củ từ 31 năm về trước (1830) tại miền Nam. Chính họ là những người xung phong trong việc khai thác đất hoang vùng Gia định, Tân an, Gò Công, Cai lậy, Sóc trăng, Cần thơ.

    Năm chục dân hiệp thành một đội, thay phiên nhau canh gác trong làng và có nhiệm vụ tòng chinh khi giặc đến. Bên cạnh quân chánh qui, họ là lực lượng trù bị đáng kể nhờ sự chỉnh đốn lại của quan Kinh lược Nguyễn tri Phương từ năm 1849.

    Trong số dân đồn điền được vinh diệu chiến đấu tại Chí hòa năm 1861, lúc ấy có mặt ba nhân vật quan trọng từ Gò công kéo đến.

    Một là Quản cơ Trương công Định.

    Người thứ nhì là một thanh niên chài lưới, 23 tuổi tên Nguyễn trung Trực. Anh không có cấp bực nhưng anh nặng lòng yêu nước. Xuất thân của anh : « Vốn chằng phải quân cơ, quân vệ, theo dong ở lính diễn binh. Chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa quân làmquân chiêu mộ » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Thất trận, phải rút về Gò công, anh thề quyết không đội trời chung với kẻ thù.

    Để yểm hộ cuộc tấn công Chí hòa, chiếc tàu giặc Espérance lúc ấy đậu cách đó bảy cây số, tại cầu thứ nhì trên rạch Thị nghè. Nó có ngờ đâu rằng sẽ bị đốt vài tháng sau vì tay chàng thanh niên chài lưới tạm thời bại trận ấy.

    Lại còn thêm một nhân vật thứ ba là Huỳnh công Tấn. Vài năm sau, anh nầy quay theo giặc, lần lượt giết lại viên chủ tướng và người bạn nói trên.

    Lửa hận ngút trời

    Năm đó, anh Chài Lịch (tên riêng mà người trong xóm gọi Nguyễn trung Trực) chỉ là một thanh niên 23 tuổi nặng lòng yêu nước. Sau ngày Chí hòa thất thủ, anh theo Trương-công-Định về Gò công để tiếp tục việc kháng Pháp.

    Lúc thủ thành Gia định năm 1859, binh sĩ Triều đình bị thiệt hại nặng, bỏ hàng ngủ chạy rất mau. Chỉ vì lúc ấy quân binh của ta quá ngạc nhiên trước sự công phá của các loại khí giới tối tân Tây phương.

    Trận Chí hòa thất bại nặng nề về vật chất, binh sĩ chết nhiều máu loang đỏ vách thành nhưng thái độ binh sĩ của Triều đình trầm tỉnh hơn. Họ dám tữ chiến với kẻ thù bằng lối đánh xáp lá cà Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Do đó, họ không còn quá sợ sệt khí giới Tây phương. Họ hiểu rằng những khí giới ấy có thể trừ được bằng lòng dũng cảm, bằng mưu mẹo. Từ thuở bé, nghiệp lưới chài giúp anh chài Lịch am hiểu khá tường tận về các con nước lớn nước ròng, về hình thế sông rạch, và phát triển sự lanh lẹn đặc biệt mà người nông phu cày ruộng ít có.

    Nước mất, nhà tan. Cụ Nguyễn đình Chiểu, tác giả truyện Lục vân Tiên, người đã từng ca ngợi cái vui thú của ngư ông : « Nghêu ngao nay chích mai đầm, một bầu trời đất vui thầm ai hay » còn hăng hái bàn chuyện giết giặc trừ gian với Đốc binh Là, với Trương công Định, hà huống chi một thanh niên đầy máu nóng như anh chài Lịch ! Xưa nay, việc chài lưới đối với anh là chén cơm manh áo thật sự chớ không phải là việc tiêu khiển như những người bị ảnh hưởng nặng của Nho giáo, Lão giáo.

    Bị thương nặng nơi tay, Nguyễn tri Phương về Phan-rí điều trị và chờ lịnh triều đình.

    Phần lớn binh sĩ rút lui về Biên hòa, Mỹ tho, Vĩnh long.

    Đề đốc Charner giao phó cho quan tư Bourdais tuần tiểu gắt gao hai sông Vàm cỏ Đông và Vàm cỏ Tây. Lịnh của đề đốc truyền rao cho các sĩ quan thám thính nầy nên tích cực khuyên dân chúng đem lúa gạo lên Saigon bán. Mặt khác tuyên truyền rằng cần dứt-khoát với sự cai trị của triều đình lúc trước. Từ nay người Pháp đến thay thế. Phải phá hủy những đồn cũ, dùng dân chúng chung quanh trong việc này. Đối với bọn cướp trên bộ hay dưới sông phải thanh trừng gắt gao (guerre impitoyable) không nương tay. Luôn dịp, sưu tầm các tài liệu về cách tổ chức chánh quyền, sự phòng thủ ở địa phương cùng các loại sản phẩm, phương tiện chở chuyên mua bán Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Vùng Nhựt tảo, phủ Tân an, tỉnh Gia định là nơi chịu ảnh hưởng của chỉ thị nọ.

    Kèm theo việc tuần tiểu thám thính ấy, quan tư Bourdais còn dọ đường tiến sang xâm chiếm Mỹ tho theo rạch Bảo Định.

    Ngày 14 tháng 4 năm 1861, Pháp chánh thức đóng đồn tại Mỹ tho sau 3 ngày kịch chiến. Vùng Cái bè, Chợ gạo, Gò Công cũng bị đóng binh. Tân an bị xem như phần đất thuộc Pháp.

    Ngày 19 tháng 5, Charner ban lịnh giới nghiêm toàn vùng đã xâm chiếm. Hằng ngày trước mắt anh Lịch diễn ra bao nhiêu cuộc giết chóc dã man. Paullu de La Barrière, kẻ thực dân hiếu chiến nhứt cũng phải phàn nàn :

    « Nhiều lý do : ngôn ngữ bất đồng, tài liệu điều tra sai lầm, sự tự vệ cần thiết, sự bắt chước theo thói thực dân Hồng mao. Thêm vào đó bản năng tàn bạo còn tiềm tàng trong vài người đã bùng dậy thúc đẩy họ tiêu diệt người bổn xứ theo kiểu Tây-Ban-Nha đã tiêu diệt người Da đỏ. Làm sao phân biệt được bọn cướp với bọn phiến loạn ». Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    A. Schreiner nhìn nhận :

    « Đó là nhiều giai đoạn bi thảm nhứt của lịch sử thực dân. Nhiều người xem sự giết chóc như một trò thể thao. Đến như viên thông ngôn nọ của chúng ta bị bắt lầm cũng bị treo cổ như thường. Khi đút vòng giây oan nghiệt vào cổ, viên thông ngôn la lên minh oan bằng tiếng la-tinh để chứng rằng mình là tín đồ Thiên chúa giáo. Nhưng vô hiệu quả vì (người Pháp) đao phủ không biết nghe, không muốn nghe, » Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Ngày 22 tháng 6 năm ấy, Đỗ đình Thoại khởi nghĩa ở Gò Công.

    Tiếp theo là cuộc khởi nghĩa của Trương công Định trong đó có mặt anh chài Lịch và Huỳnh công Tấn.

    Vì một cơn nóng nảy của Trương công Định, Tấn lên Saigon theo giặc.

    Anh chài Lịch được Trương công Định giao phó vùng Tân an

    Từ đấy, người trở thành một lãnh tụ chống Pháp.

    Và trong những chương sắp tới, chúng tôi xin dùng hai tiếng Cụ Nguyễn khi nói đến người chiến-sĩ quá cố, đáng kính phục ấy.

    *

    Chiếm xong Mỹ-tho, Đề đốc Charner bố trí việc tuần tiễu trong khu tứ giác : Tiền giang, Vàm cỏ, Biển Nam hải, biên giới Cao miên. Quân đội viễn chinh đã quá mệt mỏi sau ba năm rưỡi chiến binh (1859-1861) ở nơi khí hậu bất hợp. Hơn nữa, mùa mưa sắp đến. Khoảng thời gian của người Pháp cho binh sĩ nghỉ ngơi chính là dịp tốt để nghĩa quân hoạt động.

    Từ 29 tháng 8 đến 30 tháng 11 năm 1861, có đến hai chục vụ tảo thanh hoặc chiến đấu tự vệ của giặc. Không tin tưởng nơi lòng « trung thành » của dân chúng, Charner ký sắc lịnh ngày 22-8-1861, chánh thức giải tán các tổ chức đồn điền trong nông thôn của Triều đình.

    Ngày 30 Novembre năm đó, Charner về Pháp. Đề đốc Bonard sang lãnh trách nhiệm. Kế hoạch đầu tiên của ông nầy là tấn công Biên hòa trong khi việc tuần tiễu ở khu tứ giác được tiếp tục như thường lệ.

    Nguyễn Trung Trực chỉ huy một số nghĩa quân, trở về quê cũ ở Tân an mà hoạt động.

    Nhựt Tảo thuở ấy là một làng quan trọng nằm giữa Bến Lức và Bao ngược, trên ven sông Vàm cỏ Đông Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Kiểm soát được con sông nầy tức là kiểm soát từ biên giới Cao miên đến Tây ninh, Bến lức, Gò công và do đó, chận ngang được những cuộc tấn công của Triều đình từ Vĩnh long đánh về Saigon.

    Biết dân chúng làng Nhựt Tảo ngấm ngầm chống lại, giặc Pháp tuần tiễu không ngừng, đồng thời tổ chức hội tề nơi đây để làm tai mắt cho chúng. Dân chúng không được tụ họp. Đi khỏi làng phải có giấy thông hành. Tàu Garonne chạy tới lui kiểm soát ngoài ông cái. Các tàu nhỏ thì chạy vào rạch thi hành những thủ đoạn khủng bố. Cụ Đồ Chiểu đã nói lên nỗi căm hờn của nhơn dân thời ấy đối với các tàu tuần tiễu :

    « Bữa thấy bòng bong cho trắng lớp, muốn tới ăn gan.

    Ngày xem ống khói chạy đen xì, muốn ra cắn cổ ». Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đầu tháng 12 năm 1861 cụ Nguyễn kéo quân về đóng tại ngọn rạch Nhựt Tảo. Việc đầu tiên của cụ là thâu phục nhân dân, kêu gọi sự hưởng ứng của dân chúng, thuyết phục hương chức hội tề.

    Tuy nhiên, sao tránh khỏi một vài người muốn lập công với giặc. Họ lén bơi xuồng ra ngoài sông cái để mật báo với bọn dưới tàu tuần.

    Đoán trước việc ấy, cụ Nguyễn ra lịnh án binh bất động. Năm bảy ngày liên tiếp, tàu Garonne cứ chạy lẩn quẩn ngay vàm. Không thấy triệu chứng bất thường nào, chúng gọi một chiếc lorcha (loại tàu có cột buồm và có ống khói) chạy vào rạch với mục đích thăm dò nhà cửa hai bên bờ. Gần trước mũi tàu, trí một họng đại bác. Phía sau, cờ tam sắc tung bay ngạo nghễ. Mui bằng kim khí chỉ che khoảng giữa, chỗ máy tàu. Trước mũi, sau lái chúng dùng lá chầm kết lại thành thứ mui giả để binh sĩ tạm ẩn trú mưa nắng. Bên hông tàu có hai chiếc « ca nô » nhỏ để tiện việc liên lạc với trong bờ.

    Cụ Nguyễn đã thấy, đã biết chỗ nhược của tàu giặc. Nhứt là hai cái mui giả bằng lá che hai đầu.

    Lập tức, cụ chuẩn bị năm chiếc ghe lớn cũng có mui giả bằng lá để đối phó lại. Ngoài võ trang thường lệ như gươm, dáo, nghĩa quân sắm thêm đuốc, con cúi.

    Cánh quân chánh gồm những dân chài biết lội giỏi.

    Ngoài ra, còn hai đội quân phụ lực :

    - Một đội võ trang bằng phèn la, mỏ,

    - Một đội võ trang như thường lệ để chận đánh đường bộ. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    *
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNguyễn đình Chiểu – Văn tế vong hồn mộ nghĩa.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTaboulet dẫn trong La geste française en Indochine.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Schreiner, Abrégé de I'histoire d'Annam… trang 82.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkPallu de la Barriere Histoire de I'expédition de Cochinchine.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkSchreiner. Abrégé de I'histoire d'Annam.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVàm Cỏ Đông, xưa kia gọi là sông Bến Lức (Thuận an giang).
    Vàm Cỏ Tây, xưa kia gọi là sông Vũng Gù (Hưng hòa giang).
    Theo Trương vĩnh Ký. Dư đồ thuyết lược trang 46. Imprimerie de la Mission. Tân định 1887.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNguyễn đình Chiểu. Văn tế vong hồn mộ nghĩa

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTheo Lê Thanh Cảnh (Notes pour servir à I'histoire de I'établissement du protectorat français en Annam BAVH 1932) thì 2 phó quản Huỳnh khắc Nhượng và Nguyễn văn Quang cùng 59 cảm tử quân tham gia trận nầy. Sau đó, quân toán Nguyễn Ngọc cùng lương thân Hồ Quang tiếp sức phá tàu. Bên phe nghĩa quân, chết 4 người.
     
    Heoconmtv and Despot like this.
  4. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Hỏa Hồng Nhựt Tảo

    Ngày 10 tháng 12 năm 1861. Dòng rạch Nhựt tảo chảy êm đềm.

    Giặc bố trí tuần tiểu như thường lệ. Chiếc Garonne chạy ngoài sông cái. Chiếc Espérance đi vào vàm với chừng 50 binh sĩ. Quan cai tàu tên là Parfait, một sĩ quan trẻ tuổi, « đã từng được huy chương khen thưởng thái độ can đảm trong nhiều trận đánh vừa qua » (P. Vial).

    Mặt trời lên cao. Không có gì động tịnh bất thường.

    Bỗng nhiên tiếng chiêng, tiếng mõ, tiếng quân reo inh ỏi phía vàm rạch. Rõ ràng một nhóm nghĩa quân bơi xuồng ngang sông. Lập tức, quan cai tàu gọi vài tên lính nhảy xuống chiếc « Ca nô » để cùng với hắn truy nã nhóm nọ. Tiếng chiêng vang dậy thêm lên. Chiếc « ca nô » chở hắn ta bơi nhanh theo. Nhóm nghĩa quân bơi riết khỏi tầm súng rồi cập theo mé lá bờ sông. Trong cuộc cút bắt này, tất nhiên bên nghĩa quân có khả năng làm chủ tình hình vì lính Pháp, lính mả tà làm sao bơi chèo giỏi bằng họ. Thế là quan cai tàu đã bị dụ ra xa căn cứ của hắn hằng 5 cây số rồi 10 cây số ngàn…

    Nghe tiếng súng truy nả ngày một xa, các binh sĩ còn lại trên tàu yên tâm, tin rằng lực lượng của phiến loạn không bao lăm hơi ; viên chỉ huy nắm chắc phần thắng trong tay.

    Mặt trời đã đứng bóng. Họ ăn trưa rồi nằm trên tàu, được che mát nhờ mấy tấm mui bằng lá. Lúc quan cai tàu Parfait đi vắng, viên phó tỏ ra cẩn thận. Hắn cho đổ bộ chừng 20 lính mã tà để canh gác giấc ngủ trưa.

    Trên tàu còn lại chừng 25 người Pháp và Ma ní.

    Từ ngọn rạch, năm chiếc ghe mui chở nghĩa quân, thả trôi ra chậm chậm. Nước chảy xuôi. Người coi lái, người chèo mũi chỉ khoát nước cầm chừng. Bề ngoài như lơ đảng chớ sự thật họ đăm đăm nhìn hướng tàu giặc, giữ mức cách khoảng giữa ghe nầy ghe kia không quá xa. Họ phập phồng e ngại, nhưng cũng rất hăng hái tin tưởng. Họ không cô độc. Cụ Nguyễn có mặt trên ghe để chỉ huy. Cùng xuất phát với họ, một đội nghĩa quân kia đang bí mật đi luồn theo vườn rậm để bọc hậu bọn mã tà canh gác trên bờ, ngang hông tàu.

    Viên phó đã thấy đoàn ghe nọ từ xa. Ngỡ là ghe chở sản phẩm lên Saigon, hắn không chút đề phòng. Từ sáu bảy tháng nay, đề đốc há chẳng có thông tri cho các sĩ quan kêu gọi khuyến khích dân chúng chở lúa gạo về Saigon, mua bán ! Hơn nữa, mỗi chiếc ghe chỉ có hai người ở mũi và lái. Họ điều khiển ghe tấp qua gần hông tàu như để trình giấy.

    Chiếc ghe đi đầu dừng lại. Người dưới ghe lên tiếng, với đưa một miếng giấy. Các ghe sau từ từ nối sát đuôi ghe trước, cập vào hông tàu như chờ tới phiên trình giấy của mình.

    Viên phó nghiêng mình xuống, với tay…

    Tức thời một ngọn giáo đâm ngược lên, lủng ngực hắn. Hắn té nhào.

    Cụ Nguyễn hét to, xua quân. Một trăm năm mươi nghĩa quân vùng đứng dậy, phá tung lên năm cái mui ghe của họ, nhảy tràn qua chiếm tàu Espérance.

    Gươm dáo tha hồ tẩm máu bọn quỉ ngoại xâm đang vừa chợt tỉnh giấc ngủ trưa.

    Tiếng reo hò vang dậy. Tiếng của đội nghĩa quân đánh tàu hòa với tiếng của đội nghĩa quân đánh bọn lính mã tà trên bờ. Và tiếng của già trẻ bé lớn toàn vùng Nhựt Tảo. Trong nháy mắt, đuốc của nghĩa quân cháy đỏ rực, bén vào mái lá tạm làm mui của tàu. Lửa bốc lên. Lửa bốc cao lên sáng rực bầu trời nắng gắt, đang giờ ngọ mà ngọn gió chướng thổi mạnh thêm như phò trợ, hưởng ứng cuộc giết giặc cứu nước của dân Việt.

    Máu giặc chảy đỏ « bông » tàu. Lửa cháy tràn. Không ai còn chỗ đứng. Hai tên Pháp, ba tên Ma ní nhảy thoát xuống chiếc « ca nô » bên hông tàu. Chúng cố sức bơi ra vàm để báo tin với viên chỉ huy Parfait đang còn đi truy nả bọn phiến loạn đánh chiêng, đánh mõ khi nãy, từ hồi chưa ăn buổi trưa !

    Chiếc Espérance đã hóa thành ngọn lửa lớn tấn công lại nghĩa quân bằng sức nóng của nó. Nghĩa quân đành nhảy xuống nước lặn lội vào bờ.

    Nồi « xốt de » nổ ầm long trời, miểng văng lên tận mí ruộng. Tàu chìm xuống, mang theo xác của 17 tên Pháp và Ma ní.

    Nghĩa quân và dân chúng ca khúc khải hoàn, toàn thắng. Nhưng thắng có nghĩa là phải rút lui, tản cư cấp tốc vì quân thù sẽ đem lực lượng hùng hậu đến tàn sát, trả thù.

    Mấy tên lính bơi ca-nô tìm quan cai tàu, báo tin tàu đã bị đốt, chính mắt họ trông thấy rõ ràng nồi « sốt de » đã nổ, chìm rồi. Quan cai tàu Parfait lập tức tìm chiến hạm Garonne để xin viện binh. Chiều hôm đó, hắn trở lại thăm cảnh chiến trường, lục soát trên bờ tìm được mấy tên lính Ma ní bị nghĩa quân bắt sống nhưng chạy thoát được. Ba tên nầy trốn trong bụi rậm rồi nhảy xuống bưng nước ngập ngang cổ.

    Toàn thể dân chúng làng Nhựt tảo đều được thực dân ban cho cái hân hạnh là đồng lõa với nghĩa dân. Vì vậy, làng bị triệt hạ.

    Paulin Vial chép lại rằng : « nhà cửa bị đốt hết nhưng người già cả, đàn bà, con nít đều được người Pháp cho phép chạy và đem đồ đạc ra. »

    Như vậy có nghĩa là quân Pháp không giết một lương dân nào cả. Đó là sự thật của thực dân.

    Nhưng ngọn lửa tàn bạo, đốt nhà, của giặc khác hẳn ngọn lửa đốt tàu của cụ Nguyễn, của nghĩa quân.

    Hận thù dân tộc càng dâng cao !

    Công đức cụ Nguyễn, của nghĩa quân, của dân chúng vùng Nhựt tảo đã được toàn thể dân tộc muôn đời nhớ ơn, khâm phục.

    Năm đó, mới 23 tuổi mà Nguyễn trung Trực đã nêu lại truyền thống oanh liệt của thợ chài Việt Nam. Đời nhà Trần, giữa cơn nước lửa hiểm nghèo, một thợ chài tên Yết Kiêu đã lặn xuống sông, đục lủng thuyền ngoại xâm của bọn Mông Cổ.


    Chú thích về trận Nhựt-Tảo

    Theo truyền khẩu thì cụ Nguyễn bố trí một đoàn ghe, giả như đám cưới lại gần tàu tặng quà, thừa dịp tấn công luôn, nhốt giặc dưới hầm tàu mà đốt.

    Các quyển sách của Schreiner, Paulin Vial đến chép lại : lúc ấy, Nguyễn trung Trực bố trí như ghe buôn bán đến xin ghi giấy phép chở chuyên (des marchands qui voulaient faire viser un permis de navigation).

    P. Vial là người đồng thời với cụ Nguyễn và là người đã đích thân đàn áp cuộc khởi nghĩa của Trương công Định.

    Chúng tôi viết theo P. Vial, vì lẽ :

    - Lúc ấy, tình hình rất căng thẳng : thành Chí hòa vừa thất thủ, Trương công Định vừa khởi nghĩa, Biên hòa, Vĩnh long vẫn còn trong tay của Triều đình. Trước sự giết chóc, khủng bố như « trò chơi thể thao », làm sao dân chúng lúc bấy giờ yên vui, tổ chức đám cưới đi hằng 5, 6 ghe như hồi thanh bình ? Thử nhớ lại tình hình nước nhà vào năm 1946-1947, chúng ta thử hình-dung lễ cưới cử hành như thế nào : Nó đơn giản đến mức không có lễ nữa kìa !

    Nếu tổ chức đám cưới, phải đèo theo vài người già, thiếu nữ. Như vậy, làm sao dấu khí giới và 150 nghĩa quân đánh nổi chiếc tàu Espérance thuộc về loại lorcha. Theo P. de la Barrière, đó là loại tàu do người Bồ đào nha (Portugais) đóng để xử dụng trong những vùng nhiều sông rạch. Trên tàu có một súng thần công và có treo quốc kỳ.

    Bằng chử « ca nô », chúng tôi ám chỉ loại xuống nhỏ mà các tàu thường dòng theo (baleinière).

    - Chiếc Garonne lúc ấy đậu ngoài sông Vàm Cỏ thuộc loại Frégate transport.

    Hầu hết các tàu chiến của giặc đem qua đều chạy buồm và chạy máy, hai phương tiện hỗ trợ lẫn nhau. Hình dạng các loại tàu mường tượng như kiểu chúng ta còn thấy trên màn bạc, trong các tuồng ăn cướp biển thời xưa.

    Hai đầu chiếc Espérance che mui lá tạm. Phải chăng vì thuở ấy vải bố, vải ka ki rất hiếm có ?
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/10/17
    Heoconmtv and Despot like this.
  5. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Phong chức Quản Cơ

    Bàn về trận hỏa công Nhựt Tảo, Paulin Vial nhìn nhận : Nguyễn trung Trực là một thủ lĩnh trẻ tuổi, táo bạo. A. Schreiner xem đó như khởi điểm của một loạt tấn công mới.

    Lúc tiến lên Biên hòa, đề đốc Bonard ra lịnh cho các nơi nên cố thủ. Nghĩa quân nhơn đà thắng lợi ấy, 4 hôm sau bèn tấn công một lượt Tân an, Gò công và Cần giuộc. Rồi trong 10 ngày cuối năm 1861, họ bao vây Cái bè, Rạch gầm, phá các tổ chức hội tề vùng Mỹ tho.

    Chiếm xong Biên hòa, Bonard đem quân xuống đánh Vĩnh long ngày 25-3-1862.

    Cụ Nguyễn càng hoạt động ráo riết vùng Tân an, Bến lức theo sông Vàm cỏ Đông, mãi đến Tây ninh.

    Chiếc lorcha số 3 (cùng loại với chiếc Espérance) đậu phía Nam Tây Ninh bị nhiều thuyền của nghĩa quân tấn công bằng súng đồng. Viên chuẩn úy chỉ huy bị thương nặng.

    Cũng một chiếc lorcha khác đậu ở Bến lức gặp toán nghĩa quân do cụ Nguyễn đích thân chỉ huy. Tàu đậu trong rạch nhỏ, có đỏi, buộc chặc vào bờ. Nghĩa quân chiếm đầu giây đỏi, giựt mạnh, hò hét vang. May cho giặc, tàu lắc lư chớ không chìm. Chúng bắn súng vào đám nghĩa quân, giải tán họ.

    Hai trận trên đây tuy không đem lại kết quả như ý nhưng nó nung đúc tinh thần nghĩa quân, khiến họ tin tưởng nơi chiến thuật, không đánh giá vũ khí giặc quá cao. Họ xuất quỉ nhập thần khiến giặc mất ăn mất ngủ và cảm thấy không đủ lực lượng tự vệ « Thật là những cảnh kinh khủng » (P. Vial.)

    Năm 1863, trọng tâm của Pháp là dẹp cuộc khởi nghĩa của Trương công Định. Theo Pháp nhận định, cuộc khởi nghĩa này nhắm việc gây áp lực chuộc lại ba tỉnh miền Đông.

    Cụ Nguyễn càng hoạt động hăng hái, liên lạc với quân triều đình lắm khi chuyển quân tận Long thành, Phước lý, Tân uyên. Triều đình gọi ông về Trung, phong chức Quản cơ lãnh nhiệm vụ lãnh binh tỉnh Bình thuận.

    Trong khi ấy, ở miền Nam xảy ra nhiều biến cố đau thương. Ngày 20-6-1867, Pháp chiếm Vĩnh long ; qua ngày 22 chiếm Châu đốc. Hai ngày sau, Hà tiên thất thủ luôn.

    Triều đình đã đoán được việc trở tay của giặc nên phái cụ Nguyễn lập tức vào phòng thủ Hà tiên với nhiệm vụ Thành thủ úy.

    Cụ Nguyễn hiểu tình thế hơn ai hết.

    Trương công Định đã tử trận ở Kiển Phước năm 1864. Thủ khoa Huân đã bị đày sang đảo Réunion (1864). Hai năm sau Thiên hộ Dương không còn là một lực lượng đáng kể sau trận càn quét đại qui mô của giặc vào Đồng tháp mười (tháng 4 năm 1866).

    Lực lượng kháng Pháp ở miền Nam còn ai ?

    Còn Trương Quyền, con trai Trương công Định liên kết với người Miên và người Xà-chiên hoạt động lẩn lút tận vùng Tây ninh.

    Còn đức Cố Quản Nguyễn văn Thành đang huy động lực lượng ở một vùng sình lầy cách Hà tiên bằng một quảng đường rộng mênh mông và dãy Thất sơn cao ngất.

    Vì vậy, ngày giặc đến Hà tiên, Nguyễn trung Trực không kháng cự. Cùng với người mẹ già và cả gia quyến, cụ rút lui với nghĩa quân về Hòn Chông, sát mé biển, cách Hà tiên trên 15 cây số.

    Quản Thứ ra Phú-Quốc

    Cùng vào Nam một lượt với Nguyễn trung Trực, lúc ấy có Quản Thứ. Ông này ra trấn thủ đảo Phú Quốc cốt ý xây dựng một căn cứ vững chắc lâu bền.

    Từ Phú Quốc sang Cao Miên hoặc Xiêm La rất gần đường. Ban đầu Quản Thứ hy vọng mua khí giới bên Xiêm nhưng Pháp đã ký với Xiêm hai hiệp ước (1862 và 1867) theo đó Xiêm cam kết không nhúng tay vào việc của Pháp ở Nam kỳ.

    Sau vài tháng hoạt động tìm hiểu khả năng của đảo Phú Quốc Quản Thứ qua Hòn Chông tìm Nguyễn trung Trực. Theo ý Quản Thứ, tình hình ở Phú Quốc thuận lợi nhiều. Các vườn tược ở Phước lộc (Cửa Cạn) là di tích công trình khai thác của bà Kiêm Giao và người Miên từ năm sáu mươi năm về trước. Mối tị hiềm giữa người Trung hoa và Việt nam không còn nữa. Số là hồi năm Tự Đức thứ tư (1851), hai ông Phạm Xích và Tôn thất Thiều được lịnh chỉ huy chiến thuyền Bằng Đoàn đi tuần tra vùng duyên hải Quảng nam Quảng ngãi. Đến đảo Chiêm dự (Thanh châu) thuộc Quảng ngãi, hai ông gặp một đoàn chở toàn người Hải nam. Ngỡ là tàu của bọn cướp hai ông ra lịnh bắn chìm, bắt sống chừng 40 thủy thủ. Bọn này kháng cự nên bị chém sạch. Sau đó hai ông dâng sớ về để tường trình chiến công.

    Vua Tự Đức ngạc nhiên vì thái độ quá tàn ác của hai ông. Sau khi điều tra lại, rõ ràng giết oan. Đó là những người Trung hoa ở Thừa thiên, Quảng ngãi trên đường về Hải Nam chớ không phải bọn cướp. Để đền tội giết oan 108 người Hải nam nọ, hai ông Phạm Xích và Tôn thất Thiều đều bị xử trảm.

    Tại đảo Phú Quốc, người Việt nam và Trung hoa cất miếu thờ 108 oan hồn nọ, mong họ phò trợ khi đi biển. Người Hải nam ở Phú quốc rất hài lòng vì thấy vua Tự Đức rất đỗi sáng suốt công bình.

    Hỏi về lòng dân đối với cuộc Bình Tây, Quản Thứ cho rằng dân Phú Quốc rất tin tưởng nơi bản triều. Đức Cao tổ (Nguyễn Ánh) khi qua Xiêm cầu viện, khi xuất binh khôi phục Nam kỳ đều dùng Phú Quốc làm cơ sở. Nhờ đội chiến thuyền phòng thủ nên dân chúng được an cư lạc nghiệp. Rất tiếc là năm sáu năm gần đây bọn Xiêm qua cướp phá. Làng Hàm ninh trên 700 dân đinh phải tản lạc.

    Cụ Nguyễn khuyên Quản Thứ gắng sức thu phục nhân tâm. Ý của cụ không muốn ra đảo, e sớm quá. Phú Quốc chỉ là căn cứ hậu bị.

    Tạm thời cụ phân tán nghĩa quân ; họ giả dạng ra dân làm rẫy ở vùng Hòn Chông.

    Một bộ phận khác theo cụ dùng ghe biển nhắm hướng Nam đi trực chỉ tìm giặc ở Kiên giang, Rạch giá…,

    *​

    Năm 1867, Pháp đến chiếm Rạch giá, đặt thành một tỉnh riêng biệt tách khỏi Hà tiên. Vùng Cà mau xáp nhập vào Rạch giá. Vì vậy, tỉnh nầy quá rộng lớn. Phía cực bắc giáp đến núi Cô-Tô, phía cực Nam là mũi Cà mau. (Năm 1882, Cà mau tách ra thành một quận của tỉnh Bạc liêu).

    Long xuyên đạo (Cà mau) thuở ấy đất quá rộng, người quá thưa. Hồi còn dưới quyền cai trị của Triều đình, Cà mau gồm 10 đội đồn điền (500 dân đinh). Lúc Pháp đến, 5 đội tản lạc. Một nghị định vào ngày 20 tháng 9 năm 1867, gom năm làng do năm đội đồn điền xưa đã khai thác, lập một tổng mới : tổng Quảng long.

    Vùng quan trọng nhứt của tỉnh Rạch giá xưa kia vẫn là vùng thị xã Rạch giá ngày nay. Nằm sát mé biển, bên bờ Kiên Giang, thương khẩu Rạch giá rất phồn thịnh nhờ việc giao dịch thương mải với Trung hoa, Xiêm La, Mã lai, Nam dương quần đảo, qua sự trung gian của các tàu buồm Hải nam. Dân số vùng chợ ước 6.000 người. Người Hải nam, Phước kiến lập từng ban riêng : Lạc phước (Phước kiến) và Lạc giục (Hải nam). Người Việt nam tại chợ gồm ba làng : Vĩnh hòa, Thanh lương, Vân tập Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Năm 1758, Mạc Tôn, con của Mạc Cửu xây tại Rạch giá một đồn trú binh.

    59 năm sau, năm Gia Long thứ 16, Thoại Ngọc Hầu điều khiển đào một con kinh dài chừng 30 cây số nối liền lòng rạch Kiên Giang đến Núi Sập. Ban sơ, kinh nầy rộng 45 mét, sâu 2 mét, đào trong vòng một tháng là xong. Mặc dầu vét lại nhiều lần, khi người Pháp đến, kinh nầy bề ngang còn chừng 9 mét.

    Chợ Rạch giá tấp nập nhờ xuất cảng lúa gạo, cá khô, sáp ong, chiếu. Xung quanh là vườn tược sung túc do người Minh hương và người Cao miên chăm sóc.

    Giặc Pháp tổ chức hội tề, lính mã tà. Chúng thiết lập ty Thương-chánh để kiểm soát các tàu Hải nam thường chở á phiện tới. Ty nầy gần đồn, ngoài vàm Kiên giang. Vàm nầy lúc ấy rộng chừng 15 mét Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Các ghe tàu buôn bán, các sòng bạc bắt đầu bị kiểm soát gắt gao hơn trước. Quyền lợi của người Minh hương và người Việt nam đều suy giảm.

    Cụ Nguyễn nhận định rõ vị trí quan trọng của thương khẩu quốc tế này.

    Chiếm được Kiên giang tức là thâu hồi nhiều nguồn lợi quan trọng.

    Hơn nữa, dân chúng sống tập trung gần giặc. Họ thấy sự bỉ ổi của chúng nên sẵn sàng ủng hộ nghĩa quân. Đứng về mặt quân sự mà xét, rất dễ đem quân tấn công đồn Kiên giang một cách nhanh chóng bằng đường biển. Kiên giang chỉ phồn thịnh vùng chợ. Chung quanh toàn là rừng rậm hoang vu. Lạc vào rừng, giặc không bao giờ chạy thoát ra hằng năm mươi cây số được. Giặc lại còn nhược điểm là khó đem viện binh tới. Từ Long xuyên, muốn chuyển quân sang Rạch giá, chỉ có độc nhứt con kinh Núi sập (Thoại hà). Kinh nầy vừa nhỏ, vừa cạn. Hai bên bờ hoang vu đầy những cây giá, cây tràm. Xen vào đó, lau sậy mọc cao, ngập đầu người.

    *​
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Sau này nhập lại gọi là Vĩnh thanh Vân.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Brière. Excursions et Reconnaissances tome
     
    Heoconmtv and Despot like this.
  6. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Từ Sân Chim đến núi Sập

    Từ Hòn Chông, cụ Nguyễn đến Rạch giá bằng đường biển. Cụ bắt đầu dọ xét vùng lân cận. Việc ấy tương đối dễ làm vì Pháp chỉ đóng một đồn nhỏ tại chợ do quan hai Sauterne chỉ huy.

    Rạch Tà-niên cách chợ chừng 10 cây số. Dân nơi đây toàn là người Việt Nam sống bằng nghề chài lưới ở ngoài vịnh Xiêm la và ở sông Cái bé, Cái lớn. Từ lâu, xóm Tà niên được tổ chức thành làng Vĩnh niên, nổi danh về nghề dệt chiếu. Loại chiếu Tà niên bán tận Saigon và xuất cảng ra ngoại quốc.

    Việc cụ Nguyễn đến Tà niên khiến dân chúng vô cùng phấn khởi. Tục truyền rằng võ nghệ của cụ khá cao cường : Tuy còn trẻ, nhưng râu dài chí ngực, tóc dài chấm lưng, dùng cây roi chõi xuống lấy thế, cụ nhảy từ bờ này qua bờ bên kia rạch (cỡ 10 thước tây). Phần lớn nghĩa quân trung thành theo cụ đều xuất thân là thợ chài ở Nhựt tảo. Đến gặp người đồng nghiệp, họ dễ cảm thông nhau.

    Cụ Nguyễn nhờ người dẫn đường trở ra biển rồi vào vàm sông Cái lớn, dò xét các sân chim rải rác ở các rạch Cái nước, Hốc hỏa, Thầy Quơn, Chắc băng. Địa thế sân chim rất tốt. Ngoài nguồn lợi to tác là lông chim, đất xung quanh làm ruộng được, có nước ngọt mãn năm, rất nhiều cá… Từ sân đến sông Cái không mấy xa. Sông Cái lớn rừng rậm dày bịt, Pháp không tài nào kiểm soát hai bên bờ. Ra sông là tha hồ với cảnh trời nước bao la, xuống Cà mau, lên Hòn Chông, Phú Quốc, qua Xiêm la, về Bình thuận…

    Đến đâu, cụ Nguyễn cũng lưu lại một ít nghĩa quân. Rồi cụ trở lại bọc hậu chợ Rạch giá, theo kinh về núi Sập.

    Nhắc đến núi Sập, chắc các bạn nhớ đọc lại chuyện Gia long tẩu quốc. Hồi chúa đến, vùng nầy đã có người Việt nam lập nghiệp sẵn rồi.

    Ngày Pháp đến tổ chức ngụy quyền, tên Đội Nguyên được chúng dựng lên. Dân chúng tỏ ra trung lập vì hắn không làm khó dễ mấy, duy có đứa con của hắn là ngang tàng, bạo ngược, đi đầu làng cuối xóm để thâu thuế hoặc phao vu, tìm bắt các nghĩa quân từ vùng Cần thơ, Vĩnh long chạy về Núi Sập ẩn trú.

    Một buổi sáng, đầu lâu đứa con của đội Nguyên bị bêu tại vàm rạch Cái Găng.

    Đội Nguyên tức tốc ra chợ Long xuyên báo với giặc. Nhưng giặc không muốn và không dám mạo hiểm vào đấy.

    Lính mã tà trong đội của y mất hết tinh thần ; một số đào ngủ nhập vào nghĩa quân. Cụ Nguyễn bèn kéo quân đến vùng Vĩnh Trạch (Ba bần) cách Long xuyên chừng 16 cây số để thu phục nhân tâm và cảnh cáo các tên hội tề gian ác. Quân của cụ còn đổ sang vùng Tân hội, hoạt động đến Phó Huấn.

    Số nghĩa quân ở Sân chim, ở Hòn Chông, ở Tà niên rất nóng lòng chờ đợi chủ tướng. Tin cụ Nguyễn về Kiên Giang khiến giặc Pháp chú ý đề phòng. Lính mã tà ở Rạch giá xôn xao lên hiểu ngầm rằng thế lực Triều đình vẫn còn mạnh.

    Quản Thứ ở Phú Quốc sốt ruột vì thấy cụ chưa hoạt động gì rõ rệt nên dùng ghe biển trở ra Bình thuận để hỏi ý kiến và xin thêm súng ống của Triều đình.

    Thật ra, cụ Nguyễn đang tiến hành kế hoạch tấn công Rạch giá của mình. Muốn chiếm đồn, phải thâu phục nhân tâm vùng chung quanh. Đánh Rạch giá là dễ. Giữ Rạch giá mới khó. Thế nào giặc cũng đem viện binh đến tái chiếm bằng con đường thủy duy nhứt là con kinh Thoại hà ; tổ chức được nghĩa quân ở vùng Núi Sập tức là chận đường viện binh của chúng.

    Vì vậy cụ cho người về thăm mẹ ở Hòn Chông, đích thân cụ đến rạch Tà niên để xem xét tình hình chợ Rạch Giá.
     
    Heoconmtv and Despot like this.
  7. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Giai thoại về Bà Điều, Bà Đỏ

    Đêm ấy, tại rạch Tà-niên diễn ra cuộc hội kiến quan trọng giữa cụ Nguyễn và hai người đàn bà. Nghĩa quân hoạt động ở đây đã giới thiệu cho cụ biết đó là hai chị em bà Điều, bà Đỏ. Không ai hiểu rõ lai lịch hai bà trước kia thế nào : dường như chưa có chồng thì phải, tuổi non bốn mươi. Dân chúng quí mến nên gọi tặng là bà. Từ hai năm nay, hai bà không ngớt cổ xúy việc chống Pháp, khuyên dân chúng tin tưởng ngày tàn của giặc.

    Hai bà thường giả dạng người mua bán để ra vào chợ Rạch giá. Thỉnh thoảng hai bà mang về súng ống, đạn dược của giặc để bí mật võ trang lại cho dân chúng. Từng nghe chiến công của cụ Nguyễn trung Trực ở Nhựt tảo, hôm ấy được tin cụ về đây, hai bà rất đổi vui mừng.

    Ngồi trong gian nhà lá nhỏ, cụ Nguyễn chờ đợi.

    Đã quá 9 giờ đêm.

    Một nghĩa quân báo tin hai bà sắp đến.

    Ánh đèn chai từ xa tiến lại gần.

    Hai bà bước vào, quì xuống.

    Cụ Nguyễn lật đật miễn lễ, mời ngồi.

    Trừ vài người thân tín, tất cả nghĩa quân đều bước ra, bố trí canh phòng cẩn mật bên ngoài.

    Hỏi về mục đích cuộc gặp gở nầy, bà Điều trả lời :

    - Chúng tôi xin ngài lập tức cử binh đánh Kiên giang.

    Cụ Nguyễn nói :

    - Giặc đang ở vào thế mạnh. Không chuẩn bị châu đáo, e họa hổ bất thành, gây tai hại cho sĩ khí ba quân.

    Capture.PNG

    Capture.PNG

    Capture.PNG

    Capture.PNG
    Chị em bà Điều, bà Đỏ bèn trình bày tường tận vị trí đồn Kiên giang : căn nhà ngói nhỏ, vách ván. Đó là nơi cư trú của người Pháp. Chung quanh là trại lá dành cho lính mã tà. Bên ngoài, rào sơ sài bằng cây bần vạt nhọn. Giặc Pháp ước chừng 30 người. Lính mã tà thì do một tên quản chỉ huy, tên là Quản Cầu.

    Hỏi :

    - Viên chủ tỉnh ngủ ở đâu ? Viên cai đồn người Pháp thế nào ?

    Hai bà đáp :

    - Không biết chủ tỉnh tên gì, dân chúng gọi nôm na là ông Chánh Phèn vì hắn có bộ râu vàng hoe. Viên cai đồn cùng lính Pháp thường ra khỏi đồn, qua bên chợ để kiểm soát mấy sòng cờ bạc, tới lui ăn nhậu tại nhà Xã Ngươn. Tên xã trưởng nầy ở làng Tân Phú Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nhưng không dám ngủ tại làng. Ban đêm, hắn về chợ. Hắn là tay thám thính rất được giặc tin cậy.

    Hỏi :

    - Nếu vậy, hội tề ở đây quá lộng.

    Hai bà nói thêm :

    - Tuy vậy, còn người hiền hậu, thí dụ như xã Lý ở Minh lương, xóm Cà lang, cách đây không xa, gần sông Cái Bé. Xã Lý thường ra vô chợ Rạch giá để dọ xét dùm chúng tôi. Giả dạng là dân cờ bạc.

    Nghe đến hai tiếng cờ bạc, cụ Nguyễn nghiêm mặt lại, ngồi im hồi lâu.

    Hai bà nói :

    - Ngài nên cử binh đánh Kiên giang.

    Cụ Nguyễn suy nghĩ rồi nói :

    - Quân lực của tôi còn yếu lắm. Thế giặc đang mạnh.

    Hai bà mãi cầu xin việc khởi binh. Hai ba lượt, cụ Nguyễn chối từ, bảo nên chờ viện trợ khí giới và mạng lịnh của triều đình.

    Hai bà căm tức vì thất vọng, bèn kiếu từ, bước ra nói lớn một câu :

    - Nghe danh của ổng, tưởng ổng như thế nào. Dè đâu ổng là một người đàn ông thiếu trứng d...

    Cụ Nguyễn biết hai chị em nọ khinh cụ là thiếu can đảm. Cụ im lặng.

    Chập sau, hai bà bước vô xin lỗi cụ về câu nói ban nãy.

    Cụ nói :

    - Tôi muốn cử binh lập tức. Nhưng còn chuyện này... Hồi nãy theo lời hai bà, ai là viên chỉ huy lính mã tà đóng chung quanh đồn ?

    - Quản Cầu, người rất thân tín của nghĩa quân.

    - Thật vậy không ? Việc hạ đồn Kiên giang cốt ở mấy người lính mã tà của Quản Cầu. Bà nên ra chợ nói lại với ông ta. Nếu thành công ông ta sẽ được Triều đình trọng thưởng. Phải có Quản Cầu. Phải có mấy người lính mã tà làm nội ứng. Còn Xã Lý ở Minh lương, bà khuyên y đừng cờ bạc nữa.

    Hai bà hứa tuân lịnh đi gặp Quản Cầu để đốc thúc ông này thu phục số lính mã tà.

    Cụ Nguyễn hẹn ngày tái ngộ ở Hòn Chông. Đồng thời, cụ nhờ hai bà vận động dân chúng xóm Tà niên nuôi dưỡng và che dấu dùm một số nghĩa quân tinh nhuệ mà nay mai cụ sẽ tập trung về trước, cho gần đường...

    Trước giờ vung kiếm

    Quản Thứ đi Bình Thuận về mang theo một lịnh quan trọng của Triều đình bảo cụ Nguyễn tấn công đồn Kiên giang lập tức. Ngoài ra còn đem một ít súng đồng đạn dược. Quản Thứ báo tin : hiện nay Cố Quản Trần văn Thành đang chiêu binh nơi vùng Thất sơn. Trong hàng ngủ ấy, đội Chín là tay chuyên môn đúc súng đồng, chỉ huy năm lò đúc.

    Bấy lâu Nguyễn trung Trực hằng ôm ấp mộng đánh Kiên giang. Theo ý cụ, vấn đề quan trọng không phải là súng đồng đạn dược. Kêu gọi các hương chức hội tề, lính mã tà theo chánh nghĩa mới là việc quyết định. Chiếc tàu Espérance năm xưa bị đốt phá phải chăng là nhờ sự hưởng ứng của hương chức làng Nhựt tảo sở tại. Họ khéo léo im hơi lặng tiếng, giúp nghĩa quân đánh một trận xuất kỳ bất ý.

    Trước mặt Quản Thứ, cụ Nguyễn hứa thi hành mạng lịnh của triều đình nhưng cần chuẩn bị lực lượng thật kỷ. Bỗng hai chị em bà Điều, bà Đỏ, Xã Lý, Quản Cầu, từ Rạch giá đến, muốn ra mắt.

    Họ được Quản Thứ tiếp rước ân cần. Sau đó, cùng Quản Thứ đến gặp cụ.

    Từ ngày cụ rời Tà niên đến giờ, tình hình chung đã thay đổi khá nhiều : Tất cả lính mã tà đều hứa đứng về phía nghĩa quân khi có cuộc tấn công. Quản Cầu bảo đảm như vậy và nói thêm rằng họ rất mong chờ. Ngoài ra, hằng ngày số nghĩa quân ở Tà niên hăng hái thao dượt, chuẩn bị ghe biển. Khắp vùng chợ Rạch giá dân chúng đang xôn xao.

    Liền đó, Quản Cầu trở về trước.

    Cụ Nguyễn không trả lời.

    Tấn công giặc lúc chúng đề phòng kỷ là bất lợi.

    Tại sao dân chúng ở Rạch-giá xôn xao ?

    Sau khi các quan khách nói trên ra về, cụ Nguyễn được tin giặc Pháp đang bố trí canh phòng gắt gao hơn trước.

    Nguyên ngày 1 tháng 1 (1868) vừa rồi, một toán nghĩa quân leo vào vách thành Tây Bắc đồn Mỹ tho giết một Pháp, làm bị thương 3 tên khác. Lính trong đồn gồm 95 người chạy ra phòng tuyến chống cự. Nghĩa quân rút lui, bỏ lại một xác chết.

    Người Pháp ngỡ đó là điềm tấn công toàn diện của Triều đình ở khắp lảnh thổ Nam kỳ. Có người bảo đó là chiến công của Nguyễn trung Trực. Sự thật là cuộc đột kích ấy do Thái văn Nhíp chỉ huy.

    Sau cuộc hội kiến nọ vài ngày, cụ Nguyễn hay một tin sét đánh. Quản Cầu, Xã Lý, Bà Điều, Bà Đỏ, đã bị giặc bắt giam. Số là Xã Lý có cho tên Lượng người bạn thân, vay tiền lúc cờ bạc. Xã Lý gặp tên Lượng đòi tiền hắn giữa đông người. Hắn tức giận, qua đồn tố cáo âm mưu khởi nghĩa của những người trên. Thời may bọn Pháp hiểu sự tố cáo nọ chỉ vì tư thù nên còn bán tín bán nghi.

    Điều chắc là xã Ngươn biết sào huyệt cụ Nguyễn ở Hòn chông nên đã nhiều lần yêu cầu hành binh đến bao vây. Tên Lượng lúc nầy thường qua đồn để lảnh trách vụ dọ thám. Hắn tổ chức ra vào xóm Tà niên để theo dỏi hành động của nghĩa quân.

    Cụ Nguyễn đem việc ấy bàn với Quản Thứ. Sau cùng, cụ quyết định đánh gấp. Nếu chậm tay, giặc sẽ đến Hòn Chông hoặc Tà niên bao vây thình lình. Như vậy, công trình gầy dựng bấy lâu nay rả như bọt nước và tánh mạng của bà Điều, bà Đỏ, Quản Cầu, Xã Lý cũng khó an toàn.

    Cụ hẹn ngày để Quản Thứ chở súng đến chợ Rạch giá hòng phòng thủ sau khi chiếm đồn được.

    *​
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nay là Tân Hội.
     
    Heoconmtv and Despot like this.
  8. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Kiếm bạc Kiên Giang

    Đồn Kiên Giang cất sát vàm biển. Bên ngoài, rào sơ sài bằng cây bần. Vòng trong là thành đất. Kế đó, trại lính mã tà. Giữa ruột, ngôi nhà ngói vách ván dành cho 30 người Pháp, Maní. Ông chánh Phèn làm việc và ngủ nơi đó.

    Xây đồn xong từ non một năm nay, giặc không từng đụng một cuộc tấn công dầu lớn, dầu nhỏ nào. Vì vậy chúng khinh thường. Ngoài vòng thành còn ngôi nhà khác dành riêng cho ty Thương chánh. Chủ sự là François Denot, có vợ Việt nam.

    Việc cụ Nguyễn đến vùng Rạch giá không làm bận tâm giặc Pháp cho mấy. Sau khi thám thính vùng Hòn Chông, chúng đinh ninh rằng cụ Nguyễn là kẻ anh hùng mạt vận đang rút về góc biển đó để vui thú điền viên với gia đình. Bằng cớ là tuyệt nhiên không thấy dân chúng mang vũ khí ở vùng gần cụ. Bất quá cụ chỉ có khả năng gây những cuộc khủng bố lẻ tẻ.

    Nhưng chúng lầm to. Nghĩa quân từ một năm nay vẫn ở sát cánh chúng tại Tà niên, cách đó 10 cây số. Và mới đây toàn thể lính mã tà canh gát vòng ngoài cho chúng đã trở thành lực lượng hậu bị của nghĩa quân, nhờ sự hướng dẩn, thuyết phục của Quản Cầu.

    Từ ngày tên Lượng tố cáo Bà Điều, bà Đỏ… chúng bắt đầu sanh nghi nhưng tìm bằng chứng chưa được. Hơn nữa chúng quá tin nơi sự phòng thủ của đồn Rạch giá. Hằng đêm tuy bên ngoài có lính mã tà, bên trong chúng cũng cẩn thận bố trí lính Pháp canh gác thêm.

    Đêm 14 tháng 6 (năm 1868) xã Ngươn vào báo với ông chánh Phèn rằng Nguyễn trung Trực sắp tấn công.

    Ông chánh Phèn bảo xã Ngươn là khùng !

    Đêm sau, xã Ngươn quá sợ sệt vì được tin : cụ Nguyễn về Tà niên, nghĩa quân đang thao dượt gắt gao. Các tiệm Huê kiều chỉ mở cửa hé hé để bán. Xả Ngươn vào yết kiến ông chánh Phèn lần nữa nhưng vẫn bị đuổi ra mặc dầu cố đưa lý lẻ, bằng cớ.

    Thất vọng Xã Ngươn cùng gia quyến đành cải trang chạy trốn khỏi chợ.

    Tiếp theo Xã Ngươn là viên cai tổng người Miên ở An hòa. Ông nầy am hiểu vùng Rạch giá Tà niên. Biết nghĩa quân sắp dấy ông đến gặp ông chánh Phèn và quan cai đồn. Chánh Phèn do dự, sai viên cai tổng đích thân vào Tà niên dò xét.

    Hởi ôi ! Chưa đến Tà niên thì ông nầy bị nghĩa quân nhìn được, chém đầu.

    Đêm sau, đêm lịch sử.

    16 tháng 6 năm 1868 !

    Chừng 100 nghĩa quân xuống ghe biển nhắm hướng chợ Rạch giá mà giữ lái.

    Cụ Nguyễn mặc nhung phục, đứng trước mũi ghe, nhìn ánh đèn của đồn Rạch giá sáng chói phía trong bờ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Độ nửa giờ sau, đoàn ghe cập mé bần sát bãi. Nghĩa quân tiến đến vòng hàng rào đồn Kiên giang. Đoán rằng giặc đề phòng cẩn mật, cơ mưu đã bại lộ một phần, cụ Nguyễn kiên nhẫn chờ đợi giờ quyết định.

    *​

    Tám giờ tối.

    Tên cai Duplessis rúc lên hồi kèn tò-te, hiệu lịnh giờ ngủ. Rồi hắn lén trốn ra ngoài vòng thành đến nhà tình nhân.

    Bóng dáng của hắn nào thoát được sự quan sát của hằng trăm nghĩa quân. Nhưng cụ Nguyễn chưa ra lịnh. Cụ mừng thầm vì giặc không hay biết việc đêm nay.

    Mười giờ. Rồi 12 giờ khuya.

    Nghĩa quân mệt mỏi, nằm ngả xuống đất để nghỉ lưng. Người thì vấn thuốc. Người thì thò tay vào rào nhận thuốc của anh em lính mã tà tặng để hút cho đỡ lạnh.

    Gió biển thổi lồng lộng.

    Một lính Pháp vác súng ra tận vòng ngoài quan sát rồi lật đật chạy vô báo cáo với tên cai của hắn :

    - Đêm nay lạ quá. Đom đóm không ra đom đóm. Có một loại muỗi đỏ Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link bay đầy các bụi rậm gần đây.

    Phải chăng hắn đã thấy mấy điếu thuốc của nghĩa quân đang hút ?

    Nhưng viên cai nọ không màng ra ngoài xem lại. Chập sau, đổi phiên canh. Tên lính canh ngồi dựa vào súng, thiu thiu ngủ gục gần tên đốc-canh cũng say ngủ.

    Bốn giờ sáng.

    Trời tối như mực.

    Lính Pháp ngủ mê hơn lúc nào hết.

    Cụ Nguyễn rút gươm, chạy tới thét khẩu lịnh.

    Hai tên giặc ngủ gục nọ phải ngủ luôn giấc ngàn thu.

    Nghĩa quân tràn vào cửa, qua hàng rào, qua tường đất, vào tận nơi giặc trú. Họ đến rất dễ dàng. Bà Điều, Bà Đỏ, Quản Cầu, xã Lý được giải thoát lập tức.

    Số lính mã tà giả bộ rú lên kinh khủng.

    Ở ngoài ty Thương Chánh, tên François Denot chống cự với nghĩa quân rồi toan chạy trốn. Nhưng hắn đền tội liền.


    Khúc khải hoàn

    Nghe hiệu lịnh tấn công bên ngoài, người « bồi » của ông Chánh Phèn mừng quýnh như mở cờ trong bụng. Đã đến lúc anh thi hành nhiệm vụ. Bấy lâu nay, mặc dầu được tin cậy, ông Chánh Phèn vẫn để anh ngủ riêng, chỉ được quyền đến khi có chuyện gấp.

    - Sát ! Sát !

    Trăm người như một đồng thét lên tiếng căm hờn sôi máu ấy.

    Anh bồi chạy lại đập mạnh vào cửa phòng ông Chánh :

    - Ông Lớn ! Ăn cướp tới !

    Ông Chánh Phèn vụt mở cửa, hoảng hốt nhìn ánh đuốc đỏ khé của nghĩa quân đang rọi xuống hằng chục tử thi của binh sĩ phe hắn. Viên chỉ huy Santerne đã ngã gục. Hai bên đánh xáp lá cà. Súng ống lúc này hóa ra vô dụng. Lính mã tà chạy xung quanh lính Pháp, tốp thì bao sát ông Chánh giả đò hộ vệ ông, nhưng sự thật là cản trở không cho ông nạp bì vào nòng.

    Anh « bồi » vớ thanh gươm của một nghĩa quân đứng kế bên để toan giết ông Chánh. Nhưng mũi chĩa ba của một nghĩa quân đã đâm tới, kết liễu đời tên chủ tỉnh nọ.

    Vài tên lính Pháp còn tĩnh trí cố mở đường máu chạy ra ngoài. Chúng bị túm cổ 15 tên và một viên thông ngôn.

    Tiếng hò reo vang dậy chợ Rạch giá. Dân chúng xúm lại bao vây khu đất hoang vu phía sau đồn. Khi nãy, dường như ba tên lính Pháp thoát ra.

    Cụ Nguyễn ra lịnh đốt đồn cùng trại lính mã tà.

    Lửa cháy rực trời. Gió biển thổi vào ngày càng mạnh. Người ta thấy nghĩa quân cùng anh em lính mã tà cười reo, khen ngợi lẫn nhau. Cụ Nguyễn tuyên bố thâu nhận tất cả vào hàng ngủ của mình.

    Chập sau, trời rựng sáng.

    Có tin đến cho hay : hai tên Pháp trốn khỏi đồn khi nãy lén nhảy xuống xẽo Tà-kiết, núp dưới mớ lá bông súng. Mấy người đàn bà trong xóm xúm lại đập chết cả hai. Tại cầu Xanh, thêm một tên nữa bị giết.

    Trọn số giặc ở đồn Kiên giang bị tiêu diệt. Năm tên bị bắt sống. Chỉ sót một mình tên cai kèn Duplessis vì đêm rồi hắn không ngủ trong đồn.

    Sáng lại, dân bổn phố thết tiệc cụ Nguyễn và nghĩa quân, lính mã tà.

    Xong xuôi, cụ Nguyễn cùng một số quân sửa soạn lên đường. Cụ gọi viên đội Lâm văn Ky đến giao phó việc riêng, thay thế cụ tại Rạch giá.

    Đoàn ghe đưa cụ về Núi Sập. Dưới bầu trời quang đảng, vị anh hùng trẻ tuổi ấy trông oai vệ biết bao. Cụ mặc áo nẹp viền, đầu chít khăn nâu. Râu cụ buông dài, phất phơ. Ai có ngờ rằng năm ấy thật sự cụ mới 30 tuổi !

    *​

    Chú thích về trận đánh Kiên Giang

    Đồn Rạch giá thuở ấy nằm ngay địa điểm tòa bố Rạch giá sau nầy. Theo P. Vial, xung quanh đồn có tường đất, cửa chưa làm xong. Tên Sauterne chỉ huy đồn và bọn lính kháng cự dõng mảnh rồi chết.

    Vài chục năm sau, viên chủ tỉnh L’Helgoual’ch điều tra lại theo dư luận dân chúng thì thuở ấy lính Pháp trú trong nhà lá hoặc nhà ngói vách ván. Một giãy nhà phía sau dành cho lính mã tà. L’Helgoual’ch nhìn nhận rằng lính mã tà làm nội ứng. Trong số bị giết có tên thơ ký.

    Chúng tôi lấy làm lạ không thấy tài liệu nào của người Pháp ghi lại tên thật của viên chủ tỉnh bị giết. Chỉ thấy chép hắn là quan thủy binh (enseigne de vaisseau), có bộ râu luốc luốc (barbe rousse) nên dân chúng gọi là ông Chánh Phèn.

    Theo P. Vial đồn Rạch giá thất thủ vì xây cất cẩu thả ; không nên trách cứ các quân sĩ.

    Đồn Thuận Kiều, Mỹ tho cũng chung một nhược điểm với đồn Rạch giá là vòng thành quá rộng. Dầu sao, đồn nầy vẫn có thể kiên cố hơn nếu bên trong có xây nhiều nơi trú ẩn bằng gạch hay đá. Và bên ngoài thêm nhiều lỗ châu mai.

    Một nhược điểm khác là lính mã tà ở Rạch giá chưa được tập dượt thuần thục.

    A. Schreiner phê bình thêm :

    Có thể bố trí 2 tên lính canh thường trực từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng. Như vậy mỗi đêm chỉ cần 6 người, mỗi người canh 4 giờ, ngủ 8 giờ.

    Tổng số 30 người trong đồn trừ ra 12 người khỏi canh (sĩ quan hạ sĩ quan) còn lại 18 người. Số người nầy vẫn là dư. Nếu bố trí như trên mỗi tên lính hằng tuần nghỉ trọn hai đêm.

    Tóm lại, theo Schreiner, lúc ấy việc canh phòng bố trí cẩu thả chỉ có một tên lính canh !

    Xẽo Tà kiết là con rạch nhỏ trên đường về Rạch Giồng. Sau khi hạ hai tên Pháp tại đó, dân chúng gọi xẽo ấy là bào Lang-sa để kỷ niệm chiến công của phụ nữ Việt nam thời ấy. Về sau, tên xẽo đổi lại vì giặc Pháp cấm gọi.

    Tục truyền cụ Nguyễn nhảy tuốt vào bên trong, không cần leo vách đất. Ban đầu, cụ dùng gươm. Đến sau, nắm xác tên giặc này mà đập vào tên giặc kia…

    Lại có giai thoại nhỏ : nghĩa quân gặp trong đồn một ít sà-bong nhưng không hiểu là món gì. Chừng nếm thử thấy mặn nên xắt ra mà ăn với cháo.

    Thiết tưởng sống gần vùng mà người Pháp chiếm từ 1 năm qua, có lẽ nghĩa quân đã biết sà bong là món gì rồi !


    Giặc Pháp kéo đến

    Ngày 17-6, đề đốc Ohier đi thanh tra đến Sóc trăng hay tin rằng Quản Chơn (Nguyễn trung Trực) đang tụ họp nghĩa quân tại Sân Chim với ý định tấn công Rạch giá. Ngỡ là tin sốt dẻo đề đốc bèn sai người đi Rạch giá báo trước. Nhứng trể quá rồi. Đêm vừa qua, đồn Kiên Giang đã bị tấn công, giờ đây chỉ là đống tro than ngun ngút khói.

    Mãi đến hai hôm sau (18-6) mới có bức điện tín từ Vĩnh long gởi đến Mỹ tho báo tin Rạch giá thất thủ. Giặc biết chuyện nầy xuyên qua lời thuật lại của một anh lái trâu người Huê kiều. Anh lái trình bày : từ Châu đốc về, anh không dám ghé Rạch giá như thường lệ. Gần đến chợ Rạch giá, anh hay tin đồn Kiên giang bị triệt hạ, chợ bị cháy (!) và 13 đầu lâu người Pháp bị bêu dài theo kinh ! Vì vậy, anh phải chạy qua Long xuyên.

    Rạch giá thất thủ !

    Một tin sét đánh mà thực dân không ngờ được ! Trên 30 năm sau, Durrwell bình luận : « Ấy là một biến cố bi thảm mà hậu quả có thể làm tổn thương đến uy tín của người Pháp ở miền Nam ».

    Lần đầu tiên một tỉnh lỵ đã bị nghĩa quân đánh úp.

    Lập tức quan tư Ansart từ Vĩnh long đem toàn lực qua Rạch giá cứu nguy. Dưới quyền chỉ huy của ông gồm có quan ba Dismuratin (cầm đầu một phân đội lính thủy), thiếu úy De Taradel (chỉ huy lính mã tà – trong số ấy có quan Phủ Trần bá Lộc và Đỗ hữu Phương đi theo) và thiếu úy hải quân Richard.

    Từ Vĩnh long, quân Pháp đến Long xuyên rồi theo rạch Long xuyên qua Núi sập để đến Rạch giá.

    Đoán trước nẻo đường tấn công duy nhứt của địch, cụ Nguyễn đến vùng nầy từ hai ngày trước, huy động nghĩa quân và dân chúng đấp cản, tạo chướng ngại vật giữa lòng kinh.

    Cản thứ nhứt tại vàm rạch Tà Kên.

    Cản thứ nhì ngang núi Sập (Lạc dục).

    Tàu giặc đang chạy ngon trớn bỗng từ từ dừng lại vì đống chà tre, đá, đất, nhánh cây to chận ngang.

    Nghĩa quân ào ra, xáp chiến.

    Thế giặc mạnh. Tầm súng của chúng bắn xa hơn.

    Chúng liền đổ bộ để bọc hậu các toán nghĩa quân. Nghĩa quân đành rút lui trong khi bọn mã tà hì hục phá chướng ngại vật.

    Cầm cự vô hiệu quả, cụ Nguyễn lập tức rút quân về Rạch giá. Sáng hôm sau (21-6) giặc kéo đến Sóc Suông, mãi đến 3 giờ rưỡi chiều quan ba Dismuratin mới đến chợ.

    Sau cuộc chiến đấu chừng nửa giờ, cụ Nguyễn cùng nghĩa quân xuống hai chiếc ghe biển chạy về phía Hòn Chông.

    Quan tư Ansart đánh điện về cho đề đốc Ohier biết việc tái chiếm Rạch giá bắt được 60 loạn quân, nhiều khí giới, đại bác. Một lính mã tà bị thương.

    Căn cứ vào số đại bác ấy, giặc suy luận rằng việc đột kích Rạch giá của cụ Nguyễn là do bàn tay của triều đình nhúng vào.

    Theo Combanaire, sau vụ Rạch giá, 700 người Việt nam bị Pháp giết trả thù. Chúng tôi tưởng số ấy quá cao.

    Trong số bị giết có cụ Lâm văn Ky, phó chỉ huy của cụ Nguyễn.

    Xã Ngươn cùng gia quyến trở lại chợ để tiếp tục phụng sự cho Pháp. Nếu mấy hôm trước ông chánh Phèn lưu ý đến lời của thầy xã thì Pháp đâu tổn thất đến mức đó. Về sau thầy được thăng chức cai tổng.

    Sung sướng nhứt là tên cai kèn Duplessis. Khi thấy đồn bị tấn công, hắn nhờ người tình nhân chỉ hướng chạy về phía Rạch Giồng. Đến đó, hắn nhờ một bà lão nuôi cơm dùm mấy ngày. Hay tin người Pháp trở lại một người Miên dẫn hắn về để lãnh thưởng.

    Bọn Pháp lục soát bộ sổ của nghĩa quân bỏ sót lại, tập nã ráo riết những ai trùng tên. Bao nhiêu người phải cải tên, cải họ xuống trốn vùng Cà mau U minh.

    Trong bộ, có ghi tên hương chủ Lược ở Rạch giá. Rủi thay, theo chữ nôm, chữ Lược và chữ Trước viết na ná nhau. Vì vậy, Pháp bắt ông hương chủ Trước ở làng Bình đức, chợ Long xuyên mà xử tử. Đến sau mới biết là giết lầm.

    Đó là một trường hợp tiêu biểu cho hàng trăm việc giết oan, bắt oan khác !


    Ra Phú Quốc

    Quan tư Domange từ Châu đốc qua Hà tiên với một đội binh. Cuộc tảo thanh vùng Hòn Chông thật vô cùng khó nhọc, đường sá nguy hiểm. Đến nơi, cụ Nguyễn đã đi tự hồi nào. Theo lời thuật lại của dân chúng, lực lượng cụ Nguyễn ước chừng 40 ghe chở đầy nghĩa quân nhắm hướng Phú Quốc mà trực chỉ.

    Như đoạn trước chúng tôi đã nói, Phú Quốc là căn cứ hậu bị do Quản Thứ xây dựng từ lâu. Giặc tổ chức chánh quyền trên đảo nhưng viên cai tổng Điệu và xã Ngài chỉ làm việc lấy lệ. Lúc Cụ Nguyễn đến, hai ông nầy nộp tất cả số thuế để dùng vào việc quân, thay vì đem vào chợ Hà tiên đóng cho chủ tỉnh Pháp như mấy tháng rồi.

    Lính mã tà ở Phú Quốc sẵn sàng gia nhập nghĩa quân.

    Ngoài điểm thuận lợi trên đây, tình hình ở Phú Quốc cũng khá gay go về mặt khác.

    Một là dân số rất phức tạp ! Họ ở tứ xứ đến lập nghiệp, mâu thuẫn nhau về quyền lợi.

    Bãi Đột chính là nơi tranh giành đẩm máu giữa người Hải nam và người ở Bình thuận đến để bắt con đồn đột.

    Ở Hàm ninh, Dương đông, xưa kia người Xiêm đến lập vườn cùng người Minh hương.

    Vài người Miên sống lây lất phá rẫy giữa rừng. Xưa kia ông vua Lôi (?) dẫn họ ra Phú Quốc. Nhưng kết quả là phải đói vì thiếu gạo sản-xuất tại chỗ.

    Năm 1857, ghe miền Hạ Châu (Mã lai) đến cướp phá ven bờ. Chúa Nguyễn Ánh đích thân chỉ huy đánh đuỗi, chiếm được 15 ghe bắt 80 tên cướp.

    Qua các trào Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức giặc cướp xảy ra lung tung giữa Việt nam, Xiêm, Miên. Một số người Việt Nam bị bắt cầm tù bên Xiêm. Dân chúng tản lên núi. Các khu vườn ở Hàm ninh bị người Mã lai và Hải nam khuấy nhiễu.

    Tục truyền chúa Nguyễn Ánh nhơn xem phong thủy vùng Phú Quốc phán như vầy : Sơn bất cao, thủy bất thâm, nam đa trá, nữ đa dâm. Lời khẩu truyền ấy tuy khôi hài nhưng giúp chúng ta hiểu tánh chất phức tạp, không thuần túy của người ở Phú Quốc thời ấy.

    Tuy nhiên, dân tâm có thể chinh phục vì chính nghĩa về tay cụ Nguyễn. Nguy cơ lớn vẫn là vấn đề thiếu gạo. Mãi đến ngày hôm nay, đảo Phú Quốc sống nhờ lúa gạo từ Rạch giá Bạc liêu chở sang.

    Tìm đâu ra gạo để nuôi hàng trăm nghĩa quân một khi đảo bị phong tỏa ?

    Cụ Nguyễn đã thấy thoáng qua những ngày ảm đạm sắp tới.


    Phủ Lộc, Lãnh binh Tấn

    Giặc Pháp nhận thấy cần ứng phó nhanh chóng đối với Nguyễn trung Trực. Chúng biết cụ là một Lãnh tụ lợi hại đã từng gây bao nhiêu thiệt hại ròng rã tám năm qua. Quản Lịch, Quản Chơn, Nguyễn trung Trực mà bấy lâu nay chúng nghe danh chỉ là một người. Người mưu lược ấy đã từng đánh tàu Espérance ở Tân an.

    Hơn nữa, cụ Nguyễn đã từng được Triều đình phong chức Quản Cơ, lãnh trách nhiệm lãnh binh ở Bình Thuận, một tỉnh quan trọng ở sát biên giới « thuộc địa Nam kỳ ». Giặc Pháp tin rằng cụ Nguyễn thuộc vào hàng tướng lảnh vào Nam hoạt động theo mạng lịnh của Triều đình chớ không phải anh hùng địa phương khởi nghĩa lẻ tẻ.

    Giặc Pháp toan củng cố, bình định miền Nam để làm bàn đạp tấn công ra Huế và Hà nội, thi hành kế hoạch lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

    Lúc bấy giờ, so với Trương Quyền (con Trương công Định) ở Tây ninh và đức Cố Quản ở vùng Bảy thưa, Thất sơn, cụ Nguyễn quả là mũi nhọn lợi hại mà chúng cần tiêu diệt trước.

    Vì vậy, thực dân tập trung ưu thế chánh trị và quân sự của chúng vào việc này.

    Quan phủ Trần bá Lộc – người đã lập nhiều thành tích tảo thanh Thiên hộ Dương ở Đồng tháp mười, hiện trấn thủ vùng Cai lậy, Cái bè – được dời về Rạch giá. Nhiệm vụ của ông ta là hoạt động chánh trị.

    Đầu tiên, ra giải thưởng : 500 đồng cho ai bắt sống hoặc lấy được thủ cấp cụ Nguyễn. Số tiền thật to tác hồi thời ấy. Đồng thời, quan truyền rao : ai chứa chấp nghĩa quân sẽ bị xử tử vì tội đồng loã. Biết gia đình cụ Nguyễn còn ẩn náo ở vùng Hà Tiên, quan sai người đến nơi tìm cách bắt sống người mẹ của cụ và tất cả con cái. Thâm ý của quan là diển lại tấn tuồng San hậu, bắt mẹ của Đổng kim Lân để tướng nầy nặng tình hiếu nghĩa mà ra đầu hàng.

    Viên tướng lảnh thứ nhì được giặc chọn lựa trong cuộc tảo thanh này là lãnh binh Huỳnh công Tấn ở Gòcông. Tấn đã mạo hiểm vào tận sào huyệt giết cụ Trương công Định tại Kiển Phước. Tấn đã góp công vào việc bình định vùng Gòcông, Mỹtho. Tấn lại được một ưu thế mà phủ Lộc không có : Tấn là đồng đội của Nguyễn trung Trực khi năm xưa Trương công Định chỉ huy đoàn quân chiêu mộ từ Gò công lên Chí hoà để trợ chiến.

    Do đó, Tấn biết rõ ràng hình tích cụ Nguyễn. Tuổi hai người xấp xỉ nhau : Tấn lớn hơn cụ hai tuổi, nhưng hồi xưa Tấn xem cụ như một người anh. Phen nầy Tấn hi vọng lập thêm một thành tích với nhà nước. Mưu mô của Tấn là dùng tình cảm xưa để lung lạc và dùng thế quân sự để hăm doạ.


    Cuộc đầu hàng

    Chiếc thông báo hạm (aviso) Le Goeland do quan tư Bouchet – Rivière chỉ huy đến Phú Quốc.

    Ngày 19-9-1868, tàu vào bờ Hà tiên để rước Quản Tấn cùng 125 lính mã tà thiện chiến của y đem từ Gò công.

    Tàu trở ra Phú Quốc, cập bến Hàm ninh.

    Cuộc tảo thanh mở đầu. Nhà cửa bị đốt. Nhiều người bị giết. Vài người hương chức hội tề toan chạy trốn nhưng bị Tấn vây bắt được, hăm doạ xử tử nếu họ không đoái công chuộc tội.

    Binh sĩ của cụ Nguyễn lúc ấy chừng hơn 300, đa số là dân mộ tại Phú Quốc.

    Sau hai trận tử chiến, nghĩa quân tổn thất nặng nề. Cụ Nguyễn đành rút lui lên núi.

    Dưới nầy, Tấn bao vây chận đứng mọi sự tiếp tế và liên lạc với dân chúng.

    Nghĩa quân bắt đầu thiếu gạo, mặc dầu đa số đã chạy tản mác. Tinh thần chiến đấu sụt xuống nhiều. Việc canh phòng thêm khó khăn. Giửa chốn hoang vụ giặc có thể đến thình lình bằng trăm ngàn nẻo. Tấn đã chiêu dụ được vài người rất thuộc đường rừng. Hắn sai đến tìm cụ Nguyễn để trao bức thơ dụ hàng, hứa bảo toàn tánh mạng và tiến cử cụ với nhà cầm quyền Pháp để được trọng dụng. Lời đường mật ấy, cụ Nguyễn thừa hiểu. Điểm thứ nhì trong thơ nọ mới đáng ngại. Tấn báo tin rằng bà mẹ, các con của cụ đều bị bắt tại Hà tiên. Nếu cụ không ra hàng, tánh mạng của các thân nhân khó bảo toàn.

    Thật là khó xử đối với cụ. Tương truyền rằng lúc ấy có một nghĩa quân vào rừng hái trái cây ăn đở lòng, gặp trâu rừng rượt nên chạy trở về. Ai nấy bàn tán việc trâu rừng quá lộng trên núi, suy rằng đó là loại trâu của bà Kim Giao xưa kia. Cụ Nguyễn hỏi sự tích. Một nghĩa quân trình bày :

    - Xưa kia bà Kim Giao đến khai thác vùng Cửa Cạn, lập vườn và mua trâu trong đất liền ra làm ruộng, nhờ vậy lúa gạo ở Phú Quốc tạm đủ ăn.

    Về sau lúc bịnh nặng hấp hối, bà quyết định chia tài sản cho các tá điền. Bà chỉ ao ước một điều là thả tất cả bầy trâu nọ về rừng, Bà e rằng nếu trâu còn bị giam cầm trong chuồng thì lúc xuống âm phủ bà sẽ bị Diêm chúa bắt tội. Vì vậy, bầy trâu được phóng thích, sanh sôi nẩy nở, phá hại. Đảo Phú Quốc trước kia không có trâu.

    Nghe qua, cụ Nguyễn nổi giận :

    - Muốn nói chuyện gì ? Đem tao mà so sánh với bà Kiêm Giao hấp hối hồi xưa. Nói nửa, tao chém. Không so sánh như vậy được. Đứa nào muốn đầu hàng ?

    Cử toạ không ai dám nhúch nhích. Cụ rơm rớm nước mắt mà nói :

    - Thôi, để tôi đầu hàng.

    Hôm sau, nghĩa quân tề tựu lại, quì xuống lạy cụ Nguyễn. Họ khóc vì biết đây là lần gặp mặt cuối cùng.

    Cụ Nguyễn bảo một nghĩa quân trói cụ lại, dẫn xuống Hàm Ninh nạp cho Huỳnhcông Tấn.

    Không ai dám làm chuyện đó.

    Cụ cương quyết bày cách thức như vầy : một nghĩa quân tự xưng là thường dân đem cụ nạp cho Tấn : Tức nhiên, Tấn trọng thưởng. Anh nầy phải vui vẻ nhận số tiền đó để Tấn không nghi ngờ mà bắt luôn.

    Cụ khuyên tất cả nên cố gắng trốn tránh, trở về mà làm ăn lương thiện.

    Động cơ nào thúc đẩy cụ Nguyễn ra hàng ?

    Sau này có người bảo là vì cụ muốn giữ vẹn chữ hiếu, cứu tánh mạng người mẹ. Nhận xét đó e quá thiển cận. Thật ra, khí khái của cụ chưa chút suy giảm mà trái lại trở nên sắt đá, thiêng liêng hơn lúc nào hết.

    Thái độ của cụ sau khi ra hàng chứng tỏ điều đó.

    Kẻ thù cũng nhìn nhận điều đó.


    Về Saigon

    Quan tư Bouchet-Rivière và Huỳnh công Tấn giải cụ Nguyễn về Rạch giá rồi đến Saigon.

    Dưới tàu Goéland, Tấn yêu cầu người Pháp đối xử tử tế với cụ. Lý do gì ? Phải chăng Tấn nể nang cụ ?

    Đồng ý rằng Tấn không có tư thù với cụ như Tấn đã có với Trương công Định. Nhưng, lúc bấy giờ, trước thế lực đang vươn lên của thực dân, trước bao nhiêu quyền lực, địa vị đã hưởng được, nhứt định là Tấn tin tưởng, cúc cung tận tuỵ với thực dân hơn trước. Tấn xin đối xử tử tế với cụ chẳng qua là hắn hy vọng lập với chủ một công trận thứ hai ; mua chuộc, thuyết phục để cụ Nguyễn trở thành tay sai đắc lực, bắt bớ ngược lại các người yêu nước khác.

    Tấn đã lầm to.

    Quan tư Bouchet-Rivière cũng lầm to. Chiến sĩ Nguyễn trung Trực nào phải là người nông nổi, hung bạo « Trực có gương mặt thông minh, dễ gây thiện cảm » (P.Vial). Ý chí của cụ vẫn cứng rắn. Biết giờ chết sắp kề bên, cụ không bao giờ khúm núm, bộc lộ chút gì chứng tỏ muốn được tha tội hoặc giảm tội.

    Bọn Pháp cật vấn cụ về việc các lính Pháp (tù binh ở Rạch giá) bị chưởi bới trước khi bị xử tử.

    Đó là tật lớn của thực dân tự xem mình là cao cả hơn dân bổn xứ. Khi tên lính hạng chót của chúng bị hành hạ, chúng cho là bị sỉ nhục. Thử hỏi chúng phải trả lời thế nào nếu dân tộc Việt-nam cật vấn chúng về muôn triệu tội tày trời khác, từ lúc chúng đến nước ta tới ngày ấy ?

    Cụ Nguyễn cương quyết phản đối rằng cụ không chịu trách nhiệm và không biết các việc ấy. Mấy tên lính Pháp nọ bị xử tử trong lúc cụ chiến đấu giử cản ở Núi Sập.

    Đến Rạch giá, giặc áp giải theo tàu vài bị can khác và chở luôn vài tay thân tín về Saigon để đối chứng lúc lấy khẩu cung.

    Tấn bèn bố trí buổi tiệc thết đãi cụ.

    Thấy giọng kèn tiếng quyển của mình vô hiệu quả, hắn bèn nhờ vài người thân hào ở Rạch giá thử ướm lời dụ dổ.

    Cụ đã trả lời một câu mà dân chúng hãy còn truyền tụng :

    - Cho làm chánh soái, phó soái, tôi cũng không thèm nữa kìa. Tôi chỉ muốn một chức thôi. Chức gì mà tôi có quyền chặt đầu tất cả bọn Tây.

    Về Cái bè, Phủ Lộc được đề đốc Ohier khen ngợi về chiến công ở Rạch giá ; sắc lịnh ngày 15-8-1868, thăng cho cấp Đốc Phủ sứ với số lương 4.800 quan mỗi năm.

    Tại Sàigòn, quan hai thuỷ quân Piquet đổng lý văn phòng của đề đốc Ohier bèn mở cuộc điều tra.

    Chúng tôi xin dịch ý bản khẩu cung ấy, hy vọng sẽ nói lại được vài điểm chánh. Ngôn ngữ của cụ Nguyễn lúc ấy như thế nào ? Viên thông ngôn thuở ấy dịch một lần ra chữ Pháp, giờ đây chúng tôi căn cứ vào bản chử Pháp ấy mà dịch trở lại chữ Việt. « Dịchlà phản nghĩa ». Trong trường hợp này, lời nói của cụ đã bị sai lạc tới lui đến hai lần. Ngay đến lời xưng hô của giặc đối với cụ, bản Pháp văn dùng chử « vous », chúng tôi mãi suy nghĩ nên dịch là « ông ». Chúng tôi nghĩ lúc ấy giặc rất nể nang cụ. P.Vial nhìn nhận xuyên qua lời cung khai ấy rằng thái độ của cụ chứng tỏ là biết tự trọng và kiêu hùng (il se montra beaucoup de dignité et d’énergie).

    Tất nhiên, cụ chỉ nói những gì mà giặc đã biết. Và có nhiều sự thật mà cụ không nói đúng hẳn – hoặc sửa lại ít nhiều.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Có người thuật : khi đến Bến Trống gần vàm sông Cái Lớn, cụ ra lệnh đốt 2 cây pháo bông.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link « mouche à feu » theo lời của Schreiner ghi lại.
     
    Heoconmtv and Despot like this.
  9. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Khám đường trung ương Saigon

    Khẩu cung của Nguyễn trung Trực, 30 tuổi, sanh tại

    Tân an phủ​

    H. – Lý do gì khiến ông tấn công Rạch giá ?

    Đ. Lúc trước tôi lãnh trách vụ thành thủ uý ở Hà tiên. Sau khi người Pháp đến chiếm, tôi và cả gia quyến lui về Hòn Chông. Trước ngày tấn công Rạch giá, một vị quan từ Huế đến, mang cho tôi lịnh chiêu mộ nghĩa quân để hòng chiếm lại tỉnh nầy. Tôi trả lời với vị này rằng lực lượng hiện tại của tôi rất yếu ; tôi không nói với một ai hay biết lịnh trên kia.

    H. – Lịnh của vị quan mang đến có đóng ấn của nhà vua chăng ?

    Đ. – Không. Đó là bản sao lại. Tôi làm mất bản ấy ở Phú quốc.

    H. – Ai đã ra lịnh cho ông đánh đồn Rạch giá ?

    Đ. – Vài ngày sau khi nhận được lịnh của vị quan nọ, có ba người đến Hòn Chông gặp tôi : xã Lý (xã trưởng làng Man LươngVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linktên một làng ở Rạch giá) ; quản Cầu ở Minh lương và bà Đỏ. Ba người nầy nói với tôi rằng họ đã biết lịnh triều đình gởi đến nên họ lại gặp để khuyên tôi đánh Rạch giá. Trong việc ấy, chắc chắn sẽ có nhiều lính mã tà sẵn sàng hưởng ứng. Tôi cương quyết từ chối, nói mình chưa đủ lực lượng. Ba người ấy tỏ vẻ bất bình, ra về hăm doạ sẽ báo với người Pháp đến vây bắt, nếu tôi không đồng ý với họ. Ở Hòn Chông, quản DiêuVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cho tôi biết chủ tỉnhRạch giá đã bắt Quản Cầu, xã Lý và bà Đỏ. Họ bị tố giác với chủ tỉnh, vì có tên LượngVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thù oán gây gổ với xã Lý với nợ nần sao đó. Quản Diêu cũng nói rằng quan chủ tỉnh đã biết tôi ở Hòn Chông, sẽ đến đó bắt tôi. Tôi chỉ còn một đường là tấn công Rạch giá tức tốc. Từ Hòn Chông tôi lập tức đến Tà niên, qui tụ dễ dàng chừng 100 binh sĩ ; 48 giờ sau tôi đem lính đến đổ bộ tại Rạch giá, lúc ban đêm.

    H. – Lúc đó, ông xài vũ khí gì ?

    Đ. - Bên tôi, chỉ có dáoVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    H. – Ông có biết rằng các sĩ quan Pháp đã hay trước cuộc tấn công ?

    Đ. – Tên Lượng chắc có qua bên đồn để mách trước. Dầu sao, trước khi tấn công, chúng tôi cũng chờ khi tất cả binh sĩ trong đồn ngủ say. Lúc đó vào khoảng 4 giờ sáng. Trời tối lắm.

    H. – Có người Pháp nào đứng canh ngay đồn không ?

    Đ. – Có 2 người dựa vào súng mà ngủ. Họ bị giết trước tiên.

    H. – Chủ tỉnh và quan cai đồn bị giết cách nào ?

    Đ. – Việc đó tôi không rành. Tôi ra lịnh giết tất cả người Pháp. Đến trời sáng thiệt mặt, tôi mới biết rõ số người Pháp bị giết. Hai sĩ quan nọ chết tự hồi nào rồi, có lẽ từ khi mới chiến đấu.

    H. – Khi tỉnh lại, mấy người Pháp có bố trí để chống cự không ?

    Đ. – Có. Chừng mười người hiệp nhau kháng cự chừng 1 giờ. Nhưng chúng tôi tiến lại gần quá, bên họ không một ai có thể nạp đạn lần thứ nhì.

    H. – Dân chúng biết trước cuộc tấn công này không ? Họ có giúp ông không ? Lính của chúng tôi có giúp ông không ?

    Đ. – Vài người dân được hay biết trước. Lính của mấy ông thì tuyệt nhiên không biết. Tôi chắc như vậy. Bằng không thì họ thủ đạn trong nòng súng, làm sao tôi chiếm đồn được.

    H. – Ông huyện Hiên (?) biết trước không ?

    Đ. – Tôi không rành chuyện đó. Hương chức làng cho tôi hayrằng đồn Rạch giá dễ đánh lắm. Tôi không ao ước gì hơn. Sáng hôm sau, hay tin thắng trận, họ đến qui hàng với tôi. Tôi gom lính mã tà lại, bắt buộc chúng phải phụng sự bên tôi.

    H. – Chừng bao nhiêu lính Pháp thoát khỏi đồn ?

    Đ. – Năm người. Nhưng sáng hôm sau tôi bắt chúng lại được Hai người trong số đó có ý kháng cự. Tôi ra lịnh giết họ. Còn ba người kia bị giam trong đồn của làng sở tại cùng với các thơ lại thông ngôn.

    H. – Tại sao ông ra lịnh giết họ ?

    Đ. Không phải tôi ra lịnh. Tôi không bao giờ muốn vậy. Hay tin người Pháp tiến đến tái chiếm Rạch giá, tôi ra ngoài cản để chỉ huy chống giữ. Lúc đó tôi giao quyền chỉ huy vùng chợ Rạch giá cho Lâm văn Ky, con của viên cai tổng. Tôi vắng mặt, ông nầy tự ý giết ba người Pháp nọ. Chừng tôi chạy trở lại Rạch giá họ bị chém rồi chờ tới lượt chém viên thông ngôn Chonk Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Tôi ra lịnh thả tên nầy và xuống ghe rút lui.

    Nói đến đây Nguyễn Trung Trực day qua lại tên thông ngôn nọ mà nói : Chú hãy làm chứng rằng ta đây tha tội chết cho chú. Ta chỉ yêu cầu chú một điều : Làm thông ngôn hẳn chú có thế lực với Pháp, Chú dùng thế lực đó mà nói cách nào để người Pháp xử tử ta sớm chừng nào hay chừng ấy.

    H. – Tại sao ông giết viên chủ sự thương chánh.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đ. Chúng tôi chưa đến là ông này chạy đến tấn công chúng tôi giết 3 hay 4 người bên phía tôi. Làm sao tôi tha tội được.

    H. Tại sao chức vụ của ông cao như vậy mà ông lại nghe theo lời dạy nghịch của mấy người nhỏ như Quản Cầu, xã Lý và Bà Đỏ. Tôi không cần nhắc lại lý lịch của mấy người này nhứt là bà Đỏ

    Đ. – Tôi không biết rành họ. Tôi ngỡ họ được lịnh từ Huế hay Quảng nam gởi đến.

    H. – Ông còn muốn nói gì nữa không ?

    Đ. – Tôi muốn nói rõ rằng tôi tự ý đầu hàng với lãnh binh Tấn. Khi đến Phú Quốc vị lãnh binh viết thơ kêu gọi tôi hàng. Vì hoàn cảnh bị bao vây trên núi không phương thế sanh sống, tôi bảo một người thường dân trói tôi đem nạp cho Tấn. Nếu tôi muốn tự vệ nữa, Tấn không bao giờ bắt được tôi dễ dàng như vậy. Bao giờ tôi cũng muốn đem hết nhiệt huyết phụng sự tổ quốc. Tôi không ngờ sự thật là quân Pháp quá mạnh hơn tôi đã tưởng tượng. Nếu biết trước sự thật đó, có thể tôi ra giúp người Pháp từ lâu. Tôi dám nói thẳng rằng : tài quân sự của tôi ăn đứt lãnh binh Tấn. Số phận của tôi đã tới. Tôi không cứu đất nước khỏi cơn nguy nan nầy được. Tôi yêu cầu một việc là xử tử tôi càng sớm càng hay. Và cho mấy đứa con tôi lên Saigon để gặp mặt.

    H. – Sau khi rời Rạch giá ông chạy về đâu ?

    Đ. Đi Phú Quốc và ở đó mãi đến khi bị vây. Tôi nói rõ : Tổng Điệu (cai tổng Phú Quốc) không tình nguyện gia nhập hàng ngủ. Chính tôi đã cưởng y theo tôi giao cho tôi sổ thuế nạp qua Hà tiên.

    H. – Xã Lý và Bà Đỏ bây giờ ra sao ?

    Đ. – Họ chạy lên núi, có lẽ phải chết đói.

    H. – Người Tàu bị bắt chung với ông là ai vậy ?

    Đ. – Tôi không biết. Có lẽ y thuộc về đội quân của Quản Thứ và xã Ngài (xã trưởng Phú Quốc) đã chống Pháp trước khi tôi đến đó.

    H. – Năm 1861, ông tên gì ?

    Đ. – Là Quản Lịch. Chính tôi đã đốt chiếc tàu đậu ở Nhựt tảo. Sau đó tôi đi Huế, được phong chức Quản cơ ; vài năm sau được bổ đi trấn tỉnh Hà tiên với chức thành thủ uý. Khi người Pháp đến chiếm, tôi rút lui về Hòn Chông với cả gia quyến ».

    (Trích trong tờ vi bằng do ông Piquet ký).


    Ngày xử tử

    Lãnh binh Tấn xin đề đốc Ohier đừng xử tử, bảo đảm rằng sẽ thuyết phục để cụ trở thành một người cộng sự đắc lực, rất cần thiết đối với nhà nước Pháp lúc bấy giờ.

    Sau khi cân nhắc lợi hại, Ohier cương quyết giãi cụ Nguyễn về Rạch giá để thi hành bản án xử tử.

    Tương truyền : Ngày trở lại Rạch giá cụ mặc áo vạt hò. Nhà cầm quyền địa phương lúc bấy giờ dùng thủ đoạn chánh trị, tỏ ra tương đối dễ dãi. Vì vậy, dân bổn phố được phép hành lễ tế sống cụ. Cụ mặc áo dài, đội khăn đóng, dự buổi tiệc cuối cùng. Từng manh chiếu trải liền nối nhau ngoài đường. Trên đó đầy rượu thịt, hoa quả của dân chúng đem lại hiến dâng.

    Ngày 27-9-1868.

    Pháp trường là vùng đất cất sở Bưu điện và Mật thám (lúc trước của Pháp) Lính Pháp canh phòng cẩn mật, tuyệt đối không dùng lính Mã tà nào. Có lẽ giặc hãy còn giựt mình về bài học lính mã tà làm phản vừa qua.

    Đao phủ là một người Miên tên Tưa. Dân Rạch giá gọi y là Bòn Tưa (Bòn có nghĩa như anh hai)Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Hắn lấy việc chém người làm kế sanh nhai, ăn tiền công của Pháp, cứ một quan một đầu người.

    Bòn Tưa xách gươm bước lại gần cụ. Hắn sợ sệt, quì xuống lạy, xin lỗi. Đây là lần đầu tiên mà hắn sợ người sắp chết.

    Cụ Nguyễn nói :

    - Mầy làm theo pháp luật. Mầy không tội gì hết. Nhưng mà mầy phải chém cho tốt. Bằng không tao vặn họng mầy.

    27 tháng 9 !

    Một ngày tang tóc cho toàn thể dân tộc !

    Xác cụ Nguyễn được chôn tử tế, cách lầu ông Chánh chừng 70 thước. Giặc xây gạch chung quanh mộ.

    Dân làng Vĩnh thanh Vân (tỉnh lỵ Rạch giá) thờ cụ tại đình gần mé biển chung với cụ Phó cơ Nguyễn hiền Điều và Nam hải đại tướng quân (Thần cá ông).

    Hằng năm, cuộc tế lễ cử hành rất long trọng, thành kính, nửa công khai nửa bí mật. Mãi đến năm 1920, viên chủ tỉnh người Pháp đến dự cuộc tế thần. Viên chủ tỉnh này rành chữ nho. Thấy trên cột ghi câu đối của cụ Huỳnh mẫn Đạt điếu rằng :

    Hoa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa.

    Kiếm bạc Kiên Giang khắp quỉ thần, Viên chủ tỉnh bảo đưa sắc thần cho y xem ?

    Y nói một câu :

    -Nguyễn trung Trực làm nghịch với nhà nước Lang sa. Tại sao hương chức thờ như vậy ?

    Rồi y lạnh lùng đi về dinh.

    Hương chức làng và hương chức đình vô cùng hoảng sợ. Ông Hương Cả Mỷ đích thân đến gặp chủ tỉnh để giải bày khéo léo như vầy :

    -Làng tôi thờ ông Nguyễn là thờ chữ Trung. Ngày xưa ông Nguyễn hưởng ơn mưa móc của Triều đình thì trung với Triều đình. Ngày nay hương chức làng hưởng công ơn của người Lang sa thì cũng nguyện giữ chữ trung với người Lang sa.

    Dường như lúc ấy viên chủ tỉnh gật đầu.

    Nhưng hương chức làng không kéo dài tình trạng. Họ làm tấm biển lớn treo trước đình đề mấy chữ « Nam hải đại tướng quân (ý muốn nói đình thờ thần cá ông).

    Việc rắc rối ấy thấu tai ông Le Nestour, viên chủ sự ty thương chánh Rạch giá. Ông này có vợ Việt Nam, bấy lâu nay lập đồn điền ở Hòn Tre và vùng Tân điền (Rạch giồng) gần chợ Rạch giá.

    Ông Le Nestour thỉnh sắc cụ Nguyễn về đình Tân điền mà thờ. Dân chúng lo ngại. Ông nói :

    - Thằng chủ tỉnh mà vô tới đây làm khó dễ thì tôi kiện nó tới trời

    Ngoài vùng Tân điền, ở Rạch giá, còn rất nhiều đình thờ « thần vọng » nghĩa là chưa có sắc chánh thức. Họ ngấm ngầm truyền miệng rằng đình làng mình thờ cụ Nguyễn thí dụ như đình làng Vĩnh hoà (rạch Thầy Quơn).

    Chuyện cụ Nguyễn đã trở thành chuyện cổ tích bất hủ như truyện Tấm Cám, Thạch sanh chém chằng, gieo vào lòng người dân đau khổ vì nạn ngoại xâm một niềm an ủi, tin tưởng sâu đậm. Lúc mệt mỏi vì sanh kế cũng như lúc rảnh việc nghỉ ngơi, các cụ già thường kể lại cho con cháu rằng :

    - Tại đất Rạch giá mình đây có một lần ông Nguyễn, hồi xưa kia...

    Vài giai thoại

    Vùng Rạch giá, Hà tiên Long xuyên còn truyền khẩu bao nhiêu mẩu chuyện về gương chiến đấu anh dũng về sự hiển trách của cụ Nguyễn. Nhứt là chuyện cụ bị xử trảm.

    Người thì nói : cụ vén tóc gáy, bảo tên đao phủ chém thật mạnh. Khi đầu rơi, cụ đưa tay vói theo chụp được và đem đặt lên cổ sau đó mới ngã xuống. Người thì nói cụ đặt hai tay dưới đất để đừng cho đầu rơi đụng đất mà hoen ố tiết nghĩa. Lúc ấy, đôi tròng mắt còn trợn khiến bọn lính Pháp run sợ.

    Lại cón bài thơ sau đây, có người cho rằng do cụ Nguyễn đọc trước khi tuyệt mạng :

    « Thư kiếm tùng nhung tự thiếu niên
    Yêu giam đăm khí hữu long truyền.
    Anh hùng nhược ngộ vô dung địa
    Thử hận thâm cừu bất đái thiên. »

    (Theo việc binh nhưng thuở trẻ trai,
    Phong trần hăng hái tuốt gươm mài.
    Anh hùng gặp phải hồi không đất
    Thù hận chan chan chẵng đội trời.
    (Đổng Hồ dịch)

    Theo chúng tôi nghĩ, lúc đến pháp trường chắc có lẽ giặc trói hai tay cụ lại, đề phòng việc tẩu thoát, cướp pháp trường ; xung quanh pháp trường lúc ấy (và mãi 5, 60 năm sau) là rừng hoang chạy dài ra bãi biển chen chúc cây giá, cây nấm, cây bần.

    Bị trói hai tay thì khó mà có chuyện ly kỳ như trên được.

    Trong bài thơ của ông Huỳnh mẫn Đạt điếu cụ có câu :

    Anh hùng cường cảnh phương danh thọ.
    Tu sát đê đầu vị tử nhân.
    (Anh hùng cứng cổ còn danh mãi.
    Thẹn chết bao nhiêu lũ cúi đầu)
    (Nguyễn văn Hầu dịch)

    Cứng cổ phải chăng là ám chỉ tư thế của cụ lúc chết ? Căn cứ vào hai chữ này, chúng tôi tưởng lúc mất đầu, thân của cụ có chút gì khác. Thí dụ như cổ tuy phun máu mà vẫn gồng lại, thân mình chập sau mới ngã xuống.

    Về bài thơ tuyệt mạng chúng tôi tưởng cụ không có làm. Tinh thần bài thơ nọ khiến chúng tôi ngỡ cụ là một nhà quân sự được rèn luyện thuở thiếu niên. Sự thật cụ Nguyễn xuất thân là anh thợ chài một dân đồn điền trẻ tuổi gặp cơn nước mất nhà tan nên xông ra cứu nước.

    Tục truyền rằng hồn cụ hằng đêm hiện lên khuấy rối giấc ngủ các chủ tỉnh Pháp. Một viên chủ tỉnh nọ ra lịnh xiềng mộ nhưng hôm sau giây lòi tói đứt tung ra… Trong đình thờ cụ, thỉnh thoảng nghe gươm dáo khua rổn roản. Giặc sai lính đứng ngoài cửa đình mà thổi kèn dộng vào.

    Hôm sau bọn lính ấy hộc máu chết (?)

    Mãi đến nhiều năm sau, người Pháp không chấp thuận cho dân Rạch giá làm đến chức quản mã tà ; chỉ cho đến đội. Dân chúng bảo rằng người Pháp nhớ đến việc Quản Cầu làm phản thuở trước nên không tín nhiệm dân Rạch giá nữa.


    Hào khí trường tồn

    Nghe đội Nhiều thuật lại cái chết anh dũng của cụ Nguyễn đức Cố Quản vô cùng thương xót. Lúc bây giờ tuy bận việc phòng thủ ở vùng Bảy Thưa, Cố cũng truyền cho binh sĩ tưởng niệm người anh hùng quá cố, khắc tên cụ Nguyễn vào một linh vị đặt trên án thờ tướng sĩ trận vong.

    Sau khi cụ Nguyễn mất, nghĩa quân ở Tà niên phải tan rã.

    Trong số rút lui xuống miệt Thứ, có hai anh em họ Đỗ thừa Luông Đỗ thừa Tự. Họ gây nhiều việc khủng bố thất nhân tâm. Lần đầu tiên, rừng U minh được họ xây thành căn cứ. Năm 1872 chánh chủ tỉnh Rạch giá là Benoist đàn áp giải tán luôn.

    Năm 1908, lúc Phong trào Đông Du bồng bột trong Nam, cụ Gilbert Trần chánh Chiếu công khai viết bài trên báo Lục tỉnh tân văn (ngày 13-1-1908) nhắc lại gương chiến đấu của cụ Nguyễn trung Trực để động viên lòng yêu nước của dân chúng.

    Các quyển sử nói về việc kháng Pháp ở miền Nam đều chép lại việc Nguyễn trung Trực cùng với việc Trương công Định, Thủ khoa Huân, Thiên hộ Dương. Thí dụ như quyển Abrégé d’histoire d’Annam của Schreiner, Saigon ; Les 1ères années de Cochinchine. Colonie française của Paulin Vial, Paris.

    Đặc biệt còn hai quyển sách của người Pháp nói về cụ ; chúng tôi thấy dẫn trong tập kỷ yếu của Hội Đông Dương khảo cổ, nhưng không tìm được :

    - H. Le Verdier và H. Maubryan. – Những cảnh sanh hoạt ở Annam. Khi (kỳ) hòa và các chuyện ; việc ám sát quan ba Barbé việc đột kích Rạch giá Paris, 1884 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    - François Tessier. Ngày sống ở Nam kỳ hay là chuyện các vị anh hùng ở Rạch giá. Không ghi năm xuất bản. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vinh diệu thay liệt sĩ Nguyễn trung Trực và các nghĩa quân.

    Liệt sĩ Nguyễn trung Trực đã nêu cao tinh thần bất khuất của dân tộc như bao liệt sĩ khác chống quân Minh, quân Thanh thời trước.

    Nhưng khác hơn thời trước !

    Thời đại của cụ Nguyễn chứa nhiều nỗi khó khăn mới mà hầu hết các nước nông nghiệp ở Á Châu hồi cuối thế kỷ thứ 19 không tài nào vượt qua nổi. Nước ta phải chống trả với một cường quốc Tây Phương cao hơn vượt bực về trình độ tổ chức, kinh tế, chánh trị quân sự.

    Đem gươm dáo mà cự đương với tàu sắt, đại bác, thật là trứng chọi đá, châu chấu đá xe.

    Nguyễn trung Trực vị anh hùng áo vải đã biết sống và biết chết một cách xứng đáng trong giai đoạn lịch sử ấy.

    Năm 23 tuổi, anh chài Lịch dùng mưu mẹo đốt cháy một tầu chiến của giặc từ phương Tây đem qua !

    Năm 30 tuổi, Quản Lịch triệt hạ toàn bộ đồn Rạch giá, chiếm tỉnh lỵ.

    Với hai võ công ấy, trong quyển lịch sử Việt Nam từ ngày lập quốc đến giờ, Nguyễn Trung Trực có một địa vị khiêm tốn nhưng công lao rỡ ràng.

    SƠN NAM và NGỌC LINH
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Minh lương

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Chúng tôi không rành nên không bỏ dấu

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nguyên văn : Luon, có lẻ là Lượm. (?)

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Lance

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nguyên văn như vậy. Vì không rành nên không bỏ dấu

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link agent de la ferme d’opium.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Có người nói tên đao phủ nầy tên Côi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkScènes de la vie annamite. Khi hoa, Recueil de nouvelles : le meurtre du capitaine Barbé, la surprise de Rachgia.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkSéjour de Cochinchine ou les héros de Rachgia.
     
    Heoconmtv and Despot like this.
  10. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    GÁNH CHIẾU TÀ-NIÊN
    hay Chén Cơm Sông Núi

    *

    KỊCH NGẮN BẰNG THƠ LÀM SỐNG LẠI MỐI TÌNH DÂN-TỘC THIÊNG-LIÊNG CỦA DÂN-CHÚNG KIÊN-GIANG-THÀNH KHI TẾ SỐNG CỤ NGUYỄN-TRUNG-TRỰC.

    Ngày 27-10-1868, giặc Lang-sa xử trảm-quyết vị anh-hùng dân-tộc : Nguyễn-trung-Trực tại đất Kiên-Giang.

    Trong ngày ấy, dân chúng thành Kiên-Giang trải chiếu hoa trên đường ra pháp-trường để cho vị anh-hùng đi trên ấy. Ngoài ra, dân chúng còn dâng hoa trái, cơm canh đến vị anh hùng trong mâm cơm vĩnh-biệt. Đặc-biệt nhất trong mâm cơm ấy có chiếc áo dài đen. Chính cụ Nguyễn đã mặc chiếc áo ấy và chứng-nhận lòng biết ơn của dân chúng trước khi vĩnh-biệt…

    Kịch ngắn bằng thơ nầy làm sống lại cảnh-trạng ấy để ghi dấu lòng biết ơn của dân chúng đối với vị anh-hùng chài lưới và tô đậm tiết-tháo của cụ Nguyễn-Trung-Trực.

    Các vai :

    NGUYỄN TRUNG TRỰC : 30 TUỔI
    DÂN………………… ….. : 30 TUỔI
    NAM………………… ….. : 28 TUỔI
    LÃO………………… ….. : 50 TUỔI
    NGUYỄN THỊ HIỀN….. : 22 TUỔI
    NGUYỄN THỊ THANH DIỆU : 22 TUỔI


    (CẢNH BỜ BIỂN, XA LÀ HÒN PHÚ QUỐC, HÒN TRE)

    DIỆU :
    Em là con gái Tà niên,
    Đường xa gánh chiếu ra Kiên Giang thành


    NAM :
    Hỡi em gánh chiếu một mình
    Chiếu kia phải chiếu chung tình chăng em ?


    DIỆU :
    Không !
    Chiếu nầy là chiếu thiêng-liêng,
    Chiếu hoa viền gấm để em lót đường,


    HIỀN :
    Em lót đường : lối ra pháp-trường

    DIỀU HIỀN :
    Tháng mười, hăm bảy tại Kiên-Giang,

    NAM :
    Giặc Lang Sa xử người trung-trực.

    DIỆU :
    Vì tội yêu đồng-bào quê hương.

    HIỀN :
    Nhưng anh từ đâu tới ?
    Em tưởng chừng cát bụi
    Còn bám tà áo nâu.
    Quên anh ở nơi đâu ?


    NAM :
    Quê anh ở chỗ đốt tàu.
    Giặc Tây chết cháy (mặc) dầu ở giữa sông.


    HIỀN :
    Ồ ! anh là trai Nhựt-Tảo,
    Một mảnh đất miền Nam.


    DIỆU :
    Nằm trong dạ Tân-An.
    Mà nơi kia sông nước,
    Và câu hò tiếng hát,
    Còn ghi đậm một kỳ-công.
    Đốt tàu quân giặc giữa sông ban ngày.


    NAM :
    Còn em phải chăng người xa xứ.
    Tới đây bán chiếu…


    DIỆU :
    … Dạ thưa không.
    Em chính là cô gái ruộng đồng.
    Quê Tà Niên, chuyên nghề dệt chiếu.


    NAM :
    Tên em chắc đẹp !

    DIỆU :
    Em tên Thanh-Diệu.

    HIỀN :
    Còn em tên Nguyễn thị Hiền.

    NAM :
    Hiền dịu thay tên gái Tà Niên.
    Tên thật đẹp,


    DIỆU :
    Chiếu càng tuyệt mỹ.
    Anh thấy chăng hoa quì hoa lý.
    Nở trong lòng chiếu…


    NAM :
    Chiếu đơm hoa.

    HIỀN :
    Lại điểm thêm hoa mướp hoa cà.
    Hoa đồng nội ngát mùi phương-thảo.


    NAM :
    Nên trai Nhật Tảo…
    Gái Kiên giang…
    Cùng nhau lót đường bằng vạn chiếu hoa.


    DIỆU :
    Trải chiếu là trải lòng ta,
    Cho người yêu nước bước ra pháp trường.


    HIỀN :
    Đường ra cỏi chết lên hương.
    Vì trên đường ấy anh hùng đi qua.


    DÂN :
    Hởi người miền biển gần xa.
    Mau mau chận hết lối ra pháp trường.


    LÃO :
    Cháu có thừa nhiệt huyết,
    Nhưng thiếu mưu sâu.
    Cướp pháp trường chỉ cứu một đầu


    DÂN :
    Nhưng sẽ có muôn đầu khác rụng.
    Lũ giặc khùng giết lây dân chúng.
    Thì có ích gì cho quốc-gia.


    LÃO :
    Khi ta cần người cứu nước ta.

    NAM : (gào)
    Giặc Lang-sa man rợ.
    Biết người Việt-Nam ta.

    (cảm động) Nặng tình mẹ nghĩa cha.
    Nên dùng tình máu mũ.
    Để chận đường tiến-thủ


    DÂN :
    Của người chài lưới anh hùng.

    LÃO :
    Tiếng vang Nhựt-Tảo danh lừng Kiên-Giang.
    Mặc dầu người là trang võ-tướng.
    Nhưng lại là một bậc hiếu nhi.
    Lúc còn đóng binh hòn Phú Quốc.
    Trước khi từ giã mẹ ra đi.
    Khi mẹ đau, chính người sắc thuốc.


    LÃO :
    Tay cầm kiếm là tay dâng thuốc

    DÂN :
    Còn tay phất cờ…
    Chính tay quạt lửa lò.


    LÃO : (ngâm)
    Chờ khi mẹ ngủ say mơ,
    Mới căng buồm biển phất cờ xuất quân.
    (chiêng đổ)

    DIỆU :
    Chính hồi chiêng thứ nhất
    Làm muôn lòng tê buốt.


    HIỀN :
    Hởi lũ giặc cuồng điên.
    Hãy hủy bỏ hồi chiêng.
    Nán giờ đau thương lại.


    NAM :
    Súng bắn như vỗ tay,
    Súng bắn đuổi ruồi bay,
    Không làm dân ta sợ.
    Ha ! Ha ! bớ loại man rợ.


    LÃO :
    Thấy chăng lũ giặc hôi tanh,
    Long dân dựng bức tường thành chống mi.


    NAM :
    Bắn đi ! Tao đố bắn đi.
    Vãi chài tung lưới bắt mi ta bằm.


    HIỀN :
    Súng dầu bắn nát thân tàn,

    NAM :
    Nhưng không giết được tinh thần dân ta.

    DIỆU :
    Hãy buông súng xuống,
    Riu ríu bước ra.
    Bớ giặc Lang sa,
    Để ta tế sống.
    Một người anh dũng.

    DIỆU :
    (Bưng áo dài khăn đóng để trong mâm)
    Đây chiếc áo quê hương vạn thuở
    Mang tâm hồn thuần-túy Việt-Nam.
    Để riêng mặc cho người yêu nước,
    (Áo vải anh hùng : áo cứu dân).


    LÃO :
    Còn đây vành khăn đóng :
    Tròn như vành trăng mộng
    Tỏa rực ánh hào quang
    Chiếu ngời khắp giang san.
    Phản chiếu lòng cương-trực :
    Một tấm gương sáng rực,


    DÂN :
    Của đấng anh hùng miền nước mặn
    Mà muôn người muôn miệng đồn vang.


    HIỀN :
    Hỏa hồng Nhật-Tảo oanh thiên-địa.

    DIỆU :
    Kiếm bạc Kiên-Giang khấp quỉ thần.

    HIỀN :
    (Bưng mâm cơm)
    Đây hương vị của miền duyên hải,
    Đây cá tươi ngon mới xúc nò,


    DIỆU :
    Nước mắm hòn thơm mùi Phú Quốc.
    Đây dừa Sơn Rái mới đem vô.


    LÃO :
    Dân ta dọn mâm cơm lưu-biệt :
    Của ít lòng nhiều của chúng dân.


    DÂN :
    Chén đá chứa chan tình gấm vóc.

    LÃO :
    Lòng dân chứa đựng ở trong mâm.

    N.T.TRỰC :
    Ta đã ăn bằng đôi sóng mắt
    Bằng niềm thông cảm của con tim,
    Bằng tình dân tộc thiêng liêng nhất,
    Đến chết còn mang xuống cửu-tuyền.
    Dân ta là ánh sáng,
    Quân giặc là mù sương.
    Ánh sáng của thái-dương
    Làm tan hết mù sương.
    Cho vòm trời quang đãng.


    LÃO :
    Kìa sóng kìa núi còn đây.

    NAM :
    Còn người yêu nước, giặc nầy phải tan.

    N.T.TRỰC :
    Giặc phải tan vì chuyên cướp nước.

    TẤT CẢ :
    Nước phải còn vì nước của ta.

    DÂN :
    Cờ giặc cờ quỉ cờ ma.

    HIỀN :
    Cờ mình…

    DIỆU :
    ……..cờ nước…

    TẤT CẢ :
    …mới là cờ thiêng.

    LÃO :
    Ở đời, con cá con chim,
    Muốn bay muốn lội muốn tìm tự do.


    N.T.TRỰC :
    Còn người có nước có cờ,
    Lẽ đâu làm kẻ vong-nô cho đành.

    (Hộc máu vào chén cơm)

    N.T.TRỰC :
    Bấy nhiêu lời vĩnh biệt
    Gởi lại lớp ngàn sau.
    Ngàn sau hãy nhớ câu :
    « Chết vinh hơn sống nhục »


    LÃO :
    Máu đào ôi đỏ rực.
    Trào tuôn trong chén cơm.


    DÂN :
    Đây là khối căm hờn,
    Trong chén cơm sông núi.


    N.T.TRỰC :
    Vì máu ta không bao giờ đặc
    Máu nầy là nước khơi nguồn.
    Cơm nầy khắn lại thành non.
    Vì trong chén…có sông, có núi.
    Máu chảy thành sông, cơm là núi.
    Sóng khơi hận, núi xây hờn.
    Trong lòng Nhựt Tảo, trong hồn Kiên Giang.

    (Hồi chiêng hai)

    HIỀN :
    Hồi chuông trảm-quyết đang rền rĩ.
    Lần thứ hai, thôi sắp hết rồi.


    DIỆU :
    Sắp vĩnh-biệt anh hùng áo vải !
    Hồi chuông trảm-quyết dứt lần hai,


    LÃO :
    Biển lặng bỗng dưng rồi biển động.
    Biển gào sóng gió hội trùng-dương.


    NAM :
    Đá Kiên thành nứt ra từng mảnh,
    Vì hận kẻ thù : hận bất dung.


    DIỆU :
    Hồi chiêng đã đánh lần ba,
    Thôi rồi ! nghĩa-sĩ đã ra pháp-trường.


    LÃO :
    Muôn vạn lòng kích-động.
    Vì hình ảnh chén cơm,


    DÂN :
    Chúng tôi kẻ sống còn,
    Nhận chén cơm sông núi.


    TẤT CẢ :
    Với một lạy giã từ,
    Với một lạy ngàn thu


    TIẾNG VANG :
    Từ năm ngàn tám trăm sáu tám (hộp đèn 27-10-1868)
    Đến nay non thế kỷ trăm năm.
    Bóng người nghĩa-sĩ miền duyên hải.
    Sống mãi trong lòng dân Việt-Nam.
    Từ Nhựt-Tảo đến Kiên-Giang,
    Ngàn sau còn đốt nén hương phụng thờ,
    Từ bao giờ đến bây giờ,
    Ngàn sau còn nhớ câu thơ oai hùng :


    HIỀN :
    Hỏa hồng Nhựt-Tảo oanh thiên-địa.

    DIỆU :
    Kiếm bạc Kiên-Giang khấp quỉ thần.

    Viết tại GIA-ĐỊNH THÀNH đêm 22-8-57

    KIÊN-GIANG
     
    Heoconmtv and Despot like this.
  11. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    LÊ – DƯ – HOÀI soạn

    NGUYỄN TRUNG TRỰC QUI THẦN
    (DIỄN NGHĨA)​

    Tru loạn thần ư dĩ tử
    Chánh danh phận ư đương thời


    (1945)

    *

    Gia-đình ông Lê – dư – Hoài giữ bản quyền,
    lược hiến lần in thứ nhứt cho nhà xuất-bản PHÙ-SA.


    *
    Rồng vàng đanh ngọc bệ
    Các tía đặc kim âu,
    Trên Vỏ-Thang ban nấy qua mâu.
    Dưới Y-Lữ tảo thanh tàng tặc.
    Sanh gặp hội ngữa nghiêng xã tắc,
    Điệu làm tôi gìn giữ sơn xuyên.

    Thủ thành húy Hà-Tiên, tôi biểu xưng Trung-Trực

    HỰU VIẾT : Như ta, theo thơ kiếm dốc đền thần chức ; giỏi kinh luân trã nợ nam nhi, đêm nằm gai giận lũ Tây di, ngày nếm mật căm loài phản quốc. Gia đinh, mời phu nhơn. Em, rày Tây lộ đoạt thâu nam thất, đứng anh hùng trả nợ núi sông đó em. Em nghĩ lại đó mà coi. Từ Nam quan cho tới vịnh Xiêm La có phải là nơi lảnh thổ của con nhà Hồng Lạc không em. Nhưng thế mà, kẻ ngoại khấu đem binh xâm đoạt. Còn hạng anh hùng xếp giáp điềm nhiên sao em. Bởi vậy cho nên : Kiên Giang thành là trấn viển biên, thì Nguyển Trung Trực đem binh công phục, đó em.

    PHU NHƠN VIẾT : Dạ thưa tướng công xưa Hưng Đạo cự đương Bắc khấu. Nay tướng công kích quá Tây man. Hể là đứng anh hùng tấm máu sa tràng, phận hào kiệt bọc thây da ngựa. Vậy thời : Lương thão dành sẳn chứa, binh lính tập đã rành, chước điếu dân tiện thiếp tán thành, mưu phạt tội Tướng công nỗ lực.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Hay a, Quân. Dưới cờ ban đội ngũ, cửa tướng liệt can qua. Góc trời Nam khôi phục san hà, Kiên giang tĩnh tấn công Hồ lổ.

    QUÂN BAN VIẾT :
    Quân hành hỏa tốc, hỏa tốc
    Tướng đáo lôi hoanh, lôi hoanh.
    Thần hôn tạo phạn, tạo phạn,
    Nhựt dạ bôn hành, bôn hành.

    TRUNG TRỰC LOẠN VIẾT :
    Quản đốc quân dân đáo trận tiền,
    []
    Bất dung hồ lộ tội dinh thiên
    []


    QUÂN BÁO VIẾT : Dạ dạ cấp báo cấp báo, chí nguy chí nguy. Binh như rừng sát nhập thành trì, giáo giáo tợ đủa bao vây tướng phủ.

    TỈNH TRẤN VIẾT : Kinh hãi kinh hãi, hồn phi hồn phi, quả dân quân nhiểu phá biên thùy, thiệt cách mạng phản công hãi đạo. Quân, gõ điển văn cấp báo cho chánh phủ tường tri, kẽo chúng nó đoạt thâu nha tỉnh. Còn ách nhứt ách nhì, mau sấp hàng cơ lính và dộng nạp cà-nông, dàn mặt trận cho đông, dục kèn binh tiến tới.

    HỰU VIẾT : Úy a ! Thiệt bầy quạ nhiểu nhương biên giới, quã chòm ong tụ tập sau khe, gả kia ! Dám khêu gan chấu chẳng sợ xe, lại dỡn mặt trứng không kiêng đá, hử.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Tây tặc ! Thống mạ nể thực dân tây lổ, chiếm đoạt lãnh thổ Nam Kỳ. Ta đây Nguyễn Trung Trực chỉ huy, Kiên giang thành công phục.

    LOẠN VIẾT :
    Hận nể Tây man xâm lãnh thổ,
    []
    Phấn anh kiệt cứu Nam bang.
    []

    TỈNH TRẤN VIẾT : Nghịch tặc, nghe ông bảo.

    LOẠN VIẾT :
    Nể đẳng lục lâm hạt cãm đối tinh binh chi hào kiệt
    []
    Cô thương thần võ khởi năng dung lộng phũ chi ban môn.
    []

    TRUNG TRỰC VIẾT : Truyền chúng tướng tấn công, cãn Tây nô hượt tróc.

    HỰU VIẾT : Huy a mới hươi lằn gươm bạc, bắt đặng gã tóc vàng. Quân. Phú quân nhơn tương xuất lộ bàn, bêu thủ cấp thị oai tặc chúng. Phu nhơn, nghe tây tặc đồn binh Nhựt tão, để cô gia dẩn chúng hõa công. Còn phu nhơn thành nội quan phòng, chờ bổn tướng binh hồi khán trận nghe.

    PHU NHƠN VIẾT : Thưa tướng công ! Vâng.

    HỰU VIẾT : Hảo a, mừng đặng trừ an Tây khấu, nay đà khắc phục Kiên giang, truyền xuất bãng chiêu an cho lê dân lạc nghiệp.

    TỔNG ĐỐC XƯƠNG VIẾT :
    Oai chấn Lục châu hoán ngã danh.
    []
    Liên già quán kĩnh lộ vô hành.
    []
    Thập bác phù viên nhơn tán đỡm.
    []
    Anh nhi sũng đão tự tung hoành.
    []

    Đão trí giang san quán thế gian hùng đồ phú qưới.
    []
    Canh tân võ trụ tão thanh thão khấu định thăng bình.
    []

    HỰU VIẾT : Như ta ! Thọ sắc phong Tổng đốc Tây trào, Ông húy tự tánh Trần Bá Lộc. Rày dẹp đã an nhàn dân tộc, nay chẳng còn phiến động can qua.

    Tước vinh quang chói họ sáng nhà
    Tòa cổ viện bia tên đúc tượng
    Còn gia đạo ở nhà
    Nền hào phú Y, Đào dể nhượng,
    Nghiệp điền viên Vương, Thạch đâu bằng.
    Cậy thế quan, đâu dám hở răng,
    Vơ của chúng, người đều nhăn mặt.
    Nếu chống cự ra thằng dậy giặc,
    Bằng ngậm câm thì đứa hiền lành.
    Còn đức tánh ở nhà
    Chí lung lăng chẳng kém ông Hoành
    Oai lừng lẩy không thua gã Trấm.

    BÁO VIẾT : Dạ hữu điển văn chánh phủ, trình cống án thượng quan.

    TỔNG ĐỐC VIẾT : Vậy chớ nào, Nguyễn Trung Trực, ãi ãi. Đã ra làm nô lệ, sao chẳng biết vận thời. Dám không kiêng vác đá liện trời, lại còn ngốc lấy ngao tát biển. Quân, mời Lãnh binh đây.

    LÃNH BINH VIẾT : Dạ, hữu Lãnh binh ứng hậu án tiền, chúc Tổng đốc thượng quan nhàn hạ.

    TỔNG ĐỐC VIẾT : Lãnh binh, Nguyễn Trung Trực dân quân khởi nghĩa, Kiên giang thành cách mạng phản công, xuất Lãnh binh bình khấu tiên phong, bổn Tổng đốc tương quân hậu tập.

    LÃNH BINH VIẾT : Dạ, văn cứu binh khẩn cấp, phát dõng khí hân hoan, cữ hùng binh tão duyệt Nam bang, thâu lãnh thổ qui hồi Mẫu quốc.

    TỔNG ĐỐC VIẾT : Nầy cho.

    LÃNH BINH VIẾT : Quân rã rã bày đội ngũ, xao xao tiến cơ binh, y nhứt lịnh đăng trình, truyền tam quân trực tấn.

    LOẠN VIẾT :
    Thống lãnh hùng binh đáo trận tiền
    []
    Bất dung ô hạp nhiễu Giang Kiên.
    []
    Anh hùng cãi tạo thời gian thế
    []
    Thanh trược danh lưu vạn cổ truyền.
    []


    TỔNG ĐỐC LOẠN VIẾT :
    Thập vạn hùng binh tấn hải thành
    []
    Tảo thanh ô hạp bất dung sanh
    []
    Hài nhi tam xích kinh đê dạ
    []
    Quyện tịch giang san sính ngã hoành.
    []

    LÃNH BINH VIẾT : Lố thấy miền duyên hải, đà tới tỉnh Kiên giang, vậy thời thã gián điệp trá hàng, hiệu Liêm Pha hủy kế.
    Ai đi, hoành giang
    khoe địa thế, duyên hãi tợ trường thành.
    Non sông xưa trời đã sẵn dành.
    Chúng tướng, cỏi bờ cũ binh dừng đóng trại.

    HỀ TIÊU VIẾT : Như ta : quê ngụ xứ Hà Tiên, đội Tiêu là tên mổ. Còn chú mầy tên chi, xưng cho cô bác người ta nghe.

    HỀ TỎI VIẾT : Như tôi giống nòi sanh Phú quốc, cai Tỏi thiệt tên, đã liều thân cay đắng với chủ nhà, lại sẵn dạ nhỏ nhen cùng công chúng.

    TIÊU VIẾT : Chú Tỏi giống mình đâu cũng có, mà tụi họ kể như không, đã giúp cho lớn bụng to hông, nào nhớ tới nòi tiêu giống tỏi đâu chú.

    TỎI VIẾT : Anh Tiêu ơi, để tôi tỏ cái cảnh ngộ của tôi anh nghe có tức không. Mình đã nằm im trong tỉnh, có chuyện họ cũng móc moi cho đến đổi tôi ra ở tận ngoài hòn, bắt về họ còn cà nghiến nữa anh.

    TIÊU VIẾT : Thì số phận anh em mình phải làm mọi thế gian vậy chớ sao. Ôi thôi ! Anh em mình buồn mà than thân tủi phận chơi vậy chớ, quan lớn sai hai anh em mình đi gián điệp thì đi chớ, nhưng mà tôi nghĩ lại :

    HỰU VIẾT : Nền độc lập Tây ban đả đão, hạng anh hùng Nam Việt cự đương, còn anh em mình : Làm muông săn mãi quốc chi phường, để chúng mắng Việt gian chi lũ đó em. Chi bằng : kíp vào nơi tướng phủ, bày tỏ thiệt đại gia, xin theo người làm kẽ trão nha hơn là ở với họ như loài thão giã, đó, đi hè.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Từ bốn tướng hưng binh công phạt Tây trào đại hội đội đáo lai. Hiềm vì ta cô quả binh oai, khó đương nó hùng cường tướng mãnh, dữ a.

    PHU NHƠN VIẾT : Dạ thưa tướng công. Lửa một nhóm khó đốt rừng ngàn khoảnh. Nước nữa chun không cứu lửa muôn xe. Vậy thời, tập binh thuyền dự bị Hòn Tre, hiệp quần đảo bản căn Phú Quốc. Như ông Điền Hoành, ông Trịnh thành Công, đức Cao hoàng thì mới đặng đó tướng công à.

    QUÂN BÁO VIẾT : Dạ có hai chàng trai tráng sĩ tự bây giờ đợi viên môn. Lời bẩm lịnh trưởng tôn, gởi xin hầu trướng hạ.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Cho vào, gã kia. Vậy chớ cư hà quê hà quán, dân hà xã hà thôn, nhơn việc chi chờ đợi viên môn, khá bẩm bạch đuôi đầu tướng phủ đi.

    TIÊU TỎI VIẾT : Dạ nhị thần hàng tốt, bộ thuộc Lãnh binh. Ông sai đi gián điệp quân tình, con không nở xu thời trưởng ác. Xin theo hầu dưới các, ngỏ phòng đở mũi thương. Cúi bẩm lịnh tân đường, xin nhặm tình hàng tốt.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Xin theo thời ông cho, nhưngông hỏi : Vậy chớ hai ngươi ở với Lãnh binh có chức phẩm chi không vậy.

    TIÊU TỎI ĐỒNG VIẾT : Hai tôi Tiêu Tỏi, chúc đội với cai.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Hai con, vậy chớ nghe Tây trào cứu viện, Tướng chĩ huy quân đội là ai, biết chánh phủ giải nguy, binh tinh nhuệ đao thương đặng mấy, không hai con.

    TIÊU TỎI VIẾT : Dạ bẩm đại gia, hai muôn quân tinh nhuệ, vài trăm khẩu liên thinh. Lãnh binh Tấn tiên chinh, Trần nguyên nhung hậu tập đó đại gia.

    QUÂN BÁO VIẾT : Dạ, binh Tây trào lai đáo ngoại thành, thần thám tử báo hồi tướng phủ.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Câm bấy loài man lổ, quen những thói bạo tàn. Chúng tướng đồng hiệp lực sa tràng, khai thành ngoại giao phong kháng chiến.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Úy a. Tây trào quân cứu viện, Việt gian Tấn Lãnh binh. Dám đem lòng mãi quốc cầu vinh, sao nỡ dạ bội quân lộc thực, theo những thói Lý Lăng, Đệ Luật, không coi gương Tô Võ, Hàng Niên, như ngươi rứa là sống nhơ danh nòi giống Rồng Tiên, thác để dấu tanh hôi sử sách.

    LÃNH BINH VIẾT : Trung Trực nể nãi thị ngốc trung hào kiệt, nhữ chơn vi ám thức vận thời, dám khoe khoang mạt sát nhiều lời, còn lừng lẫy đam thây nạp mạng.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Chúng tướng, truyền chúng tướng sác lai, đốc tam quân hổn chiến.

    LÃNH BINH VIẾT : Quân binh thất bại, thất bại, chúng tướng thâu quân, thâu quân, truyền tam quân dinh trại canh tuần, trương thập tự tặc binh đình chiến.

    HỰU VIẾT : Oán tặc tử tinh thông võ lược, khiến cô gia sỉ tiết ô danh. Chờ đại binh lai đáo biên thành, đồng bổn chức tổng công thảo khấu.

    BÁO VIẾT : Dạ hậu tập binh lai đáo trại tiền, lịnh Tổng Đốc gởi vào trướng hạ.

    LÃNH BINH VIẾT : Lui, dạ, trại tiền thi lễ, trần hạ cung nghinh, xin rước lại hành dinh, sẽ bày lời khúc đột.

    TỔNG ĐỐC VIẾT : Lãnh binh nơi trận thượng giao phong vị liệu, vậy chớ máy binh cơ thắng phụ nhược hà, mà hay.

    LÃNH BINH VIẾT : Dạ bẩm thượng quan. Quả tặc tử tinh thông võ lược, nên tiên phong bại thất cơ binh, nhờ thượng quan hiệp lực xuất chinh, cùng tiểu tướng đồng lai tẩy hận.

    TỔNG ĐỐC VIẾT : Hay cho lãnh binh dữ a, miệng khoe khoang tợ pháo, chúng đuổi chạy dường nai. Lãnh binh, vậy thời xuất Lãnh binh hiệp lực sác lai. Bổn Tổng đốc thân chinh xuất chiến.

    HỰU VIẾT : Trận tiền khán chiến, nể thị hà danh, dám cả gan thâu đoạt tỉnh thành, lại lớn mật phản công biên trấn, hử ?

    TRUNG TRỰC VIẾT : Chào quan Tổng đốc, thưa ngài như ngài đây nữa là, nể nãi thị Tây trào nô lệ, nhữ chơn vi loại thế gian hùng. Còn như tôi là : giúp Nam triều tự, hiệu rằng Trung, ghét phản quốc húy danh là Trực đó ngài.

    Long tuyền kiếm dương oai, Việt gian đầu hiến nạp.

    LOẠN VIẾT : Nể thị thất phu đồ phú quới
    []
    Ta đương hào kiệt vãn san hà.
    []

    TỔNG ĐỐC VIẾT : Trung Trực như ngươi là :

    LOẠN VIẾT : Ám thức thiên cơ chi lịch số
    []
    Na tri quốc mạng dĩ phân băng.
    []

    HỰU VIẾT : Chúng tướng, truyền chúng tướng áp binh bố can qua sát chiến.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Toàn quân phút một, phút một, phiến giáp bất hoàn, bất hoàn, chữ đại thuyền nhứt trạo vô di, câu mãnh hổ quần hồ nan địch, thôi.

    VÃN VIẾT : Nan cự nước nhà nguy cấp, nát thân nầy bồi đấp giang sơn.

    TIÊU TỎI VÃN VIẾT : Đi mau đại gia ôi, nằm gai nếm mật dể sờn, dường như Câu Tiên trã hờn Phù Sai.

    HỰU VIẾT : Quân mời phu nhơn ra đây.

    PHU NHƠN VIẾT : Thưa tướng công : nơi trận thượng giao phong vị liểu, máy binh lợi hại hà như, xin tướng công tờ nỗi thiệt hư, cho tiện thiếp hãn tàng lai lịch.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Phu nhơn thương hại ẽ, buồm rất nhỏ khó day thuyền cả, hùm tuy thiêng không cự cáo bầy. Trời đất xuôi dâu bể đổi thay, thời vận khiến nước nhà hư hại rồi em. Vậy thời việc không còn nghi ngại, dạ chớ khá vội vàng. Quân tướng hạm thuyền, xuống hạm thuyền từ giã Kiên giang, thiên căn cứ lần ra hải đảo, thôi.

    XUÂN VÃN VIẾT : Căn cứ lần ra miền hải đảo, dốc một lòng đãm bão giang san. Bã trạo, chèo, trãi xem mặt sông rơi vàng, lao xao giòng bích mũi thoàn lướt ngang.

    PHU NHƠN VIẾT : Thưa tướng công, nay vợ chồng mình phế Kiêng giang qua hải đảo, chẳng qua là :

    VÃN VIẾT : Câm thay những giống bạo tàn, giã danh bão hộ rõ ràng đoạt thâu.

    TIÊU VIẾT : Dạ thưa đại gia cùng phu nhơn, nay anh em tôi theo đại gia cùng phu nhơn là

    Gia bần tri hiếu tữ,
    []
    Loạn thế thức trung thần
    []
    Nước dầu nghiêng vị quốc vong thân, nào phải kẻ túi cơm giá áo.

    VÃN VIẾT : Phải kẻ túi cơm giá áo, nên tránh loài cầy cáo tành hôi,

    Ai xui vận nước bại tồi, anh hùng ra sức đắp bồi non sông.

    TỔNG ĐỐC VIÊT : Quân ,truyền đại binh sát nhấp, tấn công coi, tặc chúng như hà khán đấu.

    HỰU VIẾT :
    Nếu vậy quả Trung Trực cao phi viển tẩu.
    Khiến cô gia đắc thắng thành công.
    Quân, bắt nghịch tặc tư thông, giam tù binh dư đãng. Bỡi các gã a tùng mưu phãn, há phải ta khiếp nhược hồ nghi.
    Lãnh binh, xuất Lãnh binh thủy lục tấn tri, theo Trung Trực gian hùng trừ diệt.

    LÃNH BINH VIẾT : Thưa vưng.

    HỰU VIẾT : Quân, truyền tam quân kiểm điểm côn đao, y nhứt lịnh truy tầm tặc tử.

    LOẠN VIẾT :
    Mộc võ tuyết phong hành tật tật
    []
    Bị tinh đái nguyệt bộ mang mang.
    []
    Phi thân võ kích nhơn kinh bố.
    []
    Quán sóc anh nhi chúng khũng hoàng.
    []

    TRUNG TRỰC VIẾT : Tiếc bấy giang san vững đặt, câm thay mang lổ lăng loàn, vái cùng Trời phò hộ Nam bang, xin cho chúa bão tồn cố quốc, thôi.

    VÃN VIẾT : Cho chúa bảo tồn cố quốc, giống Lạc Hồng chẳng mất thinh danh.

    PHU NHƠN VIẾT : Tướng công ôi, nay Tây tặc đoạt thâu sáu tĩnh, cũng chẳng qua là :

    VÃN VIẾT : Trời xui Nam địa tan tành, giang san đất Bắc như mành treo chuông.

    TIÊU VIẾT : Thưa đại gia, nay anh em tôi cũng thể ư :
    Ốc lậu cánh tao liên dạ võ
    []
    Thuyền trì hựu ngộ đả đầu phong.
    []

    VÃN VIẾT : Đả đầu phong khó phòng hung kiết, dốc một lòng cương quyết thì thôi.

    LÃNH BINH VIẾT : Quân, bắt dân chúng vãng lai, đặng bổn quan tra vấn. Thằng nào nói dấu, ông xõ nhượng đóng gông, thằng nào chi đường nói thiệt thì ông thưởng bạc cho tiền, chớ chẳng không.

    DÂN ĐINH VIẾT : Dạ thưa đây kẻ ruộng. Bẩm thiệt dân làng, lời hỏi lại cao quan, dạy chuyện chi dân chúng ?

    LÃNH BINH VIẾT : Dân đinh bây có gặp tên tặc tử Nguyễn Trung Trực, hắn đi đường nào không vậy hử, nói cho thiệt kẻo chết chừ.

    DÂN BINH VIẾT : Dạ, cách ngày nay ba bữa, thấy hôm nọ bốn chàng, đồng cỡi chiếc thoàn nan, giong buồm ra biển cả.

    LÃNH BINH VIẾT : Trung Trực ẽ, ai bão gã ra miền bác đảo, tưỡng như người vào ẩn Thất san, nếu vậy thì, sung ghe thuyền đậu mé Kiên giang giong buồm lái ra miền hải đảo.

    Ba trạo, gay chèo !

    LOẠN VIẾT :
    Bán kiên cung kiếm bằng thiên túng.
    []
    Nhứt trác giang san tận địa dư.
    []
    Hải yến dương dương lan cảnh.
    []
    Càn khôn hàm võ trụ thủy lưu cổn cổn,
    []
    Đồ chiêm san đảo nhiểu vân tiêu.
    []


    HỰU VIẾT : Quân, hải đảo đã tới miền, lục quân lên đổ bộ.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Đoái thấy tre xanh mịch mịch, Trực nhìn buồm trắng vơi vơi, ắt là quân truy cản đến nơi, làm cho mỗ vô phương dừng đổ.

    TIÊU VIẾT : Dạ thưa đại gia, trước một tòa nhà gỗ, cách vài dậm đường xa, hỏi thăm lại dân gia, nói rằng tòa miểu võ. Vậy thời tăm tối phải tạm nơi an trọ, rạng mai rồi kiếm chốn thê thân, kẻo ở đây không có thôn lân, biết chi đặng làm nơi đình trú đó đại gia.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Ờ, miểu nầy thờ bà Kiêm Dao thần nữ đây mà. Dạ, khấn vọng Kiêm Dao thần nữ, nguyện kỳ hạnh phúc chúng sinh, xin thần nữ hiển linh, giúp Nam triều vĩnh bảo, dầu rừng bụi hang khe gành đảo, cũng non sông đất nước nhà vương. Lời Trung Trực nguyện hương, xin nữ thần chứng hộ (vô trong)

    LÃNH BINH VIẾT : Quân, kìa cổ miếu hầu gần thấy đó, ắt hung đồ tạm trú nơi đây. Chúng tướng bố trận liệt Đông Tây, phóng hỏa công Nam, Bắc.

    PHU NHƠN VIẾT : Hủy hủy ! Tướng công ôi, những tưởng nổi dừng chơn nghĩ bước, nào hay đâu phát lửa cháy mày. Vậy thời mau mau xa chạy cao bay, chóng chóng lánh tai thoát họa.

    VÃN VIẾT ; Chóng chóng lánh tai thoát họa, nổi cực vì bụng dạ mển mang, nghĩ thôi lại giận Toại Hoàng, Phu tướng ôi, làm cho hồng nhạn lạc đàng kêu sương. Tới a, biệt Sâm Thương vị tường lợi hại, sự đáo đầu thành bại do thiên.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Ta làm hại, ta làm hại, bị hỏa công bị hỏa công, phu nhơn hà tại ? Tiêu, Tỏi hà tại ?

    Phu nhơn ôi ! đạp tuyết dày sương mõi gót, lạ đường, lạc lối nghĩ chim, phút nữa đêm lửa dậy phừng phừng, lại nghe tiếng quân reo óng óng, anh giựt mình dậy chóng, em lẹ gót thoát tai, em ôi, một nổi lo Tiêu Tỏi lạc lài, hai là sợ thân em làm hại. Vậy thời, kíp vào nơi Lư tại, đặng dò hỏi thôn lân, em ôi e phu nhơn thai dựng hầu gần, cám hiền phụ lộ đồ thất lạc.

    VÃN VIẾT : Hiền phụ lộ đồ thất lạc, ngõ cho tường nhơn các nhứt phương, phu nhơn ôi, em ở đâu mà anh không gặp. Chim kêu vượn hú van đường, bặt tin hiền phụ can trường quặn đau, tới a, trách xanh cao hai vầng nhựt ngoạt, nỡ xui giòng Hồng Lạc suy vi.

    TIÊU VIẾT : Đại gia cùng phu nhơn ôi, nhắm mắt vừa thiu thỉu, ngọn lửa dậy ầm ầm, đôi tớ liền lẹ gót chạy đâm, hai chủ cùng mau chơn xa lánh.

    TỎI VIẾT : Đại gia ôi ! tớ lạc chủ như lá kia lìa nhánh, còn chúa mất tôi như thuyền nọ không chèo. Vậy thời : gót lần mò dậm liểu trổi theo, đường mờ mịt ngàn mai tìm gạn.

    VÃN VIẾT : Mờ mịt ngàn mai tìm gạn, miễn cho người khỏi hạng khỏi sao.

    TIÊU VÃN VIẾT : Tuy không cốt nhục đồng bào, đạo thầy nghĩa tớ khác nào chúa tôi.

    LÃNH BINH VIẾT : Quân ! Miếu võ đà thiêu hủy, tặc chúng đã bôn đào, truyền vác mác vác đao, đi từng đàng từng ngã, xóm làng nào chứa gả, dân chúng đó đốt nhà, mặt trắng nọ lòi ra, lửa hồng kia dụt tắt.

    LOẠN VIẾT : Hận nể tiểu sanh chơn tác quái,
    []
    Sát tha thử bối nguyện phân can.
    []

    PHU NHƠN : Tướng công ôi ! đã hết sức thân em tầm mách, lại bặt tin phu tướng âm hao, miển cho chàng khỏi chốn binh đao, sá chi thiếp mắc vòng quân sĩ.

    VÃN VIẾT : Chi thiếp giửa vòng quân sĩ, số hệ vì vận bĩ phải mang. Tướng công ôi ! như em mần ri nay là tắm mưa chãi gió chi màng, miển cho nghiệp chúa vẹn toàn thì thôi.

    HỰU VIẾT : Ủa lạ nầy chân bước đi khấp khởi, dạ chuyển động bàng hoàng. Con ôi ! thuở thanh nhàn con chẳng khai quang, cơn hoạn nạn mẹ đành lâm hại rồi con ôi. Vậy thời, mau tìm nơi lều trại, họa may tấm chòi tranh, tạm thời chổ dưởng sanh, đã lỡ đường lâm sản.

    Thưa cô, trong nhà xin rộng lòng ơn đức cho tạm dựa nắng mưa, đã lỡ đường bụng dạ.

    DÂN GIA VIẾT : Không đặng đâu, ông Lãnh binh chém chết cả nhà tôi đi, thiếm đi chỗ khác tôi không dám chứa.

    PHU NHƠN VIẾT : Trời đất ôi ! đã mang mển lỡ đường lỡ sá, xin dựa nương, chúng đuổi chúng xô. Ngay thiên địa quĩ thần, cho tôi lại xóm nhà đằng kia họ cho tôi nương dựa.

    Bác ôi ! dám phiền cùng bác xin cho tôi tạm dựa hiên tranh kẻo lở đường bụng dạ.

    DÂN GIA VIẾT : Không ! cho thiếm ở nhờ thì người ta chết cả giòng họ người ta sao, thiếm đi chỗ khác.

    PHU NHƠN VIẾT : Trời đất ôi ! lưng hoằn oại không nơi dừng đỡ, dạ mển mang chịu cảnh rẽ chia, bị hõa công chồng vợ lạc lìa, con sanh sản mẹ con đói lạnh rồi con ôi !

    VÃN VIẾT : Sanh sản mẹ con đói lạnh, cảnh lạ lùng côi quạnh tha hương. Nó đau làm sao cha chả là đau. Tướng công ôi ! cắn răng đau quặn can trường, không nơi nương dựa, giữa đường cậy ai.

    HỰU VIẾT : Con ôi ! thập ngoạt hoài thai ân tợ hải, tam niên nhủ bộ nghĩa đồng san.

    VÃN VIẾT : Nghĩa đồng san đau càng thắc ruột, nó đau làm sao cha chả là đau, chết đi con ôi, đoái tư bề đuộc đuộc cây xanh, tướng công ôi, anh thất lạc đi đâu ? Chết em đi thôi. Cã kêu đức tạo sanh thành, xin cho lành mạnh lâm bồn thai sanh.

    HỰU VIẾT : Nhìn xem thai sản, rỏ thiệt nam nhi, phận mẹ đà gặp cảnh phân ly, sanh con lại đương hồi hoạn nạn. Con ôi, đã mở mắt thì mang sao hạng, mới lọt lòng đành chịu họa tai. Vậy thôi thời áp mẹ con chiếu đất chông gai, che mưa gió màn trời lau sậy.

    VÃN VIẾT : Mưa gió màn trời lau sậy, thân lạc loài ai đậy ai che.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Phu nhơn ôi ! thân bơ vơ lần bước dậm trường, chơn gượng gạo tìm theo nẻo tắc.

    VÃN VIẾT : Gượng gạo lần theo nẻo tắc, vợ lạc chồng én bắc nhạn nam.

    HỰU VIẾT : Lạ nầy trông thấy dường như phụ nữ, nằm im mườn tượng tữ thi, mau bước tới tức thì, đặng cho tường hư thiệt a.

    Ủa em ! vậy sao em, em ôi ! cát can tràng gián đoạn, lưu ngọc lụy lâm ly, thống thiết giả hài nhi, ai tai hồ hiền phụ. Em ôi, Xưa luống sợ đơn thân thai nhũ, nay đặng mừng kiết tử khai hoa, em ôi vậy thời dìu thê nhi tới xóm lân gia, nhờ cô bác hột cơm bố thí, hà.

    PHƯỜNG VIẾT : Vạn lại cao ông truật cái thân,
    []
    Từ bi bác ái thí cô bần.
    []

    PHU NHƠN VÃN VIẾT : Cô bác ông bà ôi ! Cô bần nhờ cơm nuôi miệng, xin các nhà từ thiện ra ơn.

    TRUNG TRỰC PHƯỜNG VIẾT :
    Thi ân bố đức vô cầu báo,
    []
    Hà tất hy sanh tế quỹ thần.
    []

    PHU NHƠN VÃN VIẾT : Ông bà cô bác ôi ! Sớm no chiếu đói kẻ bần, nhờ cơm cô bác giúp người hàn cơ.

    TRUNG TRỰC PHƯỜNG VIẾT : Thưa ông bà cô bác, cơm cháo dư thừa ít nhiều, xin bố thí cho kẻ bần nhơn.

    PHU NHƠN VÃN VIẾT : Cô bác ôi ! kẻ bần nhơn dám hờn côi quạnh, miễn no lòng cơm lạnh cá tanh.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Thưa trong nhà cô bác, xin cho tôi nhờ hột cơm rơi, đã không bữa sớm mơi, xin ông bà làm phước.

    DÂN NHƠN VIẾT : A ông là người chí sĩ, chúng tôi biết mà. Vậy thời, ông lại chỗ khúc đàng xa xa, tôi đem cơm để đó cho ông, chớ ở đây tôi không dám. Có ông lãnh binh Tấn, ổng tới, ổng tra, ổng hỏi, ổng chém hết cả xóm đi. Tôi nghe ổng chém giết người ta nhiều lắm.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Trời đất ôi ! Vì yêu nước để tai ương lê thứ, ra hại dân mang hoạn họa liên can ; anh hùng bồi đấp giang san, nhờ đức tạo chở che dân chúng.

    VÃN VIẾT : Đức tạo chở che dân chúng, xanh chính từng ủng hộ sanh linh.

    PHU NHƠN VIẾT : Tướng công ôi ! Trời đương cơn vần vũ, nước vội đổ mưa dầm, Lạnh chết đi lương nhân ôi !

    VÃN VIẾT :Thương dương nhảy múa giữa trời. Long quân dưng nước nửa vời mưa tuôn.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Trời đất ôi ! Một đầu đội giang san Tổ-Quốc, hai vai mang gia thế cang thường, đã binh đao nơi chốn chiến trường, lại mưa gió giữa vòng trận thượng.

    VÃN VIẾT : Mưa gió giữa vòng trận thượng. Ráng đứng dậy gượng gạo mà đi em ôi ! Cảnh tượng nầy trời đất chẳng thương.

    PHU NHƠN VIẾT : Tướng công ôi ! em đi đà chẳng nổi đôi mắt trông lơ lãng, bốn vóc đã rụng rời, cất tiếng kêu tạo hóa đức trời, nở bẻ gánh cang thường kẻ thế.

    VÃN VIẾT : Bẻ gánh cang thường kẻ thế, cám thương vì số hệ trời xuôi.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Ráng gượng gạo mà đi thử nào em ôi. Xưa dốc tưởng hậu tình yêu nước, nay mới tường bạc phước hư nhà, đá dầu mài dễ mỏng lòng ta, chơn nhạy bước thoát qua binh cỏ.

    VÃN VIẾT : Nhạy bước thoát qua binh cỏ, lánh khỏi vòng lưới thỏ hàm lang.

    LÃNH BINH VIẾT : Quân truyền tấn binh.

    LOẠN VIẾT : Vạn lý bôn trì dục mã như phong, tầm tặc tử Trung Trực chạy con chạy, Thiên khê bạt thiệp huy đao tợ điển tróc hung đồ.

    PHU NHƠN VIẾT : Tướng công ôi, dạ bào bọt tay chơn bủn rủn, ngực xốn xang đầu óc xây vần, lạnh tứ chi hạn xuất triêm thân, xung ngủ tạng tinh thần khiển quyển rồi. Tướng công ôi, anh bồng lấy hài nhi nghé.

    VÃN VIẾT : Ngủ tạng tinh thần khiển quyển, ắt thân này về kiển về quê.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Trời đất ôi ! Trời lồng lộng nở giết người trung nghĩa, đất thinh thinh sao thương kẻ nịnh thần. Trung can đành vị quốc vong thân. Thời vận khiến anh hùng mạt lộ.

    VÃN VIẾT : Vận khiến anh hùng mạt lộ, trách quỉ thần chẳng hộ người ngay.

    PHU NHƠN VIẾT : Tướng công ôi ! Nhìn lấy mặt em cho tường nghé.

    VÃN VIẾT : Diêm vương sai sứ đợi chờ. Thôi anh ở lại tới giờ em đi.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Bớ em, bớ em, em ôi ! Đoạn phế phủ đoạn phế phủ, cát tâm can, cát tâm can, thống thiết giã cho oan, ai ta hồ hiền phụ.

    THÁN VIẾT :
    Ngưỡn thán hiệu thiên lụy phất trì,
    []
    Ta hồ hiền phụ mạng khuê ly,
    []
    Oan ương gia ngẫu đầu liên lý,
    []
    Không sử đồ trung thệ hãi di.
    []
    Nãi như chi nhơn hề thùy liệu tử sanh du khê hoác. Hồ nhiên nhi thiên dã không giao u hiển dĩ phân kỳ.

    HỰU VIẾT : Em ôi, cuộc trăm tuổi bậu đành quên thệ hải, giấc ngàn thu em vội bước diêm đài. Vậy thời khai huyệt môn mai táng cốt hài. Em ôi ! Tạo âm trạch trúc thành phần mộ.

    BÀI VIẾT : Phu nhơn ôi ! Liêu tịch u minh hề khanh vĩnh biệt, công danh phú quới hề nghiệp dĩ chung.

    VÃN VIẾT : Em ôi nghiệp dĩ chung khôn cùng mấy đoạn, người ở đời số mạng tại thiên.

    LÃNH BINH VIẾT : Quân nghe dân chúng địa phương rằng gian nhơn tàng trú đảo nầy, truyền bũa khắp đông tây, ngõ sưu tầm nam bắc a.

    LOẠN VIẾT : Khu trục đông tây bố liệt can qua tư quần đão. Tặc tử bôn tẩu con, Trì xu nam bắc khoán trương, la võng tróc cuồng đồ.

    TRUNG TRỰC BÀI VIẾT : Phu nhơn ôi !

    Tinh di vật hoán hề di ngã hận thũy lưu huê tạ hề thống ngô tâm.
    []

    VÃN VIẾT : Em ôi thống ngô tâm không cầm giọt lụy, nguyện linh hồn sanh ký tử qui.

    LÃNH BINH LOẠN VIẾT : Tặc tử hữu đào tỵ con. Sấu mả du du chấn địa quyên thiên long hổ phục. Họ truy binh điệp điệp phi sa tẩu thạch quỷ thần sầu.

    TRUNG TRỰC BÀI VIẾT : Phu nhơn ôi : thế sự dinh hoàn du mộng hoạn, nhơn sanh vảng thọ nhược phù vân.

    VÃN VIẾT : Em ôi, phù vân tan rồi lại tụ, in cuộc đời thành trụ hoại không.

    LÃNH BINH LOẠN VIẾT : Trung Trực trốn con. Trắc bĩ cao cương sách mã bôn bôn cầm mảnh hổ, họ họ suất chi tân hãi khu phong tật tật tão quần hùng.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Em ôi còn chi mà trông mà đợi nửa em ôi, vị khứ qui tam xích thô, nan bảo nhứt sanh thân. Còn, ký qui tam xích thổ, nan bảo bách niên phần mà thôi.

    VĂN VIẾT : Trăm năm đành gởi cốt hài, cõ xanh ai dẩy nấm chài ai vung.

    HỰU VIẾT : Phu nhơn ở lại trời đất ơi. Sơn trung tự hữu thiên niên thọ, thế thượng khan vô bách tế nhơn.

    VÃN VIẾT : Bách tế nhơn câm hờn tạo hóa, xuôi cho người rời rã gia cương. Em ôi kiếp người giấc mộng Huỳnh Lương, công danh phú quới như dường chiêm bao.

    HỰU VIẾT : Thôi thôi, đái ấu nhi lần bước dậm tràng, yểm long kiếm theo hàng dân chúng. Xong.

    XUÂN VÃN VIẾT : Long kiếm theo hàng dân chúng, e lậu tình như thúng úp voi. Vẳng nghe mục tử vọng còi (trở ai) thiều quan khuất bóng trống hồi thu không.

    HỰU VIẾT : Đoái thấy linh tòa mao ốc, kìa trông bài vị ngư thần, tạm vào đêm tối nghĩ thân, đợi rạng mai dời gót a.

    HỒN PHU NHƠN HOÁN VIẾT : Lương nhơn ơi ! vơi vơi giòng biển, vọi vọi đầu non, u hiển rẽ phân, miền đất nước, âm dương xa cách mặt chồng con, tháng tháng vẫn vơ gò đất trắng, năm năm bậu bạn bóng trăng tròn.

    HỰU VIẾT : Như tôi, hệ đã khiến âm dương cách trở, phận phải cam u hiển rẽ phân, xa chồng con thoát kiếp lìa trần, theo mưa gió hồn mai bóng quế.

    Nay tôi thấy chồng con tôi cực khổ tôi thương không biết chừng nào. Lòng ái quốc nắng mưa chẳng nệ, dạ trung quân sống thác không lường, thân phiêu lưu dựa miểu ngủ đường, phận lao khổ ăn bờ ở bụi. Nay tôi về ứng mộng mách bão chồng tôi một đôi lời đặng mà tầm phương tị nạn. Tướng công ôi, nơi âm cảnh u ơ than tũi, chốn dương quan em mách bảo tỏ tàng, xem : Lãnh binh lợi hại đa đoan, e phu tướng kiết hung vị tấc đó anh à.

    Mau qua Hòn Phú quốc, đặng kiếm chốn sanh thân. Mạng trời xuôi non nước xây vần, nghiệp chúa phải biển dâu dời đổi. Vậy thời em mách lời tâm tối, anh rõ nổi ngọn ngành, giả Tướng công an giấc thâm canh, cho tiện thiếp lui về âm cảnh.

    VÃN VIẾT : Tiện thiếp giả từ trướng lý, hệ ở trời phu phụ phân ly.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Phách sãn chơn phách sãn, oai linh thị oai linh, xưa sống thì vẹn đạo ân tình, nay thác cũng mách đàng bôn tẩu, em ôi xưa yêu nước có bà Triệu Ẩu, nay thờ chồng đặng bậu phu nhơn. Vậy thôi thời anh đái ấu nhi từ giả miếu thần, cắp Long kiếm lần ra bãi hạc. Thôi

    XUÂN VÃN VIẾT : Bãi hạc trông chừng nhẹ tách, xanh chin từng mở ách tương lai, ngọc vàng là chí anh tài, đá mài chẳng mỏng, nhuộm hoài chẳng đen. Tới a, Ả tạo ghen vận hèn phải chịu.

    Em ôi, (trở ai) nhắc vợ hiền triệu triệu giòng châu.

    HỰU VIẾT : Hài tử đã sữa cơm đói khát, ấu nhi thêm mưa gió lạnh lùng, đã tríu cha đến chỗ khốn cùng, bởi mất mẹ nên đành vong mạng rồi con ôi.

    Vậy thời tạm bộng cây giấu cất hài nhi, cơn khói lửa làm sao mai táng con ôi !

    VÃN VIẾT : Khói lửa làm sao mai táng, đặng cho toàn cốt nhục tữ sanh. Phận con không đặng trưởng thành, ngùi thương xương thịt gởi đành bộng cây. Tới a ! từ đây dứt rồi oan trái, dốc một lòng khẳng khái cần vương.

    LIÊU VIẾT : Từ miểu võ thầy nam tớ bắc, chốn dương quan chim Việt ngựa Hồ, cảnh lạ người tủi phận đơn cô, vật mến chủ cám tình giáo hóa.

    TỎI VIẾT : Đại gia ôi ! anh em tôi theo đại gia mần ri nay là : thẹn cùng Dự Nhượng trả hờn cho Tri Bá, hố Chuyên Chư đáp nghĩa cho Phù Ta. Xưa áo cơm ngày lại tháng qua, nay thất lạc kẻ Nam người Bắc.

    VÃN VIẾT : Thất lạc kẻ Nam người Bắc, xin cho thầy tai thoát họa siêu.

    TIÊU VÃN VIẾT : Trải xem bảng lảng bóng chiều, chim bay về núi, lão tiều sấp lưng.

    HỰU VIẾT : Trời đã tối rồi hai đứa mình chun vô bộng cây ngủ mai sáng mình sẽ đi.

    HỒN PHU NHƠN VIẾT :Lờ lạc, vất vờ âm cảnh, bơ vơ phưởng phất Dương quan. Đã mãn căn ở cỏi trần hoàn, nên thoát kịp về miền u tịch. Hai con ôi ! mụ về bày lai lịch, con rỏ nổi nguyên do, phận mụ đà căn số hẹn hò, phu tướng lại mắc vòng vây phủ. Vậy thời hai con nghe mụ dặn, ra bãi hạc mách tầm cựu chủ, nơi gành cò hội ngộ Tướng công ! Cơn rứa chừ, dạ trung thành nhờ gã ngư ông. Lòng nghĩa hiệp sang miền Phú Quốc đó con. Nếu ở đây lây lất, thì khó thoát hiểm nguy. Vậy thời, con chớ khá giêng trì, mụ trở về cần cấp nghé.

    TIÊU VIẾT ; Nầy chú mầy thức dậy tôi bão cho mà nghe. Tôi đương ngủ mới vừa nhắm mắt. Bà kêu mách bão trên đầu. Nay phu nhơn về cõi dinh châu, còn gia lão mắc vòng đao phủ, người lại dặn anh em mình ra bãi hạc mách nguyên chủ, nơi gành cò hội ngộ đại gia, hiệp sự đồ tại chốn hải nha, nhờ ngư phủ sang miền Phú Quốc đó em.

    TỎI VIẾT : Nếu vậy, hiển hách chơn hiển hách, anh linh thị linh, vậy thời hai ta, noi đàng chim theo giõi tiên sinh, ra bãi hạc mách tin gia lão, thôi.

    XUÂN VÃN VIẾT : Bãi hạc mách tin gia lão, cho rõ tình hiếu thão trung trinh.

    TỎI VÃN VIẾT : Càng đi càng hỏi càng nhìn, kìa ai lố bóng giống hình lão gia.

    TRUNG TRỰC VÃN VIẾT : Phăn phăn tách dậm rừng dà, noi theo đàng hạc trãi qua non thần.

    TIÊU VÃN VIẾT : Cã kêu kìa hỏi cao nhân, xin đình gót ngọc ngỏ phân đôi lời.

    HỰU VIẾT : Ủa, đại gia ôi. xưa nam bắc đã phân hai ngã nay đông tây đặng hiệp một đàng. Vậy thời, kiếp vầy nhau dựa chốn lộ bàn, đặng thăm hỏi cho tàng căn bản.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Hai con ôi ! từ thất lạc kẻ Hồ người Hán, đã phiêu lưu nay Sỡ mai Tần, Phu nhân đà sản nạn vong thân, hài tử đã vô trùng tánh mạng. Lại hiền phụ chiêm bao phân cạn, bảo lão phu Phú Quốc tìm qua.

    Bỡi vậy cho nên : Còn một già bãi hạc lần ra gặp hai trẽ âm thầm xuôi khiến. Vậy thời kiếp noi theo gành biển, họa may gặp ghe thuyền, họ dừng đô chốn hãi biên, mình tạm sang miền Phú Quốc Thôi.

    VÃN VIẾT : Phú Quốc lánh vòng tàn bạo, chúc hoàng đồ đế đạo hà xương.

    TIÊU VÃN VIẾT : Trãi qua mấy cuộc tang thương, hưng vong trị loạn đôi đường đua nhau.

    TỎI VÃN VIẾT : Tới a ! biết năm bao đồng bào hưng phục ngõ may nhờ hạnh phúc tương lai.

    NGƯ ÔNG VIẾT : Mặt trời đã lố mọc, sóng biển lặng xao, gia đinh dọn thuyền chim vát ngán vát phao, ra gành hạc thả câu thả lưới, gia đinh gay chèo.

    LOẠN VIẾT : Vọng khán du du vân nhiểu lãng, trùng chim cổn cổn thủy thao thiên.
    []
    Giòng nước nầy, cá cháy, cá chim, nhiều cha chã là nhiều.
    []

    Loan hãi minh minh thời vĩ, du dương trầm bích thủy.
    []
    Gia đinh bủa lưới : Bá chu phiếm phiếm cổ qua bá trác dị ba tâm.
    []

    TRUNG TRỰC VIẾT : Cả tiếng kêu ngư lão, xin dừng mái thi ân.

    NGƯ LÃO VIẾT : Lạ nầy : Nghe qua như quỷ hú, rõ lại thiệt ma kêu, chỗ quạnh hiu thì ma quỷ nó quỷ dập dều, nơi vắng vẻ thì yêu tinh nó hiển hiện đây.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Người ta thiệt mà. Vốn đây bày hơn thiệt, xin đó lóng hãn tàng, dân quân rày thất thủ Kiên giang, bổn tướng phải bôn đào Hai đảo. Tây tặc khiến Lãnh binh trung đảo, lão phu toan Phú Quốc ẩn thân. Lời tiện lão phân trần, xin ngư ông thi nghĩa.

    NGƯ ÔNG VIẾT : Nếu vậy thì ông là Nguyễn tiên sanh đây. Thấy nói rất đà thảm thiết, nghe càng chi xiết thở than. Vậy thời mau mau bước xuống thoàn nan, chóng chóng đưa qua Phú Quốc cho.

    VÃN VIẾT : Chóng chóng đưa qua Phú Quốc, lão cũng người nước đất Nam bang. Nực cười đình trưởng Ô-giang, chẳng như ngư phủ đưa chàng Ngủ Viên.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Dạ thưa ngư lão, như tôi mà qua Phú Quốc cũng chẳng qua là

    Anh hùng mạc bã dinh du luận
    Võ trụ tràng khan tiết nghĩa lưu.

    VÃN VIẾT : Tiết nghĩa lưu thâm cừu phản quốc, thệ một trời còn mất chẳng chung, xa trông đãnh núi cụm thung, mây lồng vẻ gấm gió rung khoe màu.

    HỰU VIẾT : Thuyền tới nơi Phú Quốc, dầu cám tạ ân nhân.

    NGƯ ÔNG VIẾT : Lạy lục mà làm chi, xin cho đó tài bồi lãnh thổ, huống chi đây cũng phụng sự quốc gia, nhìn giang san chạnh dạ thiết tha, trông quốc sĩ cảm tình chua xót. Quốc sĩ ôi ! Xin Quốc sĩ lên đường dời gót, để ngư phu trở lại ra khơi, bước phân ly kẻ bộ người thoàn, cúi từ giả đây lui đó tới.

    VÃN VIẾT : Từ giả đây lui đó tới, lão để lòng tin đợi cố nhân.

    TRUNG TRỰC VÃN VIẾT : Ngư lão ôi ! Ơn sâu nghĩa nặng chưa hườn, phân tay bịn rịn ngậm hờn xót xa.

    LÃNH BINH VIẾT : Quân hãi đảo đà tìm khắp, tặc tử lại lặng tanh, cấp thâu quân trở lại tỉnh thành, đặng cho mổ thưa qua Tổng đốc.

    TỔNG ĐỐC VIẾT : Từ Lãnh binh vâng lịnh, theo gian tặc diệt trừ. Đã chẳng thấy thông tư, lại cũng không điện tín.

    BÁO VIẾT : Dạ có Lãnh binh hồi đáo ngoại thành, sai bộ tốt bẩm lai Tướng phủ.

    TỔNG ĐỐC VIẾT : Vào.

    LÃNH BINH VIẾT : Dạ Lãnh binh truy tặc tử phản hồi tướng phủ, chúc thượng quan nhàn lạc.

    TỔNG ĐỐC VIẾT : Lãnh binh ! Vậy chớ tặc tử đã qui hàng mấy chục, hung đồ đem giải nạp bao nhiêu đó Lãnh binh.

    LÃNH BINH VIẾT : Dạ, gian tặc đã vượt miền Hãi đảo. Tiểu quan theo tầm tận san khê. Không lẽ chàng thấu tới Xiêm La, ắt là gã được ra Phú quốc. Quan thủy lục tây chinh, về đãi lịnh cao minh, liệu hà mưu sào diệt.

    TỔNG ĐỐC VIẾT : Trung Trực đã vượt miền Phú Quốc, mẹ chàng còn ẩn tại Hòn Chông. Vệ binh, truyền vệ binh mang vất xiềng gông, bắt mụ lão giam cầm lao ngục.

    LÃO MẪU HOÁN VIẾT : Ngô nhi à ! Sầu tình thâm thẩm, thảm tưởng vơi vơi, văng vẳng chim kêu đãnh núi, ầm ầm sóng bủa vòng khơi. Nương ngỏ dựa lều đành mỏi mắt. Trông quyên chờ nhạn bặt tăm hơi.

    HỰU VIẾT : như tôi Nguyễn Trung Trực Linh nhi, già đây xưng huyên thất. Con ôi lấy máu mũ vun trồng Tổ Quốc, đem ruột gan bồi đấp giang san. Miễn là cho đất nước Nam bang, đừng phải mắc ách gông Tây lộ, thì nên ủa lạ nầy : mắt thấy người đi rần rộ, tay nghe tiếng ó vang vầy, quả đạo tặc chi đây giựt bạc tiền thì phải.

    QUÂN VIẾT : Lão bà ! Chẳng phải quân đạo tặc, vốn đây lính nhà quan. Lịnh cụ thượng nầy ban, bắt lão bà giải nạp. Các anh thúc ké mụ gã sau lưng, đạp bà già vô củi.

    LÃO BÀ VIẾT : Trời ôi ! Đất bằng đành sóng dậy, trời nắng lại sấm vang. Cất tiếng kêu kìa hởi ức oan ? Thân già cả lâm đàng hoạn họa.

    VÃN VIẾT : Già cả lâm đàng hoạn họa, tai vạ nầy trời biết đất hay.

    HỰU VIẾT : Con ôi ! Tể phụ hàm oan, tam niên bất võ. Trâu viển hạ ngục, lục ngoạt phi sương.

    VÃN VIẾT : Nổi oan ương bạc đầu đành chịu, miễn xanh mày trọn điệu chúa tôi. Con ôi ! giang san Nam Bắc phục hồi, nát thân nhi tử đền bồi cũng nên.

    TỔNG ĐỐC VIẾT : Lãnh binh ! Rày Trung Trực vượt ra Phú Quốc, nên bổn quan sai đến Hà Tiên, quyết tróc tha Lão mẩu án tiền, định thi kế Thái Công trở thượng, đó Lãnh binh.

    LÃNH BINH VIẾT : Dạ bẩm thượng quan, nếu Trung Trực mà như vua Hớn Tổ thì thượng quan cũng như gã Hạng vương, đó thượng quan. Chi cho bằng : Tăng hạm binh tinh nhuệ đao thương, lai Phú Quốc hoành hành nã tróc, thôi.

    QUÂN VIẾT : Dạ. Từ vưng lời tướng phủ, đã bắt đặng Lão bà, hầu giãi nạp soái gia, đình như hà Lão mẫu.

    TỔNG ĐỐC VIẾT : Lão bà ! Số là con mụ gã chiêu binh động chúng, Kiên giang thành khuấy nước nạn dân, rày vượt qua Phú Quốc ẩn thân, nên phải bắt Lão bà vấn tội đó.

    LÃO BÀ VIẾT : Dạ thưa thượng quan. Sao chẳng nghĩ câu Thê gian phu hữu họa, tử sát phụ vô hình. Con trẻ dầu gây việc đao binh, mẹ già ngốc biết gì đất nước.

    TỔNG ĐỐC VIẾT : Húy cha chã Mụ già lanh lãnh mép. Quân trẻ bắt vã tai, dám miếng một, miếng hai. Lại mắng xiêng mắng xéo.

    LÃO MẪU VIẾT : Tổng đốc Lộc, nói cho mi biết xưa Lăng mẫu quyên thân thủ nghĩa, dám khoe gan cùng hạng quần anh. Nay nhà người mãi quốc cầu vinh lại múa mõ với hàng liệt sĩ nữa chớ. Đã chẳng sợ thời nhơn khi bỉ, lại không kiêng hậu thế quật mồ. Ta nói thiệt ngục diêm đình đợi gã chun vô, đầu xúc Trụ khán dư tri tử, đây.

    TỔNG ĐỐC VIẾT : Úy chà mụ già ưa rộng họng, quỉ sứ vật bể dầu rồi. Thị quân truyền thị quân khiên xuống vực sâu, đem thây mụ thả trôi giòng nước. Tại mụ gã gây đều bạc phước, chớ trách ta không lượng xét suy.

    LÃNH BINH : Suất Lãnh binh thủy lục tấn truy, lai Phú Quốc dân quân trừ sát, để chúng nó theo loài tàn ác, ắt hiệp nhau làm rối quốc gia. Lời chỉ dụ ban ra phải thi hành mau chóng.

    LÃNH BINH VIẾT : Thưa vâng.

    Quân, truyền thủy quân chỉnh đốn hạm thuyền do hải đảo tấn công Phú Quốc, gay chèo.

    LOẠN VIẾT : Chiến hạm liên giên thừa ba hãi. Quân sưu lục tục phiếm thương lang, Cân phê ương ương hiến đãng võ cang. Oai chẩn lữ can qua điệp điệp phấn dương thần lực tão thanh biên

    HỰU VIẾT : Phú Quốc đả tới miền. Hạm binh lên đổ bộ đón tra hết dưới sông trên bộ, phải xét cho tận tổng giáp làng ; nếu che tội chứa gian, bắt pòng gông xõ nhượn, gặp nhà nào dung dưỡng buộc kẽ ấy liên can, trái lịnh dạy của quan thì gươm ban vào cổ.

    LOẠN VIẾT : Nổ lực dương qua trừ ác đãng, khu phong sâu mã trục hung đồ…[]

    DÂN GIAN, PHỤ NỮ VIẾT : Oan hởi Oan ! Tôi không tường việc họ. Quan bắt hết cả nhà, một mình tôi thoát khỏi chạy ra, riêng phận thiếp tìm nơi lánh họa.

    VÃN VIẾT : Phận thiếp tìm nơi lánh họa. Tai nạn nầy chẳng biết về đâu.

    TIÊU VIẾT : Dạ thưa Đại gia, nay gia lão an nơi đất khách, cho nô thần về viếng quê nhà. Thăm gia đình hư thiệt nhược hà, cùng quốc sự kiết hung vị tấc, đó Đại gia.

    GIA ĐINH BÁO VIẾT : Dạ dạ, chúng tôi gia tiểu, kẻ tớ. Lão bà, thấy sai nha đến bắt cô gia, đem hiến nạp cho quan Tổng Đốc. Tôi không từ gai gốc, tớ theo đến tỉnh thành, đứng hàng rào trông rõ mối manh. Thấy quân lính đem thây phóng thả.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Ta sảng sốt, ta sảng sốt. Thống hôn mê, thống hôn mê (để tang, dọn hương án)

    THÁN VIẾT : Mẹ ôi ! Con thất hiếu gây cho mẹ già lâm nạn, nước đão điên, nên trẻ dại phải lỗi lầm. Mẹ ôi dưới tuyền đài từ mẫu khoan tâm, trên dương thế con đây thọ tội. Mẹ ôi

    VÃN VIẾT : Thọ tội con đây muôn thác, câm những loài tàn ác vô nhơn. Mẹ ôi : cưu mang chín tháng chưa hườn, ba năm bồng ẩm ngậm hờn xót thương.

    Mẹ ôi ! Còn chi mà trông mà nhớ nữa mẹ ôi !
    Bảy mươi dầu số vô thường, thọ chung nội tẩm can trường đành cam.

    TỎI VIẾT : Dạ thưa đại gia, xin gia lão gạt cơn phiền nảo, đặng nô thần tỏ nổi ai bi, này Lãnh binh hạm đội tấn truy, vây Phú Quốc lê dân tàn sát. Có phụ nữ trốn ra dớn dác, gặp nô thần đón lại hỏi han, nhà gã mới tỏ tàng, chúng tôi nghe rõ rệt đó đại gia.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Hai con, vạc ngã một tay khó đở, nước nghiêng một sức không toàn, để sanh linh thọ nạn hàm oan thì tiện lão xả sanh tựu nghĩa mới đặng con à.

    TIÊU TỎI VIẾT : Không nên đại gia à.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Hai con ôi !
    Thức thời thế giã tại tuấn kiệt
    []
    Mụi tiên trí giả phi minh triết
    []

    Đã hết lòng yêu nước, song cũng để dạ thương dân, phép trung dung cân nước với dân, người quân tử lấy nhơn làm nghĩa đó con à.

    VÃN VIẾT : Nhơn nghĩa trung dung là đạo, nếu chấp tình quá bạo thất trung.

    TIÊU VIẾT : Đại gia ôi ! xưa Điền thị quyên thân Hải đảo hơn ba trăm đệ tử qui thần. Nay Đại gia tựu lịnh Tây trào cho hai trẻ bộc nhi tuẩn tiết thôi đại gia ôi !

    VÃN VIẾT : Hai trẻ bộc nhi tuẩn tiết, ngõ cho toàn anh liệt trượng phu.

    TỎI VIẾT : Gẩm đời những hạng quần ngu, mua sang bán nước, thờ thù gọi ơn.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Hai con ôi !
    Chí sĩ nhơn nhơn vô cầu sanh dĩ hại nhơn sát thân dĩ thành nhơn thôi.

    []

    VÃN VIẾT : Xưa nay thiên đạo tuần hườn, tồn vong hưng phế để hờn hóa công.

    LÃNH BINH VIẾT : Phú Quốc đà ruồng khắp, tặc tử lại biệt tin, đã lâu ngày hao tổn lương binh, hơn mấy tháng oán lòng dân chúng.

    QUÂN BÁO VIẾT : Dạ đoạt Kiên giang thủ phạm, xưng rằng : Nguyễn Trung Trực tiên sinh, còn đứng trước hành dinh, xin bước vào thọ lịnh.

    LÃNH BINH VIẾT : Dẩn hắn vào, Trung Trực ãi ãi. Câm bấy nhà gã nhiêu nhương cương giới, làm cho bổn quan tàn sát sanh linh dử a. Quân giam gã nhập tù binh, lui quân hồi bổn tĩnh.

    TỔNG ĐỐC VIẾT : Từ nghị định hạm binh ra Phú Quốc không công văn, phúc bẩm cho tỉnh đường, tống trát ra ta quở trách mấy trương, sai lính hỏi hắn dễ ngươi nhiều chuyện dữ a.

    LÃNH BINH VIẾT : Dạ Kiêm nã thâu Trung Trực thành công, tương giãi nạp thượng quan hầu lịnh.

    TỔNG ĐỐC VIẾT : Ủa này chào quan Lãnh binh, ở nhà mời ngồi (cười)…, Trung Trực ãi ãi ! Ai bão gã đem ngao tác biển, ai xuôi ngươi luyện đá vá trời. Đã ngu si bất thức vận thời. Lại tàn ngược hoành hành thế giải. Trung Trực nghe ta bão : nếu ngươi biết ăn năn cưu cãi, thì ông cho hàng thuận Tân trào. Bằng gan đó gả làm cao, gươm vàng ta không thứ.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Thưa quan Tổng Đốc hể là đại trượng phu thì trọng nghĩa như Thới san, khinh sinh tử như hồng mao mà thế con mắt tầm thường coi không thấu người mà ngài lộn tôi chớ, đâu có phải : Thức đại nhơn tâm đó ngài. Tôi vốn là tướng giặc bị cầm, ngài đam đến pháp tràng hạ sát thì xong, quở chấp mà làm chi, rầy tai lắm mà.

    TIÊU VIẾT : Dạ hai tôi Nha trão bộ hạ đại gia, dám thưa quan Tổng Đốc : nền tổ quốc Tây man dày đạp thân triệu Nam Việt tôi đòi, ai còn ra bán giống buôn nòi, họ chẳng hổ con Hồng cháu Lạc.

    TỎI VIẾT : Thưa ngài, đã chẳng sợ đương thời khi bạt. Lại không kiêng hậu thế gọi ngu. Thác như đây chói rạng ngàn thu, sang như đó tanh hôi muôn kiếp, đó ngài.

    TỔNG ĐỐC VIẾT : Ế ế Lãnh binh truyền lãnh binh dẩn đệ pháp tràng, tận đồ đảng ngọ thời tru lục.

    TRUNG TRỰC VIẾT : Bệ hạ ôi !
    Giang san sáu tỉnh thành dâu bể, Còn võ trụ ngàn thu hóa vực cồn.
    Trăm lạy lịnh bệ hạ ở lại. Dạ đa tạ thánh hoàng vạn tuế chí tôn, dung thần hạ nhứt triêu báo nghĩa, .

    THÁN VIẾT :
    Thân truyền ly tiết bộ trù trì
    []
    Ngưởng thán Nam triều vận dĩ nguy
    []
    Vạn cổ san hà du lệ thạch
    []
    Đến nay mà
    Nhứt triêu võ trụ thuộc Tây di
    []
    Trừng chiêm tổ quốc uông uông lụy
    []
    Bệ hạ ôi !
    Vọng khán hoàng gia yểu yểu phi
    []
    Thành tựu vị năng thân tố chí
    []
    Bệ hạ ôi !
    Nay mà ra đến đổi nầy.
    Chẳng qua là
    Tồn vong, hưng phế tự thiên kỳ.
    []


    HỰU VIẾT : Liệt vị nghĩa binh ôi ! Hảy trở về mà hưu yên can qua, đừng có mong theo lão nữa, từ rày sấp lên về nhà làm ruộng làm dân. Còn việc nước tồn vong thế nào, Lão xin gởi lại cho đoàn hậu tấn tương lai. Như việc của lão làm là đền trả nợ nước mà thôi chớ lão cũng biết có ngày nay như vầy. Nhưng mà người quân tử xả sanh nhi thủ nghĩa, tôi nhơn thần tuẩn quốc vĩ tồn trung. Giã các anh lại thế tương phùng, để thân mổ thượng đài cổ à.

    LOẠN VIẾT :
    Thơ kiếm tòng nhung tự thiếu niên
    []
    Yêu gian đởm khí hữu long tuyền
    []
    Liệt vị nghĩa binh ôi !
    Anh hùng nhược ngộ vô dung địa
    []
    Trăm lạy lịnh bệ hạ ở lại
    Bảo hận thâm cừu bất đái thiên.
    []


    LÃNH BINH VIẾT : Quân, nay đã trúng ngọ thời, truyền khai đao hạ sát. Nay đã trừ an quốc tặc, chẳng còn gây rối nước nhà. Mừng nam trào sống vững muôn năm, chào khán giả kịch trường giải tán.


    IN XONG NGÀY 15-7-59 TẠI ẤN –QUÁN ĐỒNG-TIẾN 397, PHAN-ĐÌNH-PHÙNG SAIGON, NGOÀI NHỮNG BẢN THƯỜNG CÓ IN THÊM 30 BẢN GIẤY ĐẶC-BIỆT ĐÁNH DẤU TỪ LDH I ĐẾN LDH 10 VÀ PS I ĐẾN PS 20.

    Giấy phép số 736 – X.B. ngày 17-4-59 và 294 – XB ngày 24-6-59 của N.T.T.B.C.
     
    Heoconmtv and Despot like this.
  12. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Bạn Thuận Nguyễn, một người con của tỉnh Kiên Giang, gửi đến mọi người một số hình ảnh về lễ hội Nguyễn Trung Trực (kỷ niệm ngày mất của Cụ) hôm 15, 16, 17/10/2017 (26, 27, 28/8 Âm Lịch). Có hơn 1 triệu người từ khắp nơi về viếng Cụ...

    22687869_2000129139998073_1824786448448476116_n.jpg

    22687899_2000129366664717_6182437443070480309_n.jpg

    22688394_2000129859998001_2401925243978799872_n.jpg
    Thơ về Kiên Giang Rạch Giá trong Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Tác giả Nguyễn-liên-Phong viết năm 1909)

    RẠCH-GIÁ

    Rạch-Giá Phong cảnh thi :
    Vui tình hứng cảnh xứ Kiên-giang,
    Dâu bể đỗi dời khéo sữa sang.
    Chánh-bố-đường, lầu đài tráng lệ,
    Vĩnh-thanh-vân phố xá nghiêm trang.
    Chôn bùn ngọn bút ngời màu chử,
    Giằm các trành gươm lố cốt gan.
    Hòn đất hòn tre non nước tạt,
    Ghe phen giúp đỡ đức Cao-hoàng.
    Rạch-giá nguyên huyện Kiên-giang, Thuộc Hà-tiên tỉnh rừng hoan tư bề.
    Xưa kia hiu quạnh xứ quê, Bây giờ thành phố chỉnh tề sữa sang.
    Bố đường cao rộng nghiêm trang, Ngó ra kề biển thanh quan đẹp tình.
    Nhà chợ một nóc thinh thinh, Cầu đường sạch sẻ châu thành vẻn vang.
    Vỉnh-thanh-vân xã một làng, Chánh thôn sở tại kĩ cang đâu bằng.
    Nhờ quan chánh-bố La-Răng, Qui mô sắp đặt bỗn căng vững vàng.
    Hớn Thổ sáu mươi chín làng, Mà bề lịch tốt là làng Thanh-vân.
    An-nam không có đình thần, Theo Mên theo Khách lo phấn cúng chung.
    Bởi vì người ở mới đông, Lể nghi phép tắc chưa thông đủ đều.
    Chùa-bà hương hỏa dập dều, Chùa-ông Bắt-đế biết nhiêu tôn sùng.
    Chùa-ông-bổn, với Chùa-ông, Các chùa phật Thổ các giồng xanh quanh.
    Vỉnh-thanh-vân, cảnh đẹp xinh, Bởi Trần-chánh-Chiếu công trình sữa sang.
    Bốn năm làm xã gian nan, Gốc nguyên chức trước đứng bàn thông-ngôn.
    Tánh người lanh lợi khéo khôn, Xuất thân trợ sự nội thôn châu thành.
    Mở mang sắp đặt cải canh, Phố phường chợ búa phân minh tư bề.
    Đâu đâu thảy có luật lề, Dân du lính tập chẳng hề dám ngang.
    Sổ thâu sổ xuất kỉ càng, Nhà dân số hiệu rỏ ràng không sai.
    Vinh thăng Tri-phủ văn dai, Quốc gia ân hậu lâu dài hiển vinh.
    Nổi làm chủ-bút nhựt trình, Với ông Huyện-Trụ kinh dinh sắp bày.
    Phò trì phong hóa rất hay, Gọi là Nông-cổ tháng ngày công lao.
    Thánh hiền tào phách bì mao, Còn trong đạo vị chút nào cũng may.
    Kiếm tìm sự tích xưa nay, Chuyện chi hữu ích in rày để coi.
    Tay cầm ban quản một ngòi, Nôm na dấu để gương soi đành rành.
    Người xưa khoa-mục học hành, Ông Tuần-phủ-Đạt Triều-đình chuộng yêu.
    Phú thi ngâm vịnh rất nhiều, Tác thành môn đệ người đều lớn khôn.
    Nay còn để dấu khương tôn, Văn chương lể nghĩa thập tồn nhị tam.
    Lăm tuyền ẩn dật tự cam, Tánh thầy Nhiêu-Chánh không kham theo đời.
    Mấy năm chẳng chịu dạy người, Dần dần tiêu mất hết mười phần nhu.
    Càng ngày kinh sữ hoan vu, Song mà phong tục tạc thù tương đôn.
    Tập thành phong hóa các thôn, Ruột gan khẳn khái lưu tồn hiếu trung.
    Kiên-giang ngoài biển trong đồng, Trải xem thổ sảng đồ dùng biết bao.
    Cá-thu cá-cháy cá-cào, Mựt tươi khô gộc con hàu con đuông.
    Cá đồng rạch trữ luôn luôn, Nghề riêng mắm-ruốt ngàn muôn bạc tiền.
    Làm ăn đất tốt nước hiền, Gạo thơm trắng dẻo cá liền cả năm.
    Dưa-môn bán cũng tiền trăm, Mùa ong sáp mật đi thăm đầy rừng.
    Sân chim thay đổi không chừng, Tại nơi Cái-lớn trong rừng lạ thay.
    Hoặc là chỗ đó năm nay, Lai niên chỗ khác gần rầy một bên.
    Giữa rừng dây choại kẹo lền, Chim bay đáp xuống hóa nên sân bằng.
    Người ta khéo kiếm làm ăn, Lớp phơi lòng thịt lớp căng mở dầu.
    Mà chim chẵng chịu đi đâu, Mổi năm mổi bị tróc câu một lần.
    Đã hay vật dỉ dưởng dân, Dưởng mà không đủ cứu bần trợ nguy.
    Nở nào giết hết tông chi, Tưởng nghề sanh lý thiếu chi mà tìm.
    Lâu nay mấy chú hại chim, Thường khi ngó thấy liêm diêm nghèo hoài.
    Chiếu bong khổ vắn khổ dài, Dệt ba bốn hạng cũng tài trong tay.
    Xứ Rạch-giá, các thứ cây, Tràm nhung kè giá nhẩy đầy rừng hoan.
    Ruộng khai khẩn đất cả ngàn, Ruộng đâu kinh đó sẳng sàng người ta.
    Cái-bé, Cái-lớn, thẳng qua, Dân cư theo xóm đều là nghiệp nông.
    Ngặt vì nước biễn mặn nồng, Cây trái khó trồng người ở chưa đông.
    Xáng đào kinh rạch đều thông, Ngày sau đây cũng thạnh sung như thường.
    Thổ-châu là xóm hiền lương, Tục kêu Hòn-đất nhiều vườn trồng tiêu.
    Cà ràng trách trã quá nhiều, Làm rồi đốt trấu hẳm đều đem ra.
    Không như đất sét của ta, Đất coi xốp bở làm đà quá mau.
    Bán cùng thiên-hạ đâu đâu, Dân nhờ huê lợi bền lâu xây dùng.
    Thuở Cao-hoàng-đế Gia-long, Lắm khi trú tất ruổi dung lánh nàn.
    Sử xanh còn chép rở ràng, Ngọn rau tấc đất thấy càng cảm thâm.
    Hòn-tre hình tợ rùa nằm, Quan tây mới khẩn mấy năm lập vườn.
    Cũng là khôn khéo lo lường, Hao công tốn của lập đường về sau.
    Nay đà cây trái tốt mầu, Dần dần hoa lợi góp thâu đặng nhờ.
    Thon von giữa biển cỗi bờ, Siêng thời gầy dựng tư cơ chỉnh tề.
    Tốt thay phong cảnh Hòn-tre, Kiên-giang ngoại án xa che diện tiền.
    Có cái hang, ở tả biên, Rộng hơn mười trượng miệng viên hẹp hòi.
    Đứng ngoài nhắm nhía mà coi, Có một cái mái hẳng hòi quá to.
    Cớ sao đem lọt nó vô, Chẳng hay khi trước lớp mô để đời.
    Sốc Mên xóm ở các nơi, Dân đều nghề nghiệp thảnh thơi trong nhà.
    Chùa Mên thờ phật các tòa, Lể nghi tập tục như là Trà-vinh.
    Trời cho đất nước hiền lành, Trên bờ dưới biển dinh sanh dể dàng.
    Nhà giàu tiền của muôn vàng, Nhà nghèo cũng đủ rảnh rang không cầu.
    Mé ngoài giáp đến Cà-mau, Mé trong giáp đến địa đầu Hà-tiên.
    Phía tây giáp lại Long-xuyên, Cả trong toàn hạt ruộng liền với kinh.
    Học trường sỉ tữ linh tinh, Một trường Rạch-giá châu-thành thạnh sung.
    Bởi thầy Đốc-Thiện có công, Sớm khuya dạy dỗ đồng mông tấc tình.
    Có con gái, biết học hành, Dạy nơi trường gái cũng vinh phận nhàn.
    Người trong son phấn điểm trang, Nhờ cha dạy dổ danh sang mỷ miều.
    Sách đèn gắn sức mơi chiều, Văn phòng tứ bữu thiệt nhiều thú xinh.
    Kiên-giang Huyện nhỏ có danh, Ở theo mé biển đất bình rộng thinh.
    Diện tiền hải thủy minh minh, Bải cồn bốn phía ghe khinh bị chìm.
    Thường khi buôn bán trong Xiêm, Trời thanh biển lặng thuận êm khá lời.
    Tàu Hải-nam thường tới chơi, Chở đồ tạp hóa tạnh trời năn qua.
    Thứ-năm, Thứ-sáu, Thứ-ba, Thứ-tư, Thứ-nhứt, với là Thứ-hai.
    Bảy, Tám, Chín, Mười, quá dài, Tên mười cửa biển đi hoài vòng nong.
    Nhà dân rải rát cũng đông, Giáp Bạc-liêu hạt minh mông biển rừng.
    Phía bên Rạch-giá có phần, Phía Cà-mau phủ có chừng hạng ranh.
    Ngày nay lúa ruộng thâu thành, Cần-thơ thứ nhứt nhị đành Kiên-giang.
    Bấy năm khai phá đất hoan, Đào kinh mở rạch ngỗn ngang tư bề.
    Nên ra đất tốt ê hề, Đất đâu lúa đó phủ phê nhẫy tràng.
    Mấy ông hào hộ lắm trang, Ăn chơi gan ruột giàu càng lịch thanh.
     
    Heoconmtv and Despot like this.
  13. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK
    Cảm ơn bạn Đỗ Văn Huy đã giúp biên tập chữ Hán-Nôm.
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này