Nguyễn Hiến Lê – Cuộc Đời & Tác phẩm (Châu Hải Kỳ)

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi 4DHN, 4/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 07-07-2008, 09:28 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] Nguyễn Hiến Lê – Cuộc Đời & Tác phẩm (Châu Hải Kỳ)
    [HR][/HR]
    Đôi nét về tác giả và tác phẩm
    Nguyễn Hiến Lê – Cuộc Đời & Tác Phẩm


    Mở đầu Chương XXIX: Bạn xa gần trong Hồi Kí Nguyễn Hiến Lê, tác giả viết: “…một số người nhờ cái duyên Văn tự tôi được gặp trên đường đời, có người thân như ruột thịt, hơn ruột thịt nữa; có người chỉ gặp một lần hoặc chưa gặp lần nào; có người tính tình trái hẳn với tôi, nhưng vẫn có điểm cảm thông với nhau”. (Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn hoá, năm 1993 (về sau viết tắt là Hồi kí), trang 475).

    Phần lớn các “bạn xa gần” của cụ Nguyễn Hiến Lê là các bạn văn, và một trong các bạn văn đó - ông Châu Hải Kỳ - được ông Lê Anh Dũng gọi là người tri kỷ của cụ. Trong bài Xuân lòng tri kỷ, sau khi kể lại “sự tích” Quản Trọng khóc Bảo Thúc Nha thời Chiến Quốc bên Trung Quốc với câu cảm thán nổi tiếng của Quản Trọng: “Sinh ra ta là cha mẹ ta, mà hiểu ta là Bảo Thúc Nha (Sinh ngã giả, phụ mẫu dã; tri kỷ giả, Bảo Thúc dã)”; ông Dũng kể tiếp:

    “Ở Sài Gòn trước kia có ông Nguyễn Hiến Lê, tính đến cuối đời đã viết và dịch được 122 tác phẩm. Ở Nha Trang có ông thầy giáo Châu Hải Kỳ. Hai ông chưa hề gặp nhau, chưa thư từ cho nhau. Tuy nhiên, chỉ đọc sách của ông Hiến Lê mà ông Hải Kỳ có thể viết ra một quyển sách 300 trang, trong đó ông Hải Kỳ nói rõ về con người và cuộc đời ông Hiến Lê y như thể đã gần gũi, thân thiết nhau từ thuở nào rồi. Khi ông Hải Kỳ vượt 448 cây số từ Nha Trang vào tận Sài Gòn đưa bản thảo cuốn sách cho ông Hiến Lê đọc, ông Hiến Lê cảm động lắm. Trong Hồi ký (...), ông Nguyễn Hiến Lê viết: “Tôi ngạc nhiên thấy ông đọc đủ các tác phẩm của tôi (non 100 cuốn) mà đọc rất kỹ nên biết rõ về đời tôi còn hơn một số người thân của tôi nữa mặc dầu chưa hề gặp tôi lần nào.”

    Ông Châu Hải Kỳ quả xứng đáng là tri kỷ của ông Nguyễn Hiến Lê vậy”.

    Có lẽ một trong các nguyên nhân ông Lê Anh Dũng kể câu chuyện trên, tuy có vài chi tiết chưa đúng hẳn, là nhằm biểu đồng tình với nhận định của nhà văn Văn Phố. Ông Văn Phố trong bài Nhân đọc bản thảo cuốn Nguyễn Hiến Lê của Châu Hải Kỳ đã viết: “Đưa ra cái ý kiến một tuyển tập các bài Tựa của ông Nguyễn Hiến Lê ông Châu đã tỏ ra là một tri kỷ của ông Nguyễn”.

    Về việc “Đưa ra cái ý kiến một tuyển tập các bài Tựa”, cụ Nguyễn Hiến Lê cho biết: “Ai cũng nhận rằng tôi viết tựa hay cho nên vài bạn văn nhờ tôi đề tựa cho hai ba cuốn. Hai đã là quá nhiều rồi, mà phải là hai cuốn trong hai loại khác nhau thì tôi mới nhận lời. Và tôi chỉ nhận cho bạn thân thôi. Ông Châu Hải Kỳ có lần khuyên tôi nên lựa những bài vừa ý hơn hết, cho vào một tuyển tập như một nhà văn nào đó bên Pháp. Tôi không làm việc đó khiến ông bực mình – nhưng sau 1975, tôi cũng lựa ít bài cho vô tập: Để tôi đọc lại” (tríchHồi kí, tr. 463).

    [​IMG]

    Ngoài ra, trong Hồi kí (tr. 506), cụ Nguyễn Hiến Lê còn cho biết thêm về “bạn văn” Châu Hải Kỳ và tác phẩmNguyễn Hiến Lê – Cuộc đời & Tác phẩm (NHL CĐ&TP) như sau:

    “Tôi gặp Châu Hải Kỳ lần đầu năm 1973. Ông người bé nhỏ, gân guốc, mắt sáng, hiền lành, thành thực, đa cảm, quê miền Trung (tôi không nhớ là Quảng Nam hay Bình Định) đậu Tú tài Pháp kém tôi khoảng mười tuổi, dạy văn ở trường Trung học công giáo ở Nha Trang (1), tận tâm, được học trò kính mến, rất thích văn chương, đọc nhiều sách, thỉnh thoảng đăng một số bài trên tạp chí, nhất là trên tạp chí giáo dục. Ông tính chuyên về viết tiểu sử các nhà văn như Vi Huyền Đắc, Quách Tấn, Võ Phiến, Bình Nguyên Lộc… Mới viết được một cuốn về Nguyễn Hữu Ngư, bạn thân của ông, nhờ tôi đề tựa, chưa kiếm được nhà xuất bản. Ông viết tiếp cuốn thứ nhì về tôi, mới xong bản thảo thì miền Nam thay đổi chế độ, thế là nguyện vọng của ông đành tạm bỏ. Ông rất buồn.

    Hiện nay ông làm ở Ty Giáo dục Phú Khánh (2), và dạy học ở Nha Trang, để nuôi mấy đứa con.

    Lần đó (năm 1973) ông từ Nha Trang vào phỏng vấn tôi để viết về tôi. Tôi ngạc nhiên thấy ông đọc đủ các tác phẩm của tôi (non 100 cuốn) mà đọc rất kĩ nên biết rõ về đời tôi còn hơn một số người thân của tôi nữa mặc dù chưa gặp tôi lần nào.

    Đầu năm 1975 viết xong tiểu sử của tôi, ông gởi cho tôi xem có chỗ nào không và dặn tôi coi xong, đưa cho ông Lê Ngộ Châu, tạp chí Bách Khoa. Lê Ngộ Châu đọc xong đưa cho Võ Phiến và Võ Phiến đã viết bài giới thiệu “xổi” trên Bách Khoa số 426 ngày 2.4.75 (3).

    V.P đã khen ông viết kĩ, rất tường tận, từ thân thế đến sự nghiệp của tôi lại có những nhận xét rất tinh tế, chẳng hạn về bút pháp của tôi, về tài viết Tựa của tôi; trong lịch sử văn học nước ta, từ trước hình như chưa có bộ truyện kí nào về danh sĩ mà dầy hơn.

    Giá ông Châu Hải Kỳ viết xong trước độ sáu tháng thì có thể in được rồi, mà ông không đến nỗi phải ôm hận. Làm nghề cầm bút cũng phải có số, cần gặp thời.

    Tập đó sau ông đánh máy, gởi cho tôi hai bản, năm 1980 tôi gởi được một bản cho vợ con tôi ở Paris”.

    Nhà văn Châu Hải Kỳ sinh năm 1920 và mất ngày 18-7-1993 tại Nha Trang. Tiểu sử và tác phẩm của Châu Hải Kỳ được ghi trên website Vietgle như sau:

    Tiểu sử

    Nhà văn, giáo viên văn học, tên thật là Võ Văn Côn, nguyên quán huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, sinh tại Quảng Ngãi, thường trú tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

    Thuở nhỏ học tại Quảng Ngãi, Huế, tốt nghiệp Tú tài Pháp Việt trước năm 1945.

    Sau năm 1945 làm cán bộ Bình dân học vụ tại Quảng Ngãi, Bình Định. Từ năm 1954 dạy Việt văn tại Phan Thiết, Nha Trang cho đến ngày qua đời. Từng cộng tác với các tạp chí văn học tại Sài Gòn: Bách khoa, Văn, Sinh lực, Giáo dục phổ thông, Văn hóa nguyệt san, Tân văn...

    Ông suốt đời tận tụy với nghề dạy học từ tuổi trẻ cho đến ngày về thế giới bên kia.

    Ông là một người chuyên dạy Quốc văn lâu năm, thích tìm hiểu các nhà văn hiện đại, sưu tầm tài liệu về mỗi nhà, nhận xét kĩ lưỡng mỗi tác phẩm và mỗi khi thấy có ai nhận định sai về một nhà nào thì ông thường viết bài góp ý để các tác giả ấy đính chính. Nói như Nguyễn Hiến Lê thì “ông (CHK) viết ít, nhưng tài liệu của ông chính xác, nhận định của ông thận trọng mà giọng văn ông lại nhã nhặn”.

    Tác phẩm

    Luận đề về chinh phụ ngâm (1959)
    Luận đề về Cung oán ngâm khúc (1960)
    Luận đề về Nguyễn Công Trứ (1960)
    Luận đề về Nguyễn Khuyến (1961)
    Nguiễn Ngu Í, cuộc đời và sự nghiệp (1993)
    Nguyễn Hiến Lê, cuộc đời và tác phẩm (1993)

    Nguyễn Hiến Lê, cuộc đời và tác phẩm (1993 - Văn học) là một tập truyện kí về Nguyễn Hiến Lê. Sách có thể đem lại cho độc giả một cái nhìn toàn diện về nhà học giả hiện đại có một số tác phẩm đồ sộ (khoảng 40.000 trang - hơn 120 tác phẩm).

    Tác phẩm viết về Nguyễn Hiến Lê chưa có nhiều (chỉ một số bài) nhưng Châu Hải Kỳ không những đọc viết đầy đủ về hơn 100 tác phẩm của đối tượng ông đang nghiên cứu mà ông còn viết rất kĩ. Từ khi bắt đầu viết, ông Châu chưa hề quen ông Nguyễn; mà chỉ bằng vào sự tìm hiểu tác phẩm mà tác giả đã giới thiệu được với độc giả, những nét thật linh động về quê quán, về cảnh nhà, về những người thân của ông Nguyễn.

    Tác phẩm Nguyễn Hiến Lê có hơn 100 cuốn như đã nói. Người bình thường ít nhất phải đọc được phân nửa số tácphẩm đó, và đọc phớt qua rồi mới có thể viết được. Do đó có thể nói, ông Châu Hải Kỳ phải là một độc giả trung thành và cảm thông sâu sắc với đối tượng mới giới thiệu trọn vẹn 100 tác phẩm của ông Nguyễn qua gần 400 trang sách. Do vậy có thể nói Nguyễn Hiến Lê, cuộc đời và tác phẩm là chân dung học giả Lộc Đình (NHL)”.

    *​

    Tác phẩm NHL CĐ&TP ban đầu gồm hai tập, vì không xuất bản được nên, ông Châu Hải Kỳ cho biết: “…tôi cất có đến hơn một năm mới lấy ra xem lại, sửa chữa, thêm bớt và đánh máy hai tập bản thảo đó (mỗi tập 4 bản). Tôi gởi vào biếu ông mỗi tập hai bản”.

    Cụ Nguyễn Hiến Lê nhận xét hai tập mới này trong một bức thư gởi ông Châu Hải Kỳ ngày 19-9-1977 như sau:

    “(…) Lần này anh sửa chữa rất công phu: đảo lên đảo xuống, cắt bớt. Bố cục chặt chẽ, không rườm, mà đọc vui, vẫn cảm động.

    Chính tôi đọc mà có chỗ cũng rươm rướm nước mắt, nhớ lại tuổi trẻ của mình, thích tuổi đó lắm.

    Tôi thấy anh biết rõ về tôi và người thân của tôi (các cụ) còn hơn là vợ con tôi biết nữa. Đó là một hạnh phúc cho tôi và một danh dự cho tổ tiên tôi nữa.

    (…) Lần sửa này, anh bỏ đi năm mươi trang như anh nói, chắc anh cũng tiếc. Tôi không nhớ hết những chỗ anh bỏ, nhưng đọc bản này tôi thấy hay hơn bản trước. Tác phẩm của anh có giá trị”. (NHL CĐ&TP - tr. 434).

    Dù sách không được xuất bản, nhưng ông Châu Hải Kỳ vẫn chưa muốn dừng lại. Ông tiếp tục thu thập tài liệu, đọc thêm một số tác phẩm của cụ Nguyễn Hiến Lê xuất bản sau ngày giải phỏng, thư từ trao đổi với cụ và một số người khác… để viết tiếp. Và rồi cuối năm 1984 cụ Nguyễn Hiến Lê qua đời. Ông Châu Hải Kỳ lại bổ sung NHL CĐ&TP, một tác phẩm ban đầu “viết về một tác giả đương còn sống”, như lời của V.P, đã trở thành tác phẩm viết về tác giả đã qua đời mà cũng chưa xuất bản được!

    Hai tập trên và tập sau này ông viết thêm (khoảng một phần ba số trang của hai tập kia cộng lại) trở thành Phần thứ nhất, Phần thứ hai và Phần thứ ba của cuốn NHL CĐ&TP.

    Lúc còn sinh tiền, cụ Nguyễn Hiến Lê, trong bức thư gởi ông Châu Hải Kỳ nêu trên, mong rằng: “May ra anh chị có thể thọ tới cuối thế kỷ, mà các cháu Thuỷ, Bằng… chắc chắn lúc đó sẽ có dịp cho in được – từ nay tới đó sẽ thay đổi nhiều. Công của anh sẽ không phí đâu…”. Không phải đợi tới cuối thế kỷ, cuối năm 1993 cuốn NHL CĐ&TP đã được xuất bản (NXB Văn Học, tháng 12-1993). Đúng là công ông Châu Hải Kỳ không uổng phí. Sau hơn hai mươi năm kể từ khi ông khởi viết và sau khoảng chín năm “người được viết” qua đời, tác phẩm cũng được ra mắt độc giả. Nhưng than ôi! Lúc đó “người viết” đã lìa xa trần thế khoảng năm tháng rồi!

    [​IMG]

    Nội dung cuốn NHL CĐ&TP chúng tôi chép lại sau đây theo bản in năm 2007, có đối chiếu với bản in năm 1993. Bản 2007 tuy sửa được một số lỗi in ấn của bản 1993, nhưng bản 2007 đã “cắt” phần tóm tắt tiểu sử ông Châu Hải Kỳ ở trang bìa vả trong phần nội dung sách cũng lược bỏ một số đoạn có trong bản 1993 (ví dụ: như bỏ câu “chung với P. Hiếu” trong phần tóm tắt đại ý hai cuốn Đắc nhân tâmQuẳng gánh lo đi); có chỗ đã “sửa đúng thành sai” (ví dụ: tên một cuốn tiểu thuyết của bà Louise de Vilmorin là Madame de(đúng) bị sửa thành Madame Bovary (sai)). Bản 2007 cũng có vài chỗ in ấn sai, tôi đối chiếu với bản 1933 để sửa lại; đối với các đoạn bị cắt bỏ tôi sẽ chép lại trong phần chú thích. Cũng cần nói thêm là, trong quá trình gõ, chắc chắn tôi cũng tạo ra một số lỗi chính tả, mong các bạn thông cảm.

    Trong số các tác phẩm viết về Nguyễn Hiến Lê thì cuốn NHL CĐ&TP này cung cấp nhiều thông tin nhất, một tác phẩm rất hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về cụ Nguyễn Hiến Lê.

    Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn



    Goldfish – Hè 2008.
    Bổ sung đầu năm Kỷ Sửu 2009.


    ---------------------
    (1) Một cựu học sinh trường Lasan Bá Ninh - Nha trang cho biết: “Thầy Châu Hải Kỳ, gốc Tỉnh Quảng Nam, phụ trách môn Việt Văn, cũng là một nhà văn nổi tiếng thời ấỵ. Thầy dạy rất hay nhưng cũng khá nghiêm khắc. Trong giờ Thầy dạy, học sinh phải thật im lặng để tập trung nghe Thầy giảng bài. Nếu có bạn nói chuyện hay làm ồn thì Thầy sẽ ngưng dạy ngay và nghiêm mặt cảnh cáo người ấỵ. Ngày đó, tôi đã không ít lần phạm lỗi nói chuyện trong lớp, khiến Thầy phật lòng” (Phan Chuẩn, Lasan Bá Ninh, cảm xúc và kỷ niệm, ThuyVi’s Blog)
    (2) Nay đã nghỉ việc và Phú Khánh tách ra như cũ là tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà (B.T) (Người biên tập của cuốn Hồi kí là Hoàng Lại Giang, B.T). Ông Châu Hải Kỳ đã mất năm 1993.
    (3) Bài này có nhan đề là Nhân đọc bản thảo cuốn “Nguyễn Hiến Lê” của Châu Hải Kỳ và sau 18 năm đã được in lại trong cuốn NHL CĐ&TP để “Thay lời giới thiệu” (với tên tác giả là Văn Phố).
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [HR][/HR]thay đổi nội dung bởi: goldfish, 23-02-2009 lúc 02:34 PM Lý do: sửa chữa và bổ sung
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"] [/TD]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Các thành viên gửi lời cảm ơn đến bài viết hữu ích này:[/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [/TD]
    [/TABLE]



    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 10-07-2008, 04:44 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Chúng tôi đã gõ xong PHẦN THỨ NHẤT cuốn Nguyễn Hiến Lê – Cuộc Đời & Tác Phẩm, và tạm gởi kèm ebook phần này theo đây. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn. Xin cảm ơn trước.
    File Kèm Theo



    [​IMG] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"] [/TD]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Các thành viên gửi lời cảm ơn đến bài viết hữu ích này:[/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [/TD]
    [/TABLE]



    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 25-07-2008, 10:20 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Chúng tôi vừa gõ xong PHẦN THỨ BA cuốn Nguyễn Hiến Lê – Cuộc Đời & Tác Phẩm. Xin tạm gởi kèm ebook phần này theo đây. PHẦN THỨ HAI: Bạn tovanhung đang gõ.

    Nhân đây cũng nói thêm là, hôm qua, một người bạn cho biết rằng trong dịp đi Rạch Giá gần đây, bạn ấy tình cờ thấy có con đường nhỏ mang tên Nguyễn Hiến Lê. Bạn nào ở Rạch Giá xin vui lòng cho biết thêm chi tiết về con đường này. Xin cảm ơn trước.
    File Kèm Theo



    [​IMG] Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"] [/TD]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Các thành viên gửi lời cảm ơn đến bài viết hữu ích này:[/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [/TD]
    [/TABLE]



    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 18-01-2009, 08:49 AM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Do bạn Tovanhung bạn bận nhiều công việc riêng nên Goldfish tôi xin được gõ luôn Phần Thứ Hai hầu các bạn.

    PHẦN THỨ HAI


    CHƯƠNG I

    TÓM TẮT ĐẠI Ý TÁC PHẨM

    Chúng ta có thể mạnh dạng mà nói rằng nhà văn Nguyễn Hiến Lê không còn xa lạ gì nữa với nhiều giới Việt Nam, từ em thiếu nhi say sưa với cuốn truyện phiêu lưu Bí mật dầu lửa đến anh sinh viên mãi mê đọc bản dịch Chiến tranh và Hoà bình, đến người trí thức cao niên thích thú, thưởng thức trong sự cân nhắc, so sánh hai bản dịch Sử ký Tư Mã Thiên của Nhượng Tống, Nhữ Thành với bản dịch được trích dịch và giới thiệu rất đầy đủ và công phu của hai ông Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê v.v…

    Như đã trình bày ở cuốn I, ngoài những bài đăng rải rác trên nhiều tạp chí, ông đã viết trong khoảng hai mươi lăm năm trên một trăm tác phẩm (in và chưa in) thuộc đủ loại mà dưới đây, trước khi điểm phần nhận xét giá trị những tác phẩm tiêu biểu, tôi xin tóm tắt rất sơ lược từng tác phẩm đã xuất bản để giúp độc giả khi cần dễ tra cứu:

    VĂN HỌC

    Luyện văn – 3 cuốn. Cuốn I (P. Văn Tươi 1953) – Cuốn II và III (Nguyễn Hiến Lê) chứng minh một ít sự thực về nghệ thuật viết văn cốt giúp thanh niên hiểu biết và viết văn bằng các phương tiện đối chiếu những đoạn văn hay và dở ở đâu, và chỉ cách tránh lỗi và viết cho hayVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Hương sắc trong vườn văn – hai cuốn (NHL – 1962): Phân tích cái đẹp và kỹ thuật tạo cái đẹp trong văn hầu giúp độc giả yêu văn trong những bước đầu tìm hiểu nghệ thuậtVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Đại cương văn học sử Trung Quốc – 3 cuốn (NHL – 1955): trình bày những nét chính về văn học của Trung Hoa (lịch sử, xã hội và văn trào mỗi thời đại với trích dẫn đại cương danh nhân tiêu biểu kèm văn, thơ, bản dịch gồm trên 150 danh tác (thơ, phú, biền văn, cổ văn)Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Văn học Trung Quốc hiện đại – 2 cuốn (NHL -1969): bổ túc bộ Đại cương văn học sử Trung Quốc từ 1898 tới 1960, giới thiệu khoảng năm mươi tác giả và trên hai trăm tác phẩmVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Cổ văn Trung Quốc (Tao Đàn 1966): tuyển dịch độ 100 bài cổ văn của các tác giả theo thứ tự thời đại: từ Xuân Thu đến Tần, Hán, Tấn và Lục Triều, Đường, Tống, Minh để độc giả hiểu được nếp cảm nghĩ của cổ nhân, thấm nhuần được văn hoá cổ. Mỗi bài đều có giới thiệu tiểu sử tác giả, xuất xứ bài cổ văn, chép lại nguyên văn chữ Hán rồi phiên âm, dịch và chú thích; nếu có lời phê bình của cổ nhân thì ghi chú thêm hoặc ít cảm tưởng của dịch giả. Bộ này nhằm bổ túc bộ Đại cương văn học sử Trung Quốc của ông.

    Chiến Quốc sách (chung với Giản Chi – Lá Bối – 1968) – hai cuốn: gồm phần giới thiệu thật kĩ càng thời đại, nguồn gốc, giá trị của Chiến Quốc sách về các phương diện lịch sử, xã hội, văn học… và phần trích dịch và chú thích khoảng nửa số bài trong Chiến Quốc sách, đặc biệt là những bài có giá trị nghệ thuật cốt giúp độc giả vừa hiểu sâu văn học Trung Quốc vừa rút kinh nghiệm của cổ nhân về tâm lí, hành động của bọn chính khách trong một thời loạnVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Tô Đông Pha (Cảo Thơm – 1970): trình bày cuộc đời của nhà văn hào đa tài Tô Đông Pha; thi văn, thư hoạ đều giỏi; rất phóng khoáng, dung hoà được tam giáo, thương dân, bình dân mà cuộc đời rất thăng trầm. Có phụ lục: chân dung và tranh vẽ của nhà văn hào họ Tô đời Tống Trung QuốcVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa (Ca Dao -1970): bản lược dịch nguyên tác của Lâm Ngữ Đường gồm hai phần chính: lý tưởng về nhân sinh (chủ nghĩa nhân văn, đạo Trung Dung, Đạo giáo, Phật giáo) và văn học Trung Hoa (văn, thơ, kịch, tiểu thuyết)Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Sử kí Tư Mã Thiên (chung với Giản Chi – Lá Bối – 1970): gồm hai phần giới thiệu và phiên dịch. Đặc biệt phần giới thiệu thật đầy đủ về thời đại và tiểu sử của Tư Mã Thiên, các bộ sử có trước Sử ký, nội dung bộ Sử ký, phương pháp, tư tưởng và bút pháp của tác giả cùng ảnh hưởng của tác phẩmVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    NGỮ PHÁP

    Để hiểu Văn Phạm (P. Văn Tươi – 1952): đưa ra những nhận xét mới, thoát hẳn ảnh hưởng Pháp, khác với sách văn phạm của Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ và Phạm Duy Khiêm đã lỗi thời chỉ dựa vào ngữ pháp của người Pháp để soạn ra và mượn danh từ của người Trung Hoa để đặt nên.

    Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam (chung với Trương Văn Chình – Đại học Huế - 1963): đưa ra một quan điểm rất mới về từ tính (nature des mots) và từ vụ (fonction des mots) sát với tinh thần tiếng Việt trong hệ thốngngôn ngữ cách thể (langue isolante). Sách đã miêu tả được những lối cấu tạo, xác định được những qui luật của ngôn ngữ nước nhà.

    TRIẾT HỌC

    Nho giáo một triết lí chính trị (NHL – 1958): trình bày những nét chính trong Nho giáo mà theo quan điểm của tác giả là một triết lí chính trị để giúp độc giả hiểu thêm về truyền thống của cả một dân tộc, một truyền thống chính trị xây dựng trên đạo đức và lương tri. Có phần chữ Hán và phiên âm những câu quan trọng trong Tứ Thư Ngũ Kinh được trích dịch.

    Đại cương triết học Trung Quốc – hai cuốn (chung với Giản Chi – Cảo Thơm – 1965-1966): cả bộ gồm sáu phần: Tổng quan (tóm tắt sự phát triển của triết học Trung Quốc từ thời Tiên Tần tới cuốc đời Thanh); vũ trụ luận; tri thức luận; nhân sinh luận; chính trị luận; tiểu sử các triết gia. Phụ lục có nguyên tác Hán văn trích dẫnVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Nhà giáo họ Khổng (Cảo Thơm – 1972): Đây là bức chân dung của vị “Vạn thế sư biểu” ghi lại công của Khổng Tử với nền giáo dục cổ Trung Hoa, cách mạng của ông về giáo dục, mục đích của ông dạy học, cách ông dạy, tình ông đối với môn đồ, ảnh hưởng của ông ra sao tới hậu thế. Tác giả tự hạn chế, không bàn triết thuyết Khổng TửVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Có phụ lục tất cả những bài rải rác trong Luận ngữ nói về việc học.

    Liệt Tử và Dương Tử (Lá Bối – 1972): bản dịch gồm ba phần chính: phần giới thiệu nhân vật, nguồn gốc tác phẩm, tư tưởng Liệt Tử và Dương Tử…; phần về Liệt Tử và phần về Dương TửVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Một lương tâm nổi loạn (Cảo Thơm – 1970): trình bày cuộc đời và sự nghiệp của một triết gia, Henry David Thoreau. Có trích dịch và dịch tác phẩm nổi tiếng Bất tuân chính quyền, một tác phẩm đã gây biết bao phong trào bất bạo động ở khắp nơi, đã ảnh hưởng đến Gandhi, Danilo, Dolci, mục sư Luther King và được coi là một trong vài chục tác phẩm làm thay đổi cục diện thế giới.

    Thế giới ngày nay và tương lai nhân loạiVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Ca Dao – 1971): bản dịch nguyên tác của B. Russell, nói đến những vấn đề cấp thiết như: chiến tranh, hoà bình, triết lí, hạnh phúc, tương lai nhân loại v.v…

    Mạnh Tử (Cảo Thơm – 1975) gồm chín chương về các hoạt động chính trị và văn hoá, về tư tưởng kinh tế, xã hội, về thuyết tính thiện, tồn tâm, dưỡng tính, và về tư cách, tài năng của Mạnh TửVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    LỊCH SỬ

    Lịch sử thế giới – bốn cuốnVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (chung với Thiên Giang – NHL – 1955): một bộ sử viết với tinh thần mới trình bày 4 thời đại: thời thượng cổ, thời Trung cổ, thời Cận đại, thời Hiện đại. Đọc bộ sách khảo cứu công phu này, qua mọi biến cố diễn tiến ra sao, ảnh hưởng như thế nào, người đọc sẽ theo dõi được bước tiến của loài người từ khi có sử cho tới khi Khoa học bắt đầu phát triển.

    Đông Kinh Nghĩa ThụcVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (NHL – 1956. Lá Bối tái bản 1968 rồi 1974, cả hai lần đều sửa chữa và thêm): kể lịch sử của Nghĩa Thục với rất nhiều tài liệu về phong trào duy tân đầu tiên do cụ Lương Văn Can làm chủ động năm 1907 cùng những vận động cách mạng trước và sau Đông Kinh Nghĩa Thục.

    Bài học IsraëlVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Phạm Quang Khai – 1968; Duy Tuệ tái bản 1974 – thêm 2 chương): trình bày tường tận về nguồn gốc dân Do Thái non 2.000 năm lang thang cho tới khi thành lập quốc gia Israël, qua các cuộc chiến tranh 1956 và 1967, và sự tổ chức cùng phát triển của quốc gia đó.

    Lịch sử văn minh Ấn ĐộVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Lá Bối – 1971): nguyên tác của Will Durant; bản dịch gồm chín chương, có phần giới thiệu tác giả và bộ Lịch sử văn minh (The Story of Civilisation), một bộ sử vĩ đại được khắp thế giới khen là hấp dẫn nhất và có tính khoáng đạt, nhân bản nhất của thời đại, trong đó tác giả ca tụng công lao kì dị của tổ tiên loài người và khuyên chúng ta yêu người đồng loại vì cùng chung một ông tổ.

    Bản dịch Văn minh Ấn Độ chỉ là một phần của bộ này. Phần cuối có thêm: Danh từ Ấn, Hồi và bản đồ Ấn ĐộVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Bán đảo Ả Rập (NHL – 1969): chép lịch sử hiện đại bán đảo Ả Rập bị Hồi giáo và dầu lửa chi phối đã khiến xảy ra không biết bao nhiêu vụ tranh chấp, xung đột, biến cố li kì không năm nào không có với đủ các nhân vật kì dị như thời Đông Chu bên Trung Hoa.

    Bài học lịch sử (Lá Bối – 1972)Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link: nguyên tác “The Lesson of History”, bản dịch gồm ba bài: lịch sử và trái đất, tôn giáo, kinh tế, chiến tranh v.v… Phụ lục: bài học về nhân sinh quan.

    Nguồn gốc văn minh (Phục Hưng – 1974): nguyên tác của Will Durant, phần mở đầu của bộ Lịch sử văn minh, gồm năm chương: những sự kiện tổng quát của văn minh, yếu tố kinh tế, chính trị, luân lý, tinh thần văn minhVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Một niềm tin (NHL – 1965): thế giới trong tương lai, Việt Nam trong hiện tại: đả phá được nhiều ý sai, chứa nhiều tư tưởng mới mẻ mà những người quan tâm tới tương lai nước nhà cần suy ngẫm.

    Văn minh Ả RậpVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Phục Hưng – 1975): nguyên tác của Will Durant, cũng trình bày lịch sử, chính trị, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, khoa học của các nước trong đế quốc Hồi giáo thời Trung cổ từ khi Mohamet ra đời.

    CHÍNH TRỊ - KINH TẾ

    Một niềm tin (NHL – 1965)Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link: thế giới trong tương lai, Việt Nam trong hiện tại: đả phá được nhiều ý sai, chứa nhiều tư tưởng mới mẻ mà những người quan tâm tới tương lai nước nhà cần suy ngẫm.

    Xung đột trong đời sống quốc tế (Đại học Huế - 1962): bản dịch cuốn XI trong bộ Encyclopédie Française (Pháp quốc Bách Khoa toàn thư) của nhà Larouse, trình bày một phương diện của đời sống quốc tế, giúp người đọc hiểu được hiện trạng thế giới ngày nay và cái hướng tiến của nó trong tương lai.

    Sách gồm bốn phần đều xét những vụ xung đột trên thế giới: xung đột giữa các đế quốc và các quốc gia, giữa các khối lớn với nhau, giữa các quốc gia với nhau; xung đột giữa các chủng tộc, xung đột giữa các quần chúng và các giai cấp cao; xung đột giữa các dân tộc, giữa các khu vực với nhau vì sự bất quân về nhân khẩu, kinh tế.

    Hiệu năng, châm ngôn của các nhà doanh nghiệp (P. Văn Tươi – 1954): gồm mười chương tóm tắc là: Ngày nay thì giờ thì ít, công việc thì nhiều, cho nên ta phải làm việc có hiệu năng nghĩa là: có nhiệt huyết, mạo hiễm, biết suy nghĩ tính toán, biết làm việc và cũng biết nghĩ ngơi, biết dùng người, biết quảng cáo, tiêu tiền mà cũng biết giúp ích cho nhân loại.

    Tay trắng làm nên (Thanh Tân – 1967): nguyên tác của Lord Beaverbrook, chép những kinh nghiệm của một nhà doanh nghiệp Anh, gồm 14 chương: phải có lương tri, ham hoạt động, gây vốn, bỏ các thành kiến, biết ứng biến, chịu đọc sách, đừng tin ở vận may…

    Tổ chức công việc theo khoa học (Tự xuất bản – 1949Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link; NHL tái bản 1958, sửa chữa): hướng dẫn cách tổ chức công việc sao cho đỡ tốn công, tốn của và tốn thì giờ mà thành công một cách chắc chắn.

    Tổ chức gia đình (P. Văn Tươi – 1953): giảng rõ tinh thần tổ chức gia đình một cách rất hệ thống, chú trọng đến những phương pháp tiết kiệm thì giờ, tiền bạc, sức lực, nhằm giúp các bà nội trợ tổ chức gia đình sao cho mọi việc xong xuôi mà có thì giời để nghỉ ngơi, tiêu khiển, học hỏi thêm…

    Tổ chức công việc làm ăn (NHL – 1967): gồm 10 chương: tóm tắc học thuyết Fayol và Taylor chỉ cách tổ chức một xí nghiệp, cách quản trị, công việc tài chánh, kĩ thuật, thương mại, nghiên cứu thị trường, đối xử với nhân viên…

    Lợi mỗi ngày một giờ (Thanh Tân – 1971): Bản lược dịch cuốn “How To Grain An Extra Hour Every Day” của Ray Josephs: mục đích giúp độc giả biết cách tổ chức đời sống hàng ngày. Nội dung hoàn toàn thực tế với dẫn chứng rất nhiều kinh nghiệm của mọi người từ các chính trị gia tên tuổi, các nhà kinh doanh nổi tiếng tới các chủ báo, các quân nhân, văn sĩ, nghệ sĩ, y sĩ, kĩ sư… trong mọi ngành hoạt động, từ việc sở (viết thư, tiếp khách, tổ chức một cuộc hội thảo) tới việc nhà (làm bếp, đi xa, dời nhà, dạy con…), tóm lại hầu hết là những điều chúng ta có thể áp dụng ngay đượcVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Những vấn đề của thời đại (Mặt Đất – 1974): Từ những nguy cơ trước mắt của nhân loại như nạn đói, nhiễm uế đến những biện pháp đối phó, cùng những dự đoán về khoa học, kĩ thuật, xã hội, chính trị trong tương lai… được trình bày bằng những tư liệu mới nhất của những nhà bác học có uy tín trên thế giới để giúp độc giả nhận định cho rõ thời đại mà định hướng đi “tự làm chủ mình” “tìm một lẽ sống”, “một lối sống cho dân tộc, cho chính mình”.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn Hoá – Thông Tin tái bản – 1993.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Đồng Tháp tái bản 1993.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh tái bản 1996.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn Học tái bản 1993.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh tái bản, 1991.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn Hoá – Thông Tin tái bản 1993.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn Học tái bản, 1997.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn Học tái bản, 1993.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB TP. Hồ Chí Minh tái bản – 1992.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB TP. Hồ Chí Minh tái bản – 1992.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn Hoá – Thông Tin tái bản 1996.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn Hoá – Thông Tin tái bản 1996.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn Hoá – Thông Tin tái bản 2001.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn Hoá – Thông Tin tái bản 1994.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn Hoá – Thông Tin tái bản 1995.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn Hoá – Thông Tin tái bản 1995.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn Hoá – Thông Tin tái bản 2001.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tái bản 1990.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB TP.HCM, 2006.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn hoá Thông tin, 2005.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn hoá Thông tin, 2006.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tại sao Một niềm tin được liệt kê đến hai lần: một lần trong loại Lịch sử và một lần trong loại Chính trị - Kinh tế? Theo danh mục Sách của Nguyễn Hiến Lê in trong cuốn Mười câu chuyện văn chương thì Một niềm tin chỉ được ghi trong loại Chính trị – Kinh tế mà thôi. [Goldfish]

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Hồi đó ông chưa lập nhà xuất bản.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Các loại sách về kinh tế gần đây các NXB đã tái bản đầy đủ (BT).

    (Còn tiếp)
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [HR][/HR]thay đổi nội dung bởi: goldfish, 18-01-2009 lúc 09:00 AM
    [/TD]
    [/TABLE]
    [/FONT]
     
  2. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 18-01-2009, 04:39 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]
    GƯƠNG DANH NHÂN

    Gương danh nhân (NHL – 1959): gồm bảy tiểu sử danh nhân có tài có đức trong mọi giới, giúp người đọc rút được nhiều bài học về nhân sinh quan: Heinrich Schliemann, Quản Trọng, Benjamin Franklin, Mahatma Gandhi, Léon Tolstoi, Vương Dương Minh, Abraham Lincohn.

    Gương hi sinh (NHL – 1962) gồm tiểu sử mười nhà bác học và phát minh danh tiếng Âu Mĩ có công lớn với khoa học nêu những tấm gương hi sinh siêu việt và chỉ tìm hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của nhân loại: Isaac Newton, Louis Pasteur, Thomas Alva Edison, John Boyd Dunlop, ông bà Curie, Guglielmo Marconi, Rudolf Diesel, John Logie Baird, Norbert Weiner, Ignaco Philippe Semmelweis.

    Gương kiên nhẫn (NHL – 1964): tiểu sử một số dị nhân nghị lực phi thường: Helen Keller, A. Fleming, hai anh em nhà Wright và Santos – Dumont, Nasser, Fabre, Champollion, F. Nightingale.

    Gương chiến đấu (NHL – 1966): gồm tiểu sử của những văn hào vào hàng bậc nhất thế giới hoặc suốt đời đau khổ để viết, hoặc nhờ cuộc đời ba đào quyết chí thắng nghịch cảnh để thành công, hoặc can đảm dùng ngọn bút sắc bén để bênh vực, để hi sinh cho lí tưởng và những nhà cách mạng sáng suốt, gan dạ, nghị lực gang thép, tài tổ chức giỏi, biết nắm cơ hội và chiến đấu bền bĩ để thắng như: Dostoievsky, Jack London, Voltaire, Mustapha Kémal, Ibn Séoul, BryonVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Ý chí sắt đá (Thanh Tân – 1971): nói về ý chí gang thép của năm nhân vật lịch sử mà cuộc đời và sự nghiệp đã ảnh hưởng lớn lao đến cả nhân loai: Huyền Trang, Marco Polo, Magellan, T.E Lawrence, và ông bà Lafayette.

    40 gương thành công (Thanh Tân – 1969): Nguyên tác của Dale Carnegie, gồm những tiểu sử ngắn của bốn mươi danh nhân trong mọi lãnh vực hoạt động, như Somerset Maugham, Upton Sinclair, Mark Twain… (văn sĩ); Churchill, Roosevelt… (chính trị gia); Albert Einstein, anh em Mayo… (khoa học gia); Đề đốc Byrd (nhà thám hiểm); Montgomery, Marshall… (tướng lãnh); Walt Disney (nghệ sĩ); một số nhạc sĩ…

    Những cuộc đời ngoại hạng (Bạn Trẻ - 1969): gồm tiểu sử của sáu vị đã suốt đời xây dựng một “Kim tự tháp” cho mình và cho nhân loại: cha con Dumas, Victor Hugo, George Sand, Jules Verne, André Maurois.

    15 gương phụ nữ (Trí Đăng – 1970): bản lược dịch tác phẩm “Femmes d’hier et demain d’ici et d’ailleurs” (phụ nữ hôm qua và ngày nay, ở đây và ở những nơi khác) của nữ sĩ kiêm kí giả Marianne Monestier gồm tiểu sử của bốn nữ sĩ danh nhân đã hi sinh cho nhân loại, năm nhà mạo hiểm và sáu nữ sĩ: Clotilde Lomboro, Maria Deraismes, Hélène Bresslau, Louise Hervieu, David Nell, Lafugie, Tamara Koulova, Colette Duval, Valentino Terechkova, Pearl Buck, Han Suyin, Selma Lagerlof, Sigrid Undset, Gabriela Mistral, Nelly SachsVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Einstein (Lửa Thiêng – 1971): gồm hai phần:

    I.Đời sống và sự nghiệp của Einstein; tính tình giản dị và hồn nhiên, tâm hồn cao thượng và nhân bản của ông;
    II.Trích văn Einstein.

    Phụ lục: một niên biểu sơ lược về đời Einstein.

    Bertrand Russel (Lửa Thiêng – 1972): trình bày về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Bertrand Russel, một triết gia người Anh, một chiến sĩ tự do và hoà bình, trong suốt cuộc sống đến ngoài 90 tuổi, đã đem hết tâm lực phụng sự nhân loạiVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    CẢO LUẬN – TUỲ BÚT

    Nghề viết văn (NHL – 1956): hướng dẫn tất cả những điều cần biết cho những ai đương ở trong nghề viết văn hoặc muốn vào nghề ấy. Sách gồm ba phần: nghề viết văn hiện nay ở nước ta, viết một tác phẩm và xuất bản tác phẩm đó.

    Vấn đề xây dựng văn hoá (Tao Đàn – 1967): Tác giả trình bày một tình trạng nguy ngập đổ nát của nền văn hoá miền Nam Việt Nam và để chạy chữa xây dựng, ông đề nghị một số công tác thiết thực mà bố cục đại khái gồm ba phần (theo lời giải bày trong Lời mở đầu):

    - Phần nguyên tắc: Ta phải là ta trước hết, biết giữ cá tính và dân tộc tính của ta; muốn vậy, phải tôn trọng tiếng Việt.

    - Phần chính gồm hai đề tài chính:

    Phát huy văn hoá truyền thống cách nào?

    Tiếp thu văn hoá phương Tây cách nào?

    - Phần kết: chúng ta làm được gì trong lúc này?

    Chinh phục hạnh phúc (Ca Dao – 1971): nguyên tác The Conquest of Happiness chỉ dẫn cách vui sống và yêu đời của một triết gia nhân bản B. Russel gồm hai phần: nguyên nhân của đau khổ và nguyên nhân của hạnh phúc.

    Sống đẹp (Tao Đàn – 1964): bản lược dịch cuốn The importance of living của Lâm Ngữ Đường tham khảo cả bản Pháp ngữ L’Importance de vivre của nhà xuất bản Corréa và bản tiếng Trung Hoa Sinh hoạt đích nghệ thuật do Việt-Duệ dịchVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, giúp chúng ta hiểu được tổng quát nhân sinh quan của người Trung Hoa – và của người Việt ta nữa. Sách gợi cho chúng ta những thắc mắc, giúp cho ta hiểu đời hơn để tìm một lối sống hợp với tâm tình con người và hợp với thiên nhiên trong sự “phục vụ sự sống, duy trì đời sống, cải thiện nó, làm cho nó phong phú lên, dễ chịu hơn, cao đẹp hơn”. Tóm lại là giúp con người tìm cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ vì sự sốngVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Thơ ngỏ gởi tuổi đôi mươi (NHL – 1968): bản dịch cuốn “Lettre ouverte à un jeune homme sur la conduite de la vie” của André Maurois để chỉ cho thanh niên vào tuổi đôi mươi phải sống thiết thực, từ vấn đề qui tắc phải theo, mục tiêu phải lựa, trở ngại phải thắng đến những vấn đề học hỏi, tiêu khiển, tiêu tiền, hôn nhân, tôn giáo, chính trị, chỉ huy, cả viết văn nữaVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Chấp nhận cuộc đời (Thanh Tân – 1971): nguyên tác bằng Đức ngữ của bà Luise Rinser. Bản lược dịch theo bản Pháp ngữ “Dire oui à la vie” gồm những suy tư về ngót bốn mươi vấn đề của cuộc sống trong xã hội nêu lên một nhân sinh quan không bi, không lạc “nhưng can đảm, nhân từ và thông minh”.

    Làm con nên nhớ (Lá Bối – 1970): gồm một đoản văn và một thư cho bạn. Đoản văn của nhà văn NHL là lời sám hối ray rứt vì nỗi nhớ công ơn cha mẹ, và thư của thi sĩ Đông Hồ bi cảm gợi niềm thương nhớ mênh mông đối với ông bác.

    Hoa đào năm trước (Lá Bối – 1970): kể lại kỉ niệm của thời còn đi học bất chợt thấy cành anh đào vào một buổi sáng xuân ở Sơn Tây đã để lại nơi tâm hồn tác giả cái dư hương bất tuyệt.

    Con đường hoà bình (Lá Bối – 1971): vạch cho dân tộc một con đường hoà bình hợp với tinh thần bao dung, bất đồng nhi hoà của tổ tiên.

    Cháu bà nội tội bà ngoại (Lá Bối – 1974): nội dung diễn tả cuộc đời lặng lẽ hi sinh cho con và cho cháu của bà ngoại ông. Lòng yêu thương và công lao của bà đối với anh em ông được ông thuật lại hết sức cảm động.

    Ý cao tình đẹp (NHL – 1972): một tập tuyển dịch ba mươi bốn truyện thực mà dịch giả đã lựa chọn, gom góp trong non hai chục năm về những tấm gương vô danh tuy hầu hết là những nhân vật tầm thường nhưng có những tình cảm, hành vi, tư tưởng cao đẹp rất thâm trầm, rất nhân bản cảm kích độc giả chúng ta rất mạnh. Truyện nào cũng li kì, cảm động và rất nhiều ý nghĩaVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Thơ gởi người đàn bà không quen biết (NHL – 1970): nguyên tác “Lettre à l’Inconnue” của André Maurois, bản dịch gồm năm mươi sáu câu chuyện với phụ nữ để giải đáp tất cả những thắc mắc của họ về những vui, buồn, ưu tư, về ái tình, hôn nhân, hạnh phúc, nghề nghiệp; về tâm lí đàn ông, đàn bà; về y phục, nhan sắc, cách lấy lòng người, cách cư xử trong gia đình; về quyền lợi và bổn phận của đàn bà như dạy con, chiều chồngVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link v.v…

    Mười câu chuyện văn chương (Trí Đăng – 1975)Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link gồm các bài: Bốn lối kết trong tiểu thuyết, Nửa thế kỉ chánh tả Việt ngữ, Trên mười năm cầm bút và xuất bản, Thân phận con người trong truyện Kiều, Cách dùng tiếng Đâu trong truyện Kiều, Hồn Đại Việt giọng Hàn Thuyên, Đất Hà Tiên với họ Mạc và họ Lâm, Văn chương hạ giới, Kỉ nguyên tiêu thụ và nghề viết vănVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Cuốn này xuất bản năm 1957 nhan đề là “Họ lập nên sự nghiệp cách nào”, sau thêm 15 tiểu sử danh nhân nữa, đổi nhan đề là “40 gương thành công”. [Chú thích này ghi ở cuốn “40 gương thành công” mới đúng. (Goldfish)]

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Các nhan đề trên gần đây NXB Văn hoá Thông tin đã tái bản đầy đủ (BT).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Hầu hết các cuốn trên đến năm 1993 này đều được tái bản. (BT).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thực ra thì cụ Nguyễn Hiến Lê chỉ dùng bản tiếng Pháp và bản tiếng Hoa vì cụ không tìm được bản tiếng Anh. (Goldfish).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn Hoá, 1993.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Trẻ, 1992.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Trẻ TP.Hồ Chí Minh tái bản 1989.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn hoá Thông tin tái bản 1998

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn học tái bản 2003.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ngoài chín bài được nêu còn có bài Hôn nhân và nghề cầm viết. (Goldfish).


    (Còn tiếp)
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Các thành viên gửi lời cảm ơn đến bài viết hữu ích này:[/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [/TD]
    [/TABLE]



    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 20-01-2009, 05:30 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]
    GIÁO DỤC – GIÁO KHOA

    Thế hệ ngày mai (P.V Tươi - 1953): môt phương pháp giáo dục mới (năm 1969 đã in đến lần thứ ba) gồm ba phần: giáo dục xưa và nay, nền giáo dục tương lai và hiện thời chúng ta làm được những gì? Phụ lục: Hiến chương tuổi thơ, Tuyên ngôn nhi quyền và ba mươi đặc điểm của Tân học đường.

    Thời mới dạy con theo lối mới (NHL – 1958): vạch những qui tắc của phương pháp thiện phát (développementalisme) và áp dụng phương pháp giáo dục mới đó trong việc sửa chữa những tật thông thường của trẻ: “nhà giáo phải tìm hiểu cách phát triển của mỗi trẻ để thuận theo đó mà hướng dẫn trẻ, cho trẻ được vui vẻ nảy nở về mọi phương diện mà vẫn giữ được bản sắc”, nghĩa là thuận theo những luật thiên nhiên về sinh lí và tâm lí để giúp trẻ phát triểnVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Tìm hiểu con chúng ta (NHL – 1966): bổ túc cuốn trên, giúp các bậc cha mẹ cùng thầy dạy thấy rõ những luật chung chi phối toàn thể trẻ em và những luật riêng chi phối từng trẻVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Sách gồm ba phần: bàn về những luật chung, bàn về những luật riêng, và ghi chép những phương pháp mới mẽ để dò xét tinh thần cùng tâm lí trẻ em.

    Săn sóc sự học con em (Văn Chánh – 1954): hướng dẫn các bậc làm cha mẹ một cách thiết thực trong sự săn sóc sự học của trẻ, giúp họ hiểu nghệ thuật đó và làm tròn nhiệm vụ này.
    Tự học để thành công (NHL – 1954): hướng dẫn phương pháp tự học dựa vào sự học hỏi và kinh nghiệm riêng của tác giả, cốt giúp những ai muốn tự học, nhất là những bạn thanh niên mới ở trường ra đỡ phải bở ngỡ trong bước đầu trên con đường tự học. Sách gồm nhiều chương, từ sự vạch những lợi ích của vấn đề tự học, đến những cách tự học, cách đọc sách, chọn sách đến giờ giấc, nơi chốn làm việc v.v…

    33 câu chuyện với các bà mẹ (NHL – 1971): bản lược dịch cuốn Dr. Spock talks with mothers (Bác sĩ Benjamin Spock nói chuyện với các bà mẹ): một cuốn kim chỉ nam rất đầy đủ cho các bà mẹ về cách săn sóc thể chất lẫn tinh thần cho trẻ em từ sức khoẻ tới tâm lí, các tật xấu, các nỗi sợ hải, ưu tư, sự phát triển của lương tâm, nhu cầu được che chở… của chúngVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Thế giới bí mật của trẻ em (Thanh Tân – 1972): nguyên tác “Le développement psychologique de l’enfant” của bà Thérèse Gouin – Décaire: bản dịch gồm những chương giới thiệu về sự phát triển tinh thần và tâm lý của trẻ, dẫn dắt người đọc vào cái thế giới bí mật và lí thú của trẻ từ khi nó còn là cái thai cho tới khi nó tới tuổi dậy thìVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Lời khuyên thanh niên (Thanh Tân – 1967): bản lược dịch bản tiếng Pháp “Fais ton chemin” của bác sĩ Paul Noel dẫn dắt độc giả thanh niên trong vấn đề: tìm hiểu cơ thể, tìm hiểu đời sống tình cảm – cách xử thế với mọi người; luyện trí óc – Cách học hành, tiêu khiển; nâng cao tâm hồn và lựa chọn một nghề thích hợpVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Kim chỉ nam của học sinh (Tự xuất bản – 1951): giúp học sinh tổ chức việc học đở phí sức, tốn thì giờ, mau có kết quả. Nội dung sách: chỉ những điều kiện cốt yếu để học, vạch một phương pháp chung để học ở trường và ở nhà, nhắc vài phương pháp riêng để học bài, làm bài và luyện sao cho mau giỏi về vài môn quan trọngVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Bí quyết thi đậu (NHL – 1956): hướng dẫn học sinh từng bước trong việc lập chương trình học, học thi, làm bài thi, vào vấn đáp để thi đậu các bằng Trung học.

    Muốn giỏi toán Hình học phẳng của J. Chauvel (NHL – 1956): một cuốn sách tóm tắt hết những định lý và phương pháp chứng minh về hình học phẳng giúp cho học sinh các lớp Đệ Ngũ, Tứ Tam (tức các lớp 8, 9, 10 bây giờ) hiểu rõ và nhớ kỹ bài học nhà trường, rồi biết cách áp dụng trong khi phân tích các bài toán, một cuốn sách bổ túc cho những sách toán khác, dễ hiểu, dùng đến kết quả chắc chắn trong vòng 6 tháng.

    Muốn giỏi toán Hình học Không gian – 2 cuốn của J. Chauvel (NHL – 1959). Soạn theo một tinh thần với cuốn trên và giúp mọi học sinh một cách dễ dàng và mau kết quả môn học này mà nhiều học sinh rất sợ vì khó.

    Muốn giỏi toán Đại số (NHL – 1958): soạn cho các lớp Đệ Ngũ, Tứ tức các lớp 8, 9 bây giờ, nhắc lại những điểm quan trọng cần nhớ trong chương trình và áp dụng vào 500 bài tập phân loại và có chỉ dẫn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB An Giang, Đồng Tháp tái bản 1990, 1993.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Đồng Tháp 1993.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn Hoá – TT tái bản 2001.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn Hoá – TT tái bản 2001.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn Hoá – TT tái bản 2001.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn Hoá – TT tái bản 2001.
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Các thành viên gửi lời cảm ơn đến bài viết hữu ích này:[/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [/TD]
    [/TABLE]




    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 21-01-2009, 08:27 AM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]
    TỰ LUYỆN ĐỨC TRÍ

    (Tức loại học làm người)

    Tương lai ở trong tay ta (NHL – 1962): cuốn sách viết cho các bạn thanh niên nam và nữ về cách chọn lối sống, giữ sức khoẻ, cách làm việc, nghỉ ngơi, luyện trí và lựa chọn bạn trămnăm, giữ gìn hạnh phúc v.v…

    Luyện lí trí (NHL – 1965): gồm 10 chương từ “Bốn phép lý luận” đến “Những lỗi lí luận” “Luyện óc phán đoán”, “Học chữ ngờ”, “tập đề phòng” v.v… tóm lại sách nhắm hướng dẫn thuật suy luận trong đời sống hàng ngày.

    Rèn nghị lực (NHL – 156): bàn về một vấn đề căn bản trong việc tu thân: rèn nghị lực: rèn cho nó thêm cứng rắn rồi dùng nó mà thay đổi một phần nào cá tính cùng khả năng của mình và tự tạo ra những hoàn cảnh thuận lợi để thành công.

    Sống 365 ngày một năm (Thanh Tân – 1968): theo tài liệu trong cuốn “How to live 365 days a year” của John A. Scheindler trình bày những bệnh do xúc động gây nên và những phương pháp trị bệnh.

    Nghệ thuật nói trước công chúng (P. Văn Tươi – 1953): giúp những người nhiệt tâm muốn tập cho thanh niên Việt Nam biết nói, bởi trong đời sống của ta, từ việc lớn đến việc nhỏ, lời nói giữ một địa vị rất quan trọng mà các trường Trung và Đại học lại không dạy môn nói.

    Huấn luyện tình cảm (P. Văn Tươi – 1951)Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link: lược dịch cuốn l’Education des Sentiments” của Pierre Félix Thomas, một cuốn sách chỉ cách huấn luyện tình cảm của mọi người, lớn cũng như nhỏ, chú trọng hơn cả đến sự giáo dục của trẻ em, giúp các bậc thầy học và cha mẹ trong sự đào tạo một thế hệ mới, một thế hệ vừa có trí thức vừa có đạo đứcVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Luyện tinh thần (NHL – 1957): lược dịch cuốn “Don’t grow old-grow up” của Dorothy Carnegie tức bà Dale Carnegie, chỉ cách luyện tinh thần già giặn và sáng suốt để vượt mọi thất bại, đau khổ ở đời đặng đi đến thành công và sống vui vẻ. Sách dẫn dắt bạn đọc trong vài khu vực quan trọng của đời sống như khu vực xử thế và xử gia và bàn về ít nhiều thái độ đối với đời.

    Đắc nhân tâm (P. Văn Tươi – 1951 – Năm 1968 viết thêm một chương, NHL xuất bản): lược dịch quyển “How to win frends and influence people” của Dale Carnegie giúp độc giả thành công trên đường đời bằng phương pháp làm sao cho được lòng người. Tác phẩm chỉ cách làm sao được lòng hết thảy những người mình gặp mỗi ngày trong đời, từ những người thân trong nhà đến những người giúp việc, mối hàng thân chủ, cả những người chỉ gặp gỡ trong một câu chuyện nữaVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Quẳng gánh lo đi và vui sống (P. Văn Tươi – 1955): dịch cuốn “How to stop worring and start living” của Dale Carnegie, chỉ cho ta cách diệt ưu tư, phiến muộn, ganh ghét, hờn oán, dày vò… là những kẻ thù vô hình ngự trị ngay trong thâm tâm ta, làm cho ta sinh ra cáu kỉnh, chán chường, đau tim, đau bao tử, mất ngủ, mất ăn, mất bệnh thần kinh, loạnóc nếu ta không biết thắng nóVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Giúp chồng thành công (NHL – 1956): dịch cuốn của bà Dale Carnegie để giúp các cặp vợ chồng trẻ cũng như già bí quyết giữ gìn hạnh phúc trong hôn nhân.

    Bảy bước đến thành công (P. Văn Tươi – 1952): viết phỏng theo cuốn Give yourself a chane (The seven steps to success) một kim chỉ nam tốt giúp cho bạn trẻ biết cách rèn luyện lòng tự tin, rèn nghị lực, rèn nhân cách, luyện tập và giữ gìn sức khoẻ v.v… để tự đi tới thành công trên đường đời.

    Cách sử thế của người nay (Tao Đàn – 1965): bản lược dịch cuốn Winning Your Way People của K.C. Ingram mà mục đích là giúp độc giả quên cái “bản ngã” mù quáng của mình đi để thoả hiệp với người khác mà dễ thành công và tìm được hạnh phúc, sung sướng hơn. Tác phẩm trình bày nhiều phương pháp đặc biệt để giao thiệp với người, gồm nhiều vấn đề: từ “tâm lí con người đến cách diệt những thói xấu, tập tính tốt, cách nghỉ ngơi, giữ sự quân bình cho tinh thần và thể chất”, cả cách bán hàng, xin việc dạy con…

    Xây dựng hạnh phúc (Tao Đàn – 1966): nguyên tác của Lausa Archera Hexley, vợ của văn hào Anh Aldous Huxley. Bà áp dụng những chân lí của triết học phương Đông và những phát minh của khoa tâm lí phương Tây, đưa ra những phương pháp rất mới mẻ, lạ lùng để biến ác thành thiện, hoạ thành phúc, đổi năng lực phá hoại thành năng lực xây dựng.

    Sống đời sống mới (NHL – 1965): lược dịch cuốn Live a new life của David Guy Powers, gồm 16 chương: Làm sao tạo được sinh lực? Làm sao sống một đời sống phong phú hơn? Làm sao cho người khác tận tâm với mình? Đừng nói suông. Làm đi! Bí quyết chỉ huy. Hai đức vạn năng, trên có trung thành với dưới thì dưới mới trung thành với trên…

    Thẳng tiến trên đường đời (NHL – 1967): Lược dịch cuốn “The Power of Positive Living” của Douglas Lurton, một cuốn sách chỉ cho ta cách luyện tinh thần tự tiến, biết lựa mục đích, biết quyết định đúng lúc, biết tự tin, nhã nhăn với mọi người và biết chuyển hoạ thành phúc, chuyển bại thành thắng. Người đọc sẽ tuỳ trường hợp (thất bại, sở đoản của mỗi người) mà tìm ra con đường phải theo cùng những phương pháp để sửa chữa.

    Trút nỗi sợ đi (Thanh Tân – 1969): Bản dịch cuốn “Freedom From Fear” của Lester Coleman (nguyên tác bằng tiếng Anh): phân tách một cách khoa học cái “tật sợ” của con người, giúp độc giả hiểu rõ bản chất của sự sợ hãi nó là một thứ bệnh về tinh thần, là sản phẩm của thời đại và đã chiếm ưu thế trong đời sống cảm xúc của chúng ta. Cuốn sách đem lại cho độc giả thêm một ý nghĩ, một niềm hi vọng, giúp độc giả trút bỏ được nỗi lo lắng, bất an tàn phá xã hội và đem lại cảnh yên ổn cho con người trong đời sống quay cuồng hiện nay, nhờ đó mới tìm được hạnh phúc, mới làm việc đắc lực hơn. Cuốn này “tràn trề một tinh thần lạc quan sáng suốt, bổ túc cuốn Quảng gáng lo đi của Dale Carnegie. Một cuốn trị tật lo, một cuốn trị tật sợ”. Cho nên có cuốn nọ thì không thể không có cuốn kia.

    Con đường lập thân (Tao Đàn – 1969): Nguyên tác của W.J. Ennerver, người thành lập viện Pelman rất nỗi danh ở Londres gồm nhiều bài giảng của một lớp hàm thụ (có cả bài tập nữa) về các vấn đề: luyện kí tính, thị dục, trí tuệ, tập tính làm việc cẩn thận, tập tự chủ, luyện cá tính và lời ăn tiếng nói… để tự tạo một tương lai cho mình.

    Sống theo sở thích (Thanh Tân – 1971): Dịch bản tiếng Pháp của bác sĩ Peter J. Steinekrohn: chỉ cho độc giả một lối sống sáng suốt để được khoẻ mạnh.

    Trong mười chương sách, người đọc sẽ hiểu được về nhiều vấn đề: hút thuốc, uống rượu, ăn uống, đi y sĩ, thể thao, về hưu, lo lắng… lợi ở đâu, hại ở đâu, khi nào lợi, khi nào hại, lợi cho ai, hại cho ai, tại sao, để tìm một lối sống theo thiên nhiên và thích hợp với bản tính của mình, nhờ đó mà hưởng đời được nhiều hơn, sống lâu hơn. Điều chỉ dẫn trong sách thật lí thú, nghịch hẳn với ý kiến của đại đa số bác sĩ thường khuyên chúng ta nhưng đầy lương thức và hoàn toàn không lập dị.

    Về một phương diện nào đó, cuốn này có thể bổ túc cuốn Sống đẹp của Lâm Ngữ Đường.

    Giữ tình yêu của chồng (Cảo Thơm – 1971): Nguyên tác của Edward FaufmannVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, một luật sư làm cố vấn cho rất nhiều thân chủ trong việc xin li dị; nhờ vậy ông rút được nhiều kinh nghiệm để đi tới kết luận này: hôn nhân như một sinh thể, có thể bị bệnh, hễ sớm biết trị thì lành mạnh được. Quan niệm của ông mới mẻ và độc đáoVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Tổ chức gia đình (P. Văn Tươi – 1953): Giảng rõ tinh thần tổ chức gia đình một cách có hệ thống, chú trọng đến những phương pháp tiết kiệm thì giờ, tiền bạc, sức lực, nhằm giúp các bà nội trợ tổ chức gia đình sao cho mọi việc xong xuôi mà có thì giờ để nghỉ ngơi, tiêu khiển, học hỏi thêm…

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Cuốn này ông dịch trước hết, từ 1941; 10 năm sau mới in.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Các cuốn này đến nay đã in lại và có cuốn in đến 8, 9 lần. (BT).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn Hoá TT 1996.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn Hoá TT 1996.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tên đúng là Edward Kaufmann. (Goldfish).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Long An tái bản 1990.
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [/TABLE]
     
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 22-01-2009, 09:01 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]
    DU KÝ

    Bảy ngày trong đồng Tháp Mười (NHL – 1954; Trí Đăng tái bản 1971 – có sửa chữa)Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link: chép lại những điều mắt thấy tai nghe về cảnh Đồng Tháp – một miền của xứ Đàng Trong mà đối với đa số người Việt mình còn là khu vực bí mật, chứa nhiều cái lạ. Người đọc sẽ được tác giả dẫn dắt, chỉ vẽ rất cặn kẽ từ địa lí, cảnh trí, kinh tế, phong tục đến lịch sử v.v… của vùng Đồng Tháp Mười để chúng ta hiểu rõ hơn một miền đất trên nước Việt.

    Đế Thiên Đế Thích (THời Mới – 1968): Cuốn du kí đất Chùa Tháp (Campuchia) ông viết sau chuyến đi kinh lí cảnh Angkor Wat từ năm 1943 giúp độc giả hiểu về Đế Thiên Đế Thích, một cảnh đại quan vào bậc nhất thế giới ở gần nước ta mà nhiều ngườii không được biếtVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    TIỂU THUYẾT DỊCH

    Kiếp người (Thanh niên Cộng hoà – 1962, Lửa Thiêng tái bản 1974, có sửa chữa): bản dịch tiểu thuyết Of Human Bondage của Somerset Maugham mô tả nỗi khổ ê chề của kiếp người, những ti tiểu, phản bội của loài người xen lẫn với những cái vui tao nhã khiến cho độc giả đọc xong tác phẩm, tự nhiên thấy phấn khởi, yêu đời, hi vọng ở tương lai. Tác phẩm giúp độc giả biết rõ tâm lí của nhiều hạng người mà suy nghĩ về thân phận con người, ý nghĩa của cuộc cuộc đờiVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    MưaVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link bản tuyển dịch và giới thiệu cả thảy mười truyện của sáu danh sĩ Pháp, Anh, Mỹ, Trung Hoa (Guy de Maupassant, Somerset Maugham, John Steinbeck, Charles Dickens, Jack London, Lâm Ngữ Đường). Mỗi truyện một vẻ mà hấp dẫn trình bày những mâu thuẫn, yếu đuối, những đau khổ, chiến đấu của con người với thiên nhiên, với số mạng, với kẻ khác và với cả bản thân mình nữa.

    Chiến tranh và Hoà bình – 4 cuốn (Lá Bối – 1968): dịch bộ tiểu thuyết vĩ đại của văn hào Nga Léon Tolstoi. Nội dung gồm phần giới thiệu thật công phu về tiểu sử Tolstoi cùng tác phẩm Chiến tranh và Hoà bình từ thời gian, nơi viết, kĩ thuật sáng tác mà tác giả đã sử dụng trong khi thực hiện cuốn tiểu thuyết lịch sử trường giang này. Phần dịch truyện miêu tả thời kì quan trọng có nhiều biến cố lớn lao trong lịch sử nước Nga từ 1806 đến 1812 và “một đám người vĩ đại như một khối đặc, di chuyển trong truyện đó qua cảnh chiến tranh và hoà bình, qua không gian và thời gian để đi tới cái chết…Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Khóc lên đi, ôi quê hương yêu dấu (Ca Dao – 1968): Nguyên tác “Cryo Belove Country”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của Alan Paton, một cuốn tiểu thuyết rất hấp dẫn về câu chuyện hết sức bi đát của một gia đình mục sư da đen tại Nam Phi đã tan nát vì chính sách dã man tàn khốc của bọn thực dân da trắng, em gái thành gái điếm, đứa con trai duy nhất thành kẻ sát nhân, bị xử giảo.

    Tác giả ghi lại những kinh nghiệm sống của tác giả, giọng thật chân thành, thật cảm động mà Gabiel Marcel phải khen “là tiểu thuyết đạt được cái mức trác tuyệt, đáng là kiểu mẫu, vì không tô chuốt, che giấu chút gì để làm vừa lòng ai cả”.

    Quê hương tan rã (Ca Dao – 1970): Nguyên tác “Things Fall Apart” của Chinua Achibe, một cuốn tiểu thuyết phong phú và rất chính xác của một người Phi châu viết về Phi châu da đen từ sau thế chiến tới nay. Đọc tác phẩm, chúng ta sẽ thấy “cái bi kịch của một dân tộc chất phác bị thực dân quỉ quyệt lừa gạt, chà đạp, bốc lột, làm cho nói giống chia rẽ, quê hương tan nát”.

    Cuốn tiểu thuyết tài tình này được coi như một tác phẩm nổi tiếng nhất trong văn học Phi châu hiện đại.

    Chiếc cầu trên sông Drina (Trí Đăng – 1972): Nguyên tác của nhà văn Nam Tư Ivo Andritch dịch theo bản Pháp văn “Il est un sur la Drina” của Georges Luciani là một bộ cổ sử dài kể chuyện về lịch sử của một chiếc cầu được xây cất từ thế kỷ 16, nơi đó nối tiếp nhau xảy ra nào là chiến tranh xâm lăng, nào phong trào quốc gia, xã hội, kinh tế… của một dân tộc anh dũng chịu ách thống trị của Thổ rồi Áo được ghép vào những biến cố gia đình của ba, bốn giống người mâu thuẫn nhau về quyền lợi, tín ngưỡng lối sống: Thổ, Nam Tư, Áo, Do Thái…

    Tác phẩm được giải thưởng Nobel năm 1961Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Bí mật dầu lửaVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (Minh Đăng - Tái bản năm 1975)Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link: dịch cuốn “Le secret de l’or noir”, tiểu thuyết mạo hiểm của Robert Gaillart tả đời mạo hiểm, gian lao của đại tá Drake khi ông đi tìm và đào được mỏ dầu lửa đầu tiên ở một miền mênh mông hoang vu giữa nơi rừng núi của dân Da đỏ ở Bắc Mỹ.

    Sách nêu cao một gương kiên nhẫn và hi sinh rất hợp với tuổi trẻ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn hoá – Thông tin tái bản 1993.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn hoá – Thông tin tái bản 1993.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Sở Văn hoá Thông tin Nghĩa Bình tái bản năm 1989, NXB Văn học, 1993.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Cuốn này tức là Những truyện thương tâm (Thanh niên Cộng hoà – 1963), sau rút ra một truyện Giản Chi dịch – vì truyện này đã cho vô một cuốn khác của Giản Chi – và thay vào một truyện khác. (Tiến bộ - 1969)

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn học tái bản, 1993.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Có tài liệu ghi là “Cry, the Beloved Country”. (Goldfish).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn học tái bản, 1993.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link NXB Văn Hoá TT tái bản, 2006.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tuổi Hoa xuất bản lần đầu năm 1968. (Goldfish).
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Các thành viên gửi lời cảm ơn đến bài viết hữu ích này:[/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [/TD]
    [/TABLE]


    [/FONT]

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 25-01-2009, 10:25 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]
    CHƯƠNG II

    PHÂN LOẠI

    ĐIỂM NHẤT TRÍ TRONG TOÀN BỘ TÁC PHẨM
    Qua thành tích sản xuất đa diện kể trên, chúng ta phải nhận rằng ông hiểu Hán ngữ, Anh ngữ, giỏi Pháp ngữ, và dĩ nhiên có căn bản vững chắc Việt ngữ.

    Kiến thức sâu rộng, trình độ văn hoá cao, cùng kỹ thuật hành văn vững vàng, già giặn ở ông phần lớn đều do ông tự học cả và bởi nhiều sự ngẫu nhiên đã ảnh hưởng quyết định đến đời sống tinh thần của ông. Nếu không được đổi vào Nam và không được bổ làm ở sở Thuỷ lợi và thừa rất nhiều thì giờ rãnh, rồi nếu không có cuộc cách mạng năm 1945, ông nhất quyết bỏ nghề Công chánh, thì viết văn chưa hẳn đã cám dỗ ông đến cái độ say mê để rồi ông quyết định vĩnh viễn chọn cái nghề viết văn và mở nhà xuất bản.

    Bởi lẽ đó, điều rất đáng được độc giả chúng ta chú ý là: tuy ông là người sinh trưởng ở miền Bắc mà đời văn nghiệp của ông lại bắt đầu trong Nam, hình thành trong Nam.

    Như đã trình bày,ông viết đủ loại khảo luận, phê bình văn học, tuỳ bút, du kí, hồi kí… nhưng loại nào cũng thể hiện một sự độc đáo chẳng những phản ánh tính tình ông mà còn chứng tỏ một cách hùng hồn rằng: tuy đa dạng, tưởng như phồn tạp mà thực ra vẫn có sự nhất trí – cái nhất trí trong đa dạng.

    Đọc tác phẩm của ông, nhiều người tưởng nó thiếu sự duy nhất, cho nên khi muốn sắp xếp khuynh hướng thì có người bảo nên để vào khuynh hướng dịch thuật, lại có kẻ bàn nên đặt vào khuynh hướng biên khảo. Tuy nhiên thận trọng bình tĩnh mà xét qua toàn bộ văn nghiệp của ông, chúng ta nhận thấy tâm hồn ông là tâm hồn nhà nho, nhưng ông đọc, ông thưởng thức các văn trào mới, ông tìm hiểu những phát minh khoa học và thừa nhận cái hay của khoa học và khuyên người ta theo. Do đó, điểm nhất trí kia, ngoài cái tinh thần duy nhất mà người đọc nào cũng có thể dễ nhận ra ở bất kỳ tác phẩm nào của ông là dân tộc, là nhân bản và bình dị. Những tác phẩm của ông từ biên khảoVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, dịch thuật đến sáng tác đều hàm ý giáo dục, nói nôm na ra: đều là sách dạy.

    Vì thế, về mặt đa dạng, là đứng trên tiêu chuẩn diễn đạt tư tưởng và giá trị hiệu lực của công trình đặc biệt của nhà văn họ Nguyễn là Phương Khê, chúng ta có thể phân biệt toàn bộ văn nghiệp của ông như sau:

    1) Giáo dục thanh niên (trong loại “Học làm người” và “Học và hiểu”)

    -giúp họ có những kiến thức mới.
    -giúp họ hiểu văn hoá cổ của mình.
    -Luyện cho họ một tâm hồn đẹp (gương danh nhân)

    2) Phổ biến những nghệ thuật bất hủ giúp người đọc chọn lựa những “người bạn” đứng đắn, thích hợp và hiểu thấu đáo những tác phẩm trứ danh đó cũng như tác giả của nó như:

    -văn thơ Trung Quốc (Cổ văn Trung Quốc, Sử ký, Chiến Quốc sách).
    -Chiến tranh và Hoà bình.
    -Kiếp người.

    3) Trao dồi Việt ngữ: giúp cho người đọc phương tiện để đọc, tự trao luyện lấy để hiểu được nét tinh tế của tiếng nước nhà mà dùng cho đúng và thêm yêu mến, thêm tin tưởng.

    4) Phê bình văn học: giúp người đọc biết giá trị, biết thưởng thức, biết khoái trá văn hoá một quốc gia, giúp cho đỡ băn khoăn, đỡ tốn thì giờ trong khi chọn lựa sách hữu ích để không ân hận phải lỡ đọc những tác phẩm bâng quơ thấp kém.

    5) Văn “bất bình tắc minh” (militant) thấy việc “chẳng đặng đừng phải nói ra” như loạt bài ông hô hào dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ, những bài trong “Vài vấn đề văn hoá”, những bài chống kiểm duyệt hoặc về Dư luận và chính quyền đăng trên Bách khoa và trong các cuốn Bài học Israël, Bán đảo Ả Rập.

    6) Du kí (Bảy ngày trong Đồng Tháp, Đế Thiên Đế Thích).

    *​

    Nhưng đứng trên tiêu điểm “nhất trí” thì có thể phân gọn lại làm hai loại:

    1) - Loại giáo dục và giao tế nhân sự trình bày kiến thức mới nhằm giáo dục gia đình và hướng dẫn thanh niên từ hồi còn nhỏ đi học (sách giáo khoa) tới khi lớn lên đi vào cuộc đời. Nổi bật về loại này là loại “Học làm người” đã chứng tỏ rằng ông có xu hướng giáo dục.

    2) - Loại trình bày về văn hoá cũ và phát huy Việt ngữ: nhằm giúp cho những ai hiếu học và ham hiểu tự trao dồi lấy trí thức, theo dõi được bước tiến triển của ngành học thuật tư tưởng.

    Trong tư cách của một người thuộc thế hệ dùng trí hiểu biết, suy luận, xét đoán và kinh nghiệm của mình làm nhịp cầu nối liền giữa các thế hệ cũ, mới, ông dẫn dắt người thuộc thế hệ sau gặp gỡ thân cận với người xưa, lý hội những vốn liếng cũ mà vì còn non nớt chưa nhận ra hay chưa lãnh hội nổi.

    Với ý thức xây dựng như trên, chúng ta có thể sắp vào loại này loạt “Văn militant” bởi cùng một chủ đích hô hào sửa đổi, nghĩa là không ngoài mục đích cải tiến, xây dựng tức hàm ý giáo dục vậy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thí dụ như Bảy ngày trong Đồng Tháp: ông đã tỏ bày mục đích của mình: “Viết cuốn này, tôi có ý tặng các bạn Bắc và Trung để các bạn ấy biết thêm một miền trên đất nước Việt (…) Tôi mong rằng đọc cuốn này đồng bào Trung Bắc hiểu đồng bào Nam hơn và hết thảy chúng ta đoàn kết tương thân tương ái nhau hơn”.
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Các thành viên gửi lời cảm ơn đến bài viết hữu ích này:[/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [/TD]
    [/TABLE]



    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 27-01-2009, 01:10 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]
    LOẠI MỞ MANG KIẾN THỨC MỚI

    GIÁO DỤC GIA ĐÌNH VÀ THANH NIÊN

    Những tác phẩm của ông đều được viết ra, hay chọn dịch, hợp với sở thích và đúng với chủ tâm giáo dục của ông. Mà mục đích của giáo dục trước cái đà tiến của nhân dân và cho được sát với thực tế nước nhà thì, theo quan điểm của ông, không phải chỉ nhắm vào mỗi giới cao đẳng trí thức như chủ trương của Pham Quỳnh trước kia là giáo hoá quần chúng cho có trình độ văn hoá mỗi ngày một cao.

    Xét trên khía cạnh này, những tác phẩm ông đã xuất bản toàn loại sách đứng đắn, hạng bình dân và hạng trung bình có sức lực ngang với trình độ tú tài muốn trao dồi thêm kiến thức hay muốn bổ túc sự học ở trường ra đều thích hợp được cả.

    Nhất là trong giai đoạn mà ảnh hưởng Mỹ hoá càng ngày càng đè nặng theo nhịp du nhập tuần tự của nửa triệu quân đội Mỹ làm lung lay những cái tốt đẹp của ngàn xưa, sự phân hoá, sự sa đoạ dần dà làm đổ vỡ cái thành trì đạo đức cổ truyền, một số nhà làm văn học nghệ thuật và chủ nhà xuất bản cũng toa rập theo nắm ngay cơ hội xoay sang kinh doanh bằng cách khai thác trích dịch những tiểu thuyết “anh anh, em em” xô đẩy thanh niên vào đường mơ mộng tình ái, hàng loạt tác phẩm nhắm phụng sự thị hiếu, đáp ứng đúng cái “mốt” thời đại tới tấp xuất hiện, thì ông lặng lẽ theo đuổi phiên dịch, trứ tác những tác phẩm lành mạnh, đem cái sinh khí lạc quan gieo rắc trong mọi giới người đọc. Chủ trương “tải đạo” hiểu theo nghĩa phổ biến kiến thức để giáo dục con người, xây dựng xã hội (nghệ thuật vị nhân sinh) hiện rõ ràng trong các tác phẩm ông viết và việc ông chọn sách dịch: Sách ông nghiêng hẳn vào việc khêu gợi, kích thích những tình cảm cao thượng như lòng thương người, bênh vực kẻ yếu, lòng khoan hồng, tính nhẫn nại, tình đoàn kết, hướng dẫn rèn nhân cách, học tập, đọc sách, biết quí thì giờ và diệt thói xấu… Ông vạch cho thanh niên con đường đi, phép tu thân, xử thế và làm việc, cách luyện tập giữ gìn thân thể, luyện cho họ đức tin, gom góp những kinh nghiệm quí giá của các danh nhân về tâm lí, sinh lí để khai sáng, dẫn dắt họ, giúp họ tự tạo ra những hoàn cảnh thuận tiện để thành công. Lắm người nhờ đọc sách của ông mà lại yêu mến cuộc đời, cải thiện nhiều trường hợp bi đát trong hoàn cảnh của mình. Họ không còn chịu một qui luật tất định, mà lạc quan. Đối với họ nghịch cảnh không còn là trở lực để làm họ chán nản, mà giữ một thiên chức quan trọng trong sự thành công.

    Nhân tác dụng mạnh mẽ của sách ông như trình bày trên, thiết tưởng cũng cần nêu lên đây quan niệm của một số người cứ cho rằng phải đọc tiểu thuyết mới nghe được những tâm hồn rung chuyển mạnh, hoặc phải sống mạnh, phải đương đầu với những nỗi gian truân của ngoại giới mới viết hay được. Điều này không nhất thiết. Trong lãnh vực văn học mặc dầu cuộc sống thường nhật phẳng lặng, điều hoà, giản dị, nhưng tác giả đã sống một đời nội tâm dồi dào, sâu rộng vẫn thừa tài trí tạo nên những tác phẩm lớn lao, quyến rũ người đọc một cách say sưa, mạnh mẽ như trường hợp sách của ông là bằng chứng điển hình.

    Tuy nhiên bổ túc cho những tác phẩm có sức nặng về trí tuệ của ông, và hổ trợ cho mục đích giáo dục của mình thêm hiệu lực, ít có khả năng sáng tác để thực hiện mục tiêu bằng đường hướng gây xúc động tình cảm, thì ông dồn công phu sưu tầm dịch thuật (thí dụ ông đã có công lựa chọn, gom góp trong non hai mươi năm để tuyển và dịch nên cuốn Ý cao tình đẹp để cống hiến độc giả những tấm gương vô danh). Ông chọn những chuyện dài, truyện ngắn nhiều văn hào nổi danh thế giới như Tolstoi, A.J. Cronin, Dickens, J. London, J. Steinbeck… và những chuyện ông dịch vừa bổ ích vừa lành mạnh nhắm giúp các bậc làm cha mẹ và thầy học trong sự đào tạo một thế hệ mới, một thế hệ vừa có trí thức vừa có đạo đức.

    Sách ông viết thiết thực và hữu ích như thế, cho nên đọc sách ông viết, hoặc dịch, người đọc bất kì thuộc giới nào đều tìm được những ý kiến thực tiễn để áp dụng vào công việc làm ăn hay vào cuộc đời mình.

    Một người quen, học lực chỉ mới đỗ bằng tiểu học xưa (primaire) bảo với tôi là nhờ sách của ông mà được bạn bè khen là người lịch lãm.

    Ông L.H.B., trụ cột một gia đình mười “đứa con” mà “đứa nào”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cũng hoặc đã lập gia thất, hoặc học hành nên cả. Nhà ông có một tủ sách khá dồi dào. Một bửa ông vui vẻ nói với tôi: trước đây, nhà tôi hay bói “Kiều”, thì nay “luật sư” của tôi, hướng dẫn viên của tôi là Nguyễn Hiến Lê. Băn khoăn trong sự kén chọn một người bạn trăm năm cho con cái thì mở Tương lai trong tay ta. Có chuyện lo buồn, lỗ lã, thất bại trong khi làm ăn thì mở Quẳng gánh lo đi. Sắp đặt chương trình kế hoạch trong mọi hoạt động cho lợi thì giờ thì dởTổ chức công việc theo khoa học, Hiệu năng, bí quyết thành công. Kín đáo chỉ vẻ cho vợ nhà cách dạy dỗ con cái mà không phải hở đâu đánh đó hay rầy la choẹt choẹt cả ngày thử đưa cho đọc Huấn luyện tình cảm, Dạy con theo lối mới. Nêu gương sáchVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link để hướng dẫn con cái thì bắt chúng đọc loại Gương danh nhân. Tu thân sửa mình thì Rèn nghị lực. Học hành thi cử thì Kim chỉ nam của học sinh, Bí quyết thi đậu, Tự học, một nhu cầu của thời đại…

    Sách của ông – ông L.B.H. cười, nghỉ hơi một chút lại tiếp – là cẩm nang chuẩn bị vào đời, cẩm nang hướng dẫn cuộc sống, định đoạt vận mệnh, giữ cho gia đình êm ấm hạnh phúc…, và ông nghiểm nhiên thành một “Khổng Minh Gia Cát Lượng” giúp tôi giữ được bình thản khi gặp khó khăn, bất trắc và giải quyết một cách ổn thoả mọi công chuyện bối rối, làm ăn, giao tế…

    Bởi vậy mặc dầu tuổi quá ngũ tuần và là một thương gia khá giả có xe hơi nhà lầu, song ông vẫn mua một cuốn vở dầy, mỗi lần đọc sách của Nguyễn Hiến Lê, nếu gặp một câu hay một đoạn nào đáng làm châm ngôn cho cuộc đời mình thì ông ghi chép lại vào vở, khi trúng trường hợp thì theo đó thực hiện, khỏi mất thì giờ tra cứu lại sách.

    Một thiếu phụ, vì đọc sách ông mà gởi thư đến tỏ hết nỗi niềm tâm sự và xin ông chỉ dẫn cho cách cư xử. Bức thư của người thiếu phụ đến đúng ngày 30 tết, lúc bà ta đang nằm ở một nhà hộ sinh và được tin chồng ngoại tình. Cảm động vì lòng chân thành của người thiếu phụ, ông viết thư trả lời, lời lẽ nghiêm trang thành thực. Nhưng khi trả lời xong là thôi, ông không nhớ tên. Mà họ cũng không viết thư đến nữa.

    Một bà nọ làm công chức ở một tỉnh nhỏ, tính tình tự nhiên, ăn nói hoạt bát, giao thiệp rộng nên quen biết lắm bạn bè. Trong số đồng nghiệp ấy, có một ông – chưa vợ - thân với bà nhất, thường lui tới, dùng xe hơi đưa đón bà từ sở về nhà, từ nhà đến sở. Chồng bà nghiêm trang nhưng không cố chấp để bà tự do giao thiệp với bạn trai.

    Sau khi vắng mặt khá lâu, ông chồng về nhà, thấy có sự bộc lộ vụng về trong sự cư xử của hai người đối với ông, nên ông cảnh báo vợ một cách hơi nghiêm khắc. Bà nọ đến kể tâm sự và hỏi ý kiến ông vì ông quen cả ba người. Ông thành thật chỉ chỗ khuyết điểm của hai người, lấy những câu chuyện thực ở thời nay và thời xưa vì không để ý đến đạo tị hiềm mà phải mang tiếng thị phi. Rồi ông kết luận:

    “(…) Chị lại đây có ý cầu tôi an ủi mà tôi lại có vẻ như kết tội chị; thật tâm tôi không vui. Nhưng tôi nghĩ rằng chỉ khi nào chị thành thật ân hận, nhận rằng chị và ông M đều có lỗi, không trách anh là nghiêm khắc nữa thì hạnh phúc trong gia đình chị mới toàn vẹn được. Bây giờ chị đã ân hận rồi thì tôi không thấy gì là đáng ngại nữa. Tối nay chị rũ anh ấy đi coi phim Ne dites jamais adieuVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link… Câu chuyện trong phim gần giống như câu chuyện của anh chị, và coi xong chắc anh ấy sẽ vui vẻ với chị ngay. Còn ông M thì để ngày mai tôi lại nói chuyện với ông ta. Ông ta chỉ có cái tật thiếu căn bản nho giáo và thiếu cả cái tinh tuý của văn minh phương Tây, chứ bản chất cũng là tốt”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Nữ sĩ Minh QuânVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, và bà Hiệu trưởng Trường Nữ Long XuyênVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link đáp những bức thư tôi hỏi ý kiến cũng đã không giấu giếm về sự ông chỉ dẫn sáng suốt cũng như những lợi ích rút được trong khi đọc sách của ông (đã trình bày ở chương “Cuộc đời”).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Dùng xưng từ của ông L.H.B. (cốt ghi lại cuộc nói chuyện mà không có ý vô lễ với các con ông có người đã lập gia thất và có địa vị trong xã hội).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bản in năm 1993 ghi: “nêu gương sáng”. (Goldfish).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Phim truyện của Mỹ có nhan đề là Never say goodbye (1956), tạm dịch: Không bao giờ nói lời vĩnh biệt. (Goldfish).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Theo Tương lai trong tay ta – trang 198-202.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Có thể đọc thêm bài Không thể gì quên một người như vậy được của Minh Quân in trong cuốn Nguyễn Hiến Lê – Con người & Tác phẩm, Nhiều tác giả, Nxb Trẻ, 2003 (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link). (Goldfish).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tức bà Nguyễn Thị Huê Hường, hiệu trưởng Trường Nữ Tiểu học Long Xuyên. (Goldfish).
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [/TD]
    [/TABLE]
    [/FONT]
     
  4. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 27-01-2009, 05:21 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Thi sĩ Quách Tấn bị bịnh nhãn áp trầm trọng (glaucome). Vào Sài Gòn giải phẩu xong trở về, một con mắt gần như bị hỏng. Mọi chương trình đều ngưng. Nhìn những tác phẩm chưa hoàn thành nay đành phải bỏ dở dang, rồi nghĩ tới tấm thân phút chốc trở thành “nửa cụ Đồ Chiểu” của mình, nhà thơ Bến Chợ (Nha Trang) thả mặc cho tâm hồn mình chua xót với mộng.

    Kẻ viết này, trong nhiều lần qua thăm, được may mắn nghe tâm sự cùng nhiều giấc mộng kia. Vì thế biết được cũng đã một lần, thi sĩ kể lại một giấc mộng với với nhà văn “cao kiến” mà “đa tình” để xin lời chỉ giáo. Tôi được phép hai tác giả của giai thoại này cho ghi lại để hiến bạn đọc cùng thưởng thức.

    Thi sĩ kể giấc mộng của mình:

    “Mang thân khổ đi lang thang, bỗng gặp một thanh niên đẹp đẽ, mạnh khoẻ bị trúng gió nằm chết giữa đường. Tôi mừng quá, liền bỏ thân xác già nua, tật bệnh của tôi đưa hồn tôi nhập vào xác chàng thanh niên. Trong người khoan khoái, bao nhiêu đau buồn đều tan biến… Tôi trở về nhà, mặc dù đem bao nhiêu bằng chứng cụ thể để chứng minh mình đổi xác, vợ con đều không nhận… Muốn lấy ít quyển sách mình vốn yêu thích, con nhất định không cho. Buồn bả ra đi. Sực nhớ cô tình nhân trẻ (…) liền đáp xe ra tìm. Nhờ những vật kỉ niệm cũ và những chuyện bí mật làm chứng, cô ta tin là người cũ xác mới, nên tình thân rất thân. Song lúc âu yếm với nhau thì tôi nổi sấm sét đùng đùng, vì nhận thấy rằng nàng ái ân với anh chàng đẹp trai minh đưa đến chớ nào phải ân ái với mình…

    Thế là giấc mơ tỉnh.

    Nửa còn tưng tức, nửa bậc cười.

    Nghĩ không biết nên chịu khổ với cái thân bệnh của mình hay nên đổi cái thân này lấy cái thân khác tốt đẹp hơn. Ông là người cao kiến, xin chỉ giáo giùm cho”.

    (Trích thư ngày 29-11-1973) của thi sĩ Quách Tấn gởi ông N.H.L.).

    Ông Nguyễn Hiến Lê phúc đáp:

    “(…) Giấc mộng của ông lí thú lắm. Giá có một nhà Nho nào giỏi cổ văn, bắt chước giọng thời Chiến Quốc mà dịch truyện đó của ông rồi cho vô Liệt tử hay Nam hoa kinh thì xứng lắm.

    Còn câu hỏi của ông cuối truyện thì tôi xin nhại lời Khuất Nguyên trong bài Bốc Cư, mà đáp rằng: “Phàm nhân an năng tri thử sự”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    “Chỉ khi nào bệnh nhân buông xuôi (không muốn chiến đấu nữa) thì bệnh mới chiến thắng được. Nghe thì tưởng như mới mẻ lắm, mà chỉ là một vérité de la PaliceVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Đọc thư ông, tôi thấy tiềm năng của ông mạnh lắm, mà tiềm thức của ông chiến đấu mạnh lắm. Cho nên tôi tin chắc rằng ông sẽ trị được mắt, rồi bồi bổ bằng năm, sáu mũi Déca Durabolin (xin hỏi bác sĩ trước đã) thì da dẻ sẽ mơn mởn, và cô tình nhân trẻ không thất vọng đâu mà ông khỏi phải than: “Đâu nữa nếp xuân thì”.

    (Trích thư ngày 7-12-1973 của ông NHL gởi nhà thơ Quách Tấn)

    Thi sĩ được thư chừng đôi ba hôm thì gặp dịp tôi qua thăm. Thi sĩ lấy thư ra đọc cho tôi nghe và cười hỉ hả, khoái trá lắm, cơ hồ như lời phúc đáp “vừa dí dõm vừa triết lí” kia làm tan biến được nơi nhà thơ mọi nỗi chua xót; tôi thấy sự vui vẻ, lạc quan trước ngày bệnh trở lại với thi sĩ trong suốt buổi nói chuyện hôm đó.

    Vậy thì, chẳng khác trong cảnh một xóm làng Việt Nam đổ nát vì bom đạn kia vẫn còn tre xanh, lúa mạ mọc lên thơm ngát, và lặng lẽ mà đẹp đẽ như nền trời xanh với những cụm mây trắng. Loại sách “tu thân” trên của ông, trước cảnh lạc lõng của một nền văn nghệ miền Nam đang ở vào thời kỳ nghèo nàn, lúng túng về đề tài, hoang mang về lượng sáng tác, thơ văn đều đượm những nỗi ưu tư thời đại, những nỗi phiền muộn, tuyệt vọng của những nhân vật chỉ còn mỗi cách là rút vào cuộc sống cô đơn, đã “đi gieo sức sống”. Loại sách đó có mục đích luyện con người trở nên can đảm, chỉ cho thanh niên và cho cả những người đứng tuổi cách bồi bổ cho đời sống của mình phong phú hơn, hạnh phúc hơn, ích lợi cho bản thân, gia đình và xã hội hơn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Dịch nghĩa của người viết tác phẩm: người tầm thường (homme commun) làm sao biết được việc đó. Ông đã nhại lời kết trong bài Bốc Cư như sau: “Phù xích hữu sở đoản, thốn hữu sở trường; vật hữu sở bất túc, trí hữu sở bất minh; sở (sic) hữu sở bất đãi, thần hữu sở bất thông. Dùng (sic) quân chi tâm, hành quân chi ý, quy sách bất năng tri thử sự”. Dịch nghĩa của ông trong Cổ văn Trung Quốc: Thước có khi ngắn mà tấc có khi dài; vật có chỗ không đủ mà trí có chỗ không sáng; số có chỗ đoán không tới mà thần có chỗ không thông. Ông cứ theo lòng ông mà làm đúng ý ông. Cỏ thi và mu rùa thật không biết được việc ấy. [Hai chữ in sai: “sở” và “Dùng” (chúng tôi ghi thêm chữ sic trong dấu ngoặc), đúng ra là “sổ” và “Dụng” . (Goldfish)]

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link La Palice cũng viết là La Palisse: thống chế Pháp (thế kỷ 15-16), tử trận ở Pavie. Binh sĩ của ông làm một bài ca để khóc ông, trong đó có câu: Un quart d’heure avant sa mort, Il était encore en vie… Ý muốn khen ông là cho đến phút cuối cùng ông vẫn còn chiến đấu giỏi, nhưng dần dần nghĩa thật của câu đó mất đi và người ta chỉ còn chú ý đến tính cách ngây ngô của nó (vì lẽ tất nhiên La Palice phải còn sống trước khi ông chết một khắc đồng hồ!). Do đó, Vérité de la Palice hoặc La Palisse trỏ sự thật hiển nhiên, hà tất phải diễn tả; diễn tả chì làm cho người ta phì cười. [Tạm dịch hai câu tiếng Pháp: Mười lăm phút trước khi chết. Ông vẫn còn sống. (Goldfish)].
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Các thành viên gửi lời cảm ơn đến bài viết hữu ích này:[/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [/TD]
    [/TABLE]


    [/FONT]

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 28-01-2009, 09:54 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]
    LOẠI HỌC VÀ HIỂU

    Ngày nay thời đại thay đổi quá mau, quá mạnh, trước sự cần thiết phải theo dõi mọi sự xảy ra dồn dập để tránh những ý kiến, những hành động lỗi thời, vấn đề đọc sách học hỏi cơ hồ đã trở thành một nhu cầu cho mọi người trong xã hội. Dù rời khỏi ngưỡng cửa học đường, vào đời lo bề sinh kế, nhưng vì thời cuộc, vì tình hình, hoàn cảnh thúc đẩy, thiên hạ ai cũng muốn nghe, muốn biết mọi chuyển biến của thế giới, của dân tộc về chính trị, quân sự, kinh tế, văn học… Tất nhiên họ không dám nghĩ tới trau giồi cho cái sở học uyên bác, nhưng muốn có cái kiến thức khái quát về các ngành học thuật, hiểu được sự tiến triển của các ngành tư tưởng, mỹ thuật, khoa học, đặc biệt là những thay đổi liên quan đến nước nhà để kịp thời đem ứng dụng vào đời sống đương thời của mình.

    Để góp phần xây dựng một nền học quốc gia độc lập vừa phát triển được tinh thần dân tộc lại giúp cho người đọc theo kịp đà tiến bộ chung, nhất là giữa lúc thiên hạ chạy theo tiền tài, nền văn minh cũ thể hiện bằng lòng tốt và lễ nghi phải nhường ảnh hưởng cho tư tưởng luân lý duy lợi, nhà văn chân chính nào mà không tự thấy có trách nhiệm trong xã hội đã sinh sản ra mình và trong mối tương quan với những người đồng hương. Những tác phẩm thuộc loại “học và hiểu” của ông đáp ứng vừa lúc được lòng ham học hỏi ấy của độc giả, làm một nhịp cầu chuyển thông, liên lạc giữa học đường và sinh hoạt xã hội. Nó giúp độc giả hiểu về nước mình và phương Đông. Trong khi một số trí thức trong và ngoài nước tỏ thái độ thờ ơ, đôi khi khinh miệt đối với dân tộcVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, hay chạy theo áp lực ngoại lai hướng về ngoại ngữ thì ông hô hào dùng Việt ngữ ở bậc Đại học, soạn về Ngữ pháp Việt Nam phát triển chữ nước nhà, góp ý kiến về những vấn đề thời sự như bàn về phương pháp giáo dụcVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, đề nghị những biện pháp để ngăn ngừa các tệ nạn gian lận trong các kỳ thi v.v… cùng khai thác các giá trị Đông phương như phân tích phê bình cổ văn Trung Quốc; triết học, thi ca Ấn Độ… vừa thoả mãn được nhu cầu người đọc, nhất là khối độc giả chỉ mới biết có các giá trị Tây phương để hướng dẫn họ biết dung hoà, đảm bảo hạnh phúc cho con người mình, đặc biệt là giới thanh niên Việt Nam trong những ngày tối tăm mà tinh thần xuống dốc một cách thảm hại. Sự hiện hữu điều đặn của những tác phẩm của ông (bài viết trên tạp chí hay sách in ra) có tác dụng vừa cũng cố những giá trị luân lý cổ truyền, vừa phát huy những giá trị mới của nhân loại. Qua loại sách này của ông, người đọc chúng ta thấy rõ cái thái độ và hành vi của một người Việt đối với xã hội Việt, với cuộc sống của dân Việt, bởi ông đã nói lên cái ý chí và phẩm chất con người Việt và điểm tự tin là ông không mặc cảm tự ti về dân tộc mình mà thể hiện cái tâm lý phơi bày tính chất đặc sắc của dân tộc. Vì thế nó gây nên niềm tin khiến cho lắm người đã trưởng thành trong chiều hướng chỉ biết có lĩnh hội và tán thưởng các giá trị Tây phương cũng như những người đã có xu hướng chối bỏ những giá trị cổ truyền kịp thời tĩng ngộ và xa lánh được những lối văn chương thời thượng. Điều đó thấy rõ nhất là lúc trào lưu tư tưởng hiện sinh, cơ cấu trở thành cái “mốt” trong giới văn học.

    Lại nhờ có cái nhìn tổng quát về các vấn đề, có những tiến bộ về những nhu cầu xã hội, ông không tự cố thủ trong tầm hiểu biết cạn hẹp hay học được ở các sách vở cũ mà dựa vào thực tế và sự cố gắng tìm tòi để viết nên những tác phẩm xây dựng công phu, những trang phẩm bình cổ văn thật xuất sắc làm chuyển hướng, rung động dữ dội người đọc.

    Cho nên loại sách “bậc cao” này cũng như loại hướng dẫn “học làm người” đã tạo được ảnh hưởng mạnh mẻ trong quần chúng độc giả của ông. Nếu loại trên đã có nhiều độc giả viết thư về hỏi ý kiến ông thì loại sau này, ông cũng nhận được lắm thư gửi đến hỏi ông. Thí dụ như “làm cách nào để giỏi môn này môn khác, làm cách nào luyện được cây bút như văn sĩ nọ hay văn sĩ kia”. Một bạn trẻ chưa thông tiếng Pháp và đang theo một lớp cán bộ thanh niên tỏ vẻ chán nản vì thấy con đường dài quá, gởi thư hỏi ông “phải theo một chương trình nào để tự học môn tâm lý, chính trị, văn chương, tổ chức và các môn vô tuyến điện nữa”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkv.v…

    Tôi nhớ hồi nhà bác học Bửu HộiVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link qua đời (tuồng như tháng 2-1972), một người bạn dạy với tôi một trường tỏ lòng thương tiếc nhà “đại trí thức” rồi nhân anh vừa đọc một cuốn sách – tôi nhớ như một cuốn viết về triết lí hay văn học Trung Quốc gì đó – có hỏi tôi về nhà văn họ Nguyễn, đại để như sau:

    - Nếu đứng về mặt thực tế đấu tranh của dân tộc Việt, nhất là thực tế đấu tranh trong một xã hội phức tạp như xã hội Việt Nam thì nếp sống riêng rẽ để miệt mài vào việc tìm hiểu về các đại học giả, đại triết gia không liên quan gì đến thực tế mọi người dân Việt đang dấn thân vào cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho xứ sở thì – anh hỏi tôi – có phải là một sự phí phạm tài năng một cách vô bổ không?

    Đáp lời anh, tôi cũng lấy ngay thí dụ của nhà bác học mà anh đã tỏ lòng thương xót để tỏ bày ý kiến của mình.

    - Tôi không phải nhắc đến thời kỳ nhà “đại trí thức” này đem tài năng của mình phục vụ cho chính quyền họ Ngô thi hành chính sách độc tài chuyên chính, đàn áp, kỳ thị chống lại dân tộc trong phong trào đấu tranh cho dân chủ, cho tự do tín ngưỡng, chúng ta chỉ nói đến hành động của ông trong thời dân tộc kháng chiến chống Pháp. Thuộc vào hàng những nhà thông thái danh tiếng quốc tế chuyên nghiên cứu về bệnh cùi, bệnh ung thư và cả nguyên tử lực, trong lúc phong trào bất hợp tác với Pháp được đề xướng, ông vẫn ở lại làm việc với Pháp và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ngành khoa học Pháp, lấy cớ là công việc mình làm có tính cách nhân đạo để phục vụ chung cho nhân loại. Tự thấy mình không có khả năng chính trị, cũng không thể làm một chiến sĩ để lăn mình vào khói lửa chiến tranh, ông (NHL) nhất quyết không giúp gì cho thực dân Pháp trong mưu toan tái chiếm đất nước. Thái độ đó – tôi nghĩ – cũng là một cách đấu tranh. Ông Nguyễn Hiến Lê không phục vụ cho kẻ thống trị, cho quyền uy, cho danh vọng hão mà ông đã đem cái học, cái đọc, cái biết của mình để hướng dẫn độc giả hành động vì lợi ích cho dân tộc. Chưa nói vấn đề có người đấu tranh mà cũng phải có người kiến thiết, hoạt động về mặt văn hoá ấy của ông Nguyễn Hiến Lê không phải cũng là một cách đấu tranh là gì?

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Một thí dụ: ông Phạm Duy Khiêm đã có lần tuyên bố với một nhà báo Pháp, đại ý chê Việt ngữ là thô sơ. Ký giả đem đăng lên báo, đồng bào ta ở Pháp và nước nhà đả đảo ông, nhưng không thấy vị cựu đại sứ VNCH tại Paris ấy dám lên một tiếng nào.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Góp ý kiến về chính sách cách mạng “Giáo dục để sản xuất” của ông Tổng trưởng Giáo dục chủ trương nền giáo dục Việt Nam phải thoả mãn nhu cầu của một quốc gia chậm tiến đương ở tình trạng thiếu chuyên viên để phát triển kinh tế. (BK số 183 ngày 15 tháng 8 năm 1964).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Theo Rèn nghị lực – Trang 59.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bửu Hội sinh ngày 15-6-1915 và mất ngày 28-1-1972. (Goldfish).
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Các thành viên gửi lời cảm ơn đến bài viết hữu ích này:[/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [/TD]
    [/TABLE]



    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 06-02-2009, 08:49 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]
    CHƯƠNG III

    LỊCH TRÌNH HÌNH THÀNH TÁC PHẨM

    Nhờ một người bạnVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link bỏ tiền ra in giùm, vào năm 1948 ông xuất bản cuốn Tổ chức công việc theo khoa học. Tuy là cuốn xuất bản đầu tiên, nhưng không thể coi là tác phẩm đầu tay của ông vì như trình bày ởcuốn A, ông đã tập viết rất nhiều trước đó. Vì thế tôi không chỉ căn cứ trên thứ tự thời gian xuất hiện sách để định sự hình thành của tác phẩm (bởi có tác phẩm viết xong rất lâu mới in); mà còn dựa vào nhiều yếu tố khác đã đưa đẩy ông đến chỗ thai nghén tác phẩm.

    Đầu tiên bởi cơ hội thuận tiện vì nghề nghiệp:

    - Thời kỳ làm công chức: Trong những năm xê dịch trong miền Hậu Giang, nhiều thì giờ rảnh rỗi, ông đã viết du kí, viết kí ức, viết tiểu luận và biên dịch nữa. Trong thời gian 10 năm (từ 1935 đến 1945), ông đã viết được chừng mươi bản thảo, hầu hết đều bị thất lạc, trong số đó có cuốn Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, về sau được viết lại và mãi đến năm 1954 mới ra mắt độc giả.

    - Thời kỳ theo đuổi nghề dạy học: Nếu làm nghề dạy học mà chịu khó soạn bài cho học sinh thì hết năm học, nhà giáo nào cũng có vài bản thảo. Nói như vậy không phải là viết sách giáo khoa dễ. Phải nắm vững chương trình, vững trình độ của từng học sinh, phải hiểu tâm lý của chúng và phải thật sự có đủ khả năng về môn mình soạn. Đối tượng tiêu thụ cũng không kém phần quan trọng để nhà giáo lưu tâm chuyên chú soạn sách giáo khoa.

    Trước năm 1959, học sinh Trung học còn ít. Sách giáo khoa chưa là cái đích cho các nhà giáo nhắm vào để thực hiện công cuộc “kinh doanh chữ nghĩa”. Vốn yêu nghề dạy, lại rất thương trẻ và rành rẽ tâm lý cùng trình độ của chúng, trong lúc chưa mấy ai chú trọng đến soạn sách giáo khoa cho cấp Trung học thì ông để tâm dịch nhiều sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh phương pháp làm toán. Những cuốn Muốn giỏi toán Đại số, Muốn giỏi toán Hình học phẳng, Muốn giỏi toán Hình học không gian của ông soạn hoặc dịch đều có tính cách giúp học sinh tự học đều theo phương pháp phân tích và gồm rất nhiều bài tập, giúp cho học sinh chẳng những hiểu dễ dàng bài học ở trường mà còn biết cách áp dụng vào bài tập một cách hiệu quả.

    Ưu điểm không chỉ thu gọn vào chỗ, trước hết hơn ai cả, ông để tâm biên soạn các sách giáo khoa bậc Trung học, nhưng là điểm nổi bật ở điểm ông là người đầu tiên viết về tân giáo dục và chú ý tới môn tổ chức công việc. Những sách như Kim chỉ nam của học sinh, Bí quyết thi đậu (chỉ dẫn cách tổ chức việc học), Tổ chức công việc theo khoa học, Tổ chức công việc gia đình, Tổ chức công việc làm ăn v.v…, tính ra – kể cả thời kỳ tiếp theo – trên hai mươi năm trời ông đã soạn không biết bao nhiêu cuốn để giúp người đọc tính toán, thu xếp công việc sao cho mỗi ngày “Có được vài giờ rảnh để nghỉ ngơi hoặc làm những việc mình thích”, bởi theo ông ngoài giải pháp “giản dị hoá lối sống chỉ còn cách khéo tổ chức để làm cho mau xong mà vẫn có kết quả”.

    - Thời kỳ lên Sài Gòn và mở nhà xuất bản:

    Do thời cuộc và cũng do cái tâm lý của học sinh, của phụ huynh, cả cái lối dạy “hình thức” của thời đó không hợp với tính của ông khiến ông dứt khoát bỏ nghề dạy, theo nghề viết và mở nhà xuất bản.

    Đều đặn mỗi năm ông xuất bản trung bình bốn cuốn hoặc biên khảo trứ tác hoặc dịch thuật. Những tác phẩm giá trị, đòi hỏi nhiều công phu của ông lần lượt ra mắt độc giả (Cổ văn Trung Quốc, Văn học Trung Quốc hiện đại, Chiến tranh và Hoà bình, Tô Đông Pha, Đông Kinh Nghĩa Thục, Sống đẹp, Kiếp người, Ngữ pháp Việt Nam (chung với Trương Văn Chình), Sử ký Tư Mã Thiên, Chiến Quốc Sách (chung với Giản Chi) mà phần giới thiệuVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link không ai đọc mà không ưng ý, không cho là khéo, là tuyệt tác… Bởi thế nói rằng từ hai mươi lăm năm nay, ông là người đóng góp tích cực cho nền văn học miền Nam, tự mình chẳng những đã không làm suy giảm lòng ngưỡng mộ mà ngày càng thu hút thêm niềm tin cậy của độc giả, lại không phô trương, mà cân nhắc làm hãnh diện cho cả giới cầm bút phía bên này Bến Hải cũng không phải là điều quá ca tụng.

    Chúng ta cứ nhìn lại quá trình văn học miền Nam xuyên qua thành tích của giới cầm bút từ năm 1954 đến nay thì rõVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Trong sinh hoạt văn học trước và sau ngày chấm dứt chế độ Ngô triều, về thơ mà nhất là về ngành tiểu thuyết dù có những tên tuổi xuất hiện nhưng người đọc không thấy tác phẩm nào phản ánh được thời đại, đánh dấu được xã hội về một khía cạnh rộng lớn để chứng tỏ người cầm bút cũng băn khoăn, khắc khoải hoà nhịp với sự chuyển hướng kịp với mỗi chu kỳ lịch sử mới của dân tộc. Mặc dầu là để thích ứng với sự chuyển hướng này, giới cầm bút trẻ muốn gây những xáo động bất ngờ, những cách mạng về quan niệm viết lách. Nhưng trong khi muốn thoát ly khỏi những khuôn sáo thì lại vay mượn văn hoá ngoại bang, xa lìa thực tế, chất liệu về nội dung cũng không ngoài những chuyện ái tình dễ dãi, mơ mộng vẩn vơ, những đoạn “hiếp dâm, nút sổ, áo đứt tung phơi bày da thịt”… Cho nên không tránh khỏi tình trạng bị nhận chìm theo sự sụp đổ của nền Đệ nhất Cộng hoà (1963) cũng như tình trạng không mấy mãn nguyện từ 1963 đến 1972 mà hai cuộc triển lãm sách vào ngày 14-11-1959 và ngày 6-9-1972 tại thủ đô đã phơi bày lên sự thật ấy.

    Ông Trần Quốc Anh đã nhận xét về cuộc triển lãm sách năm 1959:

    - Về tiểu thuyết “sau năm 1959, chỉ còn vỏn vẹn 9 cuốn (…). Phải chăng lúc này thiếu đề tài?

    - Về thơ “trên năm kệ sách đen đỏ đẹp mắt, có tập to có, nhỏ có, nhưng không tập nào vượt ngoài lề lối trước 1954: Cũng chỉ Lệ Thu, Mộng Mị, Tình Duyên… ngoài cuốn Từ Thức của Đoàn Thêm cố gắng tìm đường, cuốn Tiếng võng đưa của Bàng Bá Lân tả cảnh thôn quê mộc mạc.

    - Về kịch “ngoài cuốn Thành Cát Tư Hãn của Vũ Khắc Khoan không một sáng tác nào mới”.

    Được cái là tủ sách “Giáo dục Gia đình và Thanh niên” kế bên phong phú hơn với những loại sách kiểu Học làm người của nhà xuất bản P. Văn Tươi và Nguyễn Hiến Lê…Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Cô Phương ThảoVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link trên một bài đăng trong Bách Khoa bốn năm sau đó, cũng không nhận định lạc quan hơn về sinh hoạt văn học miền Nam:

    “(…) Sinh hoạt văn học nghệ thuật lại tiếp nối cái truyền thống uể oải của tám, chín năm về trước, cố tình kéo dài cái không khí bình thường, nhạt nhẽo cố hữu. Vẫn những tập thơ nói về ái tình, vẫn những tập truyện nói về tình ái, bên cạnh một số ray rứt cá nhân không có lối thoát tích cực, quay tìm sinh tố trong việc đào bới dĩ vãng, lục soát tâm tư, quanh quẩn suy nghiệm về cuộc đời chật hẹp của một vài kẻ dư nhàn, thụ động ở chốn phố phường. Tất cả sinh hoạt còn mang mạng nhện của những ngày qua, nói lên một cái thể cùng hết sức nặng nề: Hầu hết cây bút đều lẫn trốn khỏi thực tại”.

    Sự lẫn trốn ấy, vào khoảng năm 1963, được tô đậm bằng một “loại tiểu thuyết diễm tình lòe loẹt mà bọn cầm quyền gián tiếp khuyến khích bằng cách để mặc cho những con buôn đầu cơ và những tác giả cùng chia xẻ ý-thức-hệ của chúng thu lợi”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Trước tình trạng đó và một phần bế tắc “vì sức sáng tác bị khô héo dần do sức phản ứng tiêu cực của các nhà văn đối với tình hình nên những người làm văn học cũng như một số độc giả quay tìm chất sống trong những tác phẩm nước ngoài”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Và người ta hướng về dịch thuật. Trường hợp này không nhằm vào trường hợp Nguyễn Hiến Lê. Mặc dù sự tình cờ lịch sử, sự tiếp giao giữa những nền văn hóa do thời cuộc đưa đẩy cũng là một trong những nguyên nhân khiến ông cũng lưu tâm đến bộ môn dịch thuật (sẽ trình bày ở một chương khác).

    ___________

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tức ông Paulus Hiếu, khi ấy là chủ sở Kho bạc Long Xuyên. (Goldfish).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Phần này kí tên chung, nhưng độc giả nào quen với bút pháp của ông cũng nhận là ông thảo, ông Giản Chi coi lại. [Trong chú thích này, tác giả đề cập đến các bài giới thiệu trong cuốn Sử ký Tư Mã Thiên và cuốn Chiến Quốc Sách. (Goldfish)].

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tài liệu rút trong Bách Khoa qua các bài của Võ Phiến, Vũ Hạnh, Phạm Việt Tuyền, Ngê Bá Lí, Nguyễn Hiến Lê.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trích Bách Khoa số 270 ngày 1-12-1959

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Một bút danh khác của Vũ Hạnh (BT).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trích trong bài “1963: Sinh hoạt văn học có gì lạ?”Bách Khoa số 169 ngày 15-1-1964.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trích trong bài “Người cầm bút từ năm 1954 tới nay” của Phạm Việt Tuyền (Bách Khoa số tháng 9 năm 1972).


    (Còn tiếp)
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 07-02-2009, 04:30 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Sau năm 1963, tình hình khá hơn; giới cầm bút đã cố khai thác những vấn đề mới mẻ. Lập trường, thái độ của một số nhà văn cũng đã xác định rõ rệt, nhưng vẫn chưa có những tác phẩm đặc sắc, tác giả nếu không vì lí do xu thời, thì vẫn còn e dè, chưa dám nói lên sự thực, do đó mà thái độ vẫn còn ậm ờ tiêu cực đối với những vấn đề lớn tiêu biểu của xã hội mình. Vì thế nhiều cây bút “ăn khách”, rực rỡ trong ít lâu rồi cũng bị chìm vào lãng quên hay lần hồi bị lu mờ trước sự hờ hững của người đọc như ý kiến của Phạm Việt Tuyền: “Các tiểu thuyết của Chu Tử hồi 1963-1964; các tập thơ diễm tình của Nhất Tuấn liên tiếp ta đời cũng hồi 1963-1964 dưới một tên chung là Chuyện chúng mình gây cảm xúc mạnh trong giới trẻ lãng mạn, tuy chẳng có giá trị gì đặc biệt về mặt văn chương; các truyện kiếm hiệp của Kim Dung mà từ hồi 1964-65 các báo giành giật nhau để dịch và đăng; các truyện tình cảm của Quỳnh Dao mà hiện nay các dịch giả đua nhau dịch, các nhà xuất bản tranh nhau in, thanh niên thiếu nữ rủ nhau mà đọc một cách say mê…”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkNhưng rồi cũng một thời gian không lâu, đâu còn ai nhắc nhở hay buồn giở xem lại nữa đâu?

    Bi đát hơn nữa là cảnh “ai đã từng dạo các vỉa hè Lê Lợi, lề đường Công Lý để xem sách cũ có lúc phải đau lòng thấy những sách của các tác giả nổi tiếng bị bày bán “xon”. Và trong những mớ sách bán “xon” đó có cả sách mới xuất bản chưa đầy nửa năm!...”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Thậm chí đến cả Nguễn Mộng Giác vừa là nhà giáo, vừa là nhà văn được khen là chín chắn, rất có phong độ và đang thời kỳ dồi dào sức sống thế mà mười năm sau cái năm lịch sử 1963, “sau những năm chịu đựng của thế hệ lỡ làng” cũng đến như chàng hoàng tử của thời đại mới chỉ cố đánh thức nàng công chúa ngủ mê giữa khu rừng hoang tàn bởi chinh chiến, bạo lực, cuồng nộ để rốt cuộc cuộc tình duyên mong manh kia biến đi như ảo ảnh chẳng khác “cuộc tìm kiếm miền đất hứa cho cả thế hệ” chưa bao giờ với đượcVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Trong những trạng huống đã làm lũng đoạn tâm hồn con người, làm đảo lộn truyền thống dân tộc như lược dẫn trên, đa số thanh niên “chán nản, mất tin tưởng, hoặc đua đòi hưởng lạc càng nhiều càng tốt, càng sớm càng tốt; hoặc buông xuôi mà mỉa mai đời, kết án mọi thứ giá trị, mạt sát mọi sự cố gắng”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link và trong không khí cạnh tranh buôn bán rần rộ” (thể hiện qua các quảng cáo thương mại trong địa hạt văn nghệ), “người nghệ sĩ bị lôi cuốn, muốn dùng những cách xuất hiện được quần chúng chú ý có hiệu quả nhanh chóng hơn là những tác phẩm sâu sắc tốn phí công phu soạn thảo trong nhiều năm trời”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link rồi trước phong trào chạy theo mới, muốn tỏ rằng mình tân kỳ, người thì bắt chước Alain Robbe Grillet chối bỏ khuynh hướng cổ điển trong quan niệm về nội dung mà cả trong kỷ thuật diễn tả, chỉ chú ý tới cái bên ngoài của sự vật, con người không còn giữ vai trò quan trọng nữa mà bị chìm đắm trong thế giới sự vật, người thì theo Michel Butor và các nhà văn trong nhóm “Tiểu thuyết mới” chủ trương tác phẩm không cần bố cục li kì, càng ít động tác này càng hay… Cảnh tình trong địa hạt sáng tác là thế.

    Về biên khảo, gặp những lúc giá sinh hoạt leo thang, ngân quỹ gia đình dành cho việc chạy ăn ngày hai bữa, lo tiền học hay thuốc thang cho con hơn là việc mua sách để đọc, những sách biên khảo càng bị ảnh hưởng nặng nề. Trên cái tinh thần và trước cái cảnh tượng hỗn độn đó, ông vẫn thản nhiên giữ đời sống mực thước, không thay đổi đường hướng và kỷ thuật viết của mình. Nhà xuất bản Nguyễn Hiến Lê vẫn điều đặn phát hành những tác phẩm đúng theo tôn chỉ đã vạch ra. Những tác phẩm biên khảo hay dịch thuật của ông (non một trăm cuốn trong quãng hai mươi lăm năm gần đây – xin xem ở chương I)Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link chứng tỏ ông vẫn chú trọng đến đức dục trong khi giáo dục thời nay lại nặng về trí dục, cốt dạy biết nhiều về khoa học hơn là đào luyện tư cách, nhân phẩm. Giữa thời đại mà danh giá và thành công chạy theo những kẻ “phi luân lý”, ông vẫn khuyên người đời giữ lấy chữ “trung dung”, ăn ở cư xử theo lẽ phải, giữ lòng thanh cao thanh thản, nếp sống giản dị bình thường, ông đề cao sự hăng say làm việc, kích thích can đảm cho mọi người hoạt động, kiên nhẫn đấu tranh để mà sống. Đọc sách trong thời điểm này của ông, người đọc tìm được cái vui trong cuộc đời lành mạnh, lạc quan, có qui củ.

    Ngay cả trong bút pháp cũng vậy: luôn luôn trung thành với lối văn bình dị, diễn ý thật cụ thể, không xa cách quần chúng (sẽ trình bày chương sau).

    Bởi tư cách ấy mà trong lúc bao nhiêu nhà văn không tránh khỏi cay đắng cảnh hững hờ của độc giả thì sách của ông dù có những cuốn bán ế (thí dụ Một niềm tin, mười năm mới bán hết hai ngàn cuốn; Văn học Trung Quốc Hiện đại, in ba ngàn nay bán chưa được một nửa…) nhưng độc giả vẫn coi là “loại sách kén người đọc” chứ không vì giảm lòng ngưỡng mộ. Tôi nhớ kỳ nghỉ hè năm 1972, vào Sài Gòn, sau khi làm xong công việc dự định, trước khi về Nha Trang, tôi lang thanh trên các vỉa hè Lê Lợi từ đầu đường Pasteur lên tới đầu đường Công LýVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, rồi la cà các con đường Lê Văn DuyệtVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Chợ Đũi, Cao Thắng để tìm mua sách cũ. Tôi chợt để ý đến cuốn Luyện lý trí của ông đặt kề bên cuốn Giai thoại làng Nho của Lãng Nhân. Tôi ngạc nhiên tại sao nó lại lạc loài ở chỗ vỉa hè “bán xon” này và biết bao giờ nó gặp được người biết thưởng thức nó để khỏi cái cảnh nằm lạc lõng tại cái chốn lao xao này? Tôi giả hỏi giá cả thứ này rồi thứ khác. Có cuốn bán nửa tiền, có cuốn hạ 75%, có cuốn trả giá nào cũng bán; cuốn Giai thoại làng Nho nói giá bốn trăm, nhưng bán ba trăm đồng, còn cuốn kia tôi thử trả giá; người chủ bán – một chị đứng tuổi người Bắc – đáp gọn lỏn:

    - Ông không biết giá trị tác phẩm hay sao mà còn trả. Chỉ cái danh của người viết cũng đủ cho ông tin cậy rồi. Nhưng ông mua thì tôi trừ cho 30%.

    Tôi hỏi lại:

    - Không phải sách “bán xon” đều trừ ít nhất là 50% à?

    - Nhưng sách này không thuộc loại tháng năm nằm vỉa hè (tôi mỉm cười vì câu trả lời văn hoa bất ngờ của chị ta) mà mới tinh, tôi lấy ở hiệu sách ra, họ giảm cho tôi 40% thì tôi bán lại chỉ lãi có 10%...

    Câu chuyện trên đây là một sự thật, không phải tôi bịa đặt để đề cao người tôi viết. Song tôi nghĩ có thể có nhiều bạn đọc đặt dấu hỏi, và cá nhân nhà văn NHL vì khiêm tốn, ông cũng có thể nghi ngờ và phủ nhận cả những điều nhận xét tán tụng khách quan của tôi trong tiết mục trước và trong tiết mục này. Tôi sợ như thế không phải là không có lí do. Trên Bách Khoa số 262Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, trong bài “Bọn cầm bút chúng ta làm được những gì trong lúc này?”, sau khi ôn lại lịch sử văn học, nhận định tình hình và nhu cầu của quốc dân, ông thấy người cầm bút (tất nhiên ông ám chỉ luôn cả ông), chỉ viết cho một thiểu số ở thành thị, theo phương Tây quá nhiều về mọi mặt cho nên chẳng giúp được gì cho đại chúng – đặc biệt là đại chúng nông thôn. Rồi ông thấy cần tự sửa chữa thế nào để hiểu rõ đồng bào nông thôn, viết giản dị cho đa số đọc nổi, thúc đẩy việc dạy Việt ngữ ở Đại học, biết chọn lọc những điều học hỏi ở nước ngoài…

    Qua bài trên, ông nhấn về sự bất lực của người cầm bút trước thời cuộc, ông cho là “bọn cầm bút” vô dụng trong việc đòi hỏi các nhu cầu cấp thiết cho quốc dân như: Hoà bình, chủ quyền, Tự do dân chủ, Mức sống tối thiểu.

    Ý kiến của ông gây vài thắc mắc ở một số bạn đọc, trong số đó, ông Đoàn Thêm đã góp ý lại sau trên Bách Khoa số 264 (ngày 1-1-68). Lời minh định của ông Đoàn Thêm chúng ta không thể tán đồng ở nhiều điểm, cho nên tôi xin tác giả cho phép tôi dùng vài đoạn trích để tỏ quan điểm của mình, bởi nó cũng liên hệ đến những nhận xét của tôi về người tôi viết trong các tiết mục kể trên:

    “Đối với các nhu cầu do anh kể, mọi công dân không phân biệt nghề nghiệp dù viết hay không viết, đều có bổn phận thoả mãn. Vậy nếu thấy mình chưa làm tròn phận sự, thì khó tránh khỏi bứt rứt, nhưng bức rứt ởcương vị công dân, chứ không phải với tư cách nhà văn.

    Vì trong thực tế, bổn phận đối với cộng đồng, cũng chỉ để làm đủ, nếu ta được phép theo năng lực của mình, theo phương tiện của mình trong địa hạt của mình. Chẳng ai quy trách nhiệm về giá heo, giá gạo vào nghề phê bình văn học hay dịch truyện nước ngoài. Tôi không hiểu vì sao anh phải thắc mắc.

    Tôi chỉ hơi ngạc nhiên khi anh bảo: “Trong việc phát triển kinh tế, bọn cầm bút như chúng ta dĩ nhiên không dự gì”. Thưa anh, công cuộc phát triển này đòi hỏi sự nghiên cứu rộng rãi, về hàng trăm đề tài trên lãnh vực dân sinh: chúng ta cần tham gia, và có thể tham gia. Chính anh khi phổ biến các ý kiến của Fourastié chẳng hạn, đã can thiệp vào sự giải quyết vấn đề chậm mở mang (sous dévelopement).

    Anh lại than: “Ngay cả về đường lối phát triển, ý kiến của chúng ta cũng chẳng được ai để ý tới”. Tôi không thấy làm lạ. Có phải hễ ta biết là chính quyền hay quốc dân phải chú trọng đâu? Chánh sách do anh hay do tôi chủ trương, chắc gì đã có giá trị thực tiển? Mạnh Tử còn chẳng được Tề Tuyên hay Lương Huệ Vương nghe theo chút nào.

    Nhưng không phải vì thế mà thầy Mạnh Tử và chúng ta thiếu bổn phận đối với nhân quần (…).

    Hơn nữa, cứ phải viết khi còn có người đi học. Chiến tranh càng kéo dài thì cả hai việc cần phải tiếp tục, không thể chờ đợi tình thế lắng dịu. Nên sự truyền bá kiến thức không bao giờ trái thời và kém quan trọng.

    Sau hết, sao anh có thể quên một nhu cầu bao trùm cả năm nhu cầu của anh: nhu cầu tiến mau của một xứ sở chậm tiến mọi mặt? Và anh thừa rõ, sự thoả mãn tuỳ thuộc trước nhất vào trình độ trí thức của đại đa số.

    Anh lo lắng về Hoà bình, Chủ quyền, Dân chủ, Mức sống: nhưng chính vì thế mà chúng ta phải nóng lòng mong sớm “nâng cao trình độ kiến thức của quốc dân; và chính vì thế việc này vừa cần cấp vừa khó khăn, chứ đâu phải là một việc đành làm vậy?”

    (Trích trong bài Góp ý với Nguyễn Hiến Lê về công việc cầm bút của Đoàn Thêm).

    Qua ít nhiều tác phẩm của ông Đoàn Thêm thì cũng đã gây cho tôi lắm điều hồ nghi thắc mắc; nhưng qua bài góp ý trên, vì đã mất thời gian tính, không phải chỉ nêu lên ít chi tiết cần bàn lại, chỉ nhìn chung, ý kiến của ông và ý nghĩ của tôi có nhiều chỗ tương đồng, và tôi tưởng quan điểm bây giờ của ông Nguyễn Hiến Lê cũng khác với hồi đó rồi. Vì thế tôi mạn phép trích lại là cốt dẫn thêm một tiếng nói xác nhận giá trị về công trình của ông Nguyễn Hiến Lê, đồng thời biện giải cho sự sắp lại ở chương trên của chúng tôi: song song với các tác phẩm biên khảo, dịch thuật (góp công vào việc thực hiện dạy Việc ngữ ở bậc Đại học) của ông là sựhình thành các bài có tính chất thời sự (không ngoài mục đích bày tỏ ý kiến để giúp giải quyết các vấn đề nằm trong các nhu cầu 2, 3, 4)Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link trong loạt “Văn militant” của ông đăng trên Bách Khoa vào quãng thời gian từ ấy đến nay. Những công trình này của ông – dù thế nào đi nữa – cũng đã có hiệu lực “làm cho nền văn hóa ở đây có một hình hài và một sức sống”. Nhà văn Vũ Hạnh đã thật có cái nhìn sáng suốt và khách quan khi nhắc đến trong Vài nhận xét về đề án văn hóaVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link trường hợp ông từ chối một địa vị tốt để giữ cho ngòi bút mình độc lập, không bao giờ dứt bệnh hoạn, mà vẫn không ngày nào ngưng làm việc, tự khép mình vào một kỷ luật chặt chẽ, để dịch thuật, viết sách từ sáng đến chiều, vẫn cố dõi theo tình hình chính trị, giáo dục, văn hóa, để có phản ứng kịp thời: “Ông là hình ảnh của một người trong lớp những người không chịu đầu hàng áp lực, không chịu để người mua chuộc bằng tiến, không đễ trở lực khuất phục và không chịu ngừng theo đuổi lý tưởng văn hoá của mình…”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Qua loạt bài Mấy vấn đề xây dựng văn hóa trên Bách Khoa, ông đã nhận định sáng suốt thực trạng suy sụp của nền văn hóa miền Nam, can đảm vạch lên những điều gai mắt chướng tai, nhận lãnh nhiệm vụ nói lên điều mà người “thấy nhiệm vụ của mình là nặng” phải nói ra, phải góp ý kiến một cách công nhiên, rành rẽ. Và ông đã làm điều ấy với tất cả thiện chí và nhiệt tình mà không e ngại uy quyền, không sợ công kích bắt bẻ của số người không ưa lời bộc trực, ngay thẳng mặc dầu biết rằng trước thái độ thờ ơ, lãnh đạm của những người có có quyền hành.


    ----------------


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trích trong bài Người cầm bút từ năm 1954 tới nay của Pham Việt Tuyền – Bách Khoa số tháng 9 năm 1972).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trích trong bài dẫn trên của Phạm Việt Tuyền (Bách Khoa số tháng 9-72).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link “Tiếng chim vườn cũ” tiểu thuyết của Nguyễn Mộng Giác – 1973 kể lại cuộc tình giữa một sinh viên y khoa với một nữ bệnh nhân là cô gái mồ côi bị ảnh hưởng vì cái chết thê thảm của người cha thuở nhỏ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Mượn câu trong Tựa Lời Khuyên Thanh Niên của Nguyễn Hiến Lê (Thanh Tân xuất bản)

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Theo Tràng Thiên (Bách Khoa số 134 ngày 1.8.1962).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trong Chương I – Phần thứ hai, tác giả đã tóm tắc đại ý đủ 100 tác phẩm của NHL xuất bản trước ngày 30.4.1975. (Goldfish).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nay là Nam Kì Khởi Nghĩa (BT).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nay là Cách Mạng Tháng 8 (BT).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Số báo này ra ngày 1-12-1967. (Goldfish).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Các nhu cầu ấy là: 1. Hoà bình, 2. Chủ quyền, 3. Dân chủ, 4. Mức sống.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vài nhận xét về đề án Văn hoá của giáo sư Phạm Đình Ái – Bách Khoa số 178 ngày 1-6-1964.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Mượn nguyên văn trong bài đã dẫn của Vũ Hạnh.
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Các thành viên gửi lời cảm ơn đến bài viết hữu ích này:[/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (08-02-2009)[/TD]
    [/TABLE]


    [/FONT]

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 09-02-2009, 04:21 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]
    CHƯƠNG IV

    DIỄN TIẾN TRÊN BƯỚC ĐƯỜNG TẠO DỰNG SỰ NGHIỆP

    Không nhắc đến các đức tính như thích làm việc, không tự phụ, không hiếu thắng mà từ tốn cần mẫn với nghị lực và một sức kiên nhẫn phi thường, nhờ đó ông thành công, mà làm việc có tổ chức, biết sử dụng thì giờ, biết lượng tài năng và sức khoẻ mình, biết tuỳ giai đoạn vạch định chương trình thích hợp cũng là những đặc điểm chính yếu trong phương pháp tạo dựng sự nghiêp của ông.

    Chứng minh cụ thể cho nhận định trên, dưới đây, căn cứ vào thời gian (ngày ông kể dưới mỗi bài tựa, ngày kiểm duyệt, phát hành) và nội dung những tác phẩm ông đã viết, chúng ta có thể rút ra mấy qui tắc chỉ đạo cho cách tiến hành sự nghiệp của ông:

    1. Phương pháp ông áp dụng là viết từ thấp đến cao:

    Tiến chầm chậm, không vội vàng làm những việc khó ngay mà bắt đầu bằng việc dễ, dần dần tăng lên để làm những việc khó hơn, do đó không thất bại để phải nản chí mà bỏ dở chương trình.

    Thí dụ:

    - Ban đầu ông viết Để hiểu văn phạm rồi mới tiến tới nghiên cứu về ngữ pháp: cuốn Ngữ pháp Việt Nam viết chung với Trương Văn Chình là một công trình tầm cỡ (sẽ trình bày ở chương bàn về những tác phẩm lớn tiêu biểu).

    - Hoặc mới đầu ông viết Đại cương Văn học sử Trung Quốc, cách nhiều năm sau ông đào sâu hơn trong Văn học Trung Quốc hiện đại, rồi mở rộng ra thêm nữa trong Cổ văn Trung Quốc, trong Chiến Quốc Sách, trongSử Ký Tư Mã Thiên, Tô Đông Pha.

    - Hoặc bằng Thời mới dạy con theo lối mới (1958), rồi liên tiếp với cuốn Tìm hiểu con chúng ta (1958) đi sâu hơn và bổ túc những thiếu sót của Săn sóc sự học con em xuất bản từ năm 1954.

    Thành ra ở ông không có tác phẩm nào chủ đích mà có một loại tác phẩm có một chủ điểm.

    Không hiểu đường lối này của ông, có người đã cho biết cảm tưởng như sau: đọc loại sách “Học làm người” của ông họ thích lắm, nhưng cũng bực về chỗ ông viết, ông dịch nhiều lần về một vấn đề. Tỉ dụ vấn đề “tâm lý nhi đồng”, hay “hôn nhân”, hay cách “gây hạnh phúc gia đình”, thấy nói ở cuốn này rồi, nhưng khi đọc ở cuốn khác lại thấy ông nói, dịch nữa, cho nên nhàm chán không còn muốn đọc. Lời phê bình nhẹ nhàng kia không phải nông nổi. Tôi đã có lúc, không phải hoàn toàn giống cái tâm trạng “nhàm chán” của người tôi kể, cũng đọc lướt qua tiết mục ông nói đế vấn đề mà tôi đã đọc kỹ ở một bản dịch khác của ông rồi, mặc dầu biết rằng cũng một vấn đề nhưng thế nào mỗi tác giả cũng có kinh nghiệm bản thân, không ai giống ai và tác phẩm không thể không có điều gì mới mẻ.

    Và có lẽ, ông Nguyễn Hiến Lê cũng đoán trước tâm trạng ấy của độc giả; song ông vẫn thực hành quan điểm của ông. Trong bài tựa cuốn Thẳng tiến trên đường đời, ông viết: “Mỗi tác phẩm có một bản sắc và không có cuốn nào là vô ích cả. Càng đọc chúng ta càng nhận rằng phải có từng trải việc đời mới thấy được giá trị của những bài học đó mà mà cái việc tu thân không lúc nào có thể ngưng được. Kể ra, những chân lý diễn trong sách chẳng có gì là mới mẻ; có lẽ bạn hay tôi, chúng ta đều biết cả rồi đấy, đều đã nghe hiền nhân xưa khuyên rồi đấy, nhưng chúng ta chưa thực hành được đủ, vẫn thường quên đi trong đời sống hàng ngày, nên vẫn còn có người nhắc nhở, càng nhiều càng tốt, vì có đọc nhiều thì mới nhớ, nhất là mới tìm được trong sách một hoàn cảnh đúng như hoàn cảnh của ta. Lúc đó chúng ta mới thấy hiện rõ lên nguyên nhân thất bại, cùng những sở đoản của ta ở đâu và tìm ra được ngay con đường phải theo cùng những phương pháp sửa chữa” (Sđd). Ví dụ cùng viết về bí quyết thành công, nhưng mỗi tác giả nhấn mạnh vào một vài điểm, mình có đọc nhiều mới thấy được điểm nào mình thiếu để bồi bổ.

    2. Hạn chế phạm vi viết lách của mình:

    Tự xét không thể một mình thực hiện vì bản chất và vì sức khoẻ, ông tìm bạn để hợp tác, chẳn hạn với ông Giản Chi để viết Chiến Quốc Sách, Sử Ký Tư Mã Thiên, hay chỉ dịch và bình luận một số nào thôi như Cổ Văn Trung Quốc (sẽ trở lại trong một chương khác).

    Một bằng chứng hạn chế khác là khi gặp một vấn đề muốn viết mà thấy có tác phẩm nào của người ta hay rồi, không thể viết hơn được nữa thì ông dịch.

    Nhưng vấn đề nào mà thấy chưa vừa ý hay có thể sửa đổi lại theo trình độ của mình thì lúc đó ông mới thu thập tài liệu để viết. Thí dụ: Một niềm tin, Thế hệ ngày mai, Thời đại mới dạy con theo lối mới… Những tác phẩm này ông viết cũng rất công phu như khi thực hiện các tác phẩm lớn (ông tham khảo mười cuốn để viết nên Một niềm tin, hai mươi sáu cuốn về tâm lý trẻ em và tân học đường để viết cuốn Thế hệ ngày maiv.v…), giá trị thực tiễn, hấp dẫn người đọc chúng ta bằng những trưng dẫn cụ thể, lý luận chân xác, diễn tả có lúc bằng cái giọng thật nồng nàn, có lúc hài hước hóm hỉnh thật tế nhị. Có thể nói được đó là kết tinh những điều hay thu thập trong các sách của ông đã dịch cùng đề cập đến một vấn đề được bồi bổ thêm bằng kinh nghiệm và lý lẽ sắc bén của cá nhân ông. Bởi thế người đọc nếu không thể đọc hết các sách, thí dụ như bàn về giáo dục thanh niên của ông viết, thì chỉ cần đọc một cuốn Thế hệ ngày mai cũng đủ nắm được bí quyết của phương pháp giáo dục mới đặng đem áp dụng vào việc hướng dẫn con cái mình một cách hợp lý rồi. Còn Một niềm tin thì ai đọc hầu hết cũng đều công nhận là thiết thực và hay…

    3. Hoàn cảnh xã hội ảnh hưởng đến đường hướng biên khảo của ông:

    Từ năm 1959, người dân Việt Nam đã bắt đầu ý thức nhiều hơn về những vấn đề to tát có giá trị quyết định với vận mạng dân tộc và đời sống con người, nên cũng băn khoăn muốn tìm hiểu. Nhờ đức mau mắn, lúc nào cũng sẳn sàng làm ngay một công việc phải làm, cho nên trong thời gian đáng lẽ chỉ chú tâm vào công việc như viết về Ngữ pháp Việt Nam, dịch Chiến tranh và Hoà bình, hay giới thiệu về Văn học, Triết học Trung Quốc… thì ông vẫn chú ý đến những vấn đề nóng hổi… Những bài có tính chất thời sự thuộc loại “Văn militant” đăng trên Bách Khoa, những tác phẩm Bài học Israël, Bán đảo Ả Rập, Bertrand Russell, Con đường hoà bình… chứng tỏ rằng ông không rời đời sống thực tế, ông cập nhật hoá cho hợp với thời đại, cho nên vừa hướng dẫn học hỏi, vừa đáp ứng được đúng lúc nhu cầu tìm hiểu của người đọc. Điều này thật khác với cụ Trần Trọng Kim, khi làm một việc vì cụ chỉ tập trung vào việc ấy mà không tản mác sức lực một lần vào nhiều việc. Cụ không chú tâm đến những việc còn nóng hổi, cho nên dễ xa lạc quần chúng độc giả. Bởi thế, hơn cụ Trần Trọng Kim ở chổ ông vẫn làm được nhiều việc trong khi đang thực hiện những tác phẩm qui mô. Mà làm được điều này đâu phải dễ. Mặc dầu là viết những bài, những tác phẩm cho “kịp giai đoạn”, nhưng phải bỏ nhiều thì giờ để học, để đọc, để viết và những gì ông viết đều chứa một nội dung mới mẻ, dồi dào, phong phú và khó bắt bẻ, bởi ông nắm vững tình hình thực tế và không có những nhận định mơ hồ. Theo dõi thành tích của ông trong từng giai đoạn, chúng ta không thể không ngạc nhiên và không thán phục về sức làm việc rất hiệu năng của ông được. Đặc biệt nữa là khi biết rõ đời sống ông – đời sống khoa học – chúng ta còn thấy rằng ông sống được điều ông đã đem ra viết để hướng dẫn người ta.

    4. Tuỳ giai đoạn mà hoạch định hướng viết:

    Như trên đã trình bày, khi còn đi dạy, vì không thấy có cuốn sách nào hướng dẫn học sinh tổ chức sự học, ông là người mở đường về loại này, cốt giúp học sinh những phương pháp dễ học, dễ nhớ để tự mình đem ra áp dụng thực hành cho sự học mau có kết quả.

    Sau đó, ông không còn lưu tâm viết một cuốn sách giáo khoa nào nữa.

    Một trường hợp nữa là sau năm 1963, trong khi thơ ca chịu cảnh ế ẩm, tiểu thuyết bán đỡ hơn, biên khảo thì có loại ít ai “dám” ngó tới, nhưng cũng có loại bán khá chạy nếu có tính cách xử thế, trau giồi tài đức, dạy con, nuôi con. Mà loại này đúng là “hướng đi” của ông trong giai đoạn. Sự hưởng ứng của độc giả về loại này có thể giải thích được một phần do ý thức trưởng thành của các bạn trẻ, sự tỉnh ngộ lo lắng của các bậc làm thầy, làm cha mẹ trước “sự phồn thịnh của truyện dâm ô hạ cấp”, “sự nảy nở dồi dào của loại kiếm hiệp hoang đường”, và sư “kích động ồn ào của các hình thức nghệ thuật vong bản”. Và ông chủ trương viết loại trên không phải là một sự khai thác có tính cách cơ hội của giới con buôn mà là “một phản ứng kịp thời” hướng về nguyện vọng của quần chúng sau khi theo dõi, tìm hiểu “ý thức thời đại”, nghiên cứu chu đáo nhu cầu của nhân dânVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Một vị giáo sư, tác giả nhiều sách Giảng văn, có lần nhân tôi gợi đến nhà văn Nguyễn Hiến Lê để nhờ ông cho biết ý kiến, ông tỏ sự ngạc nhiên với tôi về điểm này:

    - Tại sao ông Nguyễn Hiến Lê không chú tâm viết một cuốn cho thật cao, thật công phu, lại viết lắc nhắc làm gì cho phí tài ba…?

    Tôi đem điều này thuật lại với ông Nguyễn Hiến Lê trong dịp đến phỏng vấn ông lần trước. Ông trả lời tôi:

    - “Thật công phu” là thế nào? Là dầy mười, mười hai ngàn trang? Tôi thấy phải tuỳ giai đoạn, “viết thật cao”, “thật công phu” theo cái nghĩa đó thì được mấy người đọc và ai in nổi trong khi nước mình lúc này giấy khan, nhà xuất bản ít vốn… Tôi có thể dịch trọn bộ Văn minh thế giới của ông bà Durant nhưng có nhà xuất bản nào dám kí hợp đồng in hết cho tôi không? Nếu kiếm đủ tài liệu, tôi có thể trong mười năm viết được mười ngàn trang về Văn học (hoặc Triết học, hoặc Sử Trung Hoa) nhưng mới viết một bộ rất phổ thông gồm bảy trăm năm mươi trang, bộ Đại cương Văn học sử Trung Quốc mà nhà P. Văn Tươi đã không chịu mua, tôi phải bỏ vốn ra in lấy và tới nay, hai mươi năm sau, mới chỉ bán được ba ngàn năm trăm bộ! Vậy mà tôi vẫn chưa nản chí, dịch thêm bộ Cổ văn Trung Quốc, viết đào sâu vấn đề, nhưng anh có ngờ được không? Sau chín năm bộ Cổ văn chỉ bán được một ngàn năm trăm cuốn, và sau năm năm, bộ Văn học Trung Quốc hiện đại cũng mới bán được bấy nhiêu. Tôi chịu thua: không thể “công phu” hơn được nữa”. Rồi ông kết luận: “cứ thấy vấn đề nào, tác phẩm nào có ích lợi cho thanh niên và thích là tôi viết, tôi dịch… nhưng phải có người mua, người đọc mới được. Chẳng lẽ viết cả chục năm rồi để đó”.

    Qua nhiều câu trao đỗi nữa, tôi hiểu ông không nhắm dồn hết công phu vào một vấn đề mà dụng ý gần của ông là mỗi vấn đề ông nêu lên là để sau này có người đào sâu hơn, mà lại đủ phương tiện đào sâu và đủ độc giả đọc cho nữa. Tuy nhiên, nhân trình bày tiết mục này, tôi thắc mắc một điều. Năm 1972, gặp khó khăn trong vấn đề kiểm duyệt, các nhà xuất bản quay sang truyện dịch. Việc chọn dịch cũng hỗn tạp, tuỳ hứng, không theo hệ thống đường hướng nào cả hoặc theo thị hiếu của lớp độc giả thành thị đua đòi học làm sang, ngày ngày theo dõi quảng cáo, đua nhau đi mua sách dịch để khỏi bị chê là quê mùa, là lạc hậu, không hợp thời trang. Đi đâu họ cũng mang lè kè theo một cuốn sách dịch, hình thức màu mè. Một nhà xuất bản lớn, có uy tín tại thủ đô, cũng cho in gấp rút cuốn Chiếc cầu trên sông Drina của ông để “đoạt khách”, tranh với một nhà xuất bản khác cũng cho phát hành cuốn này. Với tác phẩm này ông bị khép vào lớp tác giả dịch không đúng hướng mà nhắm phục vụ thị hiếu của lớp thị dân mê chuộng “thời trang”.

    Tôi hiểu ông lựa chọn sách dịch bao giờ cũng có một chủ điểm rõ rệt, một ý tưởng tiến bộ, ông viết, ông dịch không phải vì sinh kế mà chỉ vì sự làm việc đã trở thành một nếp sống của ông rồi, thì tất nhiên dịch cuốn trên không vì lý do người ta đã gán ghép cho ông, hay vì tiền bạc, vì ỷ tài mà cố dìm người khácVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Trong Thế hệ ngày mai, khi bàn về việc viết và in loại sách mạo hiểm cho thanh thiếu niên, ông có tỏ bày: “nếu nhà cầm bút và nhà xuất bản chỉ chạy theo thị hiếu của độc giả thì công việc của chúng ta còn có gì là đáng quí! Một đôi khi ta cũng phải quên cái lợi trước mắt đi mà gây những thị hiếu mới mẻ, trong sạch, cao cả chứ! Mà quên cái lợi trước mắt là biết ngó cái lợi ở xa vậy” (Sđd). Một người có tinh thần ấy tất không thể có cái tâm địa kia được! Có thể vì cảm tình với nhà xuất bản? Mà cũng có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên? Tôi chưa gặp dịp để hỏi ông, nhưng tôi biết một trường hợp: Ông dịch cuốn “Họ lập nên sự nghiệp cách nào” (sau đổi là 40 gương thành công) trước, rồi một linh mục cho ông hay cũng dịch cuốn đó. Ông nhường cho linh mục đó những tiểu sử ông ta đã dịch và lựa những tiểu sử khác để dịch cho khỏi trùng. Một trường hợp khác nữa: Ông muốn dịch Anna Karenine của Tolstoi, nghe nói có người dịch rồi, ông thôiVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.


    ---------------


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Để ghi lại đúng thực trạng văn hóa trong giai đoạn, những chữ trong ngoặc kép ở tiểu đoạn này đều mượn của nhà văn Vũ Hạnh trong bài Vài nhận định về đề án văn hóa… (Bách Khoa số 178 ngày 1-6-1964).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bản dịch cuốn Il est un pont sur la Drina (Chiếc cầu trên sông Drina) của ông kiểm duyệt trước và in xong sau.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Đó là bản dịch của Nguyễn Minh Hoàng.
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Các thành viên gửi lời cảm ơn đến bài viết hữu ích này:[/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (05-03-2009), Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (10-02-2009)[/TD]
    [/TABLE]



    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 12-02-2009, 03:20 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]
    CHƯƠNG V

    SỰ NGHIỆP DỊCH THUẬT
    Tính đến nay số sách ông dịch chiếm gần một nữa trong tổng số sách ông đã xuất bảnVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Vì thế tôi dành hẳn một chương để trình bày đại cương về lập trường, quan điểm, mục đích, đường lối, nghệ thuật… liên quan đến phần sự nghiệp quan trọng này của ông.

    Tuy nhiên muốn rút ra sự gì khác biệt làm nền tảng cho việc xác định xu hướng và giá trị những tác phẩm dịch thuật của ông, trước hết tôi cần sơ lược kiểm điểm lại tình hình.

    TÌNH HÌNH TỔNG QUÁT VỀ PHONG TRÀO DỊCH THUẬT

    Trong bài nói chuyện về đề tài “Dịch thuật” trong mục diễn đàn tự do trên Đài phát thanh Sài Gòn ngày 11-8-1972, cụ Vi Huyền Đắc có nhận xét đại ý:

    Người mình lơ là với các dịch bản và công việc phiên dịch ở nước mình ít được quí mến, chăm sóc. Trong khi ở các nước Tây Âu hầu hết các nhà xuất bản đều có tổ chức những ban dịch thuật. Tàu và Nhật cũng lập những ban dịch thuật từ đầu thế kỷ XX.

    Một số người chưa nắm hết tình hình, vào hiệu sách nào cũng thấy trình bày la liệt những sách dịch, và loại sách “Học làm người” (Sách dịch chiếm khá nhiều), mật độ, được độc giả chiếu cố một cách niềm nở, lại cho cụ nhận xét vội vàng. Thật ra nhận xét của cụ Vi Huyền Đắc không phải không vựa trên một căn cứ nào và không phải không hoàn toàn không chính xác. Ngược nhìn lại mấy chục năm trước, dịch là một việc rất bạc bẽo, bởi hiếm người chịu đọc sách dịch. Cứ lấy ví dụ ông Nguyễn Văn Vĩnh thì rõ. Phải nhận rằng ông dịch thật nhiều, dịch thoát và dịch không dở. Công việc của ông trong việc phổ biến văn hóa Âu Tây rất đáng kể mà ít người để ý tới. Bởi hồi đó – theo lời một nhà văn tiền chiến kể lại trong một tạp chí (tôi nhớ mày mạy là ông Vũ Bằng) – người biết tiếng Pháp thì kiếm bản tiếng Pháp đọc, còn hạng bình dân không biết tiếng Pháp, không quen với phong tục văn chương Pháp cũng không ưa bằng những truyện Tàu hợp với tâm hồn họ hơn. Ngay kẻ này hồi còn đi học (trước 1945), mặc dầu ngoại ngữ còn non vẫn ham đọc sách nguyên tác hơn là sách dịch, cho nên sách dịch của ông Nguyễn Văn Vĩnh lúc bấy giờ cũng không để ý tới nữa.

    Ngày nay công việc dịch tuy cũng bạc bẽo đối với người cầm bút, nhưng tình hình có khác: đa số độc giả không thông ngoại ngữ, trình độ nói chung không đủ để có thể đi sâu vào các tác phẩm ngoại ngữ bằng nguyên tác, mà nhà văn miền Nam thì, vì gặp khó khăn trong ngành xuất bản, phát hành, trở ngại về kiểm duyệt, lại viết ít đi, thêm vào các khía cạnh tâm lý theo thời thượng của độc giả mà sách dịch được thịnh hành. Chỉ thử nhìn lướt quảng thời gian chừng mười năm trở lại đây cũng có một cái nhận thức về số lượng tăng giảm cùng thị hiếu của người thích đọc sách dịch thế nào rồi.

    Từ năm 1965 đến 1972, sách dịch nghiên về lãnh vực giáo khoa, nghiên cứu chuyên môn (luật học, sử học, kinh tế học, nguồn gốc loài người, vấn đề nông dân dưới thời Pháp thuộc, khí hậu Việt Nam…) hơn là lãnh vực văn nghệ giải trí. Thành phần độc giả cũng hạn chế.

    Năm 1972, tiểu thuyết Quỳnh Dao (một nữ sĩ Trung Hoa) thành công đột ngột. Hiện tượng này khiến nhiều nhà xuất bản lưu tâm ngay đến bộ môn dịch thuật. Vì thế mà hạ bán niên 1972, sách dịch xuất hiện một cách ồ ạt, không theo một hệ thống, một đường hướng nào cả, và cũng được đón nhận mạnh mẽ, do đó mà tổng sản lượng ấn loát phẩm dịch thuật tăng lên rất nhiều.

    Sau năm 1973, mặc dù tiểu thuyết Quỳnh Dao không còn ăn khách nữa, song tỉ lệ còn vọt cao hơn. Lãnh vực dịch thuật càng được các nhà xuất bản thêm chiếu cố, họ không ngần ngại bỏ vốn nhằm khai thác tính hiếu kỳ của độc giả đang có phong trào đọc sách dịch đến nỗi một tác phẩm ngoại quốc được hai, ba người dịch và được hai, ba nhà xuất bản cùng bắt tay in để cùng tung ra thị trường chỉ cách nhau vài hôm, thí dụ với tiểu thuyết DostoievskiVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Đến sách chọn dịch thì người ta không còn chuyên dịch sách Mỹ, Pháp nữa mà dịch cả sách Nhật, Đức, Nga, Ấn Độ, và nhất là của các nước nhược tiểu da đen.

    Tình hình dịch thuật xâm chiếm thị trường chữ nghĩa, trước sự kiện độc giả tiếp thu quá ư dễ dãi những sản phẩm nước ngoài, với sự tranh thương ráo riết và cảnh đua đòi thấy người này dịch, người khác cũng bắt chước dịch, dịch gắp gáp cốt sao cho có bản Việt dịch đưa in – vì thấy có mòi “làm ăn” được” – cho nên không tránh khỏi những khuyết điểm nặng nề, làm sai lạc ý nghĩa hay giảm sút hẳn giá trị của nguyên tác. Nhận xét về khả năng dịch thuật, trong Bách Khoa số 358 ngày 1-12-1971, ông Nhất Anh đã “kêu trời về cái trình độ ngoại ngữ của nhiều dịch giả” và ông Trần Thiện Đạo trên nhiều số Tân Văn cũng đã vạch những “bản dịch cẩu thả” “chất chứa chất ních” và “đầy đủ hết lỗi lầm” khiến ông ngờ vực về cái vốn liếng ngoại ngữ và quốc ngữ cùng cái tinh thần thận trọng của dịch giả mà ông đã thẳng thắn phê phán không một chút dè dặt đối với vài vị là bởi “dốt văn hoá”, “dốt Anh ngữ”, “dốt Việt văn”, và thiếu cả đức tính thiết yếu phải có của một dịch giả chân chính”.

    Nói như vậy không phải không có những cây bút dịch thuật đáng tin cậy. Người ta kể đến những ông: Nguyễn Hữu Hiệu, Nguyễn Hữu Đông, Mặc Đỗ, Nguyễn Hoạt, Vi Huyền Đắc, Giàn Chi, Nguyễn Hiến Lê…; trong hoàn cảnh sinh hoạt văn hoá hổn độn, khó khăn nào đi nữa, những vị ấy (trừ ông Giản Chi) vẫn viết điều đặn với nhiều vất vả và suy xét cần cù thận trọng; có người đạt đến hình thái nghệ thuật già dặn được khắp các bậc thức giả công nhận là hay cả về dịch văn Âu Mỹ lẫn thơ văn Trung Quốc như nhà văn tôi đang viết- ông Nguyễn Hiến Lê – chẳng hạn. Những bản dịch của ông chứng tỏ rằng ông đã tìm hiểu thật sâu sắc nguyên tác, nắm được chủ đích của tác giả, nhận thức đầy đủ cái tinh hoa văn hóa và am hiểu tinh tường cái văn minh của nước đã sản sinh ra tác giả của tác phẩm ông dịch (bút pháo, nghệ thuật dịch sẽ trình bày kỹ ở một chương khác).

    PHONG CÁCH VÀ Ý HƯỚNG DỊCH THUẬT

    Trước cảnh tượng xô bồ tranh thương làm giàu bằng xuất bản sách dịch đầy rẫy những dịch phẩm non nớt… như kể trên, thì chỉ riêng ông, về dịch thuật, là nhà văn hóa có lập trường và có kế hoạch.

    Dĩ nhiên không phải bàn đến sự bổ ích vô cùng của công việc dịch đối với quốc dân, nhất là trong nước mà dân số chung chưa có đủ trình độ ngoại ngữ để đọc sách ngoại quốc như nước ta chẳng hạn, nào là qua các danh tánh của phương Đông, phương Tây, ta có thể tìm hiểu được văn hóa thế giới, hiểu được ít nhiều tư tưởng của mỗi dân tộc, nào là dịch mà Việt ngữ sẽ giàu thêm, phong phú thêm… mà chắc chắn ông Nguyễn Hiến Lê đã từng nhận định như thế vì đối với ông, dịch thuật là một trong những công việc thiết thực bước đầu để xây dựng văn hóa nước nhà.

    Trong tác phẩm Mấy vấn đề văn hóaVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, nơi phần chính, ông đề ra mấy công tác mà ông coi là chính yếu bước đầu cần phải thực hiện nếu muốn nền văn hóa dân tộc tiến triển. Đó là “phát huy của mình” và “tiếp thu của người”.

    “Phát huy của mình” là phát huy văn hóa truyền thống như: dịch sách cổ của ta nghĩa là sách của cổ nhân viết bằng chữ Hán ra Việt ngữ (công tác này ông mới bàn tới, đã có người hưởng ứng thực hiện rồi, chưa thấy tác phẩm nào loại này của ông), dịch kinh sách (tức sách của Trung Hoa – tác phẩm về loại này của ông sẽ đề cập ở một chương khác).

    “Tiếp thu của người” theo ý nghĩa của ông là nâng cao trình độ văn hóa đại chúng bằng đường lối tiếp thu và phổ biến văn hóa nước ngoài – nghĩa là bằng dịch thuật – đặt biệt là văn hóa Tây phương.

    Để thực hiện ông đã lập một chương trình dịch sách ngoại quốc.

    Trước hết, ở nước ta, về việc dịch sách các thời kỳ lịch sử văn học nước nhà ông nhận thấy có ba giai đoạn như sau:

    - Giai đoạn đầu (1917-1930): công việc dịch thuật “cần xuôi” (thuận) chứ chưa cần sát (tín), nhằm đề cao tiếng Việt và phổ biết trong dân chúng những điều sở học của những người tiên phong có công lao. Kỷ thuật dịch “một mặt Việt hoá những nhân danh địa danh phương Tây, một mặt xen những ca dao, tục ngữ của mình vào, mặc dù không thật hợp chỗ, để có vẻ An-nam”.

    - Giai đoạn hai (“manh nha từ khoảng 1925” đến 1945): ông gọi là “giai đoạn sáng tác” về dịch thuật “trọng đức tín mà coi thường đức thuận”, nhưng theo ông là “giai đoạn trưởng thành trong sự tiếp thu văn hóa phương Tây”.

    - Giai đoạn ba tức là giai đoạn hiện tại: chẳng những kế tiếp công việc sáng tác của giai đoạn hai mà còn “phải đặc biệt chú trọng tới sự phổ biến sâu và rộng trong đại chúng”.

    Để thực hiện công trình phổ biến kia, ông đã vạch ra mấy nhiệm vụ và một chương trình làm việc, chia nhiều chặng:

    - Chặng đầu: “cấp nhất thiết” chú trọng đến việc “soạn những bộ tự điển, một bộ ngữ pháp, tức là những dụng cụ truyền hoá văn hóa”.

    - Chặng hai và ba: “Tiến sâu vào từng ngành một” và trong chương trình của chặng ba “một chương trình dịch sách ngoại quốc” được ông lưu tâm đặt biệt song song với chương trình soạn sách phổ thông độ vài ba trăm cuốn nho nhỏ; dày khoảng năm tới một trăm trang, mỗi cuốn về một vấn đề thiết thực cho người dân. Ông cũng giới thiệu về trường hợp dịch sách phương Tây, cần dựa vào đâu và dịch những sách nào, đến việc dịch sách của phương Đông thì phương thức làm việc phải như thế nào…

    Như vậy chứng tỏ rằng ông có ý hướng rõ rệt, có tổ chức lập thành chương chương trình, kế hoạch thật qui củ về những công tác thiết thực, không hổn độn, rời rạc, thiển cận, vụ lợi như trình bày về cảnh tượng sinh hoạt dịch thuật ở tiết mục trên. Chỉ một điều trên cũng đủ cho người đọc chúng ta tin cậy vào ngòi bút dịch thuật của ông rồi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tính đến 30-4-1975, trong 100 tác phẩm đã xuất bản có 44 tác phẩm dịch thuật. (Goldfish).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tài liệu rút rải rác trong Bách Khoa (bài của Vũ Hạnh, Võ Phiến, Nguyễn Hữu Ngư) và Tân Văn (bài của Nguyễn Hiến Lê)

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tập hợp những bài đã đăng rải rác trong nhiều năm trong nhiều tập san, tuần báo văn hóa.
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"] [/TD]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Các thành viên gửi lời cảm ơn đến bài viết hữu ích này:[/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (12-02-2009)[/TD]
    [/TABLE]




     
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 22-02-2009, 01:55 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]
    ĐƯỜNG HƯỚNG, QUI TẮC ÁP DỤNG

    Dịch là chuyển một cách trung thực bản văn từ ngôn ngữ này qua một ngôn ngữ khác, trường hợp mình là chuyển qua tiếng Việt.

    Những cây bút chưa lành nghề thường chú vào một việc là dịch từng chữ sao cho sát nghĩa. Đối với họ, để dịch ngoại văn, chỉ cần biết ngôn ngữ, biết từ ngữ, biết văn phạm là đủ rồi. Thật ra, không phải dễ dàng như vậy. Dịch giả ngoài sức học vấn rất rộng, phải thông thạo về văn minh, tập quán, phong tục, những khác biệt về nếp sống, về tâm lý quần chúng mỗi địa phương, những ảnh hưởng lịch sử, xã hội trong thời đại của người dùng ngôn ngữ ấy nữa. Cụ Vi Huyền Đắc từng phát biểu ý kiến về dịch thuật như sau:

    Dịch cũng là sáng tác. “Chẳng phải dịch nghĩa từng chữ từng câu của nguyên tác là đủ, bởi vì dịch vốn là nghệ thuật tìm những chữ tương đối “đắt” và những tiếng đồng loại xác đáng và hễ nói đến nghệ thuật tức là nói đến chọn lọc và sáng tạo. Người dịch có tài là người biết châm chước sự sáng tạo, sự diễn thuật, sự chuyển ý để cho độc giả có thể hiểu được một cách dễ dàng vì họ không thể đọc được nguyên tác”.

    “Truyện ngắn, truyện dài, thi ca, từ khúc, kịch bản toàn là những sản phẩm nghệ thuật, dịch giả trước hết phải có một tâm hồn nghệ sĩ, ngoài điều kiện tất yếu đó, người dịch sẽ phản bội tác giả một cách thảm hạiVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Và cụ nêu lên bốn điều kiện cần chú ý trong công việc phiên dịch:

    - Dịch sát nguyên tác.

    - Không được phản tác giả.

    - Bản dịch phải là tiếng Việt thuần tuý.

    - Độc giả phải tìm thấy sự hứng thú hoặc sự bổ ích gì trong khi duyệt độc dịch bản.

    Và muốn vậy thì nguyên tác phải là một áng văn tâm đắc của người dịchVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Những đức tính cần yếu trên thể hiện đầy đủ qua những bản Việt dịch của nhà văn Nguyễn Hiến Lê. Ở ông có thể nói là nghệ thuật dịch đã đạt đến trình độ rất cao. Chất liệu được sử dụng đã mang lại cho dịch phẩm của ông giá trị nổi bật và đã trở thành một công trình sáng tạo nghệ thuật: bản dịch của ông có chỗ hay hơn nguyên tác.

    Sở dĩ đạt đến kết quả ấy vì ngoài lý do ông thông thạo hai thứ tiếng (thứ tiếng của tác giả cuốn sách và tiếng của người dịch tức Việt ngữ để đủ khả năng Việt hoá lời văn), một lý do khác là ông không dịch tạp nham mà, như đã trình bày, dịch có chủ đích, có chọn lựa; ông chỉ định:

    - Những sách ông thấy hữu ích: thí dụ chọn cuốn 33 câu chuyện với các bà mẹ vì thấy phương pháp dạy trẻ thích hợp với xã hội Việt Nam hồi 1971, ông nhắm đào tạo họ thành “những thanh niên có tinh thần tự do, tự chủ và độc lập mà vẫn trọng kỷ luật”.

    - Những sách chứa chan tình tự nhân loại và chủ đích nhân bản: thí dụ chọn dịch cuốn Quê hương tan rã và nội dung khi đọc khiến ta liên tưởng tới mình: “Một bộ lạc nổi tiếng hào hùng (bộ lạc Ibo) chỉ vì bị ngoại nhân chia rẽ mà thành khuất phục; một nền văn minh vững bền hằng bao thế kỷ, có những cổ tục rất đẹp (tình cha con, tình vợ chồng, tình bạn bè rất thắm thiết) bị tiêu diệt; một xã hội tổ chức chặt chẽ, đoàn kết mà có trật tự, chỉ trong có mười năm sụp đổ tan tành!”.

    - Những sách vừa có giá trị tư tưởng vừa có giá trị nghệ thuật: không phải dẫn thí dụ, độc giả tất cũng nhận thấy dễ dàng. Tuy nhiên sẽ có vị cắc cớ hỏi lại tôi: vậy thì cuốn Lời khuyên thanh niên tư tưởng cao gì đâu mà ông cũng chọn dịch? Cuốn này, ông chọn dịch không vì thâm thuý mà, như lời ông, vì “sách bình dị, thực tế, hợp với thanh niên, giải quyết được nhiều vấn đề, nhiều nỗi khó khăn trong cái tuổi còn đi học”. Dịch sách để giúp họ tổ chức cuộc đời cho hữu hiệu hơn. Cũng như khi dịch Cách sử thếVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của K.C. Ingram (chỉ là một nhà doanh nghiệp), ông nhắm phổ biến kinh nghiệm hơn chớ không chú trọng tìm dịch toàn những cây bút danh tiếng lừng lẫy quốc tế. Những sách này thuộc vào loại ông thấy hữu ích.

    - Những sách của những tác giả ông thích, ông yêu: Thí dụ ông thích Jack London vì những truyện đó nội dung chiến đấu mà viết hay, hay thích Léon Tolstoi chỉ vì Tolstoi có tài và vì cuốn Chiến tranh và Hoà bìnhnghệ thuật rất cao và nội dung rất nhân bản.

    Bởi thế, gặp một cuốn sách hay cho mấy mà không hợp với chủ đích và bản chất của ông thì dù việc dịch có đem lại cho ông nhiều lợi lộc vật chất đi nữa, ông vẫn cương quyết từ chối.

    Minh chứng cho sự kiện này, tôi không nhắc lại những bằng cớ đã nêu ở phần A, tôi chỉ dẫn thêm một trong vô số trường hợp: ông dịch cuốn L’Importance de vivre của Lin YutangVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (do J. Biadi dịch cuốn The Importance of Living) mà không dịch cuốn Võ Hậu, một tác phẩm cũng rất hấp dẫn của cùng một tác giả viết bằng Anh ngữ, bởi cuốn sau này, mặc dù nói về một Nữ hoàng phi thường có một không hai trong lịch sử thế giới cổ kim, đã thống trị Trung Quốc vào hậu bán thế kỷ VII (cũng cần nhắc lại đều này để thêm sáng tỏ quan niệm ông lựa sách dịch: ông là tác giả tìm viết hay dịch nhiều danh nhân thế giới – trong đó có phụ nữ), nhưng thứ đàn bà tàn ác, độc đoán, dâm loạn. Một người bạn cho tôi mượn bản Việt dịch Tình sử Võ Tắc Thiên của nhà xuất bản Khai hoáVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Tôi không dám phê bình, nhưng chắc chắn dịch theo cái lối “Võ Hậu lập tức cho đòi Diệc Chi vào để thử và quả nhiên gã làm bà một trận mê tơi. Dù sao, phải công nhận bà càng già càng dẻo càng dai”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì khả năng dịch còn phải nhường rất xa dịch giả họ Nguyễn. Và người bạn cho tôi mượn bản Việt dịch kia – rất rành ngoại ngữ, thường chỉ thích đọc sách ngoại quốc và nguyên tác nào cũng tỏ ra hiểu thật sau xa – trình bày với tôi:

    - Lady Wu phải là Nguyễn Hiến Lê dịch mới hay được. Đọc dịch phẩm của ông ta, tôi thấy thích bản Việt hơn nguyên tác. Nhưng đối với nhiều dịch bản như loại dịch bản Tình sử Võ Tắc Thiên này thì, nếu phải lựa một trong hai tác phẩm (nguyên tác và Việt dịch), tôi sẽ không ngần ngại mà chọn ngay bản nguyên tác.

    Ngoài điều kiện – như lời cụ Vi Huyền Đắc – nguyên tác là áng văn tâm đắc của người dịch như trình bày trên, và đức cần cù thận trọng (trình bày riêng ở một tiết mục khác), công việc dịch thuật của ông theo hẳn một đường lối được ông giới thiệu trước thật rạch ròi, rành mạch trong từng “Lời tựa” mỗi cuốn. Đọc lời tựa trong các dịch phẩm, chúng ta không thể không nhận rằng ông là một dịch giả vừa có học vấn thực, vừa có lương tâm và rất có phương pháp, mặc dù trên một bài trong Bách KhoaVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ông khiêm tốn bảo rằng “sức học của tôi nông và hẹp”. Và phương pháp ông áp dụng như thế nào để lợi cho người đọc, nghĩa là – như lời cụ Vi Huyền Đắc – độc giả tìm thấy sự hứng thú hoặc sự bổ ích trong khi duyệt đọc dịch bản? Phương pháp ông sử dụng linh động; tuỳ trường hợp, tuỳ tính chất của tác phẩm mà ông sử dụng phương pháp, không phải tất cả mọi cuốn ông đều theo một cách.

    - Nếu không phải là tác phẩm về văn chương, ông không dịch từng lời, từng chữ mà chỉ dịch sao cho rõ ràng và ít phản ý tác giả. Có vài chỗ ông tự ý sửa đổi cho hợp với hoàn cảnh, phong tục và tâm hồn của người mình (Thí dụ: trong Thế giới bí mật của trẻ em ông sửa đổi đôi chút; trong Trút nỗi sợ đi có chỗ ông bớt, có chổ ông thêm, nhiều chỗ phải diễn chứ không phải dịch v.v…). Những chỗ đó đều có chỉ rỏ trong sách. Chỗ nào cần giảng thêm cho dễ hiểu thì ông đều có chú thích ở cuối trang (trong nguyên bản không có chú thích). Những truyện mà phần đông người mình vì không đọc sách Âu Mỹ nên không quen phong tục của họ, đọc tới thấy bỡ ngỡ thì ông tự ý tóm tắt lại cho độc giả khỏi chán.

    - Gặp một cuốn sách, nếu dịch hết, sách sẽ dầy gắp đôi thì ông chỉ giữ những ý chính của tác giả, thỉnh thoảng mới đưa vài nhận xét riêng trong các cước chú hoặc bỏ bớt những đoạn không phù hợp với người Việt.

    Tóm tắt là ông chỉ lược dịch hay dịch cho thoát nghĩa. Vì thế dù là sách dịch, nhưng cuốn nào cũng bàng bạc một tinh thần Việt Nam, cho nên người đọc tưởng chừng như mình đang đọc một cuốn nguyên tác.

    Nói tới thoát dịch, độc giả hẳn nghĩ tới ông Nguyễn Văn Vĩnh. Ông là tay quán quân về dịch thuật hồi tiền chiến. Nhưng hầu hết những sách ông dịch đều không phải là những công trình đòi hỏi nhiều công phu của ông. Theo nhà văn Vũ Bằng là người đã từng gần ông, giúp việc trong tờ báo mà ông đã sáng lập thuật lại thì, ngoài truyện Mai Nương Lệ Cốt là “cuốn chuyện dịch ông để chú tâm nhiều nhất, cuốn chuyện dịch gọt dũa, công phu nhất”, hầu hết các cuốn khác “đều do bạn hữu hay thư ký thân tín chép lại lời ông đọc, chép xong, ít khi ông đọc lại, bảo đưa xuống nhà in xếp chữ luôn”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Như vậy làm sao tránh khỏi nhiều lỗi lầm. Vã lại quan niệm ông chỉ thoát dịch, cốt sao cho lưu loát, chứ không câu nệ từng chữ từng câu.

    Trường hợp quan niệm này, ông Nguyễn Hiến Lê không khác ông trong những tác phẩm không phải là cổ điển (tác phẩm cổ điển thì ông Lê cố dịch sao cho sát). Nhưng ông Nguyễn Hiến Lê không dễ dãi như ông trong lối dùng chữ, mà ngược lại ông Nguyễn Hiến Lê tìm chữ thật chân xác để diển đạt; ông cũng có sửa đổi, nhưng vẫn khéo léo giữ được cái tinh thần và cái đại ý của câu văn, của đoạn văn, không sửa đổi hẳn như ông Nguyễn Văn Vĩnh đến làm trái cả ý nghĩa. Ông cũng bỏ những đoạn trong nguyên bản, nhưng chỉ bỏ những chi tiết rườm ra, những đoạn không thích hợp và không hại đến nội dung, đến sự liên tục của câu chuyện, còn ông Vĩnh bỏ không dịch những đoạn mà nếu độc giả không đọc nguyên bản chữ Pháp, ắt không tránh khỏi ngơ ngác, chẳng hạn không biết nhân vật hay một sự việc nào đó ở đâu mà ra. Còn bao nhiêu điều vụng về ngô nghê khác (nhất là những đoạn dịch về tâm lý, tính tình) tỏ rằng ông chủ nhiệm Đông Dương tạp chí khi dịch chưa lột hết tinh thần nguyên văn và câu văn lời nói thường pha cú pháp văn Tây trở thành lai căng khiến cho độc giả rành ngoại ngữ và giỏi Việt ngữ không mấy thoả mãn, mặc dầu có truyện ông dịch sát, thật hay. Nhưng không vì thế mà chúng ta phủ nhận công trình dịch thuật của ông Vĩnh. Ở vào thời buổi mà người ta còn ngờ vực về khả năng tiếng Việt trong việc dịch thuật, diễn đạt tư tưởng Âu Tây, thì cái lối hành văn của ông, dù tài tình đi nữa – tài tình đối với thời kỳ 1913-1917… thôi – thêm vào sự ông thiếu thận trọng trong khi dịch dĩ nhiên không thể đem so bì với tài dịch của ông Nguyễn Hiến Lê được. Cho nên bảo như lời ông Vũ Bằng rằng “chưa ai dịch thuật tài tình như ông Vĩnh”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link không hẳn là không có sự thiên lệch nếu không vì lý do chưa đọc sách dịch của ông Nguyễn Hiến Lê. Ông Vũ Ngọc Phan đã nêu đầy đủ những dịch phẩm trong loại Âu Tây tư tưởng của ông, phần nhiều đã đăng trên báo sau mới in thành sách, cũng (nếu kể cả mấy tác phẩm tiếng Việt và tiếng Trung Hoa dịch ra tiếng Pháp) chưa quá số hai mươiVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Dĩ nhiên lối lược dịch hay thoát dịch của hai ông Nguyễn Văn Vĩnh và ông Nguyễn Hiến Lê không khỏi gặp sự chống đối của một số người chủ trương phải dịch cho đầy đủ và cho thật sát nghĩa, không được bỏ đoạn nào và chỉ chọn dịch những sách có một nội dung và một tinh thần hoàn toàn mới lạ đối với người mình… Quan niệm đó hợp lý hay không, tôi không bàn tới. Song tôi nghĩ phải linh động trong việc phiên dịch. Khi xét đáng lược dịch và lược dịch sẽ hay hơn, tạo hứng thú cho người đọc hơn thì nên lược dịch (tôi muốn ám chỉ những dịch giả có thực tài, biết áp dụng phương pháp nào thích hợp, có lợi cho độc giả chớ không phải nói đến hạng kém khả năng, bỏ qua vì không dịch nổi), trái lại nếu thấy vì lược dịch mà hại cho giá trị nguyên tác thì nên đổi phương pháp.

    Và đó cũng là quan điểm của ông Nguyễn Hiến Lê.

    Chính ông khi dịch tôn trọng nhất đức tín (nghĩa là dịch cho sát), rồi tới đức thuận (nghĩa là dịch cho xuôi). Nhiều tác phẩm, để giữ màu sắc địa phương, ông đã lựa giải pháp trực dịch, sát chừng nào hay chừng ấy, nhất là trong các đoạn đối thoại, vì hễ thay đổi lời nói thì phong tục, tín ngưỡng cũng thay đổi như trường hợp cuốn Quê hương tan rã, hoặc khi dịch cuốn Ôi quê hương yêu dấu, để giữ màu sắc Nam Phi, ông “chỉ phiên âm và chú thích chứ không dịch một số tiếng Nam Phi”… và “trong những đoạn đối thoại” ông “rán theo sát cái giọng chất phát của các nhân vật da đen” v.v…

    Những áng văn kiệt tác quốc tế mà ông chọn dịch theo phương pháp này đã làm cho người đọc say mê, mà đọc đến bản Việt dịch của ông lại càng thêm hứng thú và càng khâm phục cái tài dịch tinh tế, điêu luyện của ông (đề cập cụ thể hơn ở chương sau).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Những tiếng trong ngoặc kép ở tiết mục này đều rút trong tác phẩm Mấy vấn đề xây dựng văn hóa của Nguyễn Hiến Lê

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Để độc giả hiểu sự khó khăn trong nghệ thuật tìm chữ tương đương “đắt” đặng khi đọc sách dịch của Nguyễn Hiến Lê thấy được công phu tìm chữ thật tài tình của ông, tôi xin trích ra đây vài ví dụ của cụ Vi Huyền Đắc đã giải thích:
    Có lần dịch vở Marius của Marcel Pagnol, tôi gặp câu: “Nous nous connaissions depuis l’âge des chaussettes”. Dịch nguyên văn là: “Chúng tôi biết nhau từ khi còn đi vớ ngắn” thì tất nhiên “biết nhau từ khi còn để chỏm”. Tục ta là thế, song người Pháp thuở bé đâu có để chỏm. Lại phải tìm một cái gì tương đương chung cho cả Tây lẫn ta. Tôi sung sướng khi tìm được cái tật… hỉ mũi chưa sạch. Thế là câu dịch đắt nhất ra đời: “Chúng tôi biết nhau từ khi còn hỉ mũi chưa sạch”.
    Một ví vị khác câu: “Je suis venu trop jeune dans un monde trop vieux”. Dịch thông thì: “Tôi còn trẻ quá khi đến thế giới trẻ này”. Người ta hiểu đúng nhưng thiếu cái giọng Việt. Tôi tìm được câu: “Tôi trót sanh sau đẻ muộn ở một cái thế giới đã già cỗi này”.
    Ví dụ Tây rồi đến ví dụ Tàu: Dịch Hoa văn tôi gặp câu: “Tiền vi thân ngoại vật, sinh bất đới ai, từ bất đới thứ”. Dịch thông thì: “Tiền là cái gì ngoài con người, sinh ra không đem lại, chết chẳng mang đi”. Dịch cho gọn và cho có màu sắc Việt, thì: “Tiền chỉ là vật bám vào người, ta đẻ ra, tay trắng, ta chết vẫn trắng tay”. Tôi lại gặp câu: “Hắc ngật hắc” nghĩa là: “Đen ăn đen”. Tôi sực nhớ đến một câu tục ngữ mình diễn tả đúng cái ý của câu Hán văn ấy: “Gà què ăn quẫn cối xay”. (Sống và viết – trang 285-286).
    (*) Theo buổi nói chuyện của cụ Vi Huyền Đắc về đề tài Dịch thuật trong mục Diễn đàn tự do trên Đài phát thanh Sài Gòn ngày 11-8-1972.
    (Bách Khoa số 376 ngày 1-7-72).


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tên đầy đủ của bản dịch là Cách xử thế của người nay. (Goldfish).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tức cuốn Sống đẹp, nguyên tác của Lâm Ngữ Đường. (Goldfish).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bản Việt dịch cuốn Lady Wu của Lâm Ngữ Đường. Kể lại câu chuyện thật liên quan đến điểm trình bày, chớ không dụng ý khen chê dịch giả cuốn Tình sử Võ Tắc Thiên nên tôi không nêu tên tác giả dịch phẩm. Xin độc giả hiểu điều này.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nguyên văn đôi câu trong bản Việt dịch Tình sử Võ Tắc Thiên – trang 303.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bách Khoa số 75 ngày 15-2-1960 (Bài: Một chương trình dịch sách ngoại quốc của Nguyễn Hiến Lê)

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trong bài Tưởng nhớ một bậc thầy Quan Thành Nguyễn Văn Vĩnh của Vũ Bằng (tạp chí Văn học – trang 28)

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bài đã dẫn của Vũ Bằng – tạp chí Văn học số 111 ngày 1-8-1970.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xin xem Nhà văn hiện đại (tập I) của Vũ Ngọc Phan.
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Các thành viên gửi lời cảm ơn đến bài viết hữu ích này:[/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (23-02-2009)[/TD]
    [/TABLE]


    [/FONT]

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 23-02-2009, 02:23 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]
    MỘT DỊCH GIẢ CẦN CÙ, THẬN TRỌNG

    Giới thưởng thức sách dịch trong nước thường nhắc đến cụ Vi Huyền Đắc, đến Giản Chi và ông Nguyễn Hiến Lê… Cụ Vi Huyền Đắc dịch thì hay thật như trong Khói lửa kinh thành, nhưng có phần kiểu cách văn hoa quá, không giản phác như ông Nguyễn Hiến Lê. Ông Giản Chi tôi sẽ có ý kiến khi tôi trình bày về các tác phẩm ông viết chung với ông Nguyễn Hiến Lê.

    Còn kể về trước kia thì dù ông Phạm Quỳnh dịch chưa mấy hoàn hảo, hầu hết độc giả đều phục tài dịch sát nguyên văn của ông, và nhất là hết sứ hâm mộ nghệ thuật dịch rất tài hoa của ông Nguyễn Văn Vĩnh.

    Nhưng sau trước tôi vẫn thấy ông Nguyễn Hiến Lê trội hơn ở nhiều phương diện; đặt biệt là ở tinh thần cần cù, thận trọng trong công việc dịch thuật cũng như biên khảo thì tôi dám quả quyết rằng, hơn ai hết, trong làng văn nước nhà, ông xứng đáng giữ địa vị quán quân.

    Tinh thần đó hiện rõ rệt trong bất kỳ tác phẩm nào của ông: giới thiệu, ghi chú xuất xứ, tài liệu tham khảo, phụ lục, chú thích, trưng dẫn lời phê bình của cổ nhân và ý kiến của mình v.v… thật phân minh rành rẽ, do đó giúp độc giả hiểu mau, hiểu cặn kẽ và khi cần tra cứu sưu tầm dễ dàng.

    Trong Cổ văn Trung Quốc, ông cho biết về đường lối của ông:

    - Khi dịch thì chọn bản được nhiều người nhận là biên chép kĩ lưỡng nhất.

    - Khi còn kiếm được một bản dịch sát của người trước thì dùng bản đó mà khỏi dịch lại; nếu là một bản dịch không sát nhưng tài hoa thì cũng dẫn rồi dịch lại, chủ ý là để giúp độc giả không thông chữ Hán hiểu đúng tư tưởng của cổ nhân.

    - Khi dịch thì tôn trọng nhất đức tín (nghĩa là dịch cho sát, chỗ nào chưa chắc đúng thì tồn nghi, nhưng cũng đưa ý kiến) rồi tới đức thuận (dịch cho xuôi)Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Bởi chu đáo như vậy, cho nên có đề tài ông phải đợi đến ba bốn năm mới kiếm được tài liệu để khởi thảo như về tài T. LawrenceVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, đời H. Keller. Hay cuốn Sống đẹp của Lâm Ngữ Đường, một người khác gặp bản tiếng Pháp hay tiếng Anh là bắt tay dịch liền; nhưng ông thì khác; không vừa ý về bản tiếng Pháp, tiếng AnhVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, ông phải đợi tìm cho kỳ được bản Trung HoaVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mới dịch. Song khi dịch thì ông “châm chước cả hai bản, cũng cắt bớt hoặc tóm tắt vì những lẽ: tác phẩm viết vào khoảng 1937, nên có đoạn đến nay không còn hợp thời; tác giả chú ý viết cho người phương Tây đọc, nến đối với chúng ta, người phương Đông nhiều đoạn không cần thiết; sau cùng tác giả theo thuyết Tính linh, cứ thuận tay mà viết, cốt tự nhiên, thân mật như trong cuộc nhàn đàm giữa bạn bè, nên nhiều chỗ chúng tôi cho là rườm”.

    (Trích Tựa Một quan niệm Sống đẹp)​

    Phải có đức tính và cái sở học vững vàng của ông Nguyễn Hiến Lê thì dịch cuốn này mới hay được. Bởi thế mà bản dịch của ông xuất sắcVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link chúng ta không ngạc nhiên.

    Năm 1965, trong cuộc phỏng vấn ông của tác giả Sống và viết, ông có bảy tỏ một trường hợp về công việc dịch của ông như sau:

    “Dịch một trang Cổ văn, chẳng hạn trong Chiến Quốc sách, có khi tôi phải so sánh hết các thoại tôi có trong tay, xem có giống nhau không, chấm câu ra sao, chú giải ra sao, rồi có khi lại tra tất cả những bộ tự điển tôi có trong tủ, như vậy một trang có thể mất một buổi mà chưa xong”

    (Sống và Viết – trang 303)​

    Sự kĩ càng và cần mẫn của ông càng được khâm phục nữa trong công trình dịch thuật cuốn Chiến tranh và Hoà bình của Tolstoi. Mỗi ngày ông dành hẳn 8 giờ cho phần việc này và trong suốt năm rưỡi ông mới hoàn thành (trong thời gian này, ông không phải chỉ tập trung vào mỗi công việc dịch Chiến tranh và Hoà bình, những giờ khác ông còn đọc và viết những bài có tính cách thời sự nữa). Đọc tiết mục ông nói về công việc dịch tác phẩm trên, chúng ta phải nhận rằng thận trọng đến cái mức đó thì khó mà tìm được một người thứ hai: ông đọc tất cả các bản dịch bằng tiếng Pháp ông có, chọn các bản ông xét đáng tin cậy nhất (bởi dịch nhiều chỗ y hệt nhau, có khi giống từng chữ - chứng tỏ rằng họ đã dịch đúng), đối chiếu các bản ấy, cả với bản Việt dịch của nhà Văn hoá (ông mượn của người bạn) đến khi xét không còn gì nghi ngờ nữa thì ông dịch: có chỗ ông lựa bản tiếng Pháp này, có chỗ ông theo bản tiếng Pháp kia (nghĩa là bản mà ông cho là có phần dịch sát hơn), có chỗ ông không theo đúng bản nào cả như những chỗ các bản tiếng Pháp khác xa nhau thì ông tuỳ ý nghĩa của cả đoạn mà châm chước (những chỗ này ông có ghi ở cuối trang sách dịch để độc giả so sánh)… Với sự công kĩ ấy, người đọc làm sao không tin cậy được. Bởi thế bản Việt dịch này ngót ba ngàn trang, bán với giá một ngàn sáu trăm đồng (giá rất lớn đối với hồi đó) được độc giả sốt sắng đón mua là phải (bán hơn bảy ngàn bộ rồi). Thuộc loại sách kén độc giả, giá lại đắt, cho nên đối với miền Nam hồi ấy như vậy là đã cao lắm.

    Trên đây tôi dẫn chứng tinh thần thận trọng của ông trong công tác dịch thuật.

    Về biên khảo: Tác phẩm Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, một công trình dài hơi và khá bề thế, ông viết chung với ông Trương Văn Chình, dày đến 700 trang khổ 16x24cm và năm năm mới xong. Lúc soạn thảo không sẳn sách, hai ông phải tìm dần (sách Pháp, sách Anh, sách Tàu); công việc thật lắm công phu và gay go: nhiều khi qua bàn qua cải lại, trao đổi ý kiến năm, bảy lần rồi viết đi viết lại, sửa chữa ba, bốn lược; có khi một giải pháp lựa rồi, sau bỏ, rồi lựa lại.

    Trong một tác phẩm đã xuất bản, ông có thuật về sự việc “tiếp tay với một người bạn nghiên cứu về ngữ pháp Việt Nam” này, đại khái mỗi tuần ông bỏ ra vài ngày, tính lại đã đọc được ba, bốn chục cuốn sách dày sáu, sáu bảy trăm trang và hai ông đã ghi chép hàng ngàn trang, sửa đi sửa lại năm, sáu trăm trang đánh máy nữaVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Ngoài sự cần mẫn đáng phục kia, có đọc tác phẩm, chúng ta mới lại càng thấy rõ tinh thần thận trọng của hai ông trong từng chi tiết viết ra.

    Tuy nhiên ở bất kỳ địa hạt nào cũng khó ai dám tự hào rằng mình không hề phạm điều gì sơ hở, lầm lẫn. Bởi thế cũng có vài trường hợp nhỏ nhặt cần bàn lại với ông.

    Chẳng hạn trong Thư gởi người đàn bà không quen biết:

    - “Chú thích số 2: Louise de Vilmorin: chưa rõ là ai” (trang 43). Tôi tình cờ đọc một tác phẩm nói về bà: Louise de Vilmorin là một nữ văn sĩ Pháp danh tiếng hiện tại, tác giả hai cuốn tiểu thuyết Madame deJulietta. Bà chừng như mới mất vào năm 1973Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    - Điều chú thích ở trang 99: “George Sand là bút hiệu, một bút hiệu đàn ông, bà lựa khi bắt đầu viết sách”. Theo tập tục bên Pháp, chữ George không S chỉ tên đàn bà, còn tên đàn ông thì có S. Vì thế chỉ cần xem chữ viết (écriture), người ta có thể biết ngay là đàn ông hay đàn bà. Nhưng tại sao nhủ danh của George Sand là Aurore Dupin mà bà lại lấy George? Tôi nghĩ lời chú thích “một bút hiệu đàn ông” của ông trên có lý phần nào. Bởi đọc lên thì chúng ta nghĩ đến là đàn ông nhưng khi nhìn chữ viết thì biết là đàn bà. Cho nên tôi thấy ông cần chú thích thêm cho rõ hơn.

    - Truyện buồn cười, một trong những tiểu thuyết hay nhất của Anatole Frace (trang 166). Ông dịch Histoire comique ra Truyện buồn cười. Tôi sợ rằng dịch như thế có phần không được đúng lắm. Trong bài tựa cuốn tiểu thuyết đó, tác giả (ông Anatole France) có nói rằng ông dùng chữ histoire comique theo cổ nghĩa là cái nghĩa đầu tiên, cái nghĩa từ nguyên của nó. Mà theo nghĩa từ nguyên thì “histoire comique” chỉ những chuyện liên quan tới giới hát tuồng. Cho nên theo tôi thì dịch là truyện sân khấu có lẽ đúng hơn chăng. Cũng như khi đọc Cổ văn Trung Quốc của ông, người nào đã hiểu danh từ “Cổ văn” theo nghĩa của Trung Hoa rồi mà không đọc “lời mở đầu” để hiểu theo đúng cái nghĩa ông dùng (không có trong tự điển) thì thế nào cũng không tránh khỏi ngạc nhiên khi đọc tuyển tập đó, bởi tiếng “Cổ văn” ông dùng có nghĩa vừa rộng vừa hẹp để trỏ tất cả các thể văn, cả biền lẫn tản trừ tuồng và tiểu thuyết viết từ đời Minh trở về trước.

    Hay trong Thư ngỏ gởi tuổi đôi mươi:

    - Chú thích số 2: Du rififi chez les hommeVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link: “phim của J. Dassin thuật một vụ đục trần nhà bằng một kĩ thuật tân tiến nhất của một bọn ăn cướp. Hồi phim đó chiếu ở Pháp (1958-60?) xảy ra nhiều vụ đục tường khoét vách theo phương pháp học được trong phim” (trang 73). Không hẳn là một chuyện phim mà chính là một tiểu thuyết của Aguste Le Breton – trong loại tiểu thuyết “Série Noire” danh tiếng của Pháp, gọi vắn tắt là Roman noir, dưới quyền điều khiển của M. Duhamel.

    - Chú thích số 2Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link về James Bond: “nhân vật tiểu thuyết và phim gián điệp” (trang 98). Điều này có lẽ ông lầm thật: James Bond là tên một nhân vật tưởng tượng trong các truyện gián điệp danh tiếng của nhà văn Anh Ian Fleming. Còn tài tử đóng vai James Bond trên màn ảnh được nổi danh nhờ vai này là Sean Connerychớ không phải James Bond.

    Chỉ dẫn ra một ít điều không mấy quan trọng tôi lượm lặt được trong khi đọc sách của ông không có ý nghĩa xoi mói, biểu hiện sự suy giảm lòng tôn kính ngưỡng mộ tột đỉnh của tôi đối với ông mà chỉ minh chứng rằng những điều tôi bày tỏ về ông không phải là những suy luận hồ đồ, những nhận xét vu vơ của một người không có một chút thực học nào, ngược lại tôi đọc kĩ – đọc thật kĩ – và hết sức thận trọng về những gì tôi viết ra, tôi muốn tác phẩm của ông hoàn hảo, mà một người viết nhiều như ông làm gì tránh khỏi ít điều lầm lẫn sơ sót nhỏ nhặt.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xon xem cho đầy đủ hơn trong Phàm lệ - trang VII và VIII (Cổ văn Trung Quốc). Mấy chữ in nghiêng là do Châu Hải Kỳ để lưu ý độc giả chứ không phải do ông Nguyễn Hiến Lê.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Có lẽ là “đời T.E. Lawrence” (một trong các danh nhân trong cuốn Ý chí sắt đá) bị in lầm thành “tài T. Lawrence”. Còn Helen Keller là một trong các danh nhân trong cuốn Gương kiên nhẫn. (Goldfish).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Thực ra thì cụ Nguyễn Hiến Lê không tìm được nguyên tác tiếng Anh. (Goldfish).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bản 1993 in: “(…) bản Trung Hoa (ông Giản Chi có, cho mượn) mới dịch”. (Goldfish)

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Ông Vũ Bằng có dịch (Á Châu xuất bản) nhưng dịch tóm tắc mỏng lắm, cho nên tôi không so sánh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tương lai trong tay ta – trang 132.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bà Louise Leveque de Vilmorin sinh năm 1902 và mất năm 1969. (Goldfish).


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Phim của đạo diễn Jules Dassin, năm 1955, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Aguste Le Breton. (Goldfish)

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Cả hai chú thích đều là số 2. Số nào đúng, số nào sai? (Goldfish).
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên
    [/TD]
    [/TABLE]
     
    Quoc Tung 1989 thích bài này.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này