Nguyễn Hiến Lê trong “Văn học Miền Nam: Tổng quan”

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi Foli, 4/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Foli

    Foli Lớp 11

    NGUYỄN HIẾN LÊ TRONG VĂN HỌC MIỀN NAM CỦA VÕ PHIẾN
    Ghi chép và thực hiện ebook: Goldfish
    Ngày hoàn thành: 15/01/2008
    Thư viện Ebook


    Trong cuốn Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, Nhà xuất bản Văn học – 1993, tác giả viết về nhà văn Võ Phiến trong mục “Bạn trong nhóm Bách Khoa” như sau: “Tôi quí Võ Phiến nhất. Ông tên thật là Đoàn Thế Nhơn, quê ở Bình Định, hồi trẻ được Đào Duy Anh khen có khiếu về văn. Gia đình ông chắc có truyền thống văn học, một người em ông có bút hiệu là Lê Vĩnh Hoà, theo kháng chiến, viết truyện ngắn nhưng không sâu sắc bằng ông, chết trước năm 1975.

    “Ông hiền lành, ăn nói dí dõm, lễ độ, thành thực, trọng tôi như anh. Tình ông đối với tôi rất kính đáo. Trước ngày giải phóng độ mươi bửa, ông lại từ biệt tôi, nhờ tôi giữ một số tác phẩm đã in của ông, và cho tôi hay đã gởi các bản thảo chưa in cho Nguyễn Mộng Giác, cũng quê ở Qui Nhơn cũng có tài viết truyện. Khi chia tay tôi xúc động rơm rớm nước mắt, Võ Phiến bảo sẽ trở lại, nhưng sau đó ông đi luôn. Nghe nói ở Mĩ ông viết một bài báo khuyên các bạn Việt kiều giữ truyền thống Việt, lời rất cảm động”. (trang 505)

    Nhà văn Võ Phiến, trong Trả lời phỏng vấn của Đào Huy Đán tháng 3/88, đã kể lại rất cảm động buổi gặp gỡ cuối cùng giữa ông và học giả Nguyễn Hiến Lê: "Khuôn mặt đẫm lệ của ông hôm ấy in sâu trong trí tôi như hình ảnh bi thương của giới cầm bút miền Nam lúc bấy giờ”.

    Mới đây, chúng tôi tình cờ tìm thấy tác phẩm VĂN HỌC MIỀN NAM: TỔNG QUAN của Võ Phiến (“Viết xong tại Los Angeles tháng 5-1986 - Sửa và thêm, tháng 7-1999”), tập này được website Tiền Vệ đăng lại nhiều kỳ với Lời giới thiệu như sau (xin trích): “Trong lãnh vực nghiên cứu văn học ở hải ngoại từ sau năm 1975, bộ Văn Học Miền Nam gồm 7 tập của Võ Phiến, dù gây nên nhiều tranh cãi sôi nổi và dù mắc một số hạn chế nhất định, vẫn là một trong những thành tựu lớn nhất. Nó không những giúp người đọc nhận diện một khía cạnh khác trong tài năng của Võ Phiến mà còn cung cấp cho người đọc một khối tài liệu đồ sộ và đáng tin cậy về một nền văn học ngỡ đã bị quên lãng: văn học Miền Nam từ năm 1954 đến 1975. Với ý nghĩa như thế, bộ Văn Học Miền Nam của Võ Phiến, đặc biệt tập đầu, “Tổng quan”, đã được đón nhận nồng nhiệt. Cuốn sách đã được tái bản nhiều lần”.

    Trong tác phẩm nầy, ông Võ Phiến đã nhiều lần nói về cụ Nguyễn Hiến Lê hoặc dẫn lời cụ. Ở đây chúng tôi xin mạn phép chép lại một số đoạn để chúng có dịp tìm hiểu về cụ Nguyễn Hiến Lê.

    Code: Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]

    Posted by Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    tieungao and gspph like this.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này