Trà phiếm Nguyễn Lân là giáo sư tự phong, tức giáo sư dỏm...?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi khiconmtv, 27/10/17.

Moderators: amylee
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Thành viênVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thành viên hội đồng đều là những Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linktrong các ngành Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Việt Nam hiện nay, đứng đầu là chủ tịch hội đồng

    • Chủ tịch đầu tiên của hội đồng là giáo sư Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Tra tiếp giáo sư Toàn:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Câu hỏi: bác Toàn được phong giáo sư năm nào?
     
  2. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Bác dongtrang chắc cũng là một trong những người hoài cổ như lúc nãy tôi nói, nhưng không biết bác có 'bất thực cốc Chu' chăng? Đùa vậy thôi, tôi thấy bây giờ người ta dùng lại từ cũ rất nhiều. VD hồi trước gọi là 'cán bộ' giờ trở lại gọi như xưa là 'công chức', 'viên chức', cán bộ cấp cao gọi là 'quan chức', trước gọi là 'cơ quan' thì giờ gọi là 'công sở'... Trước kia mà gọi cán bộ là quan thì tội nặng vì có tư tưởng phong kiến, phải gọi cán bộ là 'đầy tớ'.
     
  3. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Tôi thì phục các thầy ở trong Uỷ ban điển chế văn tự thời xưa. Các thầy tìm tòi phục hồi những từ mới từ cũ hay lắm. Mà các thầy khi sử dụng thì cũng đắn đo căn nhắc ghê lắm. Các thầy dư biết giảng viên là do chữ giảng giải viên của Tàu mà ra nhưng các thầy chọn từ giảng sư. Nó có cái hay riêng của nó. Còn giáo sư thì Tàu gọi là giáo thụ. Các thầy thấy xa lạ nên không chọn. Hihi. Thôi thì chơi đồ cổ cũng là một cái thú.
     
  4. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Hồi xưa ở VN cũng có huấn đạo, giáo thụ... đó là tên một chức quan hơn là vị trí công việc. Hiện nay thì ở phổ thông gọi là giáo viên, đại học gọi là giảng viên, có lẽ trẻ em thì cần giáo còn sinh viên lớn rồi chỉ cần giảng thôi.
    Nhìn sang ngành y, ta gọi là y sĩ, bác sĩ; Tàu gọi là y sinh, y sư... cũng có phân cấp bậc. Ngày xưa ở Tàu, thầy lang gọi là 'đại phu' không biết từ đó được dùng từ bao giờ. Thời Tiên Tần, Tần-Hán... thì 'đại phu' vẫn còn là một chức quan dù nghĩa của nó chỉ là 'ông lớn'
     
  5. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Giáo sư "xưa" thì tôi không dám nói.

    Giáo sư "nay" (tức là được phong qua Hội đồng giáo sư nhà nước) thì có hiểu theo tiếng Pháp không?
     
  6. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Tôi nghĩ thời nào lúc nào cũng có nhiều luồng quan điểm. Nhưng dăm ba người hoài cổ làm sao tạo thành trào lưu cho xã hội được.
     
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Biết đâu đấy, cứ hoài cổ đi, sau này có khi lại thành phong trào phục cổ cũng nên. Như tôi VD ở trên, mấy từ cán bộ, cơ quan... nay đã đổi lại thành công chức, viên chức, công sở. Rồi áo dài, khăn đóng... cũng được phục hồi thành quốc phục đó thôi.
     
  8. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Đến lúc đó thì cái cổ đã trở thành cái kim rồi.
     
  9. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Spam nốt rồi out topic này. Mò mãi mà chưa ra ngày giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn - chủ tịch đầu tiên của Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước được phong học hàm giáo sư. :(

    Tham khảo thế giới nhé. Lượng Giáo sư của nước ta đông nhỉ?

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Giáo sư
    Giáo sư hay Professor (viết tắt tiếng Anh là prof.) là một học hàm ở các trường đại học, các cơ sở giáo dục, các học viện và trung tâm nghiên cứu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo nghĩa đen, Từ Professor (giáo sư) bắt nguồn từ tiếng Latinh "person who professes" nghĩa là một chuyên gia có kiến thức chuyên sâu về nghệ thuật hoặc khoa học, hoặc một giảng viên có trình độ chuyên môn cao.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Giáo sư
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Giáo sư, nhà khoa học Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nghề nghiệp
    Tên
    Giáo sư
    Loại nghề nghiệp
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Ngành nghề hoạt động
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Mô tả
    Năng lực
    Kiến thức học thuật, nghiên cứu, soạn thảo bài báo khoa học, viết các chương sách, giảng dạy
    Yêu cầu học vấn
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (e.g., Ph.D.), bằng cấp chuyên nghiệp và các bằng cấp cao khác
    Lĩnh vực
    việc làm

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nghề liên quan
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Ở phần lớn thế giới, từ "giáo sư" không có tiêu chuẩn được sử dụng chính thức để chỉ ra cấp bậc học vấn cao nhất.

    Các giáo sư thường tiến hành nghiên cứu ban đầu và giảng dạy các khóa học ở đại học, sau đại học hoặc các lĩnh vực trong chuyên môn của họ. Ở các trường đại học có chương trình cấp bằng sau đại học, giáo sư có thể cố vấn và giám sát sinh viên tốt nghiệp tiến hành nghiên cứu luận án hoặc luận văn.

    Ở các nước Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, các giáo sư thường có bằng tiến sĩ hoặc bằng cấp cao khác. Một số giáo sư có bằng thạc sĩ hoặc bằng cấp chuyên nghiệp, chẳng hạn như Bằng M.D, là trình độ cao nhất của họ. Giáo sư không phải là một Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link hay một Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link khoa học mà là một Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link giảng dạy, có trách nhiệm lớn trong trường đại học, thường do các trường đại học tự chọn lựa và quyết định.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, trước năm 1975 từ giáo sư được gọi, để chỉ các nhà giáo dạy trong các trường trung học từ lớp 6 đến lớp 12. Hiện nay, Giáo sư là tên gọi một Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link dành cho các cán bộ giảng dạy cao cấp ở các bộ môn thuộc trường Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link hoặc viện nghiên cứu, được nhà nước phong tặng vì đáp ứng đủ các tiêu chí do luật định trong các hoạt động (lĩnh vực) Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nhưng lại không có quyền hạn, nhiệm vụ nào rõ ràng với chức danh đó.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Phó giáo sư là một chức danh khoa học dành cho người nghiên cứu và giảng dạy bậc đại học, sau đại học nhưng thấp hơn giáo sư. Tính đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam có khoảng 12,000 Giáo sư và phó giáo sư. Riêng năm 2016 có thêm 65 GS và 638 PGS được công nhận.Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Ở các nước Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, thì giáo sư là một chức vụ giảng dạy (tại một bộ môn nào đó do hội đồng chuyên ngành quyết định) hoặc chức danh khoa học (do hội đồng giáo dục và khoa học liên bang công nhận) tùy vào thời gian, thành tích giảng dạy đại học, sau đại học và công trình khoa học của các giảng viên có học vị Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link hoặc Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkkhoa học.
     
  10. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Tôi chỉ nêu thí dụ là nước Pháp hay những nước theo văn hoá Pháp họ hiểu theo hai hay ba nghĩa đều được và thấy cũng chẳng có vấn đề gì. Một từ có nhiều cách hiểu khác nhau. Thí dụ từ kinh tế bạn có thể hiểu là kinh bang tế thế cũng được. Theo từ điển Việt, từ điển Tàu theo thầy bạn giảng, theo từ economy của Anh của Pháp. Thôi thì mỗi người hiểu khác nhau. Tôi thì thấy không nên gán ghép hay chụp mũ vì thấy có nhiều người tự xưng hay gọi người khác là giáo sư chỉ với nghĩa là thầy dạy học.
     
  11. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Có những từ thích gọi thế nào cũng được, ví dụ khen anh X "đẹp trai", khen chị Y là "hotgirt" ...

    Còn những tên gọi đã được chuẩn hóa thì không thể bừa bãi được. Ví dụ công an / viên chức / bác sỹ / giáo sư / cử nhân ...

    Nhân tiện, từ "cử nhân" nghĩa gốc cũng khác ngày nay. Thế nên dùng theo nghĩa của thời nào?
     
  12. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Cử nhân, thạc sĩ thì ai được cấp bằng thời nào thì được hiểu theo thời đó. Thời cụ X ai cũng gọi cụ là giáo sư (với nghĩa gốc của nó) thì nay ta cứ gọi y như thế mà gọi cho dù thời thế có thay đổi. Tiện cũng nói luôn có rất nhiều từ điển tự ý bỏ nghĩa giáo sư là thầy giáo như vậy là sai lắm.
     
  13. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Nói thêm cho vui. Có em đi học muốn trở thành ''sư'' thành ''thầy'' lại không được gọi là sư mà bị gọi là ''viên''. Có em đi học không muốn thành ''sư'' lại được gọi là "sư" như luật sư, kỹ sư.
     
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Thế mới gọi là quy định của nhà nước. Đã là quy định thì dù sai cũng phải theo thôi. Như tôi đã VD, dù trước kia dân vẫn gọi thắp đèn là 'thiêu đăng' nhưng nay quan châu quy định phải gọi cái việc thắp đèn là 'phóng hỏa' thì ai cũng phải dùng từ đó.
    Hồi xưa bên Tàu nghe nói còn không được nhắc đến tên triều đại cũ. Thời Thanh có ông đọc thơ rằng "Minh nguyệt hà thời chiếu- Bả tửu vấn thanh thiên". Thế là bị quy tội phản nghịch. Sau này mở rộng ra, ai viết những chữ nhật, nguyệt, quang... cũng bị cho là nhớ tiếc nhà Minh, khép tội nặng.
    VD cụ X thời trước từng làm tri huyện, nhưng thời thế thay đổi rồi thì cụ không được xưng cái danh đó nữa, nếu muốn xưng thì nói là 'nguyên tri huyện thời Pháp thuộc'. Nói thế không sai nhưng sẽ bị quy là quan điểm sai lệch.
     
  15. NQK

    NQK Lớp 10

    Đấy. Đơn giản là thế thôi ạ. Và nó bổ ích và đỡ mất dạy hơn cái 'tiên sư' của em nhiều đúng không ạ.

    Ca sĩ Ngọc Sơn thích sư thì cứ gọi là 'Tiên sư' thì có khi không bị thu hồi.

    Sent from my ONEPLUS A3000 using Tapatalk
     
  16. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Lẽ ra không bàn nữa nhưng thấy có câu hỏi rất hay là có cụ đỗ bằng thạc sĩ thời Pháp thuộc vậy bây giờ phải gọi cụ ấy là gì nhỉ. Thạc sĩ bây giờ thì kém thạc sĩ thời xưa 1 hay 2 bậc gì đó. Thêm câu hỏi nữa có vị sinh ở Hà Đông. Trước đổi là Hà Tây rồi nay là Hà Nội. Vậy thì nói cụ ấy sinh ở Hà Đông, Hà Tây hay Hà Nội đây? Thôi thì cứ gọi như lúc ban đầu là đúng nhất. Tạm kết luận gọi chức danh theo thời phát sinh là đúng nhất. Cụ phó bảng Bùi Kỷ thì cứ y như thế mà gọi chớ đừng quy ra học vị thời nay là hỏng bét.
     
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có quy định đấy bác ạ- công chức, sinh viên, học sinh bây giờ phải khai lý lịch mỏi tay nên chẳng ai lạ gì cái quy định ấy. Phần nơi sinh, quê quán thì ghi theo tên gọi bây giờ, nếu cần thì mở ngoặc ghi thêm tên cũ. VD quê quán Mỹ Đức- Hà Nội (Hà tây cũ). Có nơi còn thay đổi địa danh nhiều lần, như Hà tây trước đây là 1 phần tỉnh Hà Sơn Bình. Cũng như có ai khai là sinh ở Trúc giang tỉnh Kiến Hòa thì có khi chả ai biết ở đâu.
    Giáo sư thời xưa thì là một danh từ thông thường chỉ nghề nghiệp như 'thầy giáo', thời Pháp thuộc thì là chức danh, nhưng nay là một học hàm. Tôi cũng thấy quy định tên học hàm là 'giáo sư' nó sai sai, nhưng biết làm sao được. Còn 'phó bảng', 'tiến sĩ'... thì là học vị. Gọi chức danh, học vị theo thời phát sinh thì được nhưng để tránh nhầm lẫn cũng nên ghi chú là của thời nào.
    Ngày xưa có thói quen ai làm quan tước gì thì cứ gắn luôn vào tên dù người ta có thích hay không. Ông Đỗ Phủ làm viên ngoại bộ Công nên cứ gọi là Đỗ Công bộ. Ông Đào Tiềm làm huyện lệnh một thời gian ngắn rồi chán quá từ chức nhưng về sau cứ chết tên là Đào lệnh. VD như trong bài thơ:
    Ỷ hạm khóa đồng phân cúc chủng
    Khả tri Đào lệnh cựu sinh nhai
     
    4DHN and dongtrang like this.
  18. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Vậy thì ở nước ta một người cả đời ở một chỗ có thể sinh ra ở Hà Đông, làm ở Hà Tây và khi chết thì ở Hà nội. Thoạt nghe thì cứ tưởng cụ ấy ở ba nơi mà thật ra lại là 1. Có thể gọi là 3 trong 1. Thấy cũng hay hay.
     
  19. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Cùng một lò Hán văn thì Trung Hoa, Nhật và Đại Hàn đều gọi professor là giáo thụ để phân biệt teacher là giáo sư. Chỉ có mỗi ta là chơi khác người nên mới nên nông nỗi. Thôi không dám bàn thêm nữa kẻo mang tiếng là lắm chuyện mà dạo này cũng hơi nhiều chuyện thật.
     
  20. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nói thật, tôi thấy tiếc cái công gõ phím để chanh lộn về cái học hàm đó. Nếu tìm hiểu kỹ trước thì đỡ bao nhiêu. Các cụ nói "google 7 lần trước khi phím" quả là chí lý. :)

    P.S Mọi người còn bàn đến bao giờ đấy? :D
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này