Nguyễn Tuân, một nét tính cách

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi 4DHN, 4/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]


    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 26-11-2008, 11:42 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Banned

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Bài gởi: 162
    Xin cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 621 lần trong 162 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] Nguyễn Tuân, một nét tính cách
    [HR][/HR]
    Nguyễn Tuân, một nét tính cách
    Phan Hoàng

    Trong làng văn Việt Nam, Nguyễn Tuân có một tính cách hết sức độc đáo. Trước đám đông, ông ngang tàng, phóng túng, nhưng trong cuộc sống gia đình lại hết sức mực thước, ngăn nắp. Với chữ nghĩa, ông kỹ tính đến khe khắt. Cuộc đời ông có nhiều giai thoại thú vị mà sau đây là một vài câu chuyện nhỏ do bạn văn Kim Lân kể lại.

    Hà Nội một ngày đẹp trời. Tôi chìm đắm bên tách trà nghi ngút hương thơm cùng khói thuốc, ngồi nghe nhà văn Kim Lân kể chuyện đời, chuyện người. Trí nhớ tác giả "Vợ nhặt" thật đáng nể. Khi chuyển đề tài sang các bạn văn quá cố, Kim Lân dừng lại khá lâu về những kỷ niệm với ba bậc tiền bối: Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, và Nguyễn Tuân. Mà nhất là Nguyễn Tuân.

    Nhà văn Kim Lân bảo: "Sòng phẳng mà nói, một lớp nhà văn có người nghênh ngang một chút, bướng bỉnh một chút, một chút thôi, như Nguyễn Tuân cũng có cái hay đó anh ạ! Ngang tàng là thế, nhưng gia đình Nguyễn Tuân rất nề nếp. Và anh Tuân là người thích cái đẹp. Câu văn phải đẹp. Chỗ ngồi phải đẹp: cái ghế anh rứt ra một miếng vải là để làm đẹp chỗ ấy. Thích cái đẹp, luôn đi tìm cái đẹp, nên cả trong cách ăn mặc của Nguyễn Tuân cũng luôn hướng tới cái đẹp, cái hiện đại, hợp thời trang".

    Không chỉ riêng Kim Lân, mà dường như đa số các nhà văn cùng thế hệ với Nguyễn Tuân đều không thể quên những hình ảnh hết sức hợp thời trang của con người từng nổi tiếng "ngông" và có "uy" nhất trong làng văn này. Mỗi thời kỳ, mỗi hoàn cảnh, Nguyễn Tuân có một cách, một kiểu ăn mặc khác nhau. Trước 1945, mỗi lần xuống phố, tác giả của Vang bóng một thời luôn đĩnh đạc trong bộ đồ tây cùng đôi giày da bóng loáng. Nhưng khi đi dự lễ lạt theo phong tục cổ truyền thì lại hoàn toàn khác: Nguyễn Tuân mặc áo gấm, đầu đội khăn xếp, đi dép da láng. 9 năm kháng chiến chống Pháp, cùng bộ đội tham gia các trận đánh lớn hay các chiến dịch, mọi người lại thấy Nguyễn Tuân gọn gàng trong bộ quần áo nâu, đội mũ "văn nghệ" tròn, nhanh nhẹn, xốc vác trên từng cây số. Và sau này, khi thực hiện những chuyến công du nước ngoài, Nguyễn Tuân lại tề chỉnh trong chiếc áo raglan, đầu đội mũ phớt, tay chống ba toong một cách trịnh trọng.

    Nhà văn Kim Lân đưa ra lời "kết" thật chí lý "Vì chỉ thích cái đẹp, yêu cái đẹp, luôn đi tìm cái đẹp, nên Nguyễn Tuân không thể chấp nhận được cái không đẹp trong quan hệ giữa người với người. Chính vì thế, cái ngang ngạnh, thẳng thắn, đốp chát và thâm thúy, nhiều khi đến nghiệt ngã của ông chẳng qua cũng là do không thể chấp nhận sự tầm thường, nịnh bợ, xấu xa của con người. Nhà văn lão thành, tác giả truyện ngắn nổi tiếng Làng cũng thật thà thổ lộ: "Lúc đầu, tôi tự nghĩ rằng mình chẳng bao giờ dám làm bạn với ông này, trừ khi ông đến tôi thôi. Vì đến với ông không đúng lúc, mà ông ấy nổi máu lên, ông đuổi mình, thì thật chẳng ra thể thống nào!". Nói tới đây, nhà văn Kim Lân khà khà cười, nụ cười thật tươi, thật hóm hỉnh. Đúng như lời ông, cái ông nhà văn "khó tính" Nguyễn Tuân khi nổi nóng, thì chẳng chừa một ai.

    Nhà văn Kim Lân bảo rằng, người ta hay nói nhiều giai thoại về Nguyễn Tuân, nhưng phải là người như thế nào mới có những giai thoại hay chứ? Chỉ riêng Nguyễn Tuân là mới có thể viết được "yêu ngôn". Bởi vì cuộc sống của ông đã "yêu quái" lắm rồi, mới có được cái "thần bút" ấy! Nguyễn Tuân là người cực kỳ sợ ma. Khi ông cùng Kim Lân sang công tác ở Bulgaria, mỗi người được cấp một căn phòng riêng, nhưng ông sợ ma không dám ngủ một mình. Ông đòi Kim Lân sang ngủ chung một phòng với ông cho bằng được. Nhờ vậy, Kim Lân phát hiện ở Nguyễn Tuân một thứ bệnh rất lạ: suốt thời gian ở Bulgaria, đêm nào cũng như đêm nào, cứ đến độ một giờ sáng là Nguyễn Tuân thức dậy bật đèn sáng trưng, đi đi lại lại ngẫm nghĩ, giở sách ra đọc. Sau đó, ông lại mở rượu ra uống, vừa uống vừa đọc sách. Rồi lại mở tất cả vali quần áo ra nheo mắt ngắm nghía, xếp đi xếp lại cả chục lần. Mãi gần bốn giờ sáng, vừa tàn bữa rượu thì ông mới chịu đi ngủ. Một giấc ngủ ngon lành mới thật sự đến với nhà văn. Kim Lân bật cười, nhỏ giọng với tôi: "Khổ lắm anh ạ! Lúc mình cần ngủ thì ông ấy thức, lúc mình thức thì ông lại ngủ khì. Mà lạ lắm nhé! Nó như thành một thứ bệnh, rất giống như ma ấy, đêm nào cũng như đêm nào".

    Không chỉ ngang tàng, "ma quái", mà Nguyễn Tuân còn là một người rất vui tính. Ông đi đến đâu là tiếng cười râm ran vỡ ra đến đấy. Trong kháng chiến, buổi nói chuyện nào của ông cũng đông nghịt khán giả, từ chỉ huy đến anh lính binh nhì đều ngồi nghiêm chỉnh lắng nghe. Ngang tàng, phóng túng là vậy, nhưng trong cuộc sống riêng tư, nhà văn hết sức mực thước, ngăn nắp. Đặc biệt, trong văn chương ông là người hết sức khắt khe về chữ nghĩa.

    Trong bản lý lịch lưu trữ ở Hội Nhà văn Việt Nam, Nguyễn Tuân không ghi là Tổng thư ký Hội Văn nghệ, hay ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, mà khai chức danh: "Chuyên viên ngôn ngữ Việt". Còn trong giao tiếp với người nước ngoài, ông dùng độc nhất một loại danh thiếp in bằng tiếng Pháp: "Nguyễn Tuân, Prosateur (người viết văn xuôi) Hà Nội - Việt Nam". Ông khó tính với chữ nghĩa như vậy, nên khi viết văn, ông viết thế nào phải in thế ấy. Các báo đặt bài, đăng bài của Nguyễn Tuân nhiều phen phải lao đao vì cái ông nhà văn "khó tính" này. Trước đây, Nhà xuất bản Văn học có lần dự định in một tập tùy bút của Nguyễn Tuân. Nhưng lại đề nghị nhà văn bỏ bớt tùy bút Tờ hoa. Nguyễn Tuân chẳng những nhất quyết không đồng ý mà đồng thời ách luôn không cho in cả tập. Ông bảo rằng: "Đánh Mỹ đến như thế mà vẫn không cứu nổi một tờ hoa à?". Còn khi tập tùy bút - tiểu luận Tôi đọc được sắp chữ gần xong, nhưng do biên tập cắt bỏ một đoạn trong bài viết về Tú Xương, có tiểu mục: "Nếu Tú Xương đỗ cử nhân", nên nhà văn cũng bắt "dẹp tiệm". Mấy ông nhà xuất bản "ngẩn tò te", nói gì Nguyễn Tuân cũng chẳng nghe. Mãi lâu về sau, tập bút ký - tiểu luận này mới được Nhà xuất bản Tác phẩm mới đưa đi in và đổi tựa thành "Chuyện nghề".

    (Nguồn: suutap.com)
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG]

    [/TD]
    [/TABLE]
     
    Storm thích bài này.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này