Phật Giáo Nhân quả giàu và nghèo

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi junchan, 1/10/13.

Moderators: mopie
  1. junchan

    junchan Lớp 7

    Hôm nay chúng ta trao đổi với nhau một đề tài rất là thấp mà rất gần gũi là Nhân Quả của việc Giàu và Nghèo. Tuyệt đối không có ai tên nghèo cả vì sao vậy,vì cha mẹ không ai muốn cho con mình nghèo ai cũng gửi gắm những hi vọng, bởi vì chính cha mẹ mình cũng khoái giàu nữa, nên cũng muốn giàu. Nhưng không phải lúc nào ta sống trên đời cũng được giàu có, nhiều người cũng rất khó khăn trong cuộc sống và nhiều người cũng hết sức cố gắng để thoát khỏi thân phận nghèo hèn của mình để bằng mặt bằng mày với mọi người nhưng không phải luôn luôn thành công. Có cái gì đó luôn luôn ngăn cản ta, nhiều rồi thì ta gọi là một số phận, cái số phận đó đến nỗi nó hiện lên khuân mặt hay tướng ta nó quy định mà ông thầy bói nhìn thấy luôn, nhìn mặt là ông nói: Cái người này đến nữa giàu, cái người này đến nữa nghèo thấy mồ, nhìn ra luôn. Đến nỗi thầy không biết bói mà thầy nhìn thấy cũng sơ sơ, nên nói là cái gì đó nó in lên cuộc đời ta, in lên tướng mạo của ta,in lên thân phận của ta, đó là điều ta khó vùng vẫy ta khó thoát ra được, những đạo khác gọi là định mệnh còn đạo Phật gọi là Nghiệp là Nhân Quả.
    Hôm nay ta bàn với nhau Nhân Quả như thế nào và cách chuyển Nhân Quả đó chứ không ai muốn mình nghèo,thầy cũng không muốn Phật tử nghèo. Chúng ta muốn ai cũng đầy đủ, có ăn có mặc và những người chung quanh mình đều có ăn có mặc nhưng cái giàu nghèo nó phức tạp vô cùng, nó theo Nghiệp mà Phật đã dạy thực là một điều khó khăn chứ không đơn giản.
    Ví dụ ta cứ hiểu đơn giản người này giàu là đời xưa bố thí nghèo, người này nghèo tại đời xưa bỏn xẻn. Thực ra Nghiệp không đơn giản như vậy, Nghiệp phức tạp nhiều hơn ta nghĩ, không chỉ đơn giản là bố thí nhiều là giàu, có những người đời xưa bố thí nhiều lại rất nghèo.
    Vì vậy hôm nay ta bàn với nhau nhiều góc cạnh như vậy để ta sáng ra, từ đây ta sống cuộc sống kỹ hơn đúng hơn và chuyển Nghiệp giàu nghèo của mình.
    Người giàu được cái gì và người nghèo không được cái gì? Người giàu được nhiều tiền, chính cái nhiều tiền này ta được nhiều chọn lựa trong cuộc sống của mình, cái thứ hai là cái người ta thèm, chứ thực sự tiền chưa là gì hết, tiền chỉ là đống giấy lộn hoặc vàng chất đống thì cũng chỉ là đống kim loại, nhà đất nhiều thì đất nhiều phải nhổ cỏ chứ được gì.
    Nhưng phía sau những tài sản đó, phía sau đống giấy tiền, phía sau đống vàng, đống nhà đất đó bắt đầu ta chọn lựa được nhiều điều khác cho cuộc sống của mình. Từ đống tiền đó ta mua xe, mua nhà mua quần áo ta sửa thẩm mỹ, ta căng được da, ta nhuộm được tóc ta đổi xe đổi nhà, thậm chí nhiều người đổi vợ thay người tình, họ có cuộc sống hưởng thụ xa đọa để thỏa mãn cái ham muốn thấp hèn của họ.
    Hoặc ta dùng đồng tiền đó để ta bòn tạo công đức cũng được, thay vì dùng tiền hưởng thụ ta đem ta làm những việc từ thiện ta giúp dân giúp nước ta giúp người nghèo ta cúng chùa ta đắp tượng ta hoằng pháp ta giúp cho quý thầy đi truyền bá. Tức là đồng tiền cho ta nhiều lựa chọn trong cuộc sống nên vì vậy ta thích sự tự do đó, thích cái quyền mà được chọn lựa mọi điều trong cuộc sống nên ta thích giàu, đúng không ạ? Cái tâm lý nằm ở chỗ đó và người giàu bỗng nhiên đi đến đâu mình có giá trị tới đó, đây là cái thứ hai làm ta thích nữa.
    Ví dụ bây giờ cùng bước vào chùa, chùa là nơi từ bi bình đẳng nghèo giàu gì quý thầy quý cô cũng thương, nhưng thương gì thì thương người giàu bước vào tự nhiên mình được trọng vọng hơn trước mọi người. Phật tử nhìn vào mình cũng nể, thầy cô buộc lòng cũng phải ưu ái mình hơn chút tại vì mình có thể giúp đỡ chùa được nhiều hơn còn người nghèo bước vào ít ai để ý và quý thầy cô có từ bi thương mình thì thương mình vì cũng nghĩ cách giúp mình. Có khi người nghèo quá đến thì quý thầy cô buộc phải xúc gạo trong chùa cho ăn đỡ, rồi không khinh mà thương nên phải giúp. Việc đến để nhờ vả chùa giúp đỡ bỗng nhiên giá trị của mình cũng rớt xuống rồi trước mặt Phật tử mình cũng phải thui thủi mặc cảm khó khăn buồn tủi nên tiền bạc cũng kèm với giá trị cái phẩm giá con người,cũng làm ta ray rứt, ta không muốn mình là người kém giá trị trước mặt mọi người,nên đó cũng là điều làm ta thích giàu một lần nữa,đúng không ạ? Chưa hết đâu, đó là nói hai điều căn bản mà người giàu họ có được:
    Thứ nhất là họ có quyền chọn lựa được những điều trong cuộc sống của họ,đây là tự do là quyền lựa chọn là cái mà người ta ham thích.
    Thứ thứ hai là cái giá trị của mình trước mặt mọi người cũng làm người ta ham thích đó là hai cái căn bản. Còn những người mưu mô xảo quyệt tính toán tham vọng thì từ đồng tiền họ mua được rất nhiều điều khác nữa.
    Ví dụ họ có thể dùng tiền để mua chuộc để hối lộ để tham nhũng và có thể đạt được những danh vọng tiếng tăm hay địa vị quyền chức. Ví dụ từ một người không có gì nhiều nhưng có tiền họ có thể nhờ lăng xê rồi bỗng nhiên nổi tiếng ở một khía cạnh nào đó mà không phải họ giỏi lắm. Nên tiền gần như là ta nói mua tiên cũng được là vậy,trước chúng ta đã nói về cách sử dụng tiền bạc rồi,đó là bài giảng: Triết lý về tiền bạc, hôm nay ta nói về cái Nghiệp của giàu nghèo và thầy cũng nói lại triết lý của đồng tiền chút. Vì vậy đối với người Phật tử, ta không dùng đồng tiền để làm điều xấu nhưng mà ít ra ta đừng để cuộc sống của mình cơ cực, quá ta đừng để trước mặt mọi người ta trở thành thấp hèn quá. Ta cũng đừng để cho cuộc sống của mình thiếu sự chọn lựa quá ta không còn chọn lựa nào khác mà cứ buộc phải sống một cách chật vật khổ sở muốn làm gì cũng không được, muốn mua gì cũng không được muốn đi đâu cũng không được,muốn giúp ai cũng không được đó là sự mất tự do, muốn mà không được là mất tự do. Nên ta không muốn vì cái nghèo mà ta mất tự do,ta phải hiểu cái bản chất giàu nghèo để mình thoát nghèo, mình dạy cho con cháu mình không được nghèo mà mình giúp cho mọi người tất cả cùng khá giả lên hết, cuộc sống đó là hạnh phúc. Muốn mình thoát khỏi nghèo, không bao giờ bị nghèo con cháu mình không bao giờ bị nghèo những người chung quanh mình không bị nghèo thì ta phải hiểu rõ Nhân Quả của việc giàu và nghèo...
    Đánh máy : Tutam154
    Link: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nguồn TVE - hunglv_hoaloc
     
    Last edited by a moderator: 17/6/23
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này