Làm người Ứng dụng Nhân quyền - Phạm Huy Lục <1000QSV1TVB #0532>

Thảo luận trong 'Tủ sách Tâm lý - Giáo dục' bắt đầu bởi Thu VO, 9/12/18.

Moderators: dragonking91, mopie
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0532.Nhân quyền.PNG
    Tên sách : NHÂN-QUYỀN
    Tác giả : PHẠM HUY-LỤC
    Nhà in : TRUNG-BẮC TÂN-VĂN
    Năm xuất bản : 1935
    ------------------------
    Nguồn sách : scmn-vietnam.blogspot.com
    Đánh máy : green@

    Kiểm tra chính tả : Nguyễn Văn Ninh,
    Trần Ngô Thế Nhân, Dương Văn Nghĩa

    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 04/12/2018

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả PHẠM HUY-LỤC và nhà in TRUNG-BẮC TÂN-VĂN
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    PRÉFACE
    TỰA
    LỜI NÓI ĐẦU

    PHẦN THỨ NHẤT : HỘI NHÂN-QUYỀN
    I. NGUYÊN-DO HỘI – VIỆC DREYFUS
    II. HỘI NHÂN-QUYỀN THÀNH-LẬP
    III. CÁC HỘI NHÂN-QUYỀN NGOẠI-QUỐC VÀ HỘI QUỐC-TẾ
    IV. PHƯƠNG-CHÂM CỦA HỘI NHÂN-QUYỀN

    PHẦN THỨ HAI : NHỮNG VIỆC HỘI QUYẾT-ĐẤU
    I. HỘI-ĐỒNG QUÂN-VỤ
    II. LUẬT QUI-ĐỊNH NGHỀ THANH-LÂU VỚI VIỆC CẢNH-SÁT VỀ XƯƠNG-KỸ
    III. TỰ-DO CỦA CÁ-NHÂN
    IV. VIỆC PHÂN-LI TÔN-GIÁO VỚI CHÍNH-TRỊ
    V. QUYỀN-HẠN CỦA CÁC QUAN-CHỨC
    VI. VIỆC Ở HỌC NGOÀI TÔN-GIÁO
    VII. BÃI LỆ CÂU-THÚC THÂN-THỂ
    VIII. BÃI TỬ HÌNH
    IX. CỔ ĐỘNG CHO CUỘC HÒA-BÌNH THẾ-GIỚI
    X. VIỆC TỔ-CHỨC HÒA-BÌNH THEO NGHĨA DÂN-CHÍNH
    XI. LUẬT ĐẠI-XÁ CHO CÁC THUỘC-ĐỊA
    XII. HỘI NHÂN-QUYỀN Ở NGOÀI NƯỚC PHÁP
    XIII. ĐỐI VỚI VIỆC TỰ-LẬP CỦA TRUNG-HOA
    XIV. VIỆC XUNG-ĐỘT Á-Ý

    PHẦN THỨ BA : NHỮNG VIỆC HỘI CAN-THIỆP VỀ PHƯƠNG-DIỆN PHÁP-LUẬT
    I. HỘI NHÂN-QUYỀN TẠI CÁC THUỘC-ĐỊA
    II. CÁC TÒA ÁN TRỪNG-PHẠT
    III. ĐỐI VỚI DÂN BẢN-XỨ Ở ĐÔNG-DƯƠNG
    IV. NHỮNG VIỆC HÀ-LẠM TRONG SỰ DÙNG NHÂN-CÔNG BẢN-XỨ
    V. VỀ VẤN-ĐỀ ĐẠO CAO-ĐÀI
    VI. MỘT CUỘC BIỂU-TÌNH BÊNH ĐÔNG-DƯƠNG
    VII. TẬP THỈNH-CẦU CỦA CÁC HỘI DÂN-CỬ
    VIII. VIỆC CHO NGƯỜI BẢN-XỨ VÀO HỘI

    PHẦN THỨ TƯ : CHI-HỘI HANOI
    I. VIỆC PHAN-CHU-TRINH
    II. VIỆC ẤM-VÕ
    III. VIỆC LAO-BẢO
    IV. BÃI VIỆC TRA-KHẢO KÌM KẸP
    V. NHỮNG PHIM ẢNH THUỘC VỀ CẢNH-BINH
    VI. VỀ CÁC TÒA NAM ÁN
    VII. VIỆC GIAM TRÁI PHÉP
    VIII. VIỆC NHŨNG-LẠM CỦA CÁC NAM QUAN VÀ VIỆC CẢI-CÁCH TƯ-PHÁP
    IX. VIỆC LOẠN THÁI-NGUYÊN
    X. VIỆC LẠM-QUYỀN
    XI. BÃI VIỆC CÂU-THÚC THÂN-THỂ VỀ VIỆC HỘ AN-NAM
    XII. VIỆC PHAN-BỘI-CHÂU
    XIII. TÌNH-HÌNH ĐÔNG-DƯƠNG
    XIV. SỬA ĐỔI LẠI HỘI-ĐỒNG ĐỀ-HÌNH
    XV. VIỆC NGUYỄN-TRI-TY
    XVI. VIỆC NGUYỄN-THỊ-VINH
    XVII. XIN TĂNG QUYỀN-HẠN CHO VIỆN DÂN-BIỂU
    KẾT-LUẬN

    PHẦN THỨ NĂM : LỜI TUYÊN-NGÔN VỀ NHÂN-QUYỀN
    I. TỰ-DO VÀ BÌNH-ĐẲNG
    II. ĐỂ-KHÁNG SỰ ÁP-CHẾ
    III. CHỦ-QUYỀN Ở QUỐC-DÂN
    IV. QUYỀN-HẠN VÀ PHÁP-LUẬT
    V. GIỚI-HẠN CỦA PHÁP-LUẬT
    VI. CHẾ-ĐỘ BẦU-CỬ BÌNH-ĐẲNG Ở TRƯỚC PHÁP-LUẬT
    VII. TỰ-DO CỦA CÁ-NHÂN – SỰ AN-TOÀN CỦA CÔNG-DÂN – SỰ HÌNH-PHẠT CẦN-THIẾT
    VIII. TỰ-DO TÍN-NGƯỠNG
    IX. TỰ-DO TƯ-TƯỞNG
    X. BINH-LỰC DÙNG CHO CÔNG-LÝ
    XI. QUYỀN-HẠN CỦA CÔNG-DÂN VỀ THUẾ KHÓA
    XII. TRÁCH-NHIỆM CỦA CÔNG-CHỨC
    XIII. BẢO-CHỨNG CHO QUYỀN-HẠN
    XIV. QUYỀN SỞ-HỮU
     
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    PRÉFACE

    Il appartenait à mon éminent ami, M. Pham-Huy-Luc, Président de la Chambre des Représentants du Peuple, Vice-président de la Section de Hanoi de la Ligue des Droits de l’Homme, d’exposer à ses compatriotes l’origine, les buts et le rôle social de la Ligue…

    Notre institution jouit d’un incontestable prestige chez les Annamites qui n’hésitent pas à recourir à ses bons offices en de nombreuses circonstances.

    Par contre, certains partis politiques affichent à son égard des sentiments de violente inimitié.

    Née à l’occasion d’une injustice célèbre, la Ligue n’a jamais cessé de s’élever contre toutes les injustices.

    De ses origines profondément démocratiques, elle conserve un indéfectible attachement au régime républicain, qui lui paraît le plus propre à faire régner la justice parmi les citoyens, et la paix entre les hommes.

    C’est pourquoi, à l’heure présente, où la forme républicaine du gouvernement français se trouve sérieusement menacée par des factieux, la Ligue des Droits de l’Homme s’est placée au premier rang parmi les défenseurs de la démocratie.

    Ses militants, ses chefs, dénoncent avec un courage inlassable, les méfaits d’une presse asservie aux puissances d’argent, qui mettent tout leur espoir dans le fascisme, pour anéantir les dernières libertés républicaines.

    Toute une jeune élite annamite considère, à juste titre, comme un honneur, de faire partie de la Ligue.

    Celle-ci n’est pas, comme le voudraient faire croire ses ennemis, un foyer de démagogie, où sont exploités tous les mécontentements, où fermentent dangereusement l’indiscipline et la révolte.

    Et à ceux qui prétendent que la Ligue n’est pas un article d’exportation coloniale, nous répondrons qu’il n’existe probablement pas d’autre groupement, où s’épanouissent, dans un commun idéal, autant de compréhension réciproque et d’affectueuse confiance.

    Dans certains milieux, on nous reproche volontiers d’intervenir au profit de gens malhonnêtes.

    Il est certain que c’est le plus souvent, à l’occasion des difficultés qu’ils ont avec la justice, que bien des malheureux font appel à nous : dans leur détresse profonde, la Ligue leur apparaît comme un flambeau rayonnant d’espoir et de pitié.

    Or, il faut le dire, si la Ligue est prompte à s’émouvoir quand la légalité a été violée, quand une injustice a été commise, ou une inutile cruauté, elle ne peut qu’abandonner les plaintes trop fréquentes dont un examen approfondi lui a révélé le manque d’objet.

    M. Pham-Huy-Luc a entr’ouvert, pour ses lecteurs, les archives de la Section. Mais un scrupule des plus honorables l’a empêché de révéler au public le nom de certains adversaires de naguère, qui n’ont pas hésité à s’adresser à nous, à l’heure où l’adversité appesantissait sur eux, ses mains vengeresses…

    Et maintenant, la brochure de M. Pham-Huy-Luc va se répandre dans le public…

    L’historique très objectif de notre vaste association, les commentaires précis, nets et judicieux de l’auteur ne manqueront pas de passionner des lecteurs épris d’altruisme et de gagner leur cœur à une œuvre, qui poursuit inlassablement, malgré les attaques et les calomnies, son rôle bienfaisant et fécond.

    RAYMOND DELMAS
    Président de la Section de Hanoi
    de la Ligue pour la Défense
    des Droits de l’Homme et du Citoyen


    ----------------

    TỰA

    Bạn quí của tôi là ông Phạm-Huy-Lục, Viện-trưởng viện Dân-biểu Bắc-kỳ, Phó Hội-trưởng Hội Nhân-quyền Hanoi, đã nhận việc giãi-bày cho người đồng bang rõ cái gốc-tích, cái mục-đích cùng là cái chức-vụ của Hội Nhân-quyền trong xã-hội thế nào.

    Hội của ta, đối với dân An-nam, đã có một cái thanh-thế lớn, cho nên đã bao phen, nhiều người chẳng ngần-ngại gì mà không cầu đến Hội.

    Nhưng cũng có một vài chính-đảng đối với Hội, lại ác cảm lắm.

    Hội Nhân-quyền vốn phát-sinh ở một việc bất công đã lừng-lẫy, cho nên phàm gặp sự bất-công là hội hết sức phản-đối.

    Hội gốc-tích ở chủ-nghĩa cộng-hòa, cho nên Hội thâm mến cái chế-độ dân-chủ, là chế-độ rất thích-hợp với sự gìn-giữ công-bằng cho công-dân và hòa-bình cho nhân-quần.

    Ngày nay cái chính-thể dân-quốc Pháp đang bị những kẻ phản-đối làm trở-ngại, cho nên trong đội quân bênh-vực nền cộng-hòa, thì Hội Nhân-quyền đã đứng vào hàng tiên-phong.

    Các tay chiến-đấu và các bực lãnh-tụ của đảng dân-chủ đã đem hết can-đảm mà tố-cáo những tội-ác của các báo-quán làm tôi-tớ cho cái thế-lực kim-tiền, chỉ trông vào chủ-nghĩa phát-xít mà chực phá hoại hết những điều tự-do của nền Dân-chủ.

    Ngày nay biết bao nhiêu thiếu-niên anh-tuấn An-nam coi việc được vào Hội Nhân-quyền là một sự vẻ-vang.

    Hội chẳng phải là một lò phỉnh-nịnh dân-chúng, lợi-dụng những kẻ bất-bình và gây mầm cho sự trái kỷ-luật và sự rối-loạn, như lời vu-thác của những kẻ phản-đối đâu.

    Trái hẳn lời vu-thác ấy, Chi-hội Hanoi rất lấy làm vẻ-vang đã hội-họp cả người Nam lẫn người Pháp cùng nhau đem chí-ý tốt mà xét những vấn-đề giao cho Hội giải-quyết, cũng như là các chi khác ở bên Pháp cùng các thuộc-địa, ai nấy chỉ có một mục-đích thờ cái chủ-nghĩa công-lý và công-bình.

    Nào ai là người bảo rằng Hội Nhân-quyền chẳng phải là một thứ hàng-hóa đem xuất-cảng sang thuộc-địa được, thì chúng tôi sẽ đáp rằng không có hội nào mà các viên-hội cùng theo một cái chủ-nghĩa tuyệt-đích, hiểu lẫn nhau, tin mến nhau như Hội Nhân-quyền được.

    Lại có nơi trách chúng tôi là bênh-vực cả những kẻ bất-lương nữa.

    Biết bao nhiêu người khốn-nạn, gặp sự khó-khăn ở nơi tụng-đình, xưa nay vẫn đến cầu-cứu chúng-tôi, vì trong lúc nguy-cấp, đối với những người ấy, Hội tức là một ngọn-đuốc soi sáng khiến cho lòng người được hi-vọng và yên-ủi vậy.

    Mỗi khi xét thấy điều trái pháp-luật, hay là phạm công-bằng, hoặc điều tàn-bạo vô-ích thì bao giờ Hội cũng động lòng thương, nhưng còn bao nhiêu đơn nữa xét không đủ lẽ thì Hội cũng đành bỏ lại.

    Nay ông Phạm-Huy-Lục đã mở hé những tập công-văn của Chi-hội Hanoi cho độc-giả nhìn biết đại-khái, nhưng cũng vì tấm lòng thận-trọng rất quí, mà ông không để lộ cho công-chúng biết tên những kẻ trước kia đứng vào hàng phản-đối Hội, mà nay gặp lúc khốn-khổ, lại cũng đến cầu-cứu Hội nốt…

    Sách của ông Phạm-Huy-Lục, nay đã đến lúc truyền-bá ở trong công-chúng. Độc-giả có tính ái-quần, xem cái phần lịch-sử Hội có cái chủ-nghĩa khách-quan cùng những lời chú-thích rõ-ràng và đích-đáng của soạn-giả, tất phải ham-chuộng và quí-mến một công-cuộc đã bao lâu hết sức noi theo cái chức-vụ nhân-từ và quảng-đại, dù bị công-kích và vu-khống thế nào cũng chẳng nản lòng.

    RAYMOND DELMAS
    Hội-trưởng Hội Nhân-quyền Hanoi

    ----------------------

    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong khoảng vài chục năm nay,nhất là từ khi báo quốc-văn truyền-bá khắp trong xứ, người Nam ta thường nghe nói đến hai chữ « Nhân-quyền » với « Hội Nhân-quyền », vậy mà xét ra đã mấy ai hiểu rõ Hội Nhân-quyền là hội gì ? chức-vụ của Hội Nhân-quyền ở bên Pháp, ở các thuộc-địa Pháp cùng là ở khắp hoàn-cầu ra làm sao ? Thậm chí có người lại cho Hội Nhân-quyền là một cơ-quan của Nhà-nước lập ra, tuy rằng từ khi thành-lập đến giờ, Chi-hội Hanoi đã xét kể biết bao nhiêu việc An-nam, trong số ấy, hẳn chưa ai quên được việc Phan-chu-Trinh.

    Bởi vậy, chúng tôi thiết-nghĩ muốn cho đồng-bang hiểu rõ công-việc của Hội Nhân-quyền, thì nên soạn ra cuốn sách nhỏ này thuật qua cái lịch-sử của Hội Nhân-quyền mà chúng tôi lấy làm vẻ-vang được đứng vào số hội-viên đầu tiên của Chi-hội Hanoi. Phần dưới nói về công-việc của Ban Trung-ương và công-việc của Chi-hội Hanoi, rồi đến bản Tuyên-ngôn về Nhân-quyền, tức là điều luật chung của Hội.

    Một cuốn sách như thế, đáng lý phải soạn ra từ lâu rồi mới phải, bởi vì chẳng lẽ người Pháp, người Nam ăn ở chung đụng cùng nhau tại xứ này đã già nửa thế-kỷ nay rồi, mà dân ta vẫn còn chưa rõ Nhân-quyền là cái gì ru ? Huống-hồ chính nước Pháp là nước đã có lòng quảng-đại đem những cái quyền ấy mà cống-hiến cho khắp nhân-quần, khiến cho khắp thế-giới đều phải kính phục.

    Soạn ra cuốn sách này, chúng tôi tưởng rất thích-hợp với điều-lệ của Hội, vì điều thứ 3 có định những sự hành-động của Hội là : hô-hào lương-tâm của mọi người ; can-thiệp tới các nhà quyền-bính ; giãi-bày ý-kiến lên hai Nghị-viện ; công-bố bằng sách-vở báo-chí ; họp-tập và biểu-tình.

    Như vậy thì cuốn sách nhỏ này, chúng tôi thiết-nghĩ cũng có thể giúp được một phần vào việc tuyên-truyền chủ-nghĩa của Hội Nhân-quyền trong xã-hội An-nam ta và lại khiến cho chức-trách của Chi-hội Hanoi nhẹ được đôi phần, là vì cứ xem cái số các việc Hội phải xét đến, cũng đủ rõ là chức-vụ Hội nặng nề lắm vậy.

    Hanoi, août 1935

    PHẠM HUY-LỤC
    Phó Hội-trưởng Hội Nhân-quyền Hanoi
     
Moderators: dragonking91, mopie
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này