Giới thiệu sách Nhành linh lan hắc ám - Rikako Akiyoshi

Thảo luận trong 'Giới thiệu sách hay chưa có trên TVE-4U' bắt đầu bởi Trúc Quỳnh Đặng, 11/9/19.

Moderators: CreativeIdiot
  1. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    nhanh_linh_lan_hac_am_light_novel.png
    [Nhành Linh Lan Hắc Ám] | 暗黒女子 | [Girls In The Darks]

    Hay đến run rẩy và sốc!


    Bạn choáng váng trước cái kết phải không? Tôi cũng vừa đọc vừa gào thét trong lòng đó. Một cú hích quá sốc! Dư vị mới đáng sợ làm sao! Phải, đây chính là cái mà chúng ta gọi là Iyamisu.

    Iyamisu là một từ ghép, được tạo thành bởi hai từ: “iya” - trong tiếng Nhật có nghĩa là ghê sợ, chán ghét và “misu” hay “mystery” có nghĩa là kì bí. Điều khác biệt của các tác phẩm thuộc dòng “Iyamisu” so với những cuốn sách trinh thám thông thường nằm ở chỗ nội dung của chúng nặng nề, u ám, đi vào khai thác, vạch trần những mặt tối xấu xa, không theo chuẩn mực đạo lí của xã hội, và thường để lại dư vị không lấy làm dễ chịu cho người đọc kể cả sau khi câu chuyện đã khép lại. Vì vậy, “Nhành linh lan hắc ám” cũng không ngoại lệ, khi những nhân vật trong truyện đã suy nghĩ, hành động theo cái cách vượt quá những chuẩn mực đạo đức mà lẽ ra họ phải giữ gìn.

    Iyamisu là thể loại trinh thám gây cho người đọc cảm giác khó chịu. Sự khó chịu ấy không chỉ là thiếu thoải mái đơn thuần mà gần như bàng hoàng, sửng sốt trước những điều tăm tối. Kể từ sau hiện tượng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, thuật ngữ này mới bắt đầu xuất hiện thường xuyên. Tất nhiên, không hiếm các tác phẩm trinh thám có kết thúc bất ngờ và hạ màn đầy đau đớn, nhưng trong số đó, Iyamisu để lại ấn tượng dị thường tới mức tôi những muốn thốt lên: “Đến mức đó sao? Chết tôi rồi!!” Là một trong những tác phẩm mang lại cảm giác đọc như thế, chắc chắn “Nhành linh lan hắc ám” sẽ khiến độc giả không thể rời mắt.

    Có thể nói, cách xây dựng tình huống trong “Nhành linh lan hắc ám” khá lạ, song cấu trúc truyện vẫn bám theo, hình thức đấu trí chính thống. Độc giả yêu thích thể loại trinh thám chắc sẽ liên tưởng tới nhiều tác phẩm có hình thức tương tự mà tiêu biểu là “The poisoned chocolates case” (tạm dịch: Vụ án sô cô la độc) của Anthony Berkeley. Nhưng, điểm độc đáo của tác phẩm này là thứ được đọc lên không phải “lời khai” hay “suy luận” mà là “những truyện ngắn”. Ngay từ đầu, độc giả đã biết rằng đó là suy luận của “những người kể chuyện không đáng tin”, để rồi hoài nghi không biết đâu là thật, đâu là giả, và cuối cùng bị dắt mũi. Có thể những độc giả muốn suy luận tìm hung thủ một cách đơn thuần sẽ thấy không thỏa mãn, nhưng thực ra, việc lời kể của các nhân vật không khớp nhau cũng cho ta đủ manh mối để phá giải những điều bí ẩn. Nhìn từ góc độ này, hoàn toàn công bằng khi xếp “Nhành linh lan hắc ám” vào thể loại trinh thám. Nhưng, dù vận dụng khả năng suy luận cỡ nào, có lẽ độc giả cũng chẳng tài nào hình dung ra cái kết của câu chuyện.

    Một tác phẩm trinh thám học đường, nhưng lại không phản ánh đời sống học đường đơn thuần mà khắc họa những con người cá biệt và có phần méo mó. Có lẽ, chính sự tương phản giữa một môi trường đáng lẽ phải chuẩn chỉnh và trong sạch với những điều đen tối sẽ khiến người đọc phải suy nghĩ và đưa ra những lựa chọn đúng đắn hơn.​
     
  2. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

Moderators: CreativeIdiot

Chia sẻ trang này