ST-Khác Nhật Bản - Những cái chết cô đơn

Thảo luận trong 'Tự Sáng tác' bắt đầu bởi Sparky nuegn, 28/2/18.

Moderators: nhanjkl
  1. Sparky nuegn

    Sparky nuegn Mầm non

    Nhân thân sự cố (Jinshin jiko)- từ dùng để nói về sự cố gây thiệt hại, thương vong thường là tai nạn thuộc về giao thông đường sắt ở Nhật Bản. Nhắc đến Jinshin jiko, người ta nghĩ ngay tới việc một ai đó đâm đầu vào một con tàu đang chạy hết tốc lực trên đường ray tàu điện. Nôm na gọi là “nhảy tàu”, một từ khác được hầu hết người Việt Nam dùng khi nói về quốc nạn lớn này của nước Nhật.
    Từ năm 1998 đến nay, các thông kê cho thấy số người tự tử hằng năm không dưới 30.000 người. Bằng nhiều cách, người ta tìm đến cái chết. Có người chọn xả khí ga, để rồi chết ngạt trong căn phòng kín. Cách mà tiểu thuyết gia nổi tiếng người Nhật Haruki Murakami đã miêu tả về cái chết của cậu học sinh trung học thông minh, tuấn tú Kizuki – cậu chết ngạt bởi khí ga xả trong xe hơi đóng kín. Có người chọn treo cổ mình lên một sợi dây thòng lọng rồi buông mình thõng thượt. Có người uống một vốc thuốc Aspirin lớn rồi không bao giờ tỉnh dậy nữa. Có người cắt đứt động mạch ở tay chân. Có người lại chọn cách cổ xưa là seppuku, tức là tự rạch bụng mình rồi moi hết phủ tạng ra bên ngoài bằng một con dao sắc nhọn. Seppuku hay cách đọc khác là hara-kiri, là một nghi thức tự sát thời xưa của một samurai nhằm tuẫn tiết khi thất trận hoặc chủ bị chết, nhằm tránh rơi vào tay quân giặc mà bị làm nhục. Nhiều năm sau này, vẫn còn nhiều người chọn cái chết đau đớn tột cùng như thế. Mà suy cho cùng, chẳng có cái chết nào mà ít đớn đau cả.
    Ngày nay, khi hệ thống đường sắt được coi là huyết mạch giao thông và là phương tiện chính cho cả hàng chục triệu con người đi lại trên đất nước, thì đường ray tàu điện bỗng nhiên trở thành nơi tự sát của nhiều người, và những nhà ga trớ trêu thay bỗng biến thành nơi mà nhiều kẻ mất hết niềm tin vào cuộc đời chọn để đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của mình trên cõi đời này.
    Theo thống kê của công ty đường sắt miền Đông Nhật Bản tính đến thời điểm năm 2014, mỗi ngày ước tính có khoảng 3 người tự tử trên đường sắt. Người tự tử mỗi ngày một tăng nhanh hơn vào năm tiếp theo, năm 2015, con số bên trên đã gần như gấp đôi, 6 người một ngày. Tự tử đường sắt trở nên phổ biến đến mức có một tuyến tàu tên Chuo, Tokyo đã trở thành một cái tên nổi tiếng và nếu có ai hẹn hò gì quan trọng thì người ta tự biết mà tránh tuyến đường này ra.
    Kể từ sau thế chiến thứ hai, các nhà phê bình sử học cho rằng có thể nước Nhật vẫn còn mang trong mình sự hổ thẹn của một kẻ bại trận. Do sự khủng hoảng và nền kinh tế bong bóng. Điều mà các giảng viên ở trường đại học trước đây của anh vẫn hay nhắc đến trước đây bằng cái tên “Baburu” (bubble). Có lẽ những điều ấy không phải không có lý khi mà rất nhiều năm về trước, có thời kì người ta hay gọi là Kurotani – thời kỳ đen tối của nền kinh tế Nhật Bản. Những cuộc khủng hoảng lớn dần và bùng nổ, đất nước rơi vào tình thế đại suy thoái và người dân sống trong cảnh lầm than, chết dở sống dở. Cùng với chiến tranh Xô-Nhật thất bại, nhà nước bù nhìn Mãn Châu sụp đổ, nhiều sĩ quan, quân cảnh Nhật bị bắt làm tù binh đem đến Siberia và chôn thây nơi xứ người. Tiếp theo đó là sự kiện Hiroshima và Nagasaki cướp đi sinh mạng của hơn hai trăm nghìn con người, nước Nhật vốn đã thương tâm nay lại thêm tang tóc hơn.
    Trong khoảng 100 năm trở lại đây, các cuộc khủng hoảng khiến cho nền kinh tế bỗng trở nên trì trệ nghiêm trọng hơn hẳn. Phần lớn người ta bị sang trấn tâm lý, các vấn đề thần kinh hoặc đối mặt với chứng trầm cảm nghiêm trọng và chọn tìm đến cái chết. Họ bất lực khi chìm đắm trong những thất bại cá nhân triền miên, cảm giác mất phương hướng, mất hết động lực, quẫn cùng và vô vọng. Những giấc mộng vỡ tan, niềm tự hào là trụ cột gia đình biến mất, từ đó dẫn đến suy sụp, thất vọng và xa lánh xã hội, cô lập với người thân và bạn bè. Người Nhật có quan niệm rằng dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì khuôn mặt lúc nào cũng phải tỏ ra vui vẻ, tươi tắn, những chuyện không hay thì giữ lại, ém nhẹm trong lòng. Bày tỏ những cảm xúc tiêu cực ra khuôn mặt là một điều không hay và đáng xấu hổ, thậm chí làm phiền người khác. Từ đó hình thành nên thói quen tự giải quyết mọi vấn đề một mình và vô hình chung, chính cách xử lý vấn đề ấy khiến con người ta dần trở nên cô độc, khép mình và suy nghĩ tiêu cực, cuối cùng họ chọn cách kết liễu đời mình bằng những cách tàn nhẫn và cực đoan nhất.
    Tháng ba hằng năm ở Nhật là khởi đầu của vấn nạn tự sát. Không rõ vì lý do gì, nhưng cứ đến thời điểm này mỗi năm thì tỉ lệ tự sát tăng lên đột biến. Người ta tự sát vì áp lực công việc, áp lực học hành, áp lực gia đình, áp lực tiền bạc, áp lực xã hội với giấc mộng thành đạt vẻ vang và là niềm tự hào của những người xung quanh. Thậm chí, người ta tự tử ... chẳng vì lý do gì. Đỉnh điểm của các đợt tự sát là vào tháng năm hằng năm, sau khi tuần lễ vàng kết thúc, học sinh phải quay lại trường, người lớn quay lại với công việc, áp lực và trầm cảm tìm đến, và những chuyến tàu liên tục bị trì hoãn lên đến mức kỉ lục khiến người ta gọi đó là căn bệnh tháng Năm, Gogatsu Byo.
    (trích: câu chiện nào đó chưa đặt tên)
    ảnh, tư liệu: internet 20160511-065845-dbbae9b2602f6c0259f9d6febe25d569_600x400.jpg
     
    cungcung and utitgg like this.
  2. svcntnk42a1

    svcntnk42a1 Lớp 5

    Tưởng "nhảy tàu" là từ lóng nói việc trốn vé tàu của người Việt tại Nhật chứ nhỉ? :)).
    Còn có thể họ tự tử vì cô đơn với áp lực công việc thật sự là áp lực. Không như VN mình lúc buồn cô đơn, áp lực trong người là kéo lũ bạn, hay anh chị em đi nhậu, đi chơi, hay đi về khóc với bố mẹ. Thế là giải toả được bức xúc trong người. Vậy nên ta tuy nghèo nhưng là một trong số những nước hạnh phúc nhất thế giới còn gì.
     
  3. Sparky nuegn

    Sparky nuegn Mầm non

    đấy gọi là đá vé b ạ :p
     
  4. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Khủng khiếp quá
     
  5. Totochan1412

    Totochan1412 Mầm non

    Hạnh phúc nhứt từ dưới lên,những thứ trước mắt bạn vẫn phủ màu hường phấn rồi
     
Moderators: nhanjkl

Chia sẻ trang này