Như Lai có phải là Phật Tổ Như Lai?

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi alonekiller, 13/8/16.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
Moderators: mopie
  1. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Thứ hai, theo tôi nghĩ thì đạo (không cần viết hoa đâu, viết thường thôi, đao to búa lớn chỉ làm phức tạp hóa vấn đề thôi) là sống sao an và vui trong cuộc đời này.

    Mà sống sao cho an và vui trong cuộc đời này thì đó là câu hỏi rất nhiều người đã, đang hỏi và tìm lời giải, tôi là một trong số đó.


    Lần trước tôi có hỏi bạn đã thấy ai sống an và vui từng giây từng phút trong cuộc sống này, bạn đã thấy ai chưa?
     
  2. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Tôi không có dở mà nói tôi hiểu hết Nguyễn Duy Cần, tôi chỉ nói (trong ảnh tôi chụp) đoạn mũi tên là lời của Nguyễn Duy Cần viết và ông ta đã sai trong đoạn đó, đoạn gạch chân là của một người khác, tổng thể thì mũi tên và gạch chân là của hai người.

    Trình độ đọc hiểu cách trình bày chữ quốc ngữ của bạn có vấn đề, hoặc bạn đang bị uy lực của người thầy tạo ra màn che trong quá trình đọc và hiểu của bạn nên dẫn tới như vậy.

    Không tin bạn có thể mang ảnh tôi đã chụp đó đi hỏi mấy tay biết chữ quốc ngữ xem có phải đoạn đó là của hai người không.
    Còn muốn thấy ông Cần sai khi viết đoạn mũi tên thì cần học thêm một số nữa.

    Tôi không mặc định vấn đề đúng sai, mà tôi thấu hiểu vấn đề rồi mới có đúng sai.

    Còn nếu chơi theo cách của bạn (không nhận định có đúng sai) thì khó lắm đấy.
    Ví dụ như này nhé.
    Thầy bạn bảo: con về mang con lợn nhà con sang đây, rồi cho nó ngủ với con chó nhà thầy thì 6 tháng sau sẽ có một con bê ra đời từ lần ngủ này.
    (Tôi không có ý xúc phạm gì đâu, ví dụ trong sáng đấy).

    Nếu không thấu hiểu vấn đề rồi đi đến nhận định rằng ông thầy bị sai, thì bạn tính sao đây. Có về mang lợn sang và chờ 6 tháng không?
     
  3. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Ơ bạn @Phùng Mạnh ơi, bạn không còn hứng thú với vấn đề này nữa à?

    Thật lòng là khi tôi nói và lấy ví dụ không hề có ý xúc phạm bạn hay ai đâu, chẳng qua là lấy ví dụ cho cụ thể cho sinh động mà thôi.
     
    Phùng Mạnh thích bài này.
  4. Phùng Mạnh

    Phùng Mạnh Mầm non

    À không, tôi bận công việc nên không trao đổi với bác luôn được. Bác có lòng thì tôi có dạ chứ, nhưng tôi xem chừng trao đổi không thể chỉ dựa vào hứng thú mãi được. Tôi mà thấy bác trả lời thoả đáng được thắc mắc của tôi thì tôi lại tiếp tục trao đổi với bác, có qua có lại thế thôi. Như bác cũng thấy là tôi không quan trọng lắm chuyện ngôn ngữ phải ý tứ tế nhị hay quan điểm phải đồng nhất nhưng phải nói rằng không cùng chí hướng thì không thể ngồi chung một con thuyền mãi được, hơn nữa còn là trên môi trường trên internet này. Lại nữa theo tôi thì đạo là chuyện không chỉ là chuyện để nói mà nó là con đường nhận thức, con đường tư duy và con đường sống nên đừng nói mười mấy trang topic này mà kể có biết bao kinh sách, biết bao đời sống cũng dễ gì diễn giải hết cho nên... tôi phải nói thật là nhiều cái bác Tàu viết tôi cũng chỉ đọc qua và cũng không hiểu. Để xâu chuỗi ý bác thì tôi hay dùng câu hỏi thẳng để bác trả lời cho tôi dễ nắm bắt. Nhưng như vậy mãi sao được bác, nói khí không phải thì tôi và bác không nên chỉ nói về nhau trên topic này, chuyện thì phải mỗi ngày một rộng, chân lý tận cùng thì đến trời vẫn còn chưa là giới hạn mà phải vươn ra nắm lấy vũ trụ. Nay như tôi thấy đôi ta lý nhỏ thì chưa đồng, lý lớn không thuận xin hỏi cứ tung hứng mãi được chăng. Rốt lại tôi không thấy có ích gì cho đạo. Nên chăng ta cứ tuỳ hứng và thoải mái như thấy cần trả lời thì trả lời cần thích thì thích vậy. Tôi thấy vậy thôi là hay. À xin chốt thì tôi vẫn hỏi câu này: Các bác ai có đường hướng và mục đích rõ ràng để học đạo hay Đạo Phật chưa xin bày tôi biết với?
     
  5. Phùng Mạnh

    Phùng Mạnh Mầm non

    À tôi quên trả lời câu này: vấn đề là câu hỏi ấy chứ mà theo câu hỏi của bác thì ai đặt được câu hỏi này mới ghê này. Tôi trả lời đầy đủ không khó nhưng sẽ hơi dài để viết ra đây mà tôi quan niệm cái gì càng chân lý thì càng đơn giản nên bác miễn cho. Tôi vẫn chưa thấy đúng sai chi ở đây hết tôi thấy một ý tưởng mà các nhà khoan học cần vào cuộc ạ
     
  6. Phùng Mạnh

    Phùng Mạnh Mầm non

    À tôi trả lời câu này của bác như lần trước cũng là bác đưa ra câu này tôi thấy mới vào trao đổi. Thật đáp án cho bác cũng không khó, trong chuyện thiền có rất nhiều chuyện nói về sự an tâm cũng như thấu hiểu lẽ giác ngộ. Bác Tàu là ngừoi có nhiều dẫn chứng chắc bác tìm không khó hoặc có khi đã biết rồi. Vậy rốt lại như lần trước tôi thấy trước hết cần tìm một khái niệm hay định hình tương đối cụ thể cho cái an vui trong đời sống mà bác muốn đã, bác nghĩ xem bác đi tìm một thứ mà không biết nó như thế nào thì sao nhận ra để mà biết tìm được hay chưa. Như lần đầu tiên tôi trao đổi là: gần như không thể nhận ra được họ trong đời sống vì nếu nhận ra được ta chính là một trong số họ. Cái mấu chốt là ta tìm an vui chính tự tâm mình, nơi đó mới có chứ soi vào ngừoi khác không có đâu nhé. Thứ nữa giác ngộ và đạo có to nhỏ ít nhiều nhé, cho là phải hay không thuộc quyền mỗi người nhưng thường lý học tập tri thức xưa nay đều cần phải lượng hoá các tri thức để chỉ ra đường hướng học tập từ thấp đến cao hình như gọi là tiệm ngộ thì phải. Nếu thích theo đốn ngộ để mà nhảy vào giác ngộ lại muốn một phát mà hoàn toàn luôn thì xin lỗi không có gì để nói nữa ạ. Bậc giác ngộ chứng quả vị cao có thể cào bằng tất cả những phương pháp ấy vì nó không vướng bận vào họ được nữa nhưng là người học đạo có trách nhiệm trước tiên mà cứ muốn bung phèng tất cả cốt truy ra kẻ được an vui để ... chả biết làm gì thì vô nghĩa lắm thay. Xưa nay không thầy đố mày làm nên - chắc ý nghĩa đó ai cũng hiểu và cần được tôn trọng, tôi không muốn tranh luận về cá nhân người thầy nào để tránh như bọn trong câu thầy Cần nói thôi chứ tôi cũng biết đủ mặt chữ số dấu để mà xắp ra đây có điều ích gì cho đạo mà làm vậy đâu. Cuối cùng ý bác Tàu hỏi tôi thấy ai an vui chưa nếu tôi trả lời là có thì như ý tôi nói thì tôi tự nhận tôi cũng an vui như họ rồi mà tôi nào đâu được thế. Tôi xin trả lời chưa bác ạ. Mạn phép vẫn xin trả lời câu hỏi chủ đề lần nữa, đây là ý riêng tôi nói riêng với bác Tàu: Như lai chính là Phật tổ Như Lai nhé - chỉ là cái danh thôi như con bê chính là con nhợn con vậy. Mong bác đừng vỗ vãi tôi vì tay bác vỗ được vai Phật mà tôi thì nhỏ bé hơn Phật nhiều lắm lắm nếu bác vỗ thì tôi nát bét mất, sao lên đây tung hứng cùng mọi người được nữa ạ.
    Thân!
     
  7. NQK

    NQK Lớp 10

    Gõ nhanh quá bác ạ.
     
    Phùng Mạnh thích bài này.
  8. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Vụ này để tôi gọi bạn tibu2tibu.
    @tibu2tibu : Bạn chia sẻ về câu hỏi trên với mọi người được không?


    Nói tới Phật tổ nghĩa là nói tới Thích Ca Mâu Ni, vì Thích Ca Mâu Ni là người khai ra cái đạo này.
    Còn Như Lai và nhiều tên gọi khác chỉ là danh hiệu người đời gán cho Thích Ca Mâu Ni.

    Bạn nên chú ý bài viết ở #1 thêm chút, bài viết đó tay tác giả bị ngây ngây nên mới đi lấy một bộ phim, bộ phim dựa vào một tiểu thuyết, mà bạn biết đấy, tiểu thuyết gia họ vung bút chém đông phạt tây, đá bắc đạp nam chỉ để mua vui thôi, vậy mà tác giả bài viết lại dựa vào đó mà bàn, tìm hiểu, đưa ra lý lẽ này nọ về Phật giáo.

    Tay Phật tổ trong phim Tây Du Ký là một nhân vật được lai tạo từ hình tượng Phật Thích Ca Mâu Ni trong lịch sử và Phật A Di Đà trong kinh sách. Vậy nên Phật tổ trong phim đó mới chở nên một nhân vật siêu anh hùng.

    Đời thực thì Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như tôi và các bạn; cũng do cha mẹ sinh ra cả, chẳng phải từ gốc chuối chui lên; cũng da thịt như mọi người, chẳng phải mình đồng da sắt gì; cũng đi lại như thường, chẳng phải đi mây về gió (có thần thông) gì,...

    Đời ảo tưởng có Phật A Di Đà, một tay cao thủ vượt trên hết tất cả. Tôi đọc các tài liệu, đi hỏi nhiều người thì chưa ai biết bố mẹ anh ấy là ai, sinh ra ở đâu, chỉ thấy nói anh ấy đang làm đại ca ở Tây phương cực lạc (Cực Lạc quốc).
    Tôi đi đám tang bên Chúa giáo thì không thấy tên của anh ấy (họ không chơi với anh ấy nên không thấy có dấu hiệu nào của anh ta xuất hiện ở đó), tôi đi đám tang quê tôi thì thấy rất nhiều dấu hiệu của anh ta ở đó. Có tượng, có dòng chữ "Phật A Di Đà Tiếp Dẫn Về Tây Phương Cực Lạc",...


    Tôi vỗ vai nhẹ nhàng thông cảm cho bạn thôi, không vỗ vai bộp bộp đâu mà bạn sợ nát bét.
    3D_423D_423D_423D_42
     
  9. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Đây là một sáng tác của Akutagawa Ryunosuke, nghĩ sao mà lại đi sáng tác, bôi son trát phấn, bịa chuyện về Thích Ca Mâu Ni như vậy.
    Xin kể, đây là câu chuyện xảy ra trên Cực Lạc. Một bữa nọ, Đức Thích Ca một mình lững thững đi dạo bên hồ sen.
    thuvienhoasen.org/a23438/soi-to-nhen

    Thế kỷ 20 mà còn có những kẻ bịa chuyện như vậy thì hỏi cách nay về trước hai ngàn năm còn có biết bao kẻ bịa chuyện như nào nữa.
     
  10. Thanh khê

    Thanh khê Mầm non

    Bạn nhắn cho mình cái địa chỉ email của bạn. Mình sẽ gửi cho bạn một vài nguồn tham khảo.
     
  11. Phùng Mạnh

    Phùng Mạnh Mầm non

    Bác Thanh Khê tôi mong bác cứ mạnh dạn bày tỏ quan điểm của bác và chia sẻ các nguồn ấy lên đây cho mọi người cùng tham khảo. Nói thật là muốn nghe chính mọi người chia sẻ suy nghĩ hơn là ngồi đọc những tài liệu đã đóng thành trang quyển. Trao đổi một cách văn minh về những vấn đề mình thực sự quan tâm thì có ngại gì đâu bác nhỉ?
     
  12. Phùng Mạnh

    Phùng Mạnh Mầm non

    Đây là tác phẩm văn học thể loại truyện ngắn mà bác Tàu, văn học như cả tiểu thuyết tây du nữa thì có yếu tố tưởng tượng thôi đâu có chi lạ mà bác nặng lời thế. Nghĩ qua tôi thấy văn mà không bịa thì hình như tôi cũng chưa từng thấy đấy. Biết bao thế hệ đã đang và vẫn sẽ yêu thích các tác phẩm ấy, tôi cũng vậy. Nay như bác phê phán thì cũng nên đưa ra chút luận điểm luận cứ cụ thể hơn nhỉ.
     
  13. Phùng Mạnh

    Phùng Mạnh Mầm non

    Đây nhé, tôi kể bác nghe những lời tôi đọc được trong cuốn sách bình phẩm truyện tây du đại ý như này. Tác giả Ngô Thừa Ân là người có tài kể chuyện lại phải tinh thông tam giáo gồm Phật Lão Nho mới viết nên được thiên tiểu thuyết này đấy. Cho nên mọi chuyện trong Tây Du Ký đều có nguồn gốc căn rễ của nó chứ không phải bịa bừa bãi càng không phải chỉ dựa vào mấy kinh điển và lời thêu dệt trong dân gian một cách đơn thuần. Do vì tiểu thuyết gia khéo giấu vào đó cái tư tưởng của mình đến nỗi tự nhiên vô cùng nhìn qua như trò mua vui vậy mà không hề tầm thường chút nào nhé. Bản thân tôi chưa bao giờ thấy Tây Du Ký hết hay cả và cũng chưa thấy ai nhận xét đúng hoàn toàn thiên tiểu thuyết này. Tôi nghĩ đơn thuần là vì tác phẩm hay tự nó có sức thuyết phục cho giá trị của nó với người đọc nhưng có lẽ với Tây Du Ký thì cái hay chắc chắn đã còn vượt qua cả tầm sáng tạo ban đầu của tác giả trở nên vượt bậc và không ngừng nghỉ như đạo vậy.

    Lại nữa, nếu ai có xem từ điển Phật học sẽ thấy những trang đầu tiên có từ A di đà, phân tích nghĩa từ A di đà đại ý mang nghĩa là sang đến bờ bên kia. A di đà Phật hay Phật A Di đà là xưng tụng người đã trờ thành Phật tức đã sang bờ bên kia - còn cái bờ bên kia này thì khó nói lắm, không đơn giản chút nào, là không thể nghĩ bàn được nên mới gọi là cảnh giới phật. Do cao siêu vậy mà lại quá bình dị vậy mà phật ít người nhận ra được nên ít ai biết. Còn như Đạo Thiên Chúa thì có thuyết cho rằng chúa Giê -xu cũng là một vị bồ tát, tôi chỉ nghe có vậy còn ngoài ra xin miễn bàn vì niềm tin tôn giáo như thế nào là quyền mỗi người không ai gượng ép được. Thêm nữa những điều như thế giới tây phương cực lạc theo tôi là để thể hiện khát khao mong muốn của con ngừoi về cuộc sống thôi không nhất thiết phải xét đoán dù bằng lý tính hay linh tính. Quan điểm của tôi là không tin xin cứ việc bỏ qua bác ạ.
     
  14. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Cuộc đời của những người đã mất, đang sống không phải thứ mang ra thêu dệt, tô son,... có sao nói vậy, nhìn thẳng, đối diện với sự kiện chứ không phải lẩn tránh.

    Trong cuộc sống (chính ra là đạo), nói thẳng nói thật còn có khi hiểu lầm nhau, huống chi nói ẩn, nói xoáy thì có mà xa tận chân trời.

    Đã là truyện chế, tưởng tượng, hư cấu thì đều không phải thứ để tìm hiểu đạo, bởi nó là sản phẩm của trí óc tưởng tượng, vào đó có mà như nó sao.

    Từ trước tới nay đã có quá nhiều người ảo tưởng Phật rồi. Phật đã thành huyền thoại, sự thật không thấy đâu chỉ thấy huyền thoại. Đọc những kinh sách được cho là chính thống còn hoa hết cả mắt, thật giả lẫn lộn; vậy mà còn có người đi tìm trong những câu truyện của kẻ khác tưởng tượng; tôi thì không chơi mấy truyện đó.
     
  15. Phùng Mạnh

    Phùng Mạnh Mầm non

    Vậy tôi mạn phép trả lời 4 ý của bác như sau:
    Văn học nói chung và tác phẩm văn học là thành tựu kết tinh của tư tưởng và văn hoá tinh thần con người, tuỳ theo thể loại và hình thức mà có giá trị biểu đạt khác nhau từ đó mà nâng tầm lên thành nghệ thuật và văn học chính nó lại bồi đắp lại cho con người. Giá trị văn chương thấm vào mới có con người biết cảm nhận và rung động - là hình thái cao cấp mà phải mất biết bao đời tiến hoá bồi đắp loài người mới đạt được nên cần trân trọng vì văn chương chính là khởi nguồn của các hình thức nghệ thuật khác.

    Trong cuộc sống luôn có sự bất phân thật giả giữa các sự vật sự việc, bản chất đạo chính là đi theo con đường tự nhiên nhất để hướng đến chân giá trị mà theo tôi nó phải nằm ở nhận thức tinh thần đầu tiên.

    Văn dĩ tải đạo, hiểu sao là tuỳ ý người đọc nhưng tác phẩm hay có chứa đạo trong đó, mà học đạo lìa văn thì như phật pháp lìa thế gian vậy, khó thấy được chân lý toàn diện mà chẳng làm sao cho được rốt ráo nhanh chóng.

    Có câu mình không loạn đừng lo người khác loạn là chánh tâm thường trụ của bồ tát cứu cánh đại ý như nhân vô sở trụ - tức đừng bám lấy cái gì mà đặt lòng vào, theo đó mà tu khó mấy mà cũng lợi biết bao.

    Đạo không cứ phải kinh sách. Chân lý chẳng cần phải cao diệu phức tạp. Như có người hay chơi liên quân mobile mà thấy đạo trong đó thì các bác bảo sao nào? Tôi nghĩ đừng nên coi thường người đó vì đạo tu kỳ diệu người tu biết mình thì ta không làm động được cái tâm họ đâu mà chỉ cho tâm ta động thôi. Chừng nào bỏ được thành kiến như gỡ hết mây mù thì thấy tỏ giá trị của mọi vật và được sự độc lập trong nhận thức, như thế may ra mới có cơ hội luyện thành trí bát nhã là trí tuệ phật để quán luận được sự vật, rồi tiến bước tiếp tu lên hẳn hàng bồ tát cứu cánh chứ nhể.

    Tôi là kẻ bình thường mạn phép nói linh tinh có chỗ đúng có chỗ chưa đúng nhưng xin lấy thành ý làm chỗ dựa như kẻ học đạo trước lấy đức tin làm điểm tựa. Cơ duyên khó kết, tu tập mấy thời, chẳng nên quả vị, tạm chứng mấy lời.
     
    Đoàn Trọng thích bài này.
  16. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Các tác phẩm văn học là món xào nấu từ các chi tiết đời thực với gia vị là trí óc tưởng tượng, tôi ngâm cứu và thấy vậy. Tôi không muốn vào cảnh giới mà trí óc tưởng tượng thêu dệt. Tôi chỉ ngâm cứu và sống với thực tại thôi.

    Bạn tin gì, đức tin ra sao đó là quỳên của mỗi người, chúng ta thảo luận là để thấu hiểu vấn đề, khi thấu hiểu thì mọi thứ sẽ sáng ra. Bạn cứ ngâm cứu tiếp theo cách của bạn xem sao. Nhìn chung thì ai làm người đó hưởng, nhất là những vấn đề liên quan tới tâm trí.



    Không biết có bạn nào đã trải nghiệm qua đêm một mình ở nghĩa địa không ánh sáng chưa nhỉ? Đã bạn nào trải qua rồi có thể chia sẻ với tôi và mọi người thời gian đó ra sao không nhỉ.


    Tối qua tôi có đi bộ trên con đường tối om với một người bạn, bạn này rất sợ bóng tối, nếu ngủ một mình một phòng thì phải để điện và trùm chăn kín người; tôi có kể về dự định (dự định từ 2017) tới cuối năm 2021 sẽ có một lần trải nghiệm cảm giác một mình ở nghĩa địa không ánh sáng, thời gian từ 18h ngày hôm trước tới 6h sáng hôm sau (12 tiếng ở đó), có thể sẽ chọn ngày mồng 1 để không có trăng, lúc đó trời tối nhất trong tháng. Chỉ có mặc bộ quần áo bình thường, còn lại không mang gì cả.

    Giờ tôi rất có hứng tiến hành trải nghiệm đó nhưng do còn bận giải quýêt một số việc liên quan tới người khác thế nên chưa chơi được. Phải thu xếp cho mọi việc mọi người cho ổn thỏa rồi mới chơi, bởi tôi đề phòng trường hợp xấu nhất (bị ngây ngây hoặc chết sau 12 tiếng ở đó) dù có xảy ra thì mọi thứ vẫn diễn ra ổn khi tôi không còn là tôi.

    Nếu tôi vẫn ổn sau thời gian đó thì sẽ chia sẻ trải nghiệm đó với mọi người ở mục bàn trà, hihi.


    Tôi thích bóng tối, bạn tôi sợ bóng tối, hai trạng thái sợ và thích đi cạnh nhau, nghĩ lại thấy vui thật. Hihi...
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/4/18
    Mystery2110 thích bài này.
  17. Phùng Mạnh

    Phùng Mạnh Mầm non

    Gì mà ngây ngây rồi chết sau 12 tiếng đáng sợ vậy bác Tàu. Tôi thấy bác nên lạc quan chuẩn bị một cái kế hoạch để thực hiện rồi chia sẻ cho chúng tôi cùng dõi theo bác.

    Thí dụ như lên kế hoạch chọn địa điểm sao cho đủ điều kiện đủ tối đủ hoang vắng hay xin phép ban quản lý để tránh phát sinh vấn đề pháp lý, v..v sau đó nhờ người xác nhận việc thực hiện của bác bằng live stream lúc bác vào và lúc bác ra chẳng hạn.

    Quan trọng hơn tôi nghĩ bác nên thực hiện một hoặc vài hoạt động trong lúc bác ở trong bóng tối như tìm kiếm gì đó hoặc xác nhận một vấn đề tâm linh? Có thể nghe hơi làm màu nhưng tôi thấy khá là thực tế và cần thiết đấy.

    Vì nếu bác đang tìm kiếm một trải nghiệm nào đó có thể sẽ không thành công ngay lần đầu nên cần những tư liệu cụ thể để rút kinh nghiệm cho lần thực hiện sau hoặc nhỡ bác đạt đến cảnh giới nào đó tới mức bác không thể luận định cùng mọi người được thì căn cứ những tài liệu bác để lại cũng có thể giúp mọi người dễ tìm đến bác hơn.

    Tôi thiết nghĩ kinh nghiệm thực tế đáng quý nhưng con người còn quý hơn mong bác sớm thực hiện trải nghiệm thành công và an toàn, mong sớm được trà phiếm với bác
     
  18. NQK

    NQK Lớp 10

    Các bác ở đây có ai đi "chia sẻ" thế này không
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  19. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Bạn còn non và xanh lắm (tôi nói vui chơi, không có ý xúc phạm gì đâu), bạn cứ thử ở nghĩa trang như ý tôi nói xem, để tôi xem bạn có sao không, có khi lại ứ ớ ơ ơ đấy bạn.

    Tôi không có đơn giản hóa sự việc hoặc phức tạm hóa sự việc, tôi quan sát và đánh giá nó đúng là nó. Chỉ có vậy trí óc của ta mới không thêu dệt làm biến dạng sự kiện.

    Về phần tôi và nghĩa trang thì đã sắn sàng rồi, chỉ còn một số việc liên quan tới người thân thôi. Tôi rất có hứng với 12 giờ đó, tôi độc hành và không cần phải ai chứng nhận hay khoe gì. Tôi không thích những kiểu màu mè khoe mẽ. Khi tôi nói là tôi nói thật những gì đã trải qua, không giấu, không dối trá; ai tin hay không thì tùy thôi.

    Tôi dự kiến một lần, có lần hai, lần ba, lần n không thì còn tùy vào lần một.

    Tôi đánh giá 12 giờ ở đó sẽ không dễ dàng chút nào, nhưng trải nghiệm ở đó là một việc tôi thấy nên trải nghiệm.
    Người bạn sợ bóng tối của tôi có kể có lần ra mộ đám bốc với mấy người, đang đi ở đó thì trong đầu vang nên tiếng cộp cộp như của đế giày đi trên mặt bê tông. Quay sang hỏi có ai nghe thấy gì không thì ai cũng trả lời không, bạn ấy sợ suýt vãi ra quần, thế là bỏ về luôn không dám ở lại nữa. Khi tôi nói về dự định 12 giờ ở đó thì người đó có bảo: nếu ai có cho em núi vàng em cũng không dám làm thế.
    Tôi cũng tin vậy. Bạn ấy mà ở đó như vậy có khi sợ quá mà chết không chừng, nói gì tới ngây ngây. Tôi thì cũng đã tính tới các nguy hiểm ở đó nên tôi mới phải dành thời gian thu xếp cho những chuyện dù không có tôi cũng vẫn ổn.
     
  20. Tdt_tdt

    Tdt_tdt Mầm non

    Xin phép ae có đôi lời:
    Mình cũng có đọc qua comment của ae, thấy cứ sao sao à, một số ae thì nghĩ rằng những lời Phật dạy đến ngày nay là ko chính xác như lời Phật từng dạy, một số ae thì phản bác, cho rằng đúng. Một số thì cứ phâm vân giữa thich ca mâu nia di đà. V...v..v. Mình tự hỏi liệu cần thiết không?
    Theo mình tìm hiểu thì Đức Phật cũng ko hề gò ép chúng ta phải làm như ngài, ngài cũng chia ra các cấp bậc, chủ yếu là để ai cũng có thể tu tập, người ko xuất gia thì như thế nào? Người xuất gia thì như thế nào? Ngài cũng chỉ đưa ra các lời khuyên là muốn thành Phật( người tỉnh thức) thì nên làm như thế nào, ko ép buộc nha. Và ngài cũng nói rằng ai ai cũng có thể thành Phât ( người tỉnh thức, giác ngộ) đc, cũng ko nhất thiết phải theo ngài, ngài chỉ là một trong số hằng vô số Phật. Nhưng ngài cảm thất ngài là người có trách nhiệm truyền đạt, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức của mình cho nhưmgx ai muốn thành Phật như ngài- cũng ko ép nha.
    Hơi khập khiễng, nhưng khi đọc một cuốn sách, ae chọn tiêu đề? Hay chọn tác giả, hay nội dung? Hay ko cần chọn, vơ cái gì đọc cái ấy?
    Vậy có thể coi những lời phật dạy như những quyển sách ae từng đọc có đc ko? Ae nào thích và tâm đắc thì cứ thích và tâm đắc, ae nào ko thì cứ bỏ qua. Cho đỡ mất lòng nhau. Nhỉ.
     
    Last edited by a moderator: 24/4/18
Moderators: mopie
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này