Giả tưởng Những cuộc phiêu lưu của Samuel Pingle - Sergey Belyaev

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi puppy-udi, 5/10/13.

  1. puppy-udi

    puppy-udi Lớp 5

    cover.jpg
    Tên sách: Những cuộc phiêu lưu của Samuel Pingle
    Tác giả: Sergey Belyaev
    Dịch giả: Nguyễn Đức Vinh
    Trình bày mỹ thuật: Grisin N. I.
    Nhà xuất bản Tiến Bộ - Moskva - 1982
    Bản dịch của Nhà xuất bản Lao động Hà nội
    Khổ sách: 17x22 cm
    Hình thức: bìa cứng
    Số trang: 220
    Thể loại: khoa học viễn tưởng
    Сергей Беляев
    ПРИКЛЮЧЕНИЯ СЭМЮЭЛЯ ПИНГЛЯ
    на вьетнамском языке
    Đánh máy: 4DHN, nerissa, Michelia
    Thực hiện eBook: 4DHN
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    P.S File .rar là file scan pdf sách in gốc.
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 27/1/22
  2. Ngo Ha Quyen

    Ngo Ha Quyen Lớp 4

    Bản này bị khóa DRM. Mình gửi lại bản đã gỡ khóa mã.
     

    Các file đính kèm:

  3. phan_duong00

    phan_duong00 Mầm non

    Cảm ơn nha.
     
  4. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Cuốn này có hình minh họa màu. Không hiểu sao lại bỏ qua nhỉ? :)Để rảnh tìm lại cuốn sách in rồi cập nhật.
    IMG_8455.jpg
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/1/22
    Ngo Ha Quyen and Cảnh1711 like this.
  5. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Đã hoàn thành.

    Những thay đổi trong ebook:

    - Thêm hình minh họa như đã nói ở trên.

    - Chuyển hết tên phiên âm thành Latin, lý do: cách phiên âm quá sai khác với tên gốc. Ví dụ: Jim bị phiên âm thành Đgim, Jhon bị phiên âm thành Đờ-giôn, tuy nhiên vẫn là chuyện nhỏ so với tên công ty, địa danh nếu nhìn vào tên phiên âm không thể biết tên gốc là gì. Vì lý do này cover và 1 trang lót (bổ sung thêm) cũng được sửa.

    - Một số tên phiên âm được chuyển sang tên Việt hóa hoặc dịch thẳng ra tiếng Việt cho dễ hiểu, ví dụ: ap-tơ, tra từ gốc thì hóa ra là bệnh lở mồm long móng của động vật móng guốc, nếu để tên phiên âm latin sẽ gây khó hiểu. Áo Palto tôi sửa thành áo bành tô vì nếu để nguyên gốc tiếng Pháp cũng gây khó hiểu.

    - Sửa rất nhiều lỗi chính tả còn sót.

    Đã đưa ebook lên post #1

    Vừa làm file scan pdf sách in, khi làm mục lục cho pdf đó thì phát hiện ra file text ebook bị thiếu một số heading cấp 2. Vì thế tôi đã cập nhật và đưa vào post #1 file epub, azw3, pdf, đồng thời gỡ file prc ban đầu đi vì không kể tên phiên âm rất khó chịu, nó cũng còn tồn tại rất nhiều lỗi chính tả.
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/1/22
  6. Ngo Ha Quyen

    Ngo Ha Quyen Lớp 4

    Thật là tuyệt vời, chỉ là tên phiên âm bị bỏ hết cả, khi đọc mình cứ có cảm giác là lạ so với ký ức tuổi thơ ngày nào :).
     
  7. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Mục đích khi thay tên phiên âm của tôi không phải là sính ngoại, mà chỉ muốn nó phản ánh thực nhất tên nhân vật, địa danh. Của người ta thế nào thì trả lại nguyên như thế một cách đàng hoàng, lịch sự. Cái thái độ kỳ thị, dè bỉu tiếng ngoại quốc hay thần thánh nó theo tôi đều bắt nguồn từ sự tự ti, nhược tiểu mà thôi.

    Đang lướt lại lần nữa thấy vẫn sót một vài tên phiên âm tiếng Việt, vài lỗi chính tả.

    P.S Có một từ tôi rất muốn dịch thẳng sang tiếng Việt mà chưa tìm ra nghĩa của nó nên vẫn để nguyên đó là từ "flokso". Từ đó lặp lại 2 lần trong sách. Đây là một:

    "Phía trước cái ghế dài chúng tôi ngồi là một khóm hoa, những flokso của nó đã vàng úa và đang tàn lụi..."

    Bạn nào biết, vui lòng chỉ ra để tôi cập nhật nhé. Xin cảm ơn!
     
    htnt2005 thích bài này.
  8. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Vẫn còn bản scan đó bạn, cho nên nếu bạn muốn về tuổi thơ thì cứ đọc nó nhé!
     
    Ngo Ha Quyen and tran ngoc anh like this.
  9. Nga Hoang

    Nga Hoang Lớp 11

    Trong bản dịch tiếng Anh, từ "flokso" được dịch ra là "phlox".

    "Edith was sitting next to me in the square at the Kingstreet slope to the port. In front of our bench, stunted phlox dozed in a flowerbed framed in greenery."

    Tôi nghĩ rằng phải dịch là: "Edith ngồi cạnh tôi trong công viên nhỏ, cạnh con đường từ phố King dẫn xuống bến cảng. Phía trước cái ghế dài chúng tôi ngồi là một khóm hoa flokso..." thì dễ hiểu hơn.

    Hoa Phlox

    upload_2022-1-31_23-32-56.png
     
    Dr. No thích bài này.
  10. Nga Hoang

    Nga Hoang Lớp 11

    Tra cứu thêm thì thấy từ "flokso" là tiếng Esperanto (Quốc tế ngữ) dịch ra tiếng Anh là "Phlox".
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    upload_2022-1-31_23-47-16.png

    Có cái gì là lạ ở đây.
     
    Dr. No thích bài này.
  11. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Vậy sửa cả câu thành:
    "Phía trước cái ghế dài chúng tôi ngồi là một khóm hoa phlox đã vàng úa, đang tàn lụi trong khung cảnh cây cối xanh" liệu có được không nhỉ?

    Đoạn sau:
    "Đây kia cái ghế dài nhỏ mà trước đây ba năm tôi đã cùng ngồi với Edith. Trong cái đường viền xanh ở một khóm hoa người thợ vườn vẫn trồng những flokso như xưa"

    Vậy cần sửa:

    "Đây kia cái ghế dài nhỏ mà trước đây ba năm tôi đã cùng ngồi với Edith. Trong cái đường viền xanh ở một khóm hoa người thợ vườn vẫn trồng hoa phlox như xưa"
     
    Bilbone, amylee and Nga Hoang like this.
  12. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Phức cảm tự ti của con người ta lớn lắm anh ơi. Với anh mà cũng bị nhập chung với "lũ genZ" thì cũng thật là cảm giác!
     
    Dr. No thích bài này.
  13. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Chúc mừng năm mới và chúc mừng sinh nhật em nhé!
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  14. huytran

    huytran Lớp 5

    Tôi thì tôi nghĩ thế này: ngày trước chính tôi cũng hay thò tay vào sửa những chỗ như anh Tư sửa bây giờ, nhưng sau thì không làm nữa. Ngược lại, tôi cố gắng làm sao để ebook tôi làm ra mô phỏng càng trung thành nội dung, hình thức với nguyên bản càng tốt.

    Chúng ta làm những việc này để làm gì? Cái lý lẽ nghe hợp lý hợp tình, dễ thông cảm nhất là bảo tồn sách. Theo lẽ mà nói, cách bảo tồn sách tốt nhất là chụp hình làm file pdf, nhưng làm như thế thì người ta không thể search nội dung. Bản thân tôi có những lúc nghĩ tới có thấy đoạn văn, câu văn như thế mà không nhớ nổi ở sách nào, nhờ google mới tìm ra lại được. Cho nên mới cần làm text, và thật sự ra là tôi nghĩ đăng làm sao để nguyên văn bản text có thể google ra được thì ích lợi hơn là làm ebook. Ngoài ra, chuyển text thì mới copy-paste, đăng lên mạng, gửi email cho nhau... dễ dàng.

    Đã là bảo tồn, thì chúng ta nên làm sao để người đọc ebook sẽ có được cùng một kinh nghiệm hệt như người đọc sách giấy. Người đọc sách giấy đã gặp phải những chỗ dịch sai, sai chính tả, tên phiên âm, nhưng chưa chắc điều đó đã làm họ thiệt hại. Bằng chứng là thời xưa chúng ta đọc sách mờ, sách cũ, mà chúng ta yêu chúng hơn người thời nay nhiều.

    Ở đây có nhiều bạn cãi, ebook tôi làm, tôi thích làm gì quyền của tôi, không chịu thì tự làm lấy mà đọc. Dĩ nhiên nói thế thì chẳng ai cãi được, nhưng thử nhìn vấn đề chững chạc hơn. Chúng ta vào bảo tàng, thấy tranh, tượng có những khiếm khuyết kỹ thuật, thẩm mỹ, chúng ta có cầm cọ sửa tranh không?

    Sau này tôi chỉ sửa bản dịch khi biết chắc chắc có chỗ dịch sai, hiểu sai ý nguyên tác, vì làm người đọc hiểu sai là lãng phí công lao sáng tạo của tác giả, còn lại thì tôi tôn trọng lựa chọn của người dịch. Và khi chuyện đó xảy ra, tôi vẫn đánh máy nguyên lời người dịch, mở thêm một ngoặc đơn ở bên cạnh, rằng chỗ này đáng lẽ phải hiểu như thế này thế kia mới đúng - chú thích của người đánh máy.

    Tôi không cho mình là đúng, là phải, chỉ đóng góp ý kiến. Thời nay nhiều người nóng nẩy, võ đoán quá mức, nên nói gì cũng phải rào trước đón sau để khỏi mất lòng (câu này không nói anh Tư nhé).
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/2/22
  15. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    @huytran Để bảo tồn sách giấy, tốt nhất cứ scan và không động chạm đến text, phải nói rõ như thế vì có thể chỉnh sửa chữ trong hình ảnh. Còn đã làm ra text thì là tái bản rồi nên nó sẽ có nội dung khác so với gốc. Nhiều khi vô tình khác do các phần mềm ocr nhận dạng sai khác so với bản gốc và người biên tập lại sửa sót hoặc sửa nhầm. Khi đã tái bản thì xử lý đến mức độ nào là do chủ ý của người thực hiện. Cụ thể ở cuốn này, ngoài đổi tên phiên âm cho phù hợp, đôi chỗ tôi còn dịch tiếp. Ví dụ, từ áp-tơ tôi dịch thành lở mồm long móng.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  16. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Tôi đâu có sợ bị "nói", thậm chí có người "chửi" (nghĩa đen) tôi cũng không sợ. Vì thế nếu cần cứ "tự do trong khuôn khổ nội quy" nếu viết công khai ở ngoài - e bị mod, ad khác "xử", nếu ai đó bức xúc với tôi quá thì cứ PM, nếu không đủ khả năng ngôn ngữ diễn đạt nỗi bức xúc đó một cách lịch sự, đúng mức. :cool:

    P.M những lời mà nặng lời này không nhằm vào bạn huytran nhé!
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  17. huytran

    huytran Lớp 5

    Tôi nghĩ chắc anh đã hiểu lầm ý tôi, mà cái này là do tôi lời lẽ không rõ, nên việc này tôi xin lỗi. Tôi thật sự không có ý nói anh nóng nảy hồ đồ, chỉ là vì nhiều việc nói ra rồi bị phản ứng quá khích, nên lâu ngày thành thói quen rào đón vậy thôi, và thật sự rào đón với người khác chứ không phải với anh.
     
    Ngo Ha Quyen and tran ngoc anh like this.
  18. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Dạ! em cảm anh! Gần đây anh thì mình chưa hợp tác ra được file nào nữa, cũng thật là cảm giác ^^
     
  19. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Từ mới hình thành từ việc dùng sai từ cũ thành thói quen. Tôn trọng nguyên tác, tín nhiệm tiền nhân thành thói quen mới sinh ra mấy ngàn năm phong kiến Trung Quốc mà chỉ có mỗi 4 phát minh để đi lè thiên hạ. Mỗi khi cãi nhau với fan phương Tây đều đem thuốc súng, pháo bông, giấy, la bàn, in ấn ra để lè. 5 ngàn năm có được mỗi 4 phát minh. Tự hào lắm thay.

    Chúng ta cũng thuộc sinophere, tư tưởng nho nhãn vẫn còn quá ngọt ngào. Tới khi nào mới hi vọng được như Nhật Bản?

    Trung Quốc, nguồn văn minh một chiều xuyên suốt lịch sử Nhật Bản. Nhưng một khi Nhật Bản chịu cúi đầu ăn mặc như Anh, luyện binh như Phổ, Nhật Bản thành ra cái gì? Thành ra đế quốc, đế quốc duy nhất ở châu Á mà các đế quốc châu Âu tạm chấp nhận là ngang tầm.

    Còn vương quốc trung tâm, đế chế Trung Hoa thì thành ra cái gì, 5000 năm phát triển trước phương Tây cũng không thể cứu nổi Trung Hoa một cuộc "Quốc nhục". Những đế quốc phương Tây mà mới đó vài chục năm, Càng Long còn dảnh mặt khi tiếp họ. Họ đem qua đế chế Mãn Thanh toàn bộ những tinh túy của văn minh phương Tây lúc đó để dâng lên Càng Long, nào là kính nhòm xa của Ý, Đức, nào là công nghệ súng, nào là Hươu cao cổ cống nạp từ các Sultan. Ngay sau đó vài chục năm, toàn bộ Trung Quốc bị các nước nhỏ hơn rất nhiều về tiềm lực dân số, kinh tế, xâu xé đến nỗi phải ký hàng chục hiệp ước bất bình đẳng, cắt đất, độc quyền buôn bán thuốc phiện, còn cả bồi thường chiến tranh.

    Đấy là kết quả của sự tuân thủ nguyên bản, tuân thủ truyền thống đó.

    Trịnh Hòa, một hoạn quan gốc Ả rập trong triều đình của Chu Đệ, khi giông buồm vòng qua Việt Nam men qua bờ biển Ấn Độ, không một ai dám cự với đội thuyền khổng lồ của ông ấy. Để so sánh thì 3 chiếc "thuyền nan" của Colombus chỉ bằng ngón chân của các chiến thuyền của Trịnh Hòa. Nhưng kết quả thì ai cũng thấy. Nam Mỹ đang nói tiếng Tây ban Nha và Bồ Đào Nha. Bắc Mỹ đang nói tiếng Anh, Pháp. Chứ không có một vùng đất mới nào nói tiếng Quan Thoại của triều đình Càng Long hay tiếng Minh Hương của người triều Minh cả.

    Đó là cái giá của sự tuân thủ, chịu nỗi Quốc nhục, Quốc nhục với ngay cả thằng đệ của mình, thằng đệ Nhật Bản mà mới chỉ cách đó vài chục năm, nó còn coi mình quan trọng hơn cả cha chú của nó. Cái giá của sự bất tuân mệnh lệnh. Đó là chỉ với vài chục tùy tùng, chỉ với một cái La bàn Ả rập hết sức cùi bắp, đã phát kiến ra một trong những lục địa giàu có nhất về tài nguyên thiên nhiên, vàng bạc.

    Lịch sử luôn dạy ta một bài học đáng giá, chỉ là con cháu có muốn thẩm thấu hay không mà thôi.

    Cá nhân mình chưa bao giờ thấy chính thân một ông bà nào lên tiếng bảo rằng con cháu phải giữ đúng truyền thống mà ông bà để lại. Chỉ thấy chính những đứa con cháu bảo thủ, ép buộc những đứa con cháu khác, con cháu dưới nữa phải "theo truyền thống".

    Vấn đề đặt ra là trước cái truyền thống mà ông bà ta đặt ra, thì truyền thống của ông bà của ông bà ta đặt ra là gì? Ông bà ta có tuân theo truyền thống của ông bà của họ hay không?

    Truyền thống là bản sắc. Nhưng bản sắc là cái mà Phật giáo luôn chủ trương xem nhẹ. Người Hy Lạp gốc Semit, Zeno của đảo Síp, cũng chủ trương như thế giống với Ấn Độ, khi phát triển nên một trong những triết thuyết quan trọng nhất là đang được ưa chuộng nhất ở Tây phương, đang phổ biến ở Việt Nam và toàn thế giới, đó là Stoicism. "Ego is Enemy". Bản sắc đã giết chết một đế quốc Trung Tâm. Bản sắc đã giết chết một phương Đông trì trệ.

    Như thế cái bản sắc có quan trọng không? Phiên âm sai tè le của các dịch giả mấy chục năm trước có quan trọng không? Ông bà là ông bà, không có nghĩa là họ tuyệt đối chính xác. Thời đó họ phiên âm sai tè le cũng giữ cho đúng với bản sắc, nguyên bản, truyền thống ư?

    Theo thống kê của các hãng máy bay. Trước khi Hàn Quốc chuyển qua dùng tiếng Anh khi bay. Hàn Quốc là quốc gia có tỉ lệ rớt máy bay hàng đầu thế giới. Hệ thống kính ngữ trong tiếng Hàn không thua kém bất kỳ quốc gia nào. Khi bay, các phi công phụ vì kính trọng phi công chính mà chỉ nhắc họ một cách nhẹ nhàng, với kính ngữ, họ tưởng đâu tình trạng chưa đến mức nghiêm trọng. Như thế tình trạng kính trọng tiền nhân trực tiếp gây ra tỉ lệ rớt máy bay hàng đầu của Hàn Quốc. Nhưng Hàn Quốc đã kịp thay đổi. Không dùng Hàn Ngữ khi bay nữa. Bất kỳ ai có thể nói Hàn Quốc không truyền thống? Họ là một trong những dân tộc tự tôn hàng đầu thế giới, truyền thống hàng đầu thế giới. Nhưng họ vẫn dùng tiếng Anh, nhà xanh của họ cũng là một phiên bản photocopy của nhà trắng, nhưng họ có đánh mất truyền thống không? Không hề.

    Cho nên hãy bỏ gán ghép "lũ genZ" là bọn phế vật nữa, bản thân là thế hệ sinh ra lũ genZ phế vật đó thì hãy coi lại chính mình trước đã, đã làm được gì để dạy dỗ ra được một thế hệ Z xuất chúng chưa? Mà dám lớn tiếng chê bai một thế hệ Z?

    Đức Phật nói hãy xét thân trước khi phán người. Hãy nhớ lấy các bậc tiền nhân ạ!

    Bản thân còn dùng từ "genZ" rặt Mỹ thì không có tư cách gì để nói lũ genZ nói tiếng Mỹ cả. Đúng như lẽ thường: thùng rác ở nhà không hôi như thùng rác nhà hàng xóm. Mỉa mai thay! Thật là cảm giác thay!
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/2/22
  20. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Tôi hiểu đúng ý bạn mà. Và tôi vãn nhớ đã từng cùng bạn làm một vài ebook khá ăn ý. Giữa tôi và bạn hoàn toàn không có xung đột gì dù rất nhỏ.

    Tuy nhiên tôi mượn cái bình luận đó để nhắn gửi tới người khác. Bạn không cần để ý đến nó.
    Tôi cũng đọc trang mà bạn để ở dưới rồi khi tìm kiếm một số truyện ngắn KHVT trong cuốn sách khác, đó là Tội ác trên thiên đường mật, Cuộc thử thách trí tuệ. Công nhận kho truyện KHVT của Liên Xô thật đồ sộ, ngay gia đình Belyaev ở Việt Nam mới dịch một số nhỏ.
    Đợt vừa rồi có một biến cố lớn, khá đau đầu nên ảnh hưởng nhiều đến tâm tư, tình cảm, cảm xúc. Nay đã "tai qua nạn khỏi" nên thời gian tới sẽ có nhiều dự án, chỉ sợ em không đủ sức thôi. :D
     
    amylee and tran ngoc anh like this.

Chia sẻ trang này