Thảo luận Những dịch giả nổi tiếng và được yêu thích?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi K N, 13/7/16.

Moderators: amylee
  1. K N

    K N Mầm non

    Mình muốn thu thập một danh sách các dịch giả mà tác phẩm của họ luôn có chất lượng cao để tham khảo và học tập. Đi vào các nhà sách bây giờ thì sách dịch nhiều mà chất lượng thì có phần hên xui. Mình đã biết cụ Nguyễn Hiến Lê và Cao Xuân Hạo. Ngoài hai cụ thì còn ai để đọc và học theo nữa nhỉ?
     
    baothoa and Phuocy Phan like this.
  2. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    [​IMG]

    Đoàn Phú Tứ qua nét vẽ của Bùi Xuân Phái

    Đoàn Phú Tứ (Đỏ và đen, Thiên thần nổi loạn, nhiều vở kịch nổi tiếng) được đánh giá là dịch giả có thái độ lao động nghiêm túc, dịch "vừa chính xác vừa nghệ thuật".

    Hãy xem Nhị Linh Cao Việt Dũng nhắc đến Đoàn Phú Tứ trên blog của anh:

    Và nhất là được đọc lại bản dịch của một dịch giả vô cùng tuyệt vời: Tuấn Đô Đoàn Phú Tứ (trong ấn bản này của Thiên thần nổi loạn, có đoạn giới thiệu về Đoàn Phú Tứ rất trân trọng). Đoàn Phú Tứ, đó là Stendhal, nhất là Rabelais, là những ngôn từ tuyệt đẹp, và nhất là cái chất dí dỏm của các nhà văn kiểu Anatole France được tái hiện rất thần tình:

    "Chính đó, từ 1825 đến 1857, là nhà ở của bậc danh nhân dòng họ, ngài Alexandre Bussart d'Esparvieu"

    "Trong các lầm lạc của tuổi trẻ, niềm tin của anh vẫn nguyên vẹn, vì anh có động gì đến nó đâu."

    "Có đủ mọi thứ trong cái đống chất chồng những kinh điển lớn và kinh điển nhỏ thiêng liêng hay phàm tục đó, có đủ mọi thứ cho đến cả cái chủ nghĩa thực dụng mới toanh và trang nhã nhất hạng."

    Vì cuốn sách này có trung tâm là thư viện của gia đình d'Esparvieu (thư viện ấy có đến 360.000 sách và tài liệu, nằm ngay gần nhà thờ Saint-Sulpice - nhiều lần France ý nhị ám chỉ đến thánh Michel: ai từng đến nhà thờ Saint-Sulpice, một nhà thờ rất lạ lùng ở Paris, đều còn nhớ bức tranh rất lớn vẽ Michel giết chằn; đây là thánh địa của những người tôn thờ họa sĩ Eugène Delacroix) nên cũng có đoạn về các khổ sách, tức là "in-quarto" các thứ đấy. Đoàn Phú Tứ đã giải thích rất chuẩn xác, nhưng còn hay hơn, giải thích xong rồi thì sau đó khi nhắc tới khổ sách, ông ấy chỉ cần nói là "khổ nhỡ", "khổ lớn". Xử lý thế mới oách chứ.
     
  3. V-C

    V-C Lớp 4

    Thế ĐPT có tên khác là Tuấn Đô à bác?
     
  4. V-C

    V-C Lớp 4

    Mình khoái Mỗi Dương Tường, Sách cụ Lê chưa phù hợp để đọc lắm, phải 10 năm nữa!
     
  5. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Uh. Hồi đó Đoàn Phú Tứ dính vào vụ Nhân văn giai phẩm nên không được sáng tác gì hết, cả thơ lẫn kịch. Chẳng có việc gì làm để kiếm sống nên ông phải dịch "chui", nghĩa là dịch mà không được lấy tên thật. "Tuấn Đô" là đảo các chữ cái của "Đoàn Tứ" mà ra. Cuốn "Đỏ và đen" mà bạn làm dạo trước là bản dịch của ông.

    Lúc nào có dịp làm cuốn "Thiên thần nổi loạn" đi, tôi chưa được đọc cuốn này. Nếu làm cuốn đó tôi sẵn sàng tham gia.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/7/16
    teacher.anh and V-C like this.
  6. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Dương Tường cũng là một dịch giả có uy tín trong mảng tiếng Anh, làm việc cẩn trọng. Được Cao Việt Dũng đánh giá là "dịch giả (Việt Nam) giỏi nhất nửa thế kỷ qua". Cụ Tường thì dính mỗi vụ Lolita bị chỉ trích hơi nhiều :D

    Một vài dịch phẩm của Dương Tường trên TVE
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (PDF)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (dịch cùng Nhị Ca)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (cuốn này có kỷ niệm là đi du lịch mang theo 2 tập đi vì hồi đó chưa có smartphone hay kindle, 3 đêm cắm chốt ở khách sạn cũng ngốn hết cả 2 cuốn)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (PDF) (cùng thảo luận rất dài của thành viên TVE, mà phần lớn là ủng hộ cụ Tường)

    Có cuốn "Đồi gió hú" bản dịch của ông đang định làm nhưng còn vướng mấy cuốn khác chưa hoàn thành nên chắc để sau vậy.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/7/16
  7. V-C

    V-C Lớp 4

    Cuốn Thiên thần nổi loạn có epub rồi mà bác?
     
    Caruri Tlkd thích bài này.
  8. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Thế à tôi không biết, để search lại diễn đàn coi sao.
     
  9. V-C

    V-C Lớp 4

    Cuốn Đồi Gió Hú của Nhất Linh em đọc mà muốn xé sách, em nhờ mua ở Đường Láng về xem lại thì ôi thôi, sau này mới thuê lại ở hiệu sách cũ bản của Dương Tường, đọc xong ỉm luôn không trả nữa.
    Em biết Dương Tường khi đọc các tác phẩm của cụ A. Christie, phải nói dịch hay ra trò. Vụ Lolita thì mãi sau này mới biết.
     
  10. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    "Thiên thần nổi loạn" chưa có đâu, theo lời của @Ngọc Sơn (người coi cuốn này là một trong bốn cuốn "thánh kinh"):

    Nhận ra hai điều trong topic đó:
    * Nhìn cái bìa mới biết nhà mình cũng có cuốn đó rồi mà lại chưa đọc.
    * Biết được tuổi của Ngọc Sơn, nghe văn phong tưởng nhiều tuổi lắm, hóa ra vẫn còn trẻ :D
     
  11. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Hay, vụ đó mất mấy K tiền cược? :D

    Có mấy ông sáng tác thì hay mà dịch lởm (theo nghĩa trung thành với nguyên tác), như Bùi Giáng lúc phiêu lên thì tự chèn luôn văn mình vào giữa bản dịch.
     
  12. V-C

    V-C Lớp 4

    Em nhớ lộn sang Thiên thần nổi giận, giờ mới nhớ bác NS hồi trước cũng hỏi cuốn này.
    NS mới lấy vợ, sinh một nhóc tì, chắc bận bù đầu, mà bỏ làm các dự án ebook rồi bác ơi, thỉnh thoảng vào box em chém gió, cả tháng nay không thấy.
     
  13. V-C

    V-C Lớp 4

    Cũng không nhớ nữa, vì lâu quá rồi!
    Bùi Giáng dịch y như ngôn tình Tàu, em nuốt không zô.
     
  14. hungbc1010

    hungbc1010 Lớp 6

    Nếu là một người hoàn toàn mù tịt về một tác phẩm dịch của cụ Bùi Giáng và cho đó là sáng tác của cụ thì thấy tuyệt cú mèo đấy chứ? Nhưng nếu là sách dịch thì ôi thôi, dù có yêu mến cụ đến đâu, cũng sẽ thấy bực mình, vì văn của tác giả Tây mà cụ lôi cả thơ Đường vào, nếu đối chiếu với nguyên tác thì đến Tết Công-gô cũng không mò ra.
    Về dịch giả nổi tiếng, Phạm Viêm Phương cũng là một cái tên đáng lưu tâm, với các tác phẩm: "Giết con chim nhại" (dịch cùng vợ Huỳnh Kim Oanh), "Tên tôi là Đỏ", "Chúa tể những chiếc nhẫn", "Rời nẻo đường quen", "Tuyết trên ngọn Kilimanjaro" và những truyện ngắn khác của Hemingway...
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/7/16
    Heoconmtv and Ban Tang Du Tử like this.
  15. Phuocy Phan

    Phuocy Phan Mầm non

    Còn Lý Lan, dịch giả của Harry Potter thì sao các bạn?
    Mình đọc Harry Potter thấy giọng văn khá nhẹ nhàng, dễ hiểu, phù hợp trẻ con. Nhưng thử đọc vài tác phẩm khác cùng dịch giả thì phần "trẻ con" hơi quá @@
     
  16. V-C

    V-C Lớp 4

    Mọi người nghĩ sao về bản dịch Bố Già của Trịnh Huy Ninh - Đoàn Tử Huyến và của Ngọc Thứ Lang?
     
    Ngọc Sơn thích bài này.
  17. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  18. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Tớ vote cho bản của Ngọc Thứ Lang.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  19. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Bùi và Heidegger, tớ thích.
     
    Zhiqiang thích bài này.
  20. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    à, Em ấy bây giờ đã về đội của nhà em. Quyển 1987 và quyển 2015, Snapshot_20160714_1.JPG
     
    Zhiqiang and Heoconmtv like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này