Những điều trông thấy mà sung sướng lòng

Thảo luận trong 'Tác phẩm và nhận định' bắt đầu bởi Song Ngư, 5/10/13.

Moderators: Cát Cát
  1. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Học sinh

    Tham gia ngày: Feb 2006
    Bài gởi: 49
    Xin cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 197 lần trong 46 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] Những điều trông thấy mà sung sướng lòng
    [HR][/HR]Những bài viết này em sưu tầm từ bên lichsuvn.info. Mang về đây để giảm bớt nỗi đau của các bác hay tham gia trong topic "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng".


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Các bài đã đưa :

    >> Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    >> Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Ngày 14-1, đại diện Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh Long An cho biết sở đang hoàn tất hồ sơ đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu liệt sĩ đối với anh Trần Ngọc Lương và công nhận thương binh đối với anh Nguyễn Thành Trọng.



    Cha của Trọng bị tai biến mạch máu não, nằm liệt đã 4-5 năm nay. Giờ Trọng cũng yếu, ngày làm ngày nghỉ ở nhà chăm cha - Ảnh: Gia Minh

    Trần Ngọc Lương và Nguyễn Thành Trọng cùng ở xã Long Trạch, huyện Cần Đước, Long An. Cách đây một năm khi truy bắt cướp, Lương đã hi sinh, Trọng bị thương.

    Không thể làm việc nặng

    Trưa 14-1, chúng tôi tìm tới gia đình những người được Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng huy chương dũng cảm. Căn nhà của gia đình Trọng nằm cách tỉnh lộ 826 khoảng 300m, đường vào nhỏ, vòng vo, chênh vênh. Đập vào mắt chúng tôi là một người đàn ông nằm dài trên chiếc giường gấp, mái tóc bết dính từng nhúm và lại gần thì thấy khuôn mặt tái dại, không thể biểu hiện cảm xúc. Ông là cha của Trọng.

    Ông bị tai biến mạch máu não cách nay đã 4-5 năm, liệt gần như toàn thân và giọng nói ngọng nghịu, khó nghe. Bà Nguyễn Thị Mức (46 tuổi, mẹ Trọng) kể cách đây 4-5 năm, khi hai ông bà đang xây dở căn nhà thì ông ngã bệnh, nằm liệt. Trọng phải nghỉ học, đi làm kiếm tiền chạy chữa cho cha, trả nợ xây nhà. Hằng ngày Trọng đi làm từ 9-10 giờ sáng, lên chợ Phú Lâm (Q.6, TP.HCM) phụ bán rau quả tới 22g-23g mới về, mỗi tháng được khoảng 2 triệu đồng.

    Làm được bao nhiêu Trọng đều đưa cả cho mẹ trả nợ, chữa bệnh cho cha. Từ ngày Trọng bị thương, sức khỏe gần như mất hết nên không đi làm được, gần 100 triệu đồng được cơ quan chức năng, báo đài và địa phương giúp đỡ chẳng còn xu nào mà vẫn mang nợ. Giờ Trọng còn yếu, nhưng nếu không đi làm thì không có tiền mua thuốc cho mình, cho cha nên vẫn phải cố.

    Trọng có vẻ ít nói, khi chúng tôi hỏi về những vết thương, Trọng ngại ngùng vén áo, chỉ bảy vết sẹo trên người, trong đó có vết mổ dài gần 20cm ở bụng, năm vết sẹo trên tay và nói: “Em vẫn không làm nặng được. Thương ba má, em phải đi làm để lo. Anh trai em bị khờ, lo cho bản thân không xong, có em là lao động chính mà không đi làm thì không biết phải làm sao...”. Hỏi lại Lương, Trọng bảo: “Tụi em thân như hai anh em ruột, đi đâu cũng có nhau, giờ cứ nghĩ đến nó là đầu em cứ nhức bưng bưng”.

    Vẫn đợi con về

    Rời nhà Trọng, chúng tôi tìm tới nhà Lương. Nhà của mẹ con Lương nằm lọt thỏm giữa một cánh đồng lúa chín, rộng chừng 35m2, có sáu cột bêtông, được kết nối với nhau bằng dây, gỗ nối và mái thì ban đêm có thể đếm sao trời. Những vách ngăn của căn nhà dù đã được tu sửa chỉ là những tấm lá ghép lại. Trong nhà, ngoài chiếc xe của Lương bị hai tên cướp lấy được công an trả lại, có lẽ chỉ có sáu chiếc ghế nhựa là có giá.

    Trên bàn thờ của Lương, một lọ hoa tươi, một bát hương và vài ly nước trắng, nải chuối xanh, cạnh đó là giấy chứng nhận danh hiệu “Bạn đồng hành quanh tôi” do báo Tuổi Trẻ truy tặng. Phía trên bàn thờ, trang trọng nhất là những giấy khen, bằng khen và huy chương dũng cảm do Chủ tịch nước truy tặng.

    Thắp nén hương cho con xong, bà Ngon, mẹ Lương, tiếp chúng tôi trong nước mắt và những câu chuyện về đứa con trai hiếu thảo. Trước khi nhắm mắt xuôi tay, Trần Ngọc Lương chỉ ước nguyện: “Con không đi làm xa nữa, con cưới vợ rồi về ở với má, chăm lo cho má và nhỏ Hiền cho tới chết, con không để má khổ nữa” - bà Ngon bắt đầu câu chuyện bằng lời trăng trối của Lương.

    Bà Ngon mới 44 tuổi nhưng sự khắc khổ và nỗi đau mất con khiến trông già hơn tuổi với những nếp nhăn trên mặt và dáng người hom hem, cứ nấc lên từng tiếng.

    Giấc mơ về một căn nhà, một mái ấm của Lương chưa hoàn thành, và nay giấc mơ của bà Ngon về một nơi ấm cúng để mẹ con bà không phải che nilông ngồi trên giường những lúc trời mưa cũng còn dang dở.

    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Đêm định mệnh

    Theo lời kể của Nguyễn Thành Trọng (21 tuổi), khoảng hơn 20g ngày 12-1-2009, Trọng và Lương từ nhà một người quen đi đón bạn, tới ngã ba gần nhà Lương ở ấp Long Thanh thì nghe tiếng phụ nữ kêu cướp. Dừng xe gần nơi có tiếng kêu, Trọng thấy hai thanh niên đang khống chế một phụ nữ để cướp xe. Không kịp suy nghĩ, Lương và Trọng lao vào.

    Theo báo cáo của Công an tỉnh Long An, do trời tối, các anh lại tay không, bọn cướp liền chống trả quyết liệt. Chúng dùng dao đâm trọng thương Trọng và Lương. Dù bị hàng chục vết đâm trên khắp cơ thể, hai anh vẫn dũng cảm ôm chặt chúng. Lúc này máu đã chảy thấm đầy cả áo.

    Khi nghe tiếng tri hô, chồng của nạn nhân và em Phạm Minh Dương - học sinh THPT, là hàng xóm của nạn nhân - ra ứng cứu nhưng cũng bị thương, sau đó hai tên cướp lấy xe gắn máy của Lương bỏ trốn về phía TP.HCM và bị bắt vài ngày sau đó. Ngoài sinh mạng của Lương, hai tên cướp còn gây ra thương tật vĩnh viễn 71% cho Trọng cùng những thương tích suốt đời cho chồng nạn nhân và em Dương.[/TD]
    [/TABLE]

    GIA MINH
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  2. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Học sinh

    Tham gia ngày: Feb 2006
    Bài gởi: 49
    Xin cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 197 lần trong 46 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Cao lớn, khuôn mặt chữ điền, mắt sáng, giọng cười sang sảng, "hiệp sĩ đường phố" Nguyễn Văn Minh Tiến có vẻ ngoài rất ư tài tử. Hơn 12 năm với thành tích phá gần 300 vụ cướp giật, cũng gần con số ấy những tên cướp giật xộ khám, chỉ tính riêng trong năm 2009, Tiến đã phá trên 40 vụ cướp giật, một thành tích cứ ngỡ của một chiến sĩ cảnh sát hình sự...

    Ở TP HCM, người ta thường gọi Tiến là “hiệp sĩ đường phố”, “hiệp sĩ săn bắt cướp”, cũng không ít kẻ ghét, gọi là Tiến "khùng", Tiến "điên", Tiến "tù và"...

    Nhưng mấy ai biết, "hiệp sĩ đường phố" năm 22 tuổi tưởng đã chết với một căn bệnh hiểm nghèo; năm 37 tuổi, lại suýt lên "thiên đường" vì tai nạn trong một lần truy đuổi tội phạm, xuất viện được mươi ngày, lại ra đường bắt cướp, hình như công việc săn bắt cướp đã ẩn trong máu người thanh niên này...

    Trở về từ cõi chết

    Tiến mê làm công an lắm, những năm Tiến lớn lên, định hình lý tưởng, là những năm Anh hùng Lý Đại Bàng, khi ấy là chiến sĩ hình sự với chiếc Honđa 67 tung hoàng ngang dọc là nỗi khiếp đảm của tội phạm đường phố. Hơn 10 tuổi, Tiến đã theo học Thiếu lâm tại một lò võ tư nhân. Năm 1990, tốt nghiệp phổ thông trung học, Tiến xin đi công an nghĩa vụ, được phân công về Công an Cảng Sài Gòn. Tiến hy vọng, hoàn tất 3 năm nghĩa vụ sẽ cố gắng thi vào Trung cấp An ninh, nhưng năm 1992, khi gần hoàn tất nghĩa vụ thì tai họa ập đến, một căn bệnh lạ liên quan đến phổi đánh gục chàng trai vạm vỡ. Trở về nhà trong tuyệt vọng, gia đình Tiến buồn như đưa đám bởi căn bệnh hiểm nghèo của anh.

    Còn Tiến, anh chuẩn bị cho mình một chuyến đi xa. Anh lẳng lặng xách giỏ theo một đứa bạn về quê ở một huyện miền núi, tỉnh Quảng Nam, xin ở một cái chòi dưới chân núi, duy trì cuộc sống bằng rau vườn, lá cây. Tiến bắt côn trùng ăn qua bữa, lâu lâu, bạn Tiến lại mang gạo ra cứu tế, nhưng có lần Tiến bảo bạn, đằng nào thì mình cũng sắp chết, không cần đem gạo ra nữa. Thế nhưng chờ hoài... vẫn không chết, ngược lại Tiến thấy mình như khỏe ra. Hay là mình đã hết bệnh. Nghĩ thế, Tiến về lại TP HCM. Ngày anh về nhà, khó mà diễn tả được nỗi vui mừng của cha mẹ! Họ cứ ngỡ là đang mơ!

    Cha Tiến kể, sau ngày anh bỏ nhà ra đi, cả nhà chia nhau đi tìm kiếm khắp nơi nhưng vẫn bặt tin. Có người nghĩ hay anh đã bỏ xác ở một nơi nào đó, nhưng cha mẹ Tiến vẫn tin rằng, ngày nào không thấy xác con, thì tức là anh vẫn còn sống. Ngày ngày, ông bà đi khắp chùa này, miếu nọ, cầu xin trời Phật cứu giúp để tìm thấy được con trai.

    Từ khi Tiến về, anh làm đủ nghề để sống, từ xe ôm, sửa chữa điện tử, thợ hồ. Cuộc sống bình lặng trôi, năm 1996, Tiến lấy vợ, hai vợ chồng nghèo dọn về ở chung trong căn nhà thuê ở quận Tân Phú.

    “Hiệp sĩ cô đơn”

    Cuộc đời Tiến bắt đầu thay đổi vào một buổi tối giữa năm 1997, khi anh đang chở vợ đi trên đường, bỗng thấy một người phụ nữ đang chạy xe ngã vật xuống đường rồi tiếng tri hô... cướp... cướp... cướp thất thanh. Tiến chạy đến, nhưng người phụ nữ đã gục trong vũng máu, kẻ cướp đã cao chạy xa bay. Cái chết của người phụ nữ nọ ám ảnh anh một thời gian rất dài...

    [​IMG]

    [​IMG]

    “Hiệp sĩ đường phố” Nguyễn Văn Minh Tiến.

    Một đêm tháng 12/1997, đang chở vợ đi chơi (khi ấy chị đang có thai con trai đầu), tới giao lộ Phạm Văn Hai - Lê Văn Sĩ (Q.Tân Bình) thì nghe tiếng người dân hô "cướp, cướp", Tiến quay lại thấy một thanh niên đi xe Dream chạy như bay trên đường. Biết đây là đối tượng người dân đang truy đuổi, anh nói với vợ: "Ôm chặt anh, nhắm mắt lại". Dứt lời, Tiến rồ ga và sau đó "cả gia đình" lao theo tên cướp.

    Rượt đuổi một chặng đường dài, Tiến bắt kịp tên cướp và đạp đổ xe, tên cướp chạy trốn vào hẻm. Không để tên cướp trốn thoát, dựng chống xe, để vợ xuống an toàn, anh lao theo vào hẻm, đến hẻm cụt, tên cướp quay lại rút dao chống cự. Bằng sự nhanh nhẹn của người đã từng luyện võ, Tiến tránh được những nhát dao và nhanh chóng hạ gục đối tượng.

    Sau lần đầu tiên ấy là cả một khoảng thời gian hơn 10 năm anh miệt mài theo dõi, truy xét và bắt nóng hàng trăm tên cướp, trong đó có không ít tên "mặt tiền án, trán tiền sự", nghiện ngập, xăm trổ đầy mình. Mỗi ngày Tiến dành vài tiếng chạy rong trên đường phố để "săn" cướp; không chỉ ở khu vực Tân Bình, Tân Phú, nơi có nhiều dân nhập cư sinh sống, tình hình an ninh trật tự phức tạp, mà cả những tay cướp giật ở các khu vực khác cũng bị Tiến "điểm mặt".

    Tiếng tăm của chàng trai săn bắt cướp nhanh chóng lan truyền, thoáng thấy bóng anh trên đường, những kẻ "ăn bay" (đi xe máy giật đồ) phải quay đầu xe, lui vào nấp trong những con hẻm vắng người hoặc góc khuất, không ít kẻ đặt cho Tiến biệt danh rất giang hồ... “hiệp sĩ cô đơn”!

    Anh hùng giữa đời thường

    Năm 2005, Nguyễn Văn Minh Tiến được UBND TP HCM chọn là 1 trong 8 đại biểu điển hình đi dự Đại hội Thi đua toàn quốc tại Hà Nội. Nguyễn Văn Minh Tiến đã hân hạnh được Thủ tướng Võ Văn Kiệt trao tặng bằng khen, ông đã trò chuyện với Tiến rất nhiều. Tiến kể lại: "Bác Sáu Dân (cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) đến bên mình, bác tươi cười hỏi: "Chàng thanh niên săn bắt cướp đây à?". Rồi bác nhắc nhở: "Cháu phải hết sức cẩn thận, vì bọn cướp có nhiều thủ đoạn tinh vi, nham hiểm lắm. Đấu tranh với chúng, phải thật khôn ngoan, thắng được chúng và bảo vệ được tính mạng mình và gia đình mình".

    Cũng từ lời động viên chân thành của vị thủ tướng đáng kính, dù đã gặp tai nạn tưởng chết, Tiến vẫn không bỏ "nghiệp". Tháng 10-2008, phát hiện hai đối tượng đáng nghi ở Công viên Lê Thị Riêng, anh liền bám theo đối tượng. Đến đoạn đối diện Bệnh viện Nhi Đồng 1 trên đường Lý Thái Tổ, phát hiện một phụ nữ băng qua đường, trên cổ áo đeo sợi dây chuyền, tên cầm lái liền thực hiện một cú cắt cụp áp sát, tên ngồi sau nhanh chóng đưa tay ra giật đứt và cả hai tẩu thoát. Tiến tăng ga đuổi theo. Qua nhiều tuyến đường "xương cá", đến cuối đường Ngô Gia Tự, khi Tiến chuẩn bị áp sát hai đối tượng, thì một thanh niên đi xe máy băng ngang qua đường không quan sát, Tiến đâm vào xe người này và bị thương rất nặng. Tiến được người dân đưa vào Bệnh viện Hòa Hảo với khuôn mặt dập nát. Về phần hai tên cướp giật đã bị hai trinh sát hình sự của Công an quận 11 đang trên đường tuần tra tóm gọn.

    Vụ tai nạn khiến cả hai bên hàm Tiến vỡ nát, sống mũi bị gãy. Tiến nằm viện ngày hôm trước, hôm sau người dân TP HCM biết tin đã kéo đến thăm chật phòng bệnh. Lúc ấy Tiến nào nhìn thấy gì bởi hai mắt sưng húp, nhưng nhận được tình cảm của những người không quen biết, anh thật vui và cảm động. Có cụ già lặn lội từ miền Tây lên thăm, nắm bàn tay Tiến động viên. Tiến cười hiền và bảo, vẫn thật may, nếu hôm đó mình không xử lý kịp, giảm tốc trước khi đụng người ta, Tiến đã thành người thiên cổ.

    Tôi hỏi Tiến, đối mặt với bọn tội phạm phóng xe như bay trên đường, nguy hiểm, tai nạn là điều khó tránh khỏi, cái chết cũng treo lơ lửng trên đầu, bà xã không phản đối hay sao? Tiến trầm ngâm rồi nói: "Cũng có những lúc nghĩ mà thương vợ con lắm, hơn 10 năm mình bắt cướp, cũng là chừng ấy năm vợ, con mình vẫn phải ở nhà thuê. Có lần mình kể với vợ, chuyện mình trở về từ cõi chết năm 1992, mình sống đến hôm nay đã là một món quà từ “Thượng đế”. Dù có chết ngay ngày mai cũng đâu có gì hối tiếc. Mình cũng đã dặn vợ, nếu mình có mệnh hệ nào thì hãy gắng nuôi con. Rồi con mình lớn lên, chắc chắn sẽ rất tự hào bởi cha nó đã từng sống một đời hiệp nghĩa, không sợ cái ác!". Tiến đã chụp sẵn chân dung ảnh thờ cho mình!

    Tổ ấm của gia đình (là nhà thuê) trên đường Gò Dầu, bốn bức tường không còn chỗ để treo thêm bằng khen về thành tích bắt cướp. Để an toàn cho gia đình, anh thường phải chuyển nhà đến những khu vực gần trụ sở công an để kịp thời có sự hỗ trợ và ứng phó khi cần thiết. Không một đồng bồi dưỡng từ cơ quan công quyền nào; hàng ngày, bằng chiếc xe Dream xoáy nòng, có thể tăng tốc tới... 170km/giờ, Tiến vẫn một mình rong ruổi khắp các ngả đường để... săn bắt cướp. Tiến nói với tôi: "Mỗi tháng, chỉ tiền xăng thôi, đã tốn trên dưới 1,2 triệu đồng". Nhiều khi chạy trên đường, nhiều người nhầm Tiến lái xe ôm, người ta ngoắc, Tiến cũng tấp vào và... làm một cuốc. Có tiền đổ xăng, “hiệp sĩ” lại tiếp tục lên đường...

    Tiến bảo: "Có người dè bỉu "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng", nói là khùng, điên, nhiều lúc, mình cũng muốn thôi không săn bắt cướp nữa. Nhưng mỗi khi đi trên đường, phát hiện kẻ gian, mình không thể làm ngơ được".

    [​IMG]

    [​IMG]

    Anh Minh Tiến nhận bằng khen về thành tích bắt cướp.

    Chỉ riêng năm 2008, có tới 5 lần Tiến bị bọn cướp dằn mặt, theo dõi trả thù. Nhưng “mình cao số lắm, nên chúng không làm gì được", anh cười. Cuối năm 2008, sau vụ bắt một tên “đá nóng” xe máy giao cho công an quận 12, bàn giao tên cướp xong, vừa bước ra cổng Công an quận, đã thấy có đến hàng chục tên lảng vảng trước cổng rồi, linh tính mách bảo Tiến đây là đám đồng đảng của tên cướp nọ, chỉ huy Công an quận biết chuyện, có ý cử người đưa anh về nhà, Tiến chỉ cười rồi hào sảng: "Mình sao lại phải sợ chúng nó?!". Thế rồi anh lầm lũi bước ra, nhìn thẳng vào từng tên, không biết cái uy của Tiến thế nào mà từng tên, từng tên lẩn nhanh như chạch.

    Tiến rất nhạy trong việc phát hiện đối tượng khả nghi trên đường phố. Như vụ bắt tên Tuấn "bông hồng" năm 2004 gần Khu công nghiệp Tân Bình. Tiến bén gót theo tên này đến quận 12 chờ hắn "bắn" khóa chiếc xe máy trước cửa nhà dân rồi rượt đuổi về tận đường Gò Dầu (Tân Phú). Trên đường giải tên Tuấn về công an phường, đồng bọn của hắn theo năn nỉ anh thả "đại ca" với giá 20 triệu đồng. "Muốn đưa tiền thì đến công an phường" - Tiến lạnh lùng. Chúng đe dọa thanh toán Tiến và vợ con anh. Đận ấy, Tiến hơi hoảng nhưng vẫn quyết tâm dẫn giải Tuấn "bông hồng" về trụ sở công an, mấy tên đàn em thấy mua chuộc, hù dọa Tiến cũng không ăn thua đành bỏ mặc tên "đại ca" xộ khám.

    Đầu năm 2009, Tiến thành lập đội Hiệp sĩ đường phố gồm 19 người. Kể từ khi ra đời đến nay, nhóm đã trấn áp 41 vụ cướp giật, nhưng đáng tiếc, đến nay nhóm chỉ còn trụ được 7 người. Đi đâu anh cũng giắt theo cuốn sổ to đùng, trong đó là những trang nhật ký, với hàng chục vụ cướp, cùng ngày, tháng, tên tuổi bọn cướp, nạn nhân bị cướp, sự việc xảy ra. Thấy tôi "xăm xoi" kỹ từng trang, Tiến cười bảo: "Không phải mình đem theo khoe thành tích đâu, các anh công an nói phải ghi lại cụ thể để tiện làm chứng cứ sau này".

    Trong cuộc sống còn nhiều xô bồ, không phải ai cũng đủ bản lĩnh để hành động như Tiến - không nhắm mắt làm ngơ trước cái xấu, cái ác... Nhưng những người như Nguyễn Văn Minh Tiến quả là hiếm khiến chúng ta như được an ủi, rằng quanh ta vẫn còn biết bao những con người rất đẹp, cái đẹp rất dung dị, đời thường.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  3. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Học sinh

    Tham gia ngày: Feb 2006
    Bài gởi: 49
    Xin cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 197 lần trong 46 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nước da đen nhẻm, dáng người nhỏ thó là ấn tượng đầu tiên về cậu bé Trần Văn Truyền, người trực tiếp cứu sống 11 nạn nhân và tham gia vớt 8 thi thể trong vụ đắm thuyền ở vùng biển bãi Hẳm, dưới chân đèo Hải Vân, thành phố Đà Nẵng.

    Vụ tai nạn xảy ra trưa 29/4, tại vùng biển thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Một nhóm gồm 24 người, phần lớn trú quận Hải Châu, cùng thuê tàu cá công suất nhỏ, không biển kiểm soát đi du lịch ra làng Vân và đảo Ngọc. Tàu gặp sóng to, gió lớn đã va vào đá và chìm. 8 người đã thiệt mạng, 15 người khác bị thương nặng.

    Thảm hoạ sẽ nghiêm trọng hơn nếu không có sự hiện diện của cha con ông Trần Văn Mến và Trần Văn Truyền đang làm rẫy gần đó. Cậu bé Truyền 14 tuổi, ngồi câu cá trên gành đá bãi Hẳm đã vô tình phát hiện thuyền chở người bị đắm. Em nhanh trí chạy lên rẫy báo với cha và tri hô để tìm thêm người đi cứu nạn.

    [​IMG]

    Nếu không có sự xuất hiện của cha con Truyền, số nạn nhân sẽ gia tăng. Ảnh: Trà Bang

    Loay hoay rồi ông Mến cũng nghĩ ra cách tháo hệ thống ống nhựa dùng tưới hoa màu trên rẫy để quăng ra biển cho nạn nhân bám vào. Nhưng gành đá bãi Hẳm trơn nhẵn, sóng lại đánh liên hồi nên dây quăng nhiều lần mà nạn nhân không bắt được. Chẳng ngần ngại, Truyền đã lao ra biển dữ để mang một đầu dây ra cho nạn nhân.

    Một cán bộ UBND phường Hoà Hiệp Nam cho biết, bãi Hẳm, nơi xảy ra vụ tai nạn đắm thuyền, là một trong những bãi nguy hiểm. Sát mét nước là đáy vực, nước sâu thẳm và sóng thất thường nên mới có tên là bãi Hẳm. "Nơi này không có ai dám bơi. Thế nhưng thấy cảnh người ngoi ngóp chờ chết, cháu Truyền đã quên hiểm nguy mà lao ra trên đầu sóng dữ để cứu người. Hành động đó ngay cả người dân chài, lớn tuổi như chúng tôi cũng khó có được", cán bộ này nói.

    Hôm nhận giấy khen tại buổi tuyên dương của UBND quận Liên Chiểu, cả Truyền và cha không nói được lời nào. Hành động anh hùng ấy của họ bộc phát từ trái tim nhân hậu, từ trách nhiệm của con người mà ngay chính Truyền, bây giờ nghĩ lại cũng không hiểu vì sao mình đã... liều như vậy? Truyền nói: "Cháu thấy người sắp chết nhiều quá nên lao ra cứu họ thôi chứ có nghĩ chi mô".

    Riêng ông Dương Thành Thị, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu thì không cầm được nước mắt. Ông nói: "Ở cái tuổi 14, các cháu được cha mẹ chăm bẵm, chỉ biết ăn học thôi. Riêng Truyền phải một buổi theo cha ra rẫy phụ giúp chuyện nhà nông. Ngày lễ lạt, người ta dắt díu nhau đi tham quan, còn cháu vẫn phải ra rẫy... Chúng tôi không chỉ cảm kích hành động dũng cảm, xứng đáng phong tặng anh hùng của cháu Truyền mà còn rất cảm động vì gia cảnh bần hàn nhà cháu".

    [​IMG]

    Truyền giúp mẹ lấy củi. Ảnh: Trà Bang

    Năm 2000, gia đình cháu Truyền bị thu hồi đất vì thuộc dự án xây dựng hầm đường bộ Hải Vân. Không còn ruộng, mẹ phải đi làm thuê chạy từng bữa cơm, cha Truyền phải lần mò ra tận mũi làng Vân khai hoang, làm rẫy. Chị gái đầu bỏ học dở dang ở lớp 9. Còn Truyền lầm lũi cuốc bộ đi học đường xa, một buổi men theo đường tàu ra phụ cha làm rẫy.

    Ra làng Vân không có đường bộ, hoặc đi thuyền, hoặc phải lê bộ trên đường thoắt trên đường ray tàu lửa, Truyền đen nhẻm, nhỏ thó như con sóc. Và ít nhất đã 2 lần cậu bé đã tham gia cứu người bị nạn trên đường tàu.

    Năm 2005, trên đường ra rẫy, cha con Truyền phát hiện một nạn nhân bị tàu cán. Truyền đi nhặt từng phần thi thể của nạn nhân để rồi 2 cha con khăn gói đưa ra tận Phú Bài, Thừa Thiên - Huế cho gia đình họ. Năm 2006, cũng trên đường sắt đi ra rẫy, cha con Truyền đã phát hiện 2 mẹ con (người dân làng Vân) bị tàu cán văng vào bìa rừng. Truyền ôm cháu bé bê bết máu, chui qua hầm số 1, chạy ngược về trạm y tế. Cháu bé đã được cấp cứu kịp thời.

    Hiện Trần Văn Truyền được UBND quận Liên Chiểu đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng thành phố khen thưởng cấp thành phố, nêu gương anh hùng trong các trường học phổ thông... Còn Truyền thì vẫn lầm lũi một buổi đến trường, một buổi men theo đường tàu ra rẫy giúp cha.
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  4. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Học sinh

    Tham gia ngày: Feb 2006
    Bài gởi: 49
    Xin cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 197 lần trong 46 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    “Cứu người ! Cứu người!” - Tuấn Kiệt không thể ngờ đó lại là câu nói cuối cùng của cậu bạn Duy Thanh trong khoảnh khắc vật lộn để giành giật Kiệt khỏi dòng nước xiết. Thầy giáo Sơn ngậm ngùi nhớ lại cậu học trò nghèo có lần tâm sự sẽ gắng học tốt để sau này đi làm có tiền, giúp mẹ mổ thay van tim. Ngày đưa tang Thanh, nhiều người chưa từng biết mặt, đã đến tiễn em....

    Buổi sáng định mệnh


    Gặp chúng tôi, em Nguyễn Lâm Tuấn Kiệt (Trường THPT Định Quán, Đồng Nai) vẫn chưa hết bàng hoàng sau cái chết “hụt” ngày 22/2 vừa qua. Hôm ấy, sau khi tan học, Kiệt cùng nhóm bạn khoảng 10 học sinh rủ nhau vào khu vực thác Cây Si (cách trường học 14km) để chơi. Trong nhóm có Mỵ Duy Thanh, nhà ở gần thác nên được mọi người cử làm “hướng dẫn viên”.

    Thác Cây Si gần đầu nguồn sông Đồng Nai nên nước xiết, sâu (nơi sâu nhất là 14m) và có nhiều mỏm đá. Biết thác sâu, nguy hiểm nên cả nhóm thận trọng ngồi chơi trên bờ, không ai dám tắm…

    [​IMG]

    Em Kiệt vẫn chưa hết bàng hoàng trước cái chết của người bạn cùng lớp...

    Bất ngờ, nhóm bạn kêu thất thanh khi thấy Kiệt bị trượt chân ngã xuống dòng nước xiết. Không chút đắn đo, Thanh lao mình xuống nước để cứu bạn, trên người vẫn mặc nguyên bộ đồ học sinh..

    Hơn 2 phút vật lộn với nước, cả hai bị dòng nước cuốn trôi hơn chục mét. Lúc này Kiệt nói với Thanh: “Cậu biết bơi thì vào đi, nếu không cả hai cùng chết đấy!”. Nhưng Thanh cương quyết: “Cứ để yên, mình sẽ cứu cậu”.

    Quan sát thấy giữa dòng có một mỏm đá, Thanh dìu bạn bơi tới, nhưng do dòng nước chảy xiết, chưa kịp tới nơi, em đã bị nước cuốn trôi. Trước khi chìm xuống, Thanh còn kịp kêu to: “Cứu người ! Cứu người!” rồi mất dạng…

    Sau cú đẩy, Kiệt chìm xuống, nhưng may là tới được đoạn nước lặng. Sau tiếng kêu cứu của Thanh, một người đánh cá ven bờ đã nhảy nước xuống vớt được Kiệt lên. Vài phút sau, ông nhảy xuống tìm Thanh, nhưng em đã bị cuốn trôi rất xa.

    Mọi sự tìm kiếm sau đó đều…vô vọng!

    Hai ngày sau, gia đình vớt được xác Thanh cách nơi xảy ra sự việc khoảng 200m trong trình trạng bị thâm tím ở ngực và mặt. Khả năng khi bị nước cuốn trôi, em bị va đập vào đá, gây ra chấn thương, kiệt sức không vào bờ được...

    "Con sẽ học tốt để đi làm lấy tiền giúp mẹ mổ van tim"

    Câu chuyện cậu học trò lớp 11A1 cứu bạn giữa dòng nước xiết chẳng mấy chốc lan truyền khắp huyện Định Quán. Ngày đưa tang Thanh, điều bất ngờ là hàng trăm người dân xa gần, trong đó có những người chưa từng biết mặt em, đã đến chia buồn cùng gia đình.

    [​IMG]

    Gia đình em Mỵ Duy Thanh hết sức khó khăn, trong mái nhà gỗ xuống cấp này là bố mẹ đều bệnh tật..

    Bên trong ngôi nhà gỗ, nền đất xiêu vẹo, ông Mỵ Duy Công (cha em Thanh) ngồi chết lặng mỗi khi khách nhắc lại chuyện cậu con trai xấu số. Khuôn mặt bà Mai Thị Cúc (mẹ Thanh) đã ráo hoảnh, do không còn nước mắt để khóc con...

    Năm 1988, rời bỏ quê ở vùng Nga Sơn (Thanh Hoá) vào Đồng Nai lập nghiệp, gia đình ông Công mua được 4 sào đất làm rẫy. Cuộc sống ban đầu tạm đủ, nhưng bệnh tật bất ngờ ập xuống khiến gia đình ông rơi vào cảnh “thiếu trước, hụt sau”…

    Ông Công bị viêm hô hấp, lâu ngày bệnh biến chứng làm tê cứng hai bàn tay, lao động kém. Bà Cúc bị bệnh tim nặng, cần phải mổ van tim để duy trì sự sống. Bà đi lại bệnh viện 115 (TP.HCM) nhiều lần, nhưng chỉ là để khám và…xin thuốc về uống. Chuyện mổ tim được các bác sĩ nhắc nhiều lần, nhưng vì chưa có tiền, gia đình cứ lần lữa mãi…

    Nhà nghèo, cuộc sống của Thanh rất đơn giản. Buổi sáng, em phải dậy từ 5h30 phút, vượt qua 14 km để đến trường. Hơn một năm nay, từ khi anh trai lên Sài Gòn tìm việc làm, mọi công việc lớn nhỏ trong gia đình, từ thổi cơm, chăm sóc mẹ trên giường bệnh, phụ giúp việc nặng cho bố...đều do Thanh đảm nhận. Nay, vắng bóng anh trai, cô bé út 7 tuổi ngơ ngác chưa quen với việc nhà!

    Sau khi thắp nén hương cho cậu học trò, thầy Nguyễn Hữu Quyền - Hiệu trưởng Trường THPT Bán công Định Quán xúc động: “Hành động cứu bạn của em Thanh là tấm gương sáng cho học sinh nhà trường. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên em...".

    Thầy Hoắc Công Sơn – Phó bí thư Đoàn Trường Định Quán nhận xét, Mỵ Duy Thanh có học lực trung bình khá, là cậu bé rất năng nổ, nhiệt tình trong công tác Đoàn.

    “Một lần, Thanh tâm sự với tôi sẽ cố gắng học tốt để sau này đi làm có tiền, giúp mẹ mổ thay van tim. Gia đình cũng rất kỳ vọng vào em! Chỉ tiếc, mong ước chưa thành hiện thực, em đã “ra đi” như vậy…” – thầy Sơn ngậm ngùi.

    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Ngày 1/3, Tỉnh đoàn Đồng Nai đã đến nhà em Mỵ Duy Thanh để truy tặng bằng khen cho em Thanh vì “đã có nghĩa cử cao đẹp cứu người gặp nạn”.

    Trước đó, ngày 28/2, UBND huyện Định Quán cũng đã cử đoàn cán bộ đến thăm gia đình và truy tặng giấy khen cho em Thanh vì hành động “dũng cảm cứu bạn bị nước cuốn trôi"; tặng số tiền 2,3 triệu đồng, giúp gia đình Thanh vượt qua khó khăn.[/TD]
    [/TABLE]


    [/TD]
    [/TABLE]
     
  5. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Học sinh

    Tham gia ngày: Feb 2006
    Bài gởi: 49
    Xin cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 197 lần trong 46 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    (Dân trí) - “Người ta có tiền thì sắm nhà lầu xe hơi nhưng con cái hư hỏng thì đi xe sang trọng có sướng ích gì. Tôi bỏ tiền xây trường học là chuyện bình thường mà. Đó là tôi đang đầu tư cho chính con cháu của mình sau này” - lão nông bình thản nói!


    [​IMG]
    Ông Nguyễn Văn Thuyết và ngôi trường mầm non mà gia đình ông bỏ ra 2,4 tỷ đồng xây dựng.

    Chuyện từ một lần gặp Hồ Chủ tịch

    Chúng tôi đến thị trấn Chơn Thành (huyện Chơn Thành, Bình Phước) vào một ngày cuối năm tiết trời ấm áp. Hỏi nhà ông Nguyễn Văn Thuyết thì ai cũng biết. Bởi ông vừa làm một việc mà ai cũng khâm phục: bỏ tiền túi ra xây dựng trường học!

    Hỏi người con gái ông thì được biết, ông cụ không có ở nhà. Ông đang dọn dẹp và kiêm luôn nhiệm vụ bảo vệ cho ngôi trường mầm non Sao Mai mà ông bỏ tiền ra xây dựng cách nhà khoảng 1km.

    Ở cái tuổi 79, ông Thuyết trông còn rất khỏe và minh mẫn. Đầu tóc trắng nhưng đôi mắt vẫn còn đen và long lanh khi ông kể về cuộc đời, về ước nguyện của mình.

    Ông Thuyết sinh ra ở Hà Nội. 16 tuổi cha mất, gia đình loạn lạc vì chiến tranh, ông lưu lạc về Hòa Bình. Tại đây, ông xin vào làm tạp vụ, phục vụ trà nước, dọn phòng họp cho Ban lãnh đạo mỏ than.

    Trong một lần phục vụ trà nước cho công ty đón tiếp một phái đoàn đến thăm, chàng thanh niên tạp vụ 16 tuổi khi ấy được một ông cụ già, tóc bạc, mắt sáng ngời… trong đoàn hỏi chuyện.

    Ông kể: “Ông cụ hỏi tôi rằng làm ở đây có vất vả không? Ông khuyên tôi khi làm bất cứ việc gì cũng phải cố gắng làm tốt. Rồi ông hỏi tôi, sau này cháu có muốn làm cái gì đó để lại cho đời không? Mấy ngày sau, lãnh đạo mỏ than hỏi tôi có biết ông cụ có chòm râu trắng là ai không. Tôi lắc đầu. Lãnh đạo bảo, đó là Hồ Chủ tịch”.

    Ông Thuyết trầm ngâm một hồi rồi kể tiếp: “Tôi bất ngờ quá. Thật hạnh phúc khi được gặp Bác. Bác gần gũi, giản dị. Lời nói của Bác cứ văng vẳng trong tôi”.

    “Thuở ấy, tôi nghĩ làm thầy giáo thì sẽ giúp cho đời một cách thiết thực nhất. Thế nhưng, tôi chỉ mới học lớp 1 trường làng thì chữ nghĩa đâu mà dạy. Không có kiến thức thì giúp gì cho đời được đây? Ghi tạc lời dặn của Người, tôi không có kiến thức để làm thầy thì cũng tự hứa sẽ cố gắng làm lụng để có tiền cất một ngôi trường cho các cháu học tập” - ông Thuyết kể.

    Ngôi trường là “tâm nguyện” cả một đời lão nông

    Sau một thời gian làm tạp vụ ở mỏ than, cuộc sống đẩy đưa, ông Thuyết vào làm công nhân cho nông trại cao su Bình Long (Bình Phước). Chiến tranh chia cắt 2 miền, ông cũng bặt vô âm tín về người thân. Từ đó, một thân giữa bạt ngàn cao su Bình Phước, ông sánh duyên với người con gái địa phương và có với nhau đến 11 mặt con.

    Hàng ngày, cả đại gia đình đi phát quang nương rẫy trồng cao su, hoa màu để kiếm sống. Khó khăn là thế nhưng vợ chồng ông không để con cái thất học. Hiện 10/11 người con của ông bà đã lập gia đình và có cuộc sống ổn định.

    Nhưng trong thâm tâm, ông Thuyết vẫn còn một điều trăn trở: “Không biết khi nào có tiền để xây dựng trường cho các cháu học đây!”. Ông kể: “Lúc mới quen bà nhà, tôi cũng từng nói với cha vợ rằng, con muốn xây một cái trường học để đóng góp một phần cho giáo dục. Khi có sui gia, tôi cũng hay tâm sự với họ về ý nguyện này”.

    Đến năm 2006, mảnh đất 4ha ở xã Thành Tâm mà vợ chồng, con cái gia đình ông cùng khai hoang, trồng cao su bị giải tỏa để làm khu công nghiệp. Số tiền đền bù được hơn 3,8 tỷ đồng.

    Sau khi trả nợ nần, ông đã trích ra 2,4 tỷ để thực hiện cái tâm nguyện của mình. Nói là làm. Ông đề đạt với chính quyền địa phương, Phòng giáo dục và được UBND huyện Chơn Thành cấp đất ngay trong khu hành chính.

    Ngày 3/4/2009, công trình xây dựng Trường mầm non Sao Mai chính thức khởi công. Cũng từ ngày đó đến nay, ông Thuyết vừa là chủ đầu tư, vừa là người giám sát thi công, bảo vệ công trình… Cũng từ ngày đó đến nay, không đêm nào ông ngủ ở nhà.

    Ông làm lán trại ngủ tại công trình giữ vật liệu xây dựng để công trình không bị “rút ruột”… Đến nay, từ một bãi đất trũng, ngôi trường mầm non Sao Mai với 2 dãy nhà (8 phòng) đã hoàn thành, khang trang và được bàn giao cho Phòng Giáo dục huyện nhà.

    [​IMG]
    Ngôi trường là tâm nguyện cả đời của ông Nguyễn Văn Thuyết.

    Tôi hỏi: “Ông có tiếc khi bỏ ra số tiền lớn như vậy không?”, ông Thuyết trả lời ngay rằng: “Không. Đóng góp vào sự nghiệp học đường thì không bao giờ hết của cả. Đây là công trình đầu tư phi lợi nhuận. Nhà trường sẽ đi vào hoạt động, tôi không thu bất cứ loại phí nào”.

    “Thế 11 người con của ông cũng không khá giả gì, sao ông không để số tiền đó làm của hồi môn cho các con?”. Ông cười: “Xã hội này thiếu gì người giàu. Tôi thì không giàu nhưng nếu tôi đem tiền để rượu chè, cờ bạc, làm chuyện sai trái thì mới lo. Đằng này, tôi đem tiền đi làm từ thiện thì cả nhà vui vẻ”.

    Khi tôi đến thăm nhà ông Thuyết, vợ ông là bà Phạm Thị Ngọc, 61 tuổi, đang ngồi phía sau nhà lựa trái chùm ruột làm mứt. Vì trái chùm ruột ít nên mỗi tuần bà chỉ làm được khoảng 5kg mứt. Làm xong, bà lại đội thúng ra chợ bán 50.000 đồng/kg. Cộng với việc bán đồ chua, cóc, ổi… mỗi tuần bà thu nhập vỏn vẹn chỉ có 300.000 đồng để lo cơm, mắm cho cả đại gia đình.

    “Có người hỏi, sao nhà giàu, đem tiền tỷ xây trường mà tôi phải buôn bán kiếm từng đồng, từng cắc cực khổ vậy. Tôi chỉ biết cười chứ thanh minh sao bây giờ. Con cái đã lớn, có nghề nghiệp, gia đình ổn định, không quậy phá, lêu lổng là mừng rồi. Việc bỏ tiền xây trường là theo ý nguyện của ông từ lâu rồi nên cũng phải ủng hộ ổng chứ!” - người vợ cả một đời cần mẫn tâm sự.

    Ông Thuyết tâm sự: “Phải làm cái gì đó cho đời trước khi nhắm mắt. Giờ tôi chỉ mong chờ ngày nhìn thấy các cháu cắp sách đến trường là tôi toại nguyện rồi”.

    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Với thành tích cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nước nhà, Ngày 20/11/2009 vừa qua, ông Nguyễn Văn Thuyết đã được Hội khuyến học Việt Nam mời ra Hà Nội tặng bằng ghi công. Tại đây, ông Thuyết đã gặp gỡ Phó Thủ tướng - Bộ Trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân và nguyên Phó Thủ tướng - Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm.[/TD]
    [/TABLE]


    [/TD]
    [/TABLE]
     
  6. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Học sinh

    Tham gia ngày: Feb 2006
    Bài gởi: 49
    Xin cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 197 lần trong 46 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Trên đường từ Hà Nội về quê, gặp một thanh niên bị tai nạn giao thông, mặc dù không quen biết, nhưng Phạm Văn Lương (SN 1984), ở khu dân cư Lam Sơn, thị trấn Vĩnh Bảo, Hải Phòng đã đưa người bị nạn vào bệnh viện cấp cứu và tình nguyện ở lại chăm sóc.

    Câu chuyện cảm động về chàng trai giàu lòng nhân ái này như ngọn lửa ấm áp trong những ngày đông giá rét, một câu chuyện cổ tích có thật giữa đời thường…

    Tôi tình cờ nghe được câu chuyện của chàng trai Phạm Văn Lương thông qua lời kể của bác Trần Văn Tư, ở A2 tập thể Thành Công, Hà Nội, hiện đang chăm sóc mẹ ốm tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện 19-8, Bộ Công an.

    Bác Tư cho biết: "Lúc đầu, thấy cháu Lương chăm sóc bệnh nhân tận tình, chu đáo, chúng tôi cứ nghĩ cháu là người nhà. Hỏi chuyện mới biết Lương chỉ là người đi đường, thấy người bị nạn đã tình nguyện giúp đỡ họ. Do nạn nhân chưa rõ tung tích, cháu Lương đã ở lại bệnh viện mấy ngày nay chăm sóc. Việc làm của cháu Lương khiến chúng tôi vô cùng cảm phục".

    Không chỉ có bác Tư mà tất cả y, bác sĩ đang làm việc tại Khoa Hồi sức cấp cứu, người nhà bệnh nhân và cán bộ Công an huyện Từ Liêm đang giải quyết vụ việc có liên quan, khi biết chúng tôi đến tìm hiểu sự việc, đều bày tỏ sự xúc động sâu sắc trước lòng nhân ái của chàng trai trẻ ấy.

    Anh Nguyễn Văn Huy, bác sỹ điều trị Khoa Hồi sức cấp cứu cho biết, anh đã làm việc tại đây nhiều năm, đã từng thấy nhiều nghĩa cử cao đẹp, nhưng Phạm Văn Lương là một trường hợp đặc biệt. Không phải là người nhà, họ hàng thân thích hay bạn bè nhưng việc anh Lương tự nguyện chăm sóc một thanh niên bị tai nạn như người nhà, chỉ có thể xuất phát từ sự chân thành của một người chuyên làm việc thiện.

    [​IMG]
    Anh Phạm Văn Lương chăm sóc nạn nhân chưa rõ tung tích tại Bệnh viện 19-8.

    Theo Phạm Văn Lương kể lại, sáng 20/12, Lương từ Hải Phòng lên Thạch Thất, Hà Nội viếng đám tang người quen. Khoảng 16h15' cùng ngày, Lương đi xe buýt về đường Phạm Hùng để nhờ bạn chở xe máy sang Bến xe Gia Lâm để về Hải Phòng vì người yêu từ Nam Định sang chờ bàn việc cưới xin. Trong lúc đợi bạn, phía bên kia đường xảy ra vụ tai nạn giao thông. Khi Lương đến, thấy một thanh niên nằm bất động trên vũng máu. Người xe khá đông nhưng không có ai giúp đỡ nạn nhân. Bấm vào nhân trung của người thanh niên, thấy nạn nhân vẫn còn hơi thở, Lương liền gọi cấp cứu rồi bế nạn nhân lên xe, đưa vào Bệnh viện 19-8. Cùng đi với Lương có một thanh niên khác (sau này Lương mới biết đó chính là người gây tai nạn).

    Sau khi chụp X-quang cho nạn nhân, người thanh niên này giúi vào tay Lương 1 triệu đồng nói để nộp tiền nhập viện rồi bỏ đi lúc nào không hay. Lúc này, Lương chỉ còn 270.000 đồng, trong túi nạn nhân chỉ có 55.000 đồng. Chi phí chụp chiếu, thuốc cấp cứu cho nạn nhân ban đầu hết hơn 1 triệu đồng. Song, điều mà Lương lo lắng là nạn nhân không có giấy tờ tùy thân, không biết báo tin cho người nhà thế nào.

    Sau khi nạn nhân được đưa vào Khoa Hồi sức cấp cứu, biết chuyện, người nhà các bệnh nhân trong phòng đã quyên góp tiền giúp Lương ở lại chăm sóc nạn nhân. Bệnh viện 19-8 cũng quyết định hỗ trợ nạn nhân, không thu viện phí. Đến bữa ăn, các y, bác sĩ còn mua cơm cho Lương và tạo điều kiện thuận lợi cho chàng trai trẻ yên tâm ở lại chăm sóc bệnh nhân.

    "Điều khiến chúng tôi xúc động và cảm kích ở chỗ, cháu Lương quản lý, chi tiêu tiền giúp đỡ của mọi người rất cẩn thận. Các khoản chi tiêu hằng ngày đều được cháu ghi chép vào sổ. Cháu bảo làm như vậy để sau này nếu gặp người nhà nạn nhân sẽ bàn giao lại. Bản thân cháu Lương chi tiêu rất tiết kiệm, nhưng chăm sóc nạn nhân tận tình, không khác gì người thân, thái độ ngoan ngoãn, lễ phép với mọi người. Thanh niên thời nay, hiếm có người nào được như cháu" - bác Trần Văn Tư cho biết.

    Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi với Phạm Văn Lương liên tục bị ngắt quãng bởi những cuộc điện thoại của khách hàng gắt gỏng vì việc Lương ở lại chăm sóc nạn nhân đã làm lỡ khá nhiều hợp đồng.

    Giữa đường, gặp người bị nạn đều hết lòng cứu giúp đã là việc làm thường xuyên của chàng trai trẻ này. Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, Lương chỉ được học hết cấp 2, 15 tuổi đã ra chợ Vĩnh Bảo, Hải Phòng kinh doanh thực phẩm kiếm sống. Một buổi sáng sớm, phát hiện bà Nguyễn Thị Thặng ở Nam An, Vĩnh Bảo bị cảm ngất ở góc chợ, người tím tái, Lương bế bà vào bệnh viện cấp cứu rồi đến tận nhà báo cho người thân biết. Sau này ra viện, bà Thặng cảm kích xin nhận Lương làm con nuôi.

    Cũng tại chợ Vĩnh Bảo, đầu năm 2009, một thanh niên vừa câm, vừa điếc quê ở Hải Dương, trong lúc lang thang đã trộm cắp hàng ở chợ, bị một số người đuổi đánh thâm tím hết người. Thấy người thanh niên không nơi nương tựa, Lương đã đưa về nhà chăm sóc. Hàng xóm nhiều người xì xào, thậm chí có người can ngăn vì sợ rước họa vào thân. Nhưng với tấm lòng nhân ái, Lương đã chăm sóc người thanh niên tật nguyền cho đến lúc lành vết thương rồi gửi anh ta vào một ngôi chùa tá túc cho tới khi được cơ quan chức năng đưa về địa phương.

    Tháng 5/2009, khi qua khu vực cầu Mục, Vĩnh Bảo, Hải Phòng, gặp một người đàn ông đi xe máy chở 2 con nhỏ va chạm với ôtô khiến một cháu bị gãy tay, Lương bỏ dở công việc để đưa nạn nhân đi bệnh viện cấp cứu. Lương đã tự bỏ tiền túi đưa cháu đi khám bệnh và ở lại chăm sóc cho đến khi người nhà vào…

    Đến chiều 23/12, Công an huyện Từ Liêm cho biết đã điều tra, làm rõ người gây ra vụ tai nạn là Bùi Văn Tại, 17 tuổi ở An Phú, Mỹ Đức, Hà Nội, hiện tạm trú tại Mễ Trì Hạ, Từ Liêm. Theo khai nhận ban đầu, chiều 20/12, Tại điều khiển xe máy Sirius từ Mễ Trì Hạ ra đường Phạm Hùng, đến gần Trung tâm Hội nghị Quốc gia, do tránh 1 ôtô con đi cùng chiều đã va chạm với một thanh niên đi bộ khiến hai người cùng ngã ra đường. Ban đầu, Tại cùng anh Lương đưa người bị nạn vào Bệnh viện 19-8 cấp cứu, sau đó Tại bỏ về. Qua điều tra, Công an huyện Từ Liêm làm rõ anh Phạm Văn Lương không liên quan đến vụ tai nạn, cũng không có quan hệ với Bùi Văn Tại.

    Hiện Công an huyện Từ Liêm đang tạm giữ Bùi Văn Tại về hành vi điều khiển phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng, đồng thời tích cực làm rõ tung tích của người thanh niên bị tai nạn.

    Đặc điểm của nạn nhân: Cao 1m72, thể trạng người gày, sống mũi thẳng, dái tai trung bình; mặc áo sơ mi kẻ vàng đen, áo khoác vải bò màu đen, quần bò màu xanh. Ai là người nhà hoặc biết thông tin về nạn nhân này, đề nghị liên hệ Đội CSĐT tội phạm về TTXH Công an huyện Từ Liêm. Điện thoại: 043.8373022.
    Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Lương kể, bố mẹ Lương cũng liên tục điện thoại giục về, phần vì việc cưới xin đã đến gần, phần vì lo ngại chuyện "làm phúc phải tội", lỡ sau này người nhà nạn nhân lại cho rằng Lương là người liên quan thì sẽ rất phức tạp. Người yêu gọi điện khóc, thương Lương vất vả, vì cô ấy trước đó cũng từng chăm sóc anh trai bị tai nạn. Lương cũng sốt ruột vì đã hẹn Noel này sẽ đưa người yêu đi chơi thành phố Hải Phòng. Nhưng thấy nạn nhân bị thương nặng, từ hôm vào viện đến giờ vẫn trong tình trạng hôn mê sâu, người nhà thì không có nên Lương không nỡ lòng nào bỏ đi.[/TD]
    [/TABLE]


    [/TD]
    [/TABLE]
     
  7. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Học sinh

    Tham gia ngày: Feb 2006
    Bài gởi: 49
    Xin cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 197 lần trong 46 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Tính mạng của chủ cơ sở chế biến dầu bóng Đoàn Kim Liên (TP.HCM) đang nguy cấp. Trong đám cháy lớn, người đàn ông này đã bế trẻ 3 tuổi- con của một công nhân đang làm việc tại xưởng xông ra khỏi biển lửa.

    Chiều 18/1, theo thông tin mới nhất từ Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, ông Lâm Bá Minh, 57 tuổi, nạn nhân vụ cháy xưởng chế biến dầu bóng Đoàn Kim Liên (C7/17 B43 ấp 4A đường Phạm Hùng, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, TP.HCM) và cũng là chủ doanh nghiệp đang trong tình trạng nguy kịch. Hiện, ông Minh đang nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt của khoa Bỏng, Bệnh viện Chợ Rẫy.

    Các bác sĩ cho biết, ông Minh nhập viện Chợ Rẫy vào hồi 14h cùng ngày, bị bỏng 77%, trong đó 32% là bỏng độ 3. Tỷ lệ bỏng quá lớn khiến bệnh nhân bị sốc nặng. Ngay lập tức, các bác sĩ khoa Bỏng đã xử trí bằng cách bù dịch, điện giải và cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, kháng sinh, thở máy.

    Sau khi được can thiệp các biện pháp cấp cứu, ông Minh đã hồi tỉnh và nghe được bác sĩ nói chuyện. Tuy nhiên, cho tới lúc 18h30 cùng ngày, người nhà ông Minh vẫn chưa được vào thăm.

    Các bác sĩ khoa Bỏng cho biết dù bệnh nhân đã tỉnh lại nhưng vẫn đang rất yếu và tính mạng của nạn nhân đang nguy kịch.

    [​IMG]

    Tính mạng của ông Lâm Bá Minh, chủ xưởng chế biển dầu bóng- người bế một đứa bé 3 tuổi thoát ra khỏi biển lửa đang nguy kịch. Ảnh: Lê Du An

    Trao đổi với PV VietNamNet bên ngoài hành lang phòng cấp cứu, vợ chồng anh Mẫn, con trai cả của nạn nhân thổn thức: “Tôi lập gia đình ra ở riêng ở quận Thủ Đức. Tôi còn có một em trai nhưng đi học ở ngoài TP không có nhà. Khi nghe bà con làng xóm gọi điện tôi mới biết ba mình gặp nạn. Vợ chồng tôi tức tốc đem con gửi cho bà ngoại rồi chạy thẳng vào đây. Chúng tôi đang rối ren lắm. Đến giờ tôi vẫn chưa hiểu sự thể ra sao. Mẹ tôi ở nhà nghe tin ba tôi ở trong xưởng bị cháy thì ngất lên ngất xuống. Nghe bác sĩ nói tình trạng ba tôi không còn hy vọng tôi bàng hoàng hết tay, chân. Giờ này vẫn chưa được vào thăm ba, không biết tôi có còn kịp nói chuyện với ông lần cuối.”

    Anh Mẫn cũng cho biết đứa trẻ 3 tuổi được ba mình bế ra khỏi đám cháy không phải là người thân trong gia đình mà chỉ là con của một công nhân đang làm việc tại xưởng.

    Trước đó, vào lúc 12h, ngày 18/1, một đám cháy dữ dội đã xảy ra thiêu rụi toàn bộ DNTN chế biến dầu bóng Đoàn Kim Liên (huyện Bình Chánh). Cơ sở chế biến dầu bóng này đã bị thiêu rụi hoàn toàn, thi thể của bà Nguyễn Thị Xuân Lan, quê Thái Bình (46 tuổi, em dâu của ông Lâm Bá Minh) và con trai là Lý Bá Hùng (14 tuổi) đã được tìm thấy trong đám cháy.

    *
    Thanh Huyền
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  8. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Học sinh

    Tham gia ngày: Feb 2006
    Bài gởi: 49
    Xin cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 197 lần trong 46 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Tên bà là Nguyễn Thị Bích Vân, nhưng những người dân quanh Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (190 Hàm Tử, P.1, Q.5, TP.HCM) vẫn thường gọi là “bà Vân vú em của chó”.

    Năm nay bà 54 tuổi, không nhà không cửa, không chồng con, sống nhờ vào mái hiên, vỉa hè hơn 10 năm qua. Gia tài của bà vỏn vẹn chỉ có chiếc xe đạp, bốn cái chuồng với một bầy chó đủ loài.

    Tối đến, bà và lũ chó ngủ chung trên chiếc xe ba gác.

    Hằng ngày bà kiếm sống bằng cách đi lượm ve chai, rửa chén bát thuê ở các quán. Với số tiền ít ỏi kiếm được, bà ăn uống nhín nhịn để nuôi một bầy chó hơn 20 con. Đó là những con chó bị người ta bỏ rơi ngoài đường hay bệnh tật, mù lòa bị chủ vứt bỏ. Hằng đêm bên vỉa hè vắng lạnh, người ta thấy người phụ nữ này cùng những con chó hoang ngủ bên nhau như những người bạn. Điều kỳ diệu là bằng tình thương và sự chăm sóc của bà, những con chó ốm yếu, bệnh tật đều trở nên khỏe đẹp.

    Kể về chuyện đời mình, bà tâm sự: “Lúc đầu vì tình cờ thấy một vài con chó bị bỏ rơi nên đem về nuôi, riết rồi như thành cái nghiệp. Hễ ở đâu có chó bị cụt chi, bị bệnh, bị đui chột là người ta kêu tui. Cứ lứa này đến lứa khác, không dứt ra được... Tui thương vì chúng không biết nói, chứ biết nói thì có lẽ nó đã nói những điều con người cần phải suy nghĩ: khi khỏe mạnh thì người ta ôm ấp, đến khi bệnh tật thì người ta đẩy chúng ra đường! Ai lại làm thế, ai lại nỡ bỏ nhau khi hoạn nạn”.

    Sống bên vỉa hè, bà phải đi mua từng xô nước cho chó uống và tắm rửa cho chúng.

    THẾ ANH

    Chia sẻ của bạn đọc

    * Thật hạnh phúc khi trên đời vẫn còn nhiều những con người tràn ngập tình yêu thương. Riêng mình, tôi hy vọng rằng mỗi chúng ta khi đọc mẩu tin này sẽ có những chia sẻ hơn với những sinh vật quanh mình, kể cả những con vật.

    LAN PHUONG

    * Tình thương của con người không phải chỉ dừng lại ở người và người, bà Vân đã cho chúng ta thấy sự nhân hậu, lòng nhân từ... Tôi rất khâm phục vì cũng là một người thương yêu loài vật trung thành này.

    Bạn cứ thử nuôi một chú chó, chú không bao giờ phản bội bạn, dù bạn có đối xử với chú như thế nào. Việc làm của bà Vân như một mặt đẹp so với hành vi của không ít người nhẫn tâm vứt bỏ những con vật trung thành và gắn bó với mình.

    Cám ơn Bà Vân, nghĩa cử của bà thật đáng trân trọng. Tôi tin rằng quãng đời còn lại của bà sẽ được bù đắp vì "Ở hiền sẽ gặp lành". Kính chúc bà luôn khoẻ mạnh, chúc những chú chó kém may mắn ấy sẽ mãi may mắn bên bà.

    NGUYEN HONG HUYEN

    * Tôi thật cảm động khi biết được bà Vân cưu mang các chú chó tật nguyền. Thực tế hiện nay những người biết yêu thương, chia sẻ cả với loài vật chưa nhiều.

    Mong bà có thêm nhiều may mắn và niềm vui để các con vật bà nuôi tiếp tục ở bên bà.

    HUỲNH ĐIỆP
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  9. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Học sinh

    Tham gia ngày: Feb 2006
    Bài gởi: 49
    Xin cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 197 lần trong 46 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nhiều năm tha hương vẫn đau đáu ngày trở về góp sức cho quê mẹ, các thành viên nhóm VK (Việt kiều) gặp nhau trên những nhịp cầu khi mái đầu điểm bạc. Họ đã miệt mài xây tặng hơn 105 cây cầu cho vùng nông thôn VN.

    Hễ ở đâu có trẻ em nghèo bị rơi sông, ngã rạch, chìm tàu, lật đò do đường đi bị ngăn sông cách suối, nhóm VK này lập tức đến tận nơi để khảo sát, nghiên cứu, lập phương án xây cầu mà không lấy một xu của người dân. Tất cả chỉ vì mục đích giúp thiếu nhi đến trường nhanh chóng dễ dàng hơn, giúp người già, phụ nữ có đường đi an toàn khi đau yếu, trái gió trở trời.

    Chuyện bắt đầu từ năm 2004, ông Nguyễn Văn Công, Việt kiều Pháp, nảy ý định tụ tập anh em, bạn bè kiều bào ở xa Tổ Quốc để thành lập nhóm VK, tìm cách hỗ trợ đồng bào trong nước.

    Từ đó, nhóm VK có thêm các thành viên: Lâm Minh Chiếu, Nguyễn Văn Ba, Trần Đình Khương,Nguyễn Thị Mỹ Linh, Trần Khánh Vân, Phan Thị Sách, Nguyễn Đắc Chí, Trần Quang Đang, Nguyễn Văn Nghĩa, từ nhiều nơi trên thế giới tụ họp về. Đến nay, ngoài các thành viên nòng cốt, VK còn có những cảm tình viên, mạnh thường quân và các thành viên mới còn rất trẻ. Họ góp công sức, tiền của, vận động cộng đồng người VN ở nước ngoài tham gia xóa cầu khỉ ở các tỉnh miền Nam.

    Từ lời kêu gọi ai có tiền góp tiền, có sức góp sức, có kinh nghiệm và công nghệ thì truyền đạt chuyển giao cho quê hương, đến nay, VK đã xây được 104 chiếc cầu khắp các tỉnh thành thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Chiếc cầu thứ 105 đánh dấu một bước ngoặt mới, vươn ra khỏi miền Nam, được nhóm VK khảo sát và xây tặng cho Huế, khúc ruột miền Trung.

    [​IMG]
    Nhóm kiều bào VK và các kiều bào là tình nguyện viên, cảm tình viên, mạnh thường quân họp mặt và chụp ảnh lưu niệm ngày 27 Tết Canh Dần. Ảnh: Vũ Lê.

    Vốn xuất thân là các chuyên viên, kỹ sư am hiểu về giao thông, cầu đường, bê tông, vật liệu xây dựng, móng cọc..., nên việc áp dụng công nghệ mới đã giúp các thành viên VK giảm giá thành và tiết kiệm chi phí. Nhờ vậy, những chiếc cầu được xây dựng với giá thành rẻ nhất nhưng cho hiệu quả cao nhất: rất đẹp, khang trang, chắc chắn.

    Từ Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ... đến Bạc Liêu, Kiên Giang hay cực Nam của Tổ Quốc là đất mũi Cà Mau, nơi nào họ đặt chân đến, cầu khỉ cheo leo, cầu tre lắt lẻo, cầu ván gập ghềnh đều được thay bằng cầu bê tông với công nghệ hiện đại. Khi hoàn thành xong, công trình được chuyển giao cho dân địa phương quản lý và miễn thu phí. Không dừng lại ở đó, VK còn xây nhà tình thương, nhà vệ sinh và đập nước nông nghiệp cho nông thôn.

    Ông Nguyễn Văn Công kể lại, lúc đầu các thành viên VK loay hoay không biết làm gì để giúp dân bớt khổ. Cho tiền thì người nghèo tiêu hết, tặng quà bánh chỉ giúp được một ngày, vài bữa, không phải giải pháp lâu dài. Sau khi bàn tính, tham khảo ý kiến, cuối cùng mọi người nhất trí cùng nhau đi xây cầu. "Chúng tôi tin rằng chiếc cầu là sự kết nối cụ thể nhất về văn hóa, giao thông, kinh tế, là sự giúp đỡ thiết thực, lâu dài và gần gũi với bà con", ông nói với VnExpress.net.

    Theo ông Công, VK dự kiến, giai đoạn đầu tiên xây cầu từ thiện tặng 100% vốn, nhóm sẽ chuyển sang giai đoạn hai xây cầu hữu nghị tặng 50% kinh phí, số còn lại kêu gọi địa phương đóng góp. Trong thời gian tới, VK tiếp tục chuyển sang giai đoạn ba, cho mượn 50% kinh phí xây cầu không thu lãi, 50% vốn do địa phương trả trước, khi khánh thành cầu sẽ thu hồi 50% vốn đã cho mượn để tiếp tục giúp các địa phương khác.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Văn Công cùng các em thiếu nhi đi trên cây cầu VK 96. Ảnh: V.K.

    Kiều bào Nhật Nguyễn Văn Ba, thành viên của nhóm VK cho biết: "Ban đầu chúng tôi nghĩ nhiều lắm là xây 10 cây cầu trong 3 năm. Nhưng rồi vì dân mình còn vất vả quá, quê mình lại thiếu thốn trăm bề nên số cây cầu xây tặng cứ tăng dần lên đến hơn trăm chiếc".

    Còn ông Lâm Minh Chiếu hồ hởi khoe thế hệ thứ hai của VK đã hội tụ được hơn 20 người trẻ đang sống, làm việc trong và ngoài nước, sẵn sàng xây tiếp những nhịp cầu cho nông thôn VN. Đa số bạn trẻ này là du học sinh và nghiên cứu sinh ở châu Âu, Mỹ, Australia hoặc giảng viên của các trường đại học tại VN.

    Là người duy nhất sinh sống và làm việc lâu dài tại Việt Nam trong nhóm VK, từng theo chân anh em đi xây cầu từ những ngày đầu sáng lập nhóm, bà Nguyễn Thị Mỹ Linh chia sẻ: "Xây cầu rất vất vả, nhọc nhằn. Mọi người phải thức dậy từ đêm hôm khuya khoắt, chờ con nước cạn để đóng và khoan cọc, khác xa với không khí tươi vui, múa lân, ca hát của ngày khai trương, khánh thành".

    Nhắc lại một kỷ niệm khó quên trong những chuyến hành trình cùng VK về giúp huyện nghèo ở Cần Thơ xây cầu, bà Linh tâm sự: "Có lẽ chúng tôi sẽ khó mà quên được cây cầu ở huyện Cờ Đỏ vì nhịp cầu đó đã giúp cho hai người bạn già gặp lại nhau".

    Số là hai người bạn ấy, một bị liệt, một bị mù lòa, mấy chục năm xa cách chỉ biết trò chuyện qua tiếng sóng của dòng sông. Ngày xây xong cây cầu, nhóm VK tặng cho ông cụ chiếc xe lăn làm chân sang bên kia sông thăm bạn cố tri. Hôm đó hai người đàn ông già nua gặp nhau chảy nước mắt vì hạnh phúc và xúc động.

    Với tất cả tình nguyện viên, mạnh thường quân nói chung và thành viên của nhóm VK nói riêng, niềm vui khi bàn giao chiếc cầu cho người dân to lớn bao nhiêu thì ngày quay trở lại thăm càng xúc động, hạnh phúc bấy nhiêu. Bởi lẽ, với họ, bắc một nhịp cầu ở vùng sâu vùng xa ví như kết nối vô vàn tình cảm, tâm huyết và kỳ vọng lớn lao cho quê hương.

    Hà Thanh
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  10. Song Ngư

    Song Ngư Sinh viên năm I

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Học sinh

    Tham gia ngày: Feb 2006
    Bài gởi: 49
    Xin cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 197 lần trong 46 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    (Dân trí) - Đó là em Nguyễn Lê Gia Bảo, học sinh trường THCS Đặng Xá, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nhặt được gần 40 triệu tiền mặt, cùng 1.500 USD và vàng, đã trao trả người đánh mất.

    Vào một buổi sáng cuối năm, trên đường từ nhà đến truờng,Nguyễn Lê Ngọc Gia Bảo học sinh lớp 7B trường trung học cơ sở (THCS) Đặng Xá, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội, cùng 2 người bạn cùng trường là Trần Ngọc Phương Lan học sinh lớp 7B và Nguyễn Hoàng Dương học sinh lớp 8B) đã nhặt được một chiếc ví đỏ của ai đó đánh rơi. Bảo nhặt lên đem về trường. Khi mở ví ra Bảo hết sức bất ngờ vì trong ví có rất nhiều tiền mặt, USD và nhẫn vàng…

    [​IMG]
    Em Nguyễn Lê Gia Bảo

    “Ngay lúc đó, em có nghĩ đến chuyện mang về cho bố mẹ. Nếu có số tiền này mẹ sẽ mua được rất nhiều đồ đạc trong nhà. Như vậy, nhà mình sẽ đỡ khó khăn hơn. Nhưng đó chỉ là suy nghĩ thoáng qua và chỉ một chút thôi”, Bảo nhớ lại. Được biết, kinh tế nhà Bảo chỉ thuộc diện “khéo lo thì no, khéo co thì ấm”. Anh Bùi Nho Tú - bố Bảo, hiện đang làm bảo vệ cho một chi nhánh của Ngân hàng Techcombank, thu nhập một tháng khoảng 1.500.000 đồng. Còn chị Lê Thanh Hương – mẹ Bảo, là nhân viên nấu ăn của siêu thị Sài Đồng, thu nhập 1.100.000 đồng/tháng. Với thu nhập trên, theo anh Tú bố Bảo thì “tằn tiện thì đủ ăn cho cả 3 người. Nếu tháng nào con ốm hoặc có đình đám thì phải “giật gấu vá vai”.

    Dư luận cho rằng, với điều kiện gia cảnh trên, nếu Bảo đem số tiền nhặt được thì sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề trong gia đình. Tuy nhiên, Bảo đã không hành động như vậy. Nhớ 5 điều Bác Hồ dạy và lời thầy cô dạy dỗ "Nhặt được của rơi, trả người đánh mất", Bảo quyết định cùng với 2 bạn Lan và Phương đem toàn bộ tài sản nhặt được nộp lại cho Ban giám hiệu nhà trường, nhờ nhà trường liên lạc với người đánh mất để trả lại.

    Thày Nguyễn Khoa Chuyên, Hiệu trưởng trường THCS Đặng Xá, cho biết: “Sáng hôm đó khi đến trường tôi nghe Bảo và Lan và Dương, khoe “Thày ơi! tụi em vừa bắt được rất nhiều tiền”, tôi không tin. Nhưng khi cô lao công đưa cho tôi cái ví, mở ví ra tôi rất ngạc nhiên. Trong lòng tôi, lúc đó mừng vui lẫn lộn. Vì học sinh của mình đã không phụ lòng dạy dỗ của các thày cô”.
    Sau khi nhận được số tài sản trên, Ban giám hiệu trường THCS Đặng Xá đã tiến hành lập biên bản kê khai tài sản. Tổng cộng trong ví có gần 40 triệu tiền Việt, 1500 USD, một nhẫn vàng và 2 thẻ rút tiền, một Chứng minh thư nhân dân mang tên Ngô Thị Thu Hiền ở thôn Hoàng Long, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo địa chỉ trong chứng minh thư nhân dân, Ban giám hiệu trường THCS Đặng Xá đã liên lạc với chị Ngô Thị Thu Hiền ngay trong buổi sáng hôm đó đến trường nhận lại số tài sản đã mất.

    Việc làm của em Bảo gây xôn xao trong dư luận. Người tốt thì nói “thời buổi này mà nuôi dạy được đứa trẻ có đức tính như vậy rất hiếm”. Người xấu bụng lại cho rằng “chẳng qua nó không ăn được thì phải trả lại. Trên đời này làm gì có đứa trẻ con nào lại không biết tiêu tiền”. Có người gặp bảo nói em là “thằng dở hơi, nghèo lại còn sĩ”, hoặc có người đã thẳng thắn hỏi Bảo “Sao cháu dốt thế, số tiền đó đưa cho bố mẹ, có thể sẽ sắm được rất nhiều đồ đạc trong nhà”.

    [​IMG]
    Nguyễn Lê Ngọc Gia Bảo và thày Nguyễn Khoa Chuyên- Hiệu trưởng trường THCS Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội

    Dù ai nói thế nào, nhưng Bảo, em cho rằng người đánh rơi chiếc túi này chắc hẳn đang có một việc gì rất quan trọng cần giải quyết nên mới đem theo nhiều tiền như vậy. Nếu mình mang về, chắc họ sẽ đau khổ lắm. Hơn nữa đó là đồng tiền do công sức họ kiếm ra, giờ mình lấy đi có khác gì cướp đoạt của người ta. Bố mẹ em cũng đang phải vất vả vay mượn khắp nơi để có tiền hoàn thiện được ngôi nhà nhỏ gia đình đang ở. Nếu bố mẹ đánh rơi như thế này thì gia đình em sẽ ra sao?. Em không hối hận.”, khuôn mắt Bảo ánh lên hạnh phúc khi nói về cảm giác của mình.

    Chị Ngô Thị Thu Hiền - người bị mất đến trường nhận lại tài sản, vui mừng kể: “Sau khi mất tài sản, chồng tôi lên huyện để báo cáo công an. Nhưng trong thâm tâm không hy vọng sẽ tìm lại được. Đang lúc tuyệt vọng tôi nhận được điện thoại của trường THCS Đặng Xá gọi đến nhận lại chiếc túi và tài sản đã mất. Trong niềm xúc động, chị Hiền không chỉ cảm ơn em Gia Bảo cùng hai bạn Lan, Phương. Chị Hiền còn bày tỏ sự cảm phục với gia đình và nhà trường đã giáo dục được những người con ngoan, những học trò trung thực như vậy.

    Ở trường Bảo là một học sinh ngoan, kính thầy yêu bạn và thường xuyên giúp đỡ các bạn trong lớp. Bảo rất yêu môn học Giáo dục công dân. Theo em, môn học ngày giúp cho con người có được những nhận thức đầy đủ hơn về phẩm chất đạo đức của con người. Tại buổi lễ tuyên dương những tấm gương làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên Phó chủ tịch nước, bà Trương Mỹ Hoa, hỏi em: “Tại sao nhặt được nhiều tiền thế mà cháu không đưa cho bố mẹ mà đem trả lại?” Bảo không suy nghĩ trả lời ngay: “Vì ở nhà bà nội cháu mất có 50.000 đồng mà ốm mấy ngày liền… Nếu cháu đem số tiền đó về thì gia đình cô Hiền sẽ đau khổ lắm”.

    Ghi nhận thành tích của Nguyễn Lê Ngọc Gia Bảo, Ban Giám hiệu Trường THCS Đặng Xá đã tuyên dương em trước toàn trường, đồng thời phát động trong học sinh toàn trường đẩy mạnh phong trào thi đua "Làm theo 5 điều Bác Hồ dạy". Đồng thời em đã được huyện Gia Lâm khen thưởng và cử đi dự Lễ tuyên dương Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, do Trung ương đoàn tổ chức. Đồng thời em cũng nhận được một suất học bổng vừa A Dính. Hành động trung thực của Gia Bảo là tấm gương sáng để học sinh trên mọi miền đất nước học tập noi theo.

    Phương Uyên
    [/TD]
    [/TABLE]
     
  11. Đồng Xanh

    Đồng Xanh Mầm non

    Đọc mà ấm lòng quá. Trên đời vẫn còn nhiều, quá nhiều người tốt ^^
    Cảm ơn bạn nhiều
     
Moderators: Cát Cát

Chia sẻ trang này