Trà phiếm NHỮNG KẺ “HIỂU SAI” VĂN HOÁ NAM KỲ

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi TĐT, 22/9/19.

Moderators: amylee
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Ngày xưa, ngoài Bắc lúa gặt xong được chuyển về nhà rồi mới đập. Để đập lúa cũng dùng hai ống tre có dây thừng buộc vào nhau, y như cái côn nhị khúc, gọi là cái néo. Lúa được néo xong đập vào một cái cối đá thủng[*] kê nghiêng. Có thể một hoặc 2 người cùng đập lần lượt. Hồi xưa ngoài Bắc tận dụng hết cây lúa, rơm (phần thân cây lúa sau khi đập hết hạt) dùng làm chất đốt, rơm nếp còn hay dùng làm chổi vì nó dai và dài hơn rơm tẻ. Phần gốc lúa còn lại ngoài ruộng, gọi là rạ cũng được cắt nốt về để lợp nhà (ngoài lá cọ). Sau này người ta trồng nhiều giống cao sản lúa thân ngắn, nên không còn rạ nữa. Bây giờ không ai dùng thân lúa để lợp nhà, làm chất đốt nữa nên cũng đốt hết ngoài ruộng như trong Nam và cũng gây ô nhiễm không khí như vậy. À, rơm bây giờ cũng hay được tận dụng để trồng nấm.

    Hạt lúa sau khi đập được phơi trên sân gạch, thường nhà nào cũng có một cái sân to, trẻ con hay được giao việc dũi[**] thóc, trông gà. Khi phơi khô thì mang quạt để loại bỏ hạt lép, rác rồi cất trong cót, bồ.

    [*] Cối đá thủng vì nó vốn là cái cối giã gạo, giã từ năm này sang năm khác nên nó thủng.
    [**] Dũi là dùng chân không bước đi sát mặt sân theo đường zích zắc theo chiều ngang, rồi (lần sau) theo chiều dọc để đảo lúa.
     
    TĐT thích bài này.
  2. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Hình như cu liêm là lưỡi liềm chứ không phải lưỡi hái. Hồi xưa liềm để cắt cỏ là chính.
    Người xưa còn phân biệt 3 loại, như trong câu ca: mùng 1 lưỡi trai, mùng 2 lá lúa, mùng 3 câu liêm, mùng 4 lưỡi liềm, mùng 5 liềm giật, mùng 6 thật trăng...
     
    tran ngoc anh and TĐT like this.
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Liềm dùng để cắt cỏ, cũng dùng để cắt lúa, cán ngắn, lưỡi liềm có răng cưa. Câu liêm lưỡi cũng cong nhưng cán dài ngoằng dùng để cắt cành cây cao. Lưỡi hái cán cũng dài nhưng dùng để cắt cỏ, có thể cả lúa mì. Lưỡi hái Âu châu mới hay dùng. À, ông Thần Chết lúc nào cũng ôm kè kè nữa. :eek:
     
    TĐT thích bài này.
  4. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Lưỡi hái châu Âu khác châu Á bác ạ. Lưỡi hái VN đây:

    [​IMG]

    Cái phần dài ở đầu cũng bằng gỗ, để vơ lúa, còn cái lưỡi cắt nhỏ ở giữa.

    Có lẽ nông cụ này đã từng được dùng làm vũ khí- cái 'qua' của thời Tiên Tần. Sau này đến thời Hán ít thấy dùng 'qua' nhưng bộ qua 戈 vẫn đưa vào cấu tạo các từ chỉ vũ khí. Và 'can qua' vẫn dùng để chỉ chiến tranh.
     
    tran ngoc anh and TĐT like this.
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Câu liêm cũng được dùng làm vũ khí từ ngàn năm nay. :D
    Câu liêm dùng trong chiến trận chắc là câu liêm thương nhỉ?
    [​IMG]
     
    TĐT thích bài này.
  6. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Cái cu liêm quê TĐT nè Thầy @quang3456
    [​IMG]
    Gần đây ra chợ quê mua cái mới thì mỏng như cái này

    [​IMG]
    Cái này phải gọi là liềm hoặc lưỡi liềm. Quê TĐT cứ nói “cu liêm”
     
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Cái liềm ở ngoài này nó như thế này:

    [​IMG]

    Vừa google "cái liềm" ra một đống đủ các kiểu. :D

    Còn đây là lưỡi hái:

    [​IMG]

    Câu liêm:
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/11/19
    TĐT thích bài này.
  8. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Nhắc tới công cụ nông nghiệp TĐT nhớ hình như ở quê còn cây phảng (cây bên phải ngoài bìa hình bên dưới)
    [​IMG]
    Theo tài liệu thì miền Tây Nam Bộ là phảng cổ cò nhưng thật tế thì giống hình trên hơn. Hôm nào TĐT về quê đo cho chính xác và chụp lại.
    [​IMG]
    Cây phảng được nhắc trong “Cá tính của Miền Nam - Sơn Nam” (Sách này trên diễn đàn lỗi đánh máy nhiều quá!)
    TĐT tuy là con nhà nông biết con số về sào đất miền Bắc, công (sào) đất miền Nam nhưng đọc đoạn này mới biết.
     
    tran ngoc anh and 4DHN like this.
  9. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tôi nghe dân trong đó nói thì mỗi sào là 1000 m2

    Ở miền Trung mỗi sào là 500m2

    Ở miền Bắc thì mỗi sào là 360m2

    Một mẫu = 10 sào cho cả 3 miền. :D
     
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    [​IMG]
    Cái này là lưỡi hái tây, lưỡi hái VN khác hẳn.

    Công hình như viết tắt của công mẫu, sau này tính bằng 1/10 hecta, là 1 sào trong đó.
     
  11. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tốt nhất cái này dành cho dân miền Tây trả lời. Tôi chỉ cưỡi "xuồng ba lá" xem hoa, với nghe nói nên không dám lạm bàn. :P
     
  12. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    [​IMG]
    Nhắc đến cái khâu liềm, khâu dao lại nhớ đến cái cay dao. Thành ngữ có câu: Sâu cay dày vỏ là nói cái cay dao này.
     
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    @TĐT nghe nói trong đó còn dùng cái cù nèo, không biết hình dạng ra sao và dùng làm gì?
    Gần đây có giải Cù nèo vàng là cái đó đó.
     
  14. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Theo tài liệu tra cứu thì
    [​IMG]
    Nhưng thú thật với Thầy @quang3456 là TĐT chưa thấy cái cù nèo bao giờ. Ba của TĐT ngày xưa dùng phảng để phạt (chém) mạ (mạ dư cấy không hết), phạt lúa chét (gốc lúa sau khi thu hoạch vẫn còn sống) vẫn không thấy dùng cù nèo.
     
  15. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    TĐT cũng ráng chèo “ghe” xem huê (bông - Hoa Miền Nam phạm huý) với Anh Tư vậy.

    Miền Nam đơn vị tính là công = 1000m2 (Một ngàn mét vuông). Mẫu là 10.000m2 (Mười ngàn mét vuông). Hiện tại về vùng Thủ Thừa nếu làm nông trồng lúa muốn “khá” phải làm từ 10Ha (mẫu) trở lên.
    Theo “Cá tính của Miền Nam - Sơn Nam”, mỗi tầm (cây tầm vong - giống tre nứa) rộng 2,6 đến 2,8 mét dài 33 mét x 12 tầm = 1 công. Thú thật thì TĐT chưa nghe ai nói điều này ở quê. Chắc chia “tầm” để phù hợp việc phảng cỏ khai hoang thời “Nam tiến của chúa Nguyễn”.
    Hiện tại đơn vị nhỏ nhất có thể tách thửa để ra sổ đỏ đất nông nghiệp là 1.000 m2, đất ở nông thôn là 500m2.
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/11/19
  16. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Giờ tra wiki thì thấy bảo cù nèo là một nông cụ dùng để hái quả. Còn giải Cù nèo vàng thì tạo hình như cu liêm.
    Vụ "công" thì tôi nghi là từ khi Tây vào VN mới có và xuất phát từ công mẫu mà ra. Ngoài bắc thì sào là mười thước, thước là miếng đất vuông mỗi chiều 10 thước ta (bằng 60cm bây giờ)
     
    tran ngoc anh and TĐT like this.
  17. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    TĐT thấy có hình này
    [​IMG]
    [​IMG]
    Và phát cỏ như thế này
    [​IMG]
    Thú thật cây phảng ở quê TĐT cầm 1 tay phát cỏ không nổi.
     
  18. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Cây nứa cũng lớn bằng cây tầm vong (vông) nhưng lại trái ngược 100% về ruột. Cây tầm vong đặc ruột và rất cứng và dẻo dai. Cây nứa thì rỗng ruột, vỏ rất mỏng và yếu ớt. :D Có lần tôi có dịp xem một bác thợ rèn làm việc tất cả cán búa, xẻng, cuốc đều là cây tầm vông hết. Ở ngoài Bắc người ta phải kiếm mỏi mắt mới ra một cây tre đực để làm cán dụng cụ, nhưng chất lượng vẫn thua xa tầm vông. Nếu nói về cán dụng cụ thì chắc ở ngoài này có mỗi gỗ dẻ là tốt nhất.
     
  19. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    À, nhắc đến cây gậy tầm vông, chợt nhớ một bài học môn, Tập đọc, hay Lịch sử???? Có chi tiết bọn Tây bắt được rất nhiều gậy tầm vông. Để thị uy, tên quan 3 lấy một cây gậy tầm vông nho nhỏ, chắc được 7cm, mắm môi mắm lợi bẻ. Tên sỹ quan mặt đỏ như con gà chọi, aka gà đá, phải đầu hàng. Ý tôi là cây tầm vông rất khỏe bọn Phú Lãng Sa tuổi gì mà đòi bẻ. Thầy @quang3456 còn nhớ trong sách lớp mấy không?
     
  20. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đúng rồi, trong sách cấp I. Chuyện xảy ra sau Nam kỳ khởi nghĩa 1940 thì phải, sách còn nói bọn tây chở đến một xe cây tầm vông vạt nhọn còn dính máu.
     
    4DHN thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này