Lịch sử Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch - Trần Dân Tiên

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi lamtam, 26/6/19.

Moderators: Bọ Cạp
  1. anhTH

    anhTH Lớp 1

    Rất lạ là trong các bài nghiên cứu về tác giả Trần Dân Tiên không mấy đề cập đến các phương pháp chuyên ngành khi đánh giá về văn bản, ông Đàm Đức Vượng có nói đã nghiên cứu và đối chiếu với nhiều loại văn bản nhưng cụ thể ra sao thì không rõ và ông Đàm Đức Vượng cũng không có chuyên môn nghiên cứu văn học, đa phần chỉ đánh giá qua những lời kể của người này người nọ, sử dụng uy tín địa vị cá nhân của người cấp thông tin làm bảo chứng cho luận cứ, hoặc cho rằng một người như Hồ Chí Minh, vốn không thích nói về bản thân mình thì không thể là tác giả, rất tiếc là luận chứng cảm tính này rất không vững chắc. Khi nói đến ông Hồ Chí Minh là phải xét đến khía cạnh con người chính trị, con người chính trị hẳn phải có nhu cầu tạo dựng hình ảnh cho bản thân và Hồ Chí Minh đã tạo dựng hình ảnh cho bản thân qua nhiều bài báo tự viết nói về Hồ Chủ Tịch dưới nhiều bút danh khác nhau, ví dụ:
    - Năm 1960, ông dùng bút hiệu Tuyết Lan để viết bài "Ba Chai Rượu Sâm Banh" đăng trên báo Nhân Dân (27/04), dưới hình thức dịch lại bức thư của một công nhân tên là Jean Fort, ở Algeria, ông viết về tình cảm của một người bạn quốc tế đối với Nguyễn Ái Quốc thời ở Paris và sau này ( Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)
    - Năm 1961, Bài "Bác Ăn Tết Với Chúng Tôi" ký T.Lan đăng trên Nhân Dân (14/02 năm 1961) (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link).
    còn nhiều bài báo nữa nếu chúng ta chịu khó tìm trong dữ liệu mạng.

    Tôi vẫn cho rằng Hồ Chí Minh là Trần Dân Tiên (Trần Dân Tiến) .
     
    Thương lắm thích bài này.
  2. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Đúng vậy, chỉ nên xem những nghiên cứu của ông Đàm Đức Vượng là những thông tin để đối chiếu lại với các nghiên cứu khác thôi. Đa số các học giả về Hồ Chí Minh ở Việt Nam đều có nghiên cứu rất thô như vậy. Nhưng ở đây rõ ràng ông ấy có cung cấp một số thông tin rất hữu ích về các bản dịch đầu tiên. Mình không rõ ông ấy đối chiếu các văn bản ấy theo kiểu nào, có phải đi sâu vào so sánh văn học như bạn nói không. Có thể ông ấy chỉ so sánh sự khác nhau về nội dung, các thông tin liên quan về ngày tháng ra đời và phỏng vấn các nhân vật liên quan.

    Mình không thực sự nghĩ là so sánh văn học có thể đưa ra được bằng chứng đủ mạnh. Hơn nữa bản mà bạn đọc là bản năm 1955 đã bị chỉnh sửa, không phải là bản gốc.
    Do đó mình thích tìm hiểu bối cảnh ra đời của tác phẩm và các bản dịch hơn, đi theo hướng đó cũng học được khá nhiều về một số nhân vật sự kiện lịch sử khá thú vị.

    Ở đây mình hứng thú với tiên đề là nếu "Hồ Chí Minh không thực sự là Trần Dân Tiên", thì người đó có thể là ai. Một số nghiên cứu nước ngoài cũng như thông tin của ông Song Thành về bản in 1949 tại Paris với tên tác giả là Trần Ngọc Danh là một đầu mối rất thú vị, và rất may là bản này vẫn còn lưu ở Pháp.
    Trong bài post trước có nói về bản dịch tiếng anh của Hoàng Nguyên và một phụ tá người Ấn Độ, trong đó ông Hoàng Nguyên đã gửi bản dịch tiếng Anh từ Miến đi Prague. Chi tiết này lại trùng hợp với sự kiện Trần Ngọc Danh sang Prague lập phái đoàn ngoại giao năm 1949 (theo các nghiên cứu thì ông này tự ý giải tán phái đoàn ở Pháp và rời đi Prague theo lời giới thiệu của ĐCS Pháp và để tránh thực dân Pháp bắt bớ). Nên có thể chắc chắn người nhận là ông Danh rồi (rất hiếm có người Việt ở đó trừ gia đình ông Danh). Tại sao lại gửi cho ông Danh, người đã vi phạm kỷ luật tổ chức như vậy?
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/2/21
    Thương lắm thích bài này.
  3. anhTH

    anhTH Lớp 1

    ông Trần Ngọc Danh ( em trai của ông Trần Phú) bị bắt năm 1932 và bị kết án 20 năm tù tại Côn Đảo, năm 1936 được tha khi Mặt trận bình dân nắm quyền tại Pháp, đến 1939 bị bắt lại và ở tù đến năm 1945. Như vậy trước 1945 thì khó để có thể sáng tác " Những mẩu chuyện về đời hoạt động...". Năm 1946 sang Pháp theo phái đoàn dự hội nghị Fontainebleau và được phân công ở lại Pháp, sau khi đề nghị được trở về nước không được chấp thuận thì vốn đã bất đồng chính kiến với ông Hồ Chí Minh từ trước ( xung đột đường lối giữa Trần Phú và Nguyễn Ái Quốc, việc giải tán Đảng CS, thành lập chính phủ liên hiệp) nên Trần Ngọc Danh đã lưu vong sang Tiệp vào năm 1949 và viết thư phê phán đường lối của Đảng CS gửi Liên Xô. Căn cứ vào những chuyện trên thì việc quy cho ông Trần Ngọc Danh là tác giả sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của HCT là khiên cưỡng, việc đề tên tác giả Trần Ngọc Danh cho bản in ở Pháp có thể là đòn chính trị để tranh thủ giới thợ thuyền người Việt tại Pháp vì Trần Ngọc Danh có uy tín với họ, và cũng có thể là mục đích gây nhiễu thông tin khi có xung đột nội bộ.
     
    Thương lắm thích bài này.
  4. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Ông ấy không phê phán ĐCS Liên Xô, mà mà phê phán đường lối dân tộc chủ nghĩa của ông HCM khi giải thể ĐCS Đông Dương thành lập Mặt trận Việt Minh. Chuyện hiểu thế nào là lưu vong thì nên xem lại, ở đây có công văn ông ấy gửi trước khi rời đi Tiệp.
    [​IMG]
    Ông ấy dường như có chỉ thị về nước lúc ấy, nhưng lại sang Tiệp lập phái đoàn ngoại giao, đại diện của Việt Nam ở châu âu. Theo một số văn bản khác mình đọc, ông ấy có báo cáo là ông ở Tiệp chữa bệnh và vì vợ ông ấy là bà Thái Thị Liên mới sinh con nên ông ấy không về. Thậm chí khi đang chữa bệnh ở Slovakia thì ông ấy lại lặn lội về Prague để gặp một số người liên lạc của đảng ĐCS sang đó để phê bình ông. Ông vẫn giữ liên hệ với chính phủ VNDCCH chứ không phải là "lưu vong".
    Một số quan điểm các học giả nước ngoài mà bạn trích lại cho là Trần Ngọc Danh là tác giả là khiên cưỡng, mình đoán là của bà Sophie Quinn-Judge thì mình không đồng tình lắm. Thực ra giữa các đảng viên trụ cột ĐCS bất đồng quan điểm cũng nhiều, nhưng họ chấp hành ý kiến số đông, nhiều khi không đến bị nỗi phóng đại như các học giả nước ngoài nhìn nhận. Hơn nữa tại sao ông Danh lại đi tranh quyền tác giả một cuốn sách ca ngợi HCM, mô tả ông là một nhà cách mạng gốc gác nông dân thì càng có lợi cho HCM?... nên mình chả hiểu tác giả này suy diễn kiểu gì.

    Mặc dù ông ấy có bất đồng quan điểm nhưng ông ấy vẫn trung thành với tổ chức, bằng chứng là năm 1951 ông ấy mang vợ và con mới sinh đi đường bộ về Việt Bắc để chịu kỷ luật.
    Tại sao lại phải như vậy, khi ông ấy có thể thành một Trotsky của Việt Nam và "lưu vong" thực sự tại Tiệp?
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/2/21
    Thương lắm thích bài này.
  5. anhTH

    anhTH Lớp 1

    Tôi có viết là Trần Ngọc Danh phê phán Liên Xô đâu ? và cũng không trích dẫn Sophie Quinn-Judge mặc dù tác giả này có nghiên cứu nghiêm túc về Hồ Chí Minh, việc xung đột nội bộ trong Đảng CSĐD thì rất nhiều tài liệu nói, trong đó có cả cuốn Viết cho mẹ và quốc hội của ông Nguyễn Văn Trấn (người được mênh danh là Hùm xám chợ Đệm). Năm 1949 thì Liên Xô chưa công nhận Việt Nam nên chuyện lập phái đoàn ngoại giao ở khu vực Đông Âu là chưa có, năm 1951, Trần Ngọc Danh về nước vì lúc đó Liên Xô đã công nhận Việt Nam, với quan hệ chính thức giữa 2 Đảng như vậy thì ông Trần Ngọc Danh rất khó để lưu vong và thành Trotsky.
     
    Thương lắm thích bài này.
  6. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Chuyện "phái đoàn ngoại giao" thực ra là văn phòng liên lạc thì đúng hơn, sang Prague ông ấy có sự hỗ trợ của chính phủ Tiệp. Ngay cả phái đoàn ở Pháp do ông Hồ chỉ định chỉ có 3 người (Hoàng Minh Giám, Dương Bạch Mai, Trần Ngọc Danh), ông Giám sau đó được rút về nước nên trên thực tế chỉ có 2.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Trong hoàn cảnh đơn độc ở nước ngoài lại bị bắt năm 1948 thì ông ấy thân ai nấy quyết thôi, nên mới giải tán "phái đoàn" ở Paris để đi Prague.

    Thực ra thông tin về Trần Ngọc Danh rất mập mờ và mâu thuẫn, có nguồn nói ông bị khai trừ Đảng năm 1950 vì vô kỷ luật và chết trong năm đó khi về nước. Còn theo vợ và con ông thì ông chết vì bệnh lao khi vợ ông sắp sinh đứa con thứ hai ở Việt Bắc (chắn chắn là sau 1951). Nên tốt nhất những thông tin đọc được nên đối chiếu lại trích đẫn xem họ căn cứ vào nguồn nào sẽ tốt hơn.
    Chuyện Trần Ngọc Danh viết thư cho Stalin có lẽ để gây sức ép với giới lãnh đạo VNDCCH tái lập lại ĐCS vì Stalin chỉ công nhận chính phủ này chỉ khi có một đảng cộng sản chính thức lãnh đạo. Dù sao đi nữa chuyện tái lập đảng năm 1951 (đổi tên là đảng Lao Động) cũng phù hợp với ý nguyện của ông ấy, và cũng có lẽ do chính quyền VNDCCH muốn chiều lòng Stalin để đổi lấy sự công nhận và hỗ trợ vật chất, đồng thời hài hòa lợi ích giữa phe "giai cấp" và phe "dân tộc" trong nội bộ Đảng và chính quyền (hay nói chính xác hơn là HCM đã nhượng bộ).
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/2/21
    Thương lắm thích bài này.
  7. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Mình đã đọc một số tài liệu khác, trong đó dường như quan hệ giữa HCM và Trần Ngọc Danh vẫn rất bình thường cho tới tháng tháng 9/1946 (khi kí Tạm Ước với Pháp) hoặc 11/1946 (khi chính phủ Liên Hiệp Quốc Dân thành lập). Điểm lại dòng thời gian giai đoạn 1945-1946 một chút:

    - Sau cách mạng tháng tám, Trần Ngọc Danh cùng các tù chính trị khác được phóng thích từ Côn Đảo tham gia chính quyền lâm thời VNDCCH, ông trở thành đại biểu quốc hội khóa I.

    -22/6/1946 ông đi với đoàn của Hồ Chí Minh đến Pháp dự hội nghị Hội nghị Fontainebleau.
    Trước khi trở về nước, Hồ Chí Minh đã để lại ở Paris một phái đoàn với quy chế bán chính thức gồm ba người: Hoàng Minh Giám, Trần Ngọc Danh và Dương Bạch Mai. (Riêng ông Giám sau này trở về nước tham gia chính phủ Liên Hiệp, trở thành Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao).

    - Hồ Chí Minh kí Tạm Ước ngày 14/9/1946 trong đó quy định hai bên sẽ tiếp tục cuộc đàm phán chậm nhất là tháng 1/1947, sẽ cùng ấn định thể thức trưng cầu dân ý ở Nam Bộ và đảm bảo các quyền tự do, dân chủ ở Nam Bộ. Tạm ước 14/9/1946, có hiệu lực thi hành từ ngày 30/10/1946

    - 16/9/1946: Hồ Chí Minh rời Pháp.

    - 3/11/1946, Chính phủ liên hiệp quốc dân thành lập với mong muốn tránh chiến tranh với Pháp. Đảng Cộng Sản giải tán (trên thực tế thì vẫn hoạt động bí mật). Đây là nguồn cơn bất đồng của Trần Ngọc Danh với đường lối dân tộc chủ nghĩa của Hồ Chí Minh, ông bắt đầu cho rằng HCM chủ nghĩa cơ hội, thỏa hiệp với đế quốc xa rời chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên có lẽ Trần Ngọc Danh chỉ bộc lộ hành vi "vô tổ chức" khi tự ý giải tán phái đoàn ở Paris để đi Prague tháng 8/1949 mà thôi.

    Giả thiết đặt ra là bản thảo đầu tiên bằng Tiếng Pháp được viết vào giai đoạn 9/1945 đến 9/1946 để phục vụ nhu cầu ngoại giao, tranh thủ ủng hộ quốc tế với sự nghiệp cách mạng của HCM và VNDCCH. Cũng không loại trừ khả năng trong giai đoạn này Trần Ngọc Danh (+cộng sự) là người phỏng vấn, ghi lại lời kể của HCM theo yêu cầu của bộ phận ngoại giao.

    Nên nhớ là bút danh "Trần Dân Tiên" cũng chỉ xuất hiện từ năm 1949 (bản in tiếng Trung 6/1949 ở Thượng Hải) mà thôi, cũng trong năm này thì bản tiếng in "Tiểu sử Hồ Chí Minh" tại Pháp cũng xuất hiện nhưng lại lấy tên tác giả là Trần Ngọc Danh (có nguồn cho rằng có bản in xuất hiện từ năm 1948 nhưng không thể tìm được bản in nào để kiểm chứng). E rằng bản in ở Thượng Hải cũng do Trần Ngọc Danh trước đó gửi cho các mạng lưới đồng chí của ông ấy ở Trung Quốc đem in mà thôi [Trần Ngọc Danh hoạt động cách mạng ở TQ năm 1928-1929, 1931-1932, cũng quen biết rất nhiều người cộng sản kì cựu Hoa lẫn Việt, đặc biệt trong giai đoạn học ở Đại Học Phương Đông 1929-1931].

    Điều này cũng phù hợp lời phỏng vấn một số nhân chứng như ông Hoàng Nguyên, người gửi bản dịch tiếng Anh từ Miến sang Prague cho ông Danh; lời ông Trần Quang Huy (nguyên Chánh Văn phòng TƯ Đảng thời kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc) cho biết ông cũng đã nhận được một bản tiểu sử do Việt kiều hay cơ quan đại diện Chính phủ ta từ Paris gửi về.

    Việc Trần Ngọc Danh bị thanh trừng năm 1951, tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của ông (không kém gì Lê Hồng Phong, Nguyễn Thi Minh Khai, Phạm Hồng Thái, v.v...) chìm vào quên lãng, dường như ĐCSVN đã cố xóa đi hình ảnh của ông, cũng như đường lối Stalinist mà ông theo đuổi. Đó cũng là nguyên nhân "Trần Dân Tiên" là một tác giả mà không ai muốn đứng ra nhận chăng?
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/2/21
    Thương lắm thích bài này.
  8. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Đây một trong những tấm ảnh hiếm hoi của nhân vật Trần Ngọc Danh vào năm 1946 (theo đoàn của HCM dự hội nghị Fontainebleau).

    [​IMG]
    Ảnh chụp đoàn HCM khi đi dạo ở rừng Boulogne trong thời gian ở Pháp, ngày 23/6/1946. (theo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Trần Ngọc Danh là người nẹp cặp sách đi giữa HCM (có lẽ ông đang ghi chép gì cho HCM chăng?) và người đội mũ ca-lô là Vũ Đình Huỳnh, đi cùng hàng có thể nhận ra người mang áo vét sẫm màu không đội mũ là Phạm Văn Đồng, người đội mũ phớt là Dương Bạch Mai (người sau này được cử lại Pháp với ông Danh tạo thành "phái bộ" ngoại giao của VNDCCH tại Paris, năm 1949 khi "phái bộ" giải tán thì ông Mai trở về Việt Bắc còn ông Danh thì sang Prague cùng vợ đang mang thai).
    Nhìn ông Danh đi sát cạnh HCM, trò chuyện tươi cười thì bạn có nghĩ lúc này hai người này có bất đồng gì lớn lao lắm không?
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/2/21
    Thương lắm and daovanhuy like this.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này