Kinh điển Lãng mạn Những ngôi sao Eghe - Gárdonyi Géza <VH-Project>

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi Cải, 29/5/14.

  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Ngay cái tên truyện đã "lạ" rồi, Ergi nhé, nhưng phát ra loa vẫn "ê-ghe". :D
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  2. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Anh nhắc mới nhớ, :D nếu mà không phiên âm thiệt thì đọc không được. Nên phải phiên âm mà phiên sang tiếng Anh thì thích hơn tiếng Việt.
     
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Hồi xưa - khoảng 2008, 2009 - anh là trùm sò vụ chuyển phiên âm đây này, vd: Gulliver du ký, Thuyền trưởng Blood, Miếng da lừa, Hàm cá mập... sau định làm đến Thầy lang, Nàng Iđo và một số cuốn kiểu như vậy thì gãy răng luôn. :D
     
    Trúc Quỳnh Đặng thích bài này.
  4. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Thôi thì xuôi theo chiều gió, đóng góp nguyên bản tiếng Hung vậy, cho bạn nào thích. :D
     

    Các file đính kèm:

  5. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    3D_37Vậy giờ vẫn còn đủ răng Okie để ít nhứt húp cháo được chớ anh Tư há 3D_42
    Ầy, zầy là hông được goài, anh phải có CHÁNH KIẾN chớ ạ cute_smiley18
    À mà, chừng mô mới vô em chơi được rứa? :lmao:
    Ngóng mãi để đãi chầu lẩu mà hổng thấy bóng dáng đâu hết trơn! cute_smiley26
    Đợi quoài hông thấy là bịt kèo à nghen!cute_smiley20
     
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Máy xay sinh tố để xay đồ ăn thành sinh tố thui mà. :P
    Trò thay tên phiên âm tiếng Việt thành phiên âm tiếng Anh, Pháp anh chơi từ 10 năm trước. Nên rất hiểu những khó khăn khi gặp tiếng Ba Lan, Nga, Hung, thậm chí cả Tây Ban Nha.

    Hôm nay sẽ tới nhà em, không cần gì hết, chỉ cần gặp nhau thôi. :D
     
    Trúc Quỳnh Đặng thích bài này.
  7. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    :D Đã gặp rồi nhé! ^.^ Tiếc là hơi gấp nên hông có món ngon đãi anh thoai, hihi :p mà hút thuốc trùm anh Tư há! Haha!

    P/S: Thế tính ra anh Tư là "người đầu tiên" trên TVE em được gặp mặt trực tiếp há, thiệt hân hạnh, hân hạnh! :D Mong sau này còn duyên gặp gỡ thêm được vài bạn, vài chiến hữu nữa, hehe! ^.^
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/8/19
  8. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    Đã có file mềm nha mọi người! Tạm thời mình sẽ chia ra 12 gói, mỗi gói 50 trang pdf hén, cần thêm một số bạn cùng tham gia nữa cho thêm đông zui nà, hihi! ^.^
     
  9. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Mình xin một gói, mặc dù đọc rồì vẫn muốn đọc lại.
     
    Trúc Quỳnh Đặng thích bài này.
  10. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình của em!

    Anh Tư là người đơn giản, không có tâm hồn ăn uống như thằng cu em (là thằng nào thì nhất quyết không khai :p) "mồm như cái gầu sòng, ngày nhậu 3 lần" cho nên như vậy là rất tươm tất rồi. :D

    Nhớ lời anh Tư: "Giữ sức khỏe, đừng làm gì quá sức, cần "đi" đến đâu thì đi bộ thôi, đừng "chạy"". Thật sự khâm phục ý chí sống và sự đóng góp cho đời của em Quỳnh đấy! Người khác làm được 10 cũng chưa bằng em làm được 1 đâu. :rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose:
     
  11. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    :D Họ hông phiên âm sang Anh mô anh Tư, giữ nguyên gốc Hung chuối luôn, nên là RẤT CÁM ƠN bản nguyên gốc Hung của anh up lên luôn á! ^.^ Ví dụ, danh từ riêng này Őfelsége là họ để họ y cái dấu quéo quéo, gạch gạch trên chữ O đó luôn á ạ :D
    Nên là, các bạn tham gia cứ soát lỗi chính tả Việt cho sạch đẹp cái đã nha, vụ danh từ riêng đó sau để người soát tổng và biên quéo về một mối bằng cách chạy lệnh thay hén! ^.^ Mình cũng đã thay trước một vài tên rồi đấy ạ!
    Đã giao đi 3 gói rồi ạ! Vẫn còn nhiều gói lẻ nhỏ nhé minna! ^.^ Mời tham gia tiếp tục nào, hihi!
     
  12. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Anh ít nhận gói lẻ ở các dự án nhưng để ủng hộ thì gửi đây một gói nhé.

    Thấy tác giả này lại nhớ tới em gái Cần Thơ gặp một lần trong đời.
     
    Trúc Quỳnh Đặng thích bài này.
  13. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    :D OK! Vậy em gửi anh Ca gói 8 nhé. ^.^ :P cám ơn anh nhiều nhiều ạ! :D
    À, anh Ca thì tình xưa rải muôn nơi rồi, đào hoa quá mà, hô hô! :lmao:
     
  14. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Về khoảng danh từ tiếng Hung thì soát trên Android dùng gboard là hợp lý nhất :D
     
    Trúc Quỳnh Đặng thích bài này.
  15. chieuminh

    chieuminh Lớp 1

    Nhân dịp có bản ebook tiếng Hung, ta tự dịch luôn mấy trang cuối bị thiếu được không nhỉ, dùng google translate chuyển sang tiếng anh?
     
  16. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    @minhtn177 @minhmeoo Mỗi bạn/em phụ một gói nhé, OK hông nà? ;)
     
  17. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    ĐOẠN CUỐI BẢN HUNG TRÊN KIA CỦA ANH TƯ!
    A király leküldötte Egerbe Sforzia Mátyás főkapitányt, hogy Dobót és Mekcseyt maradásra bírja. De biz ők hajthatatlanok maradtak.
    – Kötelességünket teljesítettük – felelte Dobó. – Bár mindenki teljesítette volna! Adja át őfelségének tiszteletünk és hódolatunk kifejezését.
    A király azután Bornemissza Gergelyt nevezte ki Dobó helyére Eger vár főkapitányának.
    ĐOẠN CUỐI VIỆT BẢN IN ĐÔNG A:
    Nhà vua phái viên đại úy Sforzia Mátyás đến Eger để thuyết phục Dobó và Mekcsey ở lại. Nhưng đã hẳn là họ vẫn khăng khăng từ chức.
    - Chúng tôi đã làm tròn nghĩa vụ của chúng tôi. - Dobó trả lời. - Giá chi những người khác cũng làm tròn nghĩa vụ của họ! Xin ngài chuyển đạt giùm lòng tôn kính của chúng tôi lên hoàng thượng!
    Sau đó nhà vua đành bổ nhiệm Bornemissza Gergely làm đại úy trấn thủ Eger thay Dobó.
    HẾT
    LẤY CHI NỮA MÀ DỊCH BẠN! :D :D
     
  18. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    trong những cái vạc bên cạnh đống lửa. Những cuộn con cúi rơm tẩm hắc ín xếp thành đống, đen nhánh, lấp loáng quanh đống lửa.

    Thấy lạ không, nhưng đúng chính tả nhé, chứ không phải sửa thành “củi rơm” đâu, củi thì thành ra một nghĩa khác hoàn toàn rồi, muốn biết và hiểu “con cúi rơm” là gì sợt bác Gô nhé :D mình cũng mới vừa sợt xong, :D thật là hay và thú vị quá à!
    Mà chỉ đơn cử một từ (vựng và ngữ) địa phương thoai đấy nha, hihi! ^.^
     
  19. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Cúi là heo hả gì mà! Miền Nam thường nói cúi đi liền với nhau.
     
  20. Trúc Quỳnh Đặng

    Trúc Quỳnh Đặng Moderator Thành viên BQT

    Theo (KTSG) - Cách nay hàng ngàn năm, con người đã biết tạo ra lửa bằng cách quẹt hai cục đá với nhau hay dùng hai cành cây khô cọ xát nhau nhiều lần. Nhưng ở đồng bằng sông Cửu Long quanh năm nước ngập bì bõm và mùa mưa thì như ai dội nước lên đầu, nên việc tìm ra cục đá hay cành cây khô để làm ra lửa là điều không dễ. Thế là người ta nghĩ ra cách để giữ lửa: con cúi.

    Cúi ngửa giữ lửa ban ngày, cúi úp để núp ban đêm

    Sở dĩ gọi là con cúi, có lẽ là do thấy nó giống như con cúi của người thợ dệt vải. Tức là để tránh rối chỉ, người ta bện những bó chỉ với nhau, nhưng không quá chặt, để người thợ dệt có thể rút từng sợi chỉ ra mà không làm rối tung cả bó chỉ.

    Vật liệu dùng bện con cúi thường là rạ lúa mùa. Cây lúa mùa thường cao giàn, được cắt tận gốc, sau khi đập xong phần hột thì toàn bộ thân rạ này dùng để bện con cúi. Có hai loại cúi, cúi long ba và cúi long năm. Cúi long ba là cúi bện từ ba lọn rạ và cúi long năm là từ năm lọn rạ. Cúi long ba phổ biến hơn, do dễ bện. Từ bó rạ đã cột một đầu, rồi chia ra làm ba lọn đều nhau, sau đó bện như cách thắt bím tóc của các cô gái trẻ.

    Có hai cách bện con cúi, bện theo cách ví hay là bện úp, tức là lọn rạ chính giữa được hai ngón tay cái đè xuống rồi lần lượt một cái đưa qua phải, một cái đưa qua trái, cứ thế cho đến khi hết chiều dài bó rạ.

    Ngược lại là bện theo cách phá hay bện ngửa, theo cách này, lọn rạ chính giữa được đẩy từ dưới lên, rồi cũng lần lượt đưa qua phải hay đưa qua trái. Cũng không ai biết rõ vì sao phải bện úp hay bện ngửa, nhưng dân gian thì tin rằng “cúi ngửa giữ lửa ban ngày, cúi úp để núp ban đêm”.

    Cúi khi bện xong thì phải trui sơ qua ngọn lửa, để cháy xém hết những cọng rạ lòe xòe, tránh cho cúi khỏi bị “ăn ngang hông” khi sử dụng. Đến mùa thu hoạch, nhà nào cũng bện vài chục con cúi và chúng được treo ngay ngắn trên vách nhà, chờ đến lúc xài.

    Khi sử dụng thì người ta khoanh con cúi vào trong cái trả bằng đất, thường là cái trả bị mẻ miệng, bên trong có đựng một ít tro bếp để hút ẩm. Con cúi sau khi mồi lửa ở đầu, phần đuôi được khoanh vào giữa, phần đầu để ở vòng ngoài, giống như khoanh nhang muỗi đang cháy vậy. Gặp trời mưa, thì người ta có thể đậy lại bằng cái nón lá. Nhờ cái trả mẻ miệng nên có chỗ cho không khí ra vào, làm con cúi cháy không bị tắt.

    Một con cúi có chất lượng tốt thì hình dáng phải cân đối, không được đầu to đuôi nhỏ, cháy ngún, không khói, than hồng, lâu tàn, tro trắng và nhất là không được “ăn ngang hông”; tức là khi cháy, thay vì cháy lần lượt từ đầu đến đuôi, thì lửa lại cháy lan ra làm con cúi đứt ra thành nhiều đoạn. Cúi bện xong để lâu thì trước khi sử dụng người ta “lấy ngót” bằng cách hớp một ngụm nước và phun mịn lên toàn thân con cúi, ít ở phần đầu và nhiều hơn ở phần đuôi, để cúi cháy đằm hơn.

    Mặc dù làm bằng rơm rạ và cách bện con cúi cũng rất đơn giản, người lớn và trẻ con ai cũng làm được, nhưng để có một con cúi chất lượng tốt thì cần phải có kỹ năng giỏi. Bí quyết là ở cách bện, khi bàn tay lần dọc theo các lọn rạ, hễ thấy rạ mềm thì siết chặt hơn, ngược lại nếu rạ cứng thì thả lỏng hơn; nếu thấy non tay thì thêm rạ vào và nếu thấy già tay thì bớt rạ ra. Vì nếu rạ mềm mà bện lỏng tay thì khi cháy sẽ dễ phát thành ngọn lửa, cúi sẽ ăn ngang hông và mau tàn. Ngược lại, nếu rạ cứng mà bện chắc tay, cúi sẽ dễ bị tắt lửa hoặc ngún nhiều khói.

    Có lẽ vì lý do này mà người ta bện ngửa (lỏng tay) hay bện úp (chặt tay) để phù hợp cho điều kiện giữ lửa ban ngày và ban đêm: “Cúi ngửa giữ lửa ban ngày, cúi úp để núp ban đêm”. Bởi ban đêm mà vác con cúi đi với ngọn lửa cháy phập phồng thì có khác gì cây đuốc, ví như đang la làng “bớ người ta, tôi đang ở chỗ này”.

    Hồi trước, khi dọn ra ở riêng, trong gia tài của đôi vợ chồng trẻ bao giờ cũng có con cúi. Dân thương hồ sống trên sông rạch, rày đây mai đó thì ghe nào cũng có con cúi; xuồng đi giăng câu, đặt lọp hay người đi dọn cỏ phát hoang làm ruộng cũng mang theo con cúi. Người ta hay đặt cái trả đựng con cúi trong mái hiên nhà, để người qua đường có thể ghé xin đóm lửa, gọi là mồi con cúi. Hay để con cúi trước mũi ghe mũi xuồng để ghe xuồng khác xin mồi con cúi dễ dàng cặp vào.

    Nhưng nếu tinh ý sẽ thấy đây là sự tinh tế của người xưa. Vì trong đêm khuya, trời tối mịt thì có biết ai là ai, liệu ai hiền ai dữ? Do đó, khi mồi con cúi thì người xin lửa phải thổi vào đầu lửa của con cúi đang ngún, để bùng lên ngọn lửa, rồi họ mới đưa con cúi tắt của mình vào đốt. Lúc này, chủ nhà hay chủ ghe đang đứng trong bóng tối sẽ nhờ ngọn lửa của con cúi mà xem mặt người xin mồi lửa.

    Ngọn lửa cô đơn

    Con cúi với ngọn lửa chỉ cháy âm ỉ trong bó rạ, nhưng nó đem lại không biết bao nhiêu ích lợi cho người dân. Từ việc hơ ấm mỏ ác cho trẻ sơ sinh, đốt một điếu thuốc rê, hay dọn sạch cỏ một cánh đồng để canh tác hoa màu.

    Ở trong nhà thì mọi người đều phải để ý đến con cúi. Ai đi ra đi vô cũng đều để mắt đến con cúi, từ người già đến trẻ con, bởi vì khi con cúi tắt là phải gian nan chống xuồng đi cả buổi mới mồi được con cúi. Vì vậy, nó được nâng niu, gìn giữ từ người này đến người khác, từ nhà này đến nhà khác và từ thế hệ này đến thế hệ khác.

    Mặc dù có giá trị quan trọng như vậy trong đời sống hàng ngày nhưng không ai thắc mắc xem con cúi bắt đầu từ đâu? Và cũng không ai nghĩ chuyện mua bán con cúi bao giờ. Con cúi là của trời đất, là của mọi người.

    Có lẽ con cúi bị “tuyệt chủng” là khi xuất hiện hộp quẹt với đá lửa và dầu lửa. Hộp quẹt giúp người ta làm ra lửa bất cứ lúc nào cần, lại gọn nhẹ dễ mang đi xa. Nhưng cũng từ đó, cái nguồn lửa cũng ít được mọi người quan tâm hơn. Thế là cái trả mẻ miệng đựng con cúi để trước hiên nhà, hay mũi ghe, mũi xuồng cũng lần lượt biến mất.

    Họa hoằn lắm thì nhà này mới qua nhà kia xin lửa. Trong đêm, ghe xuồng ít khi cặp sát vào nhau nếu không là chỗ quen biết. Các thành viên trong nhà thì chẳng ai quan tâm là ngọn lửa còn hay tắt. Công việc nấu nướng cứ xem như là chuyện của phụ nữ, miễn sao có cơm ngon canh nóng là được.

    Hóa ra sự văn minh tiến bộ dễ làm cho người ta trở nên lẻ loi hơn, cô đơn hơn chứ chưa chắc được hạnh phúc hơn. Bởi vì ngày nay không ai còn nhắc đến con cúi, nhiều người còn không biết con cúi là “con” gì?
    Từ lúc được sinh ra, mỗi người đã mang trong mình một hơi ấm. Giống như ngọn lửa cháy âm ỉ trong mỗi con cúi. Khi lửa tàn là con cúi tắt, khi hết hơi ấm là con người về với cát bụi. Ngẫm ra, con người và con cúi có nhiều điểm khá giống nhau.

    Mỗi người, ai cũng muốn cái ngọn lửa trong mình mang lại ích lợi cho người khác, có thể chỉ là việc sưởi ấm một bàn tay lạnh lẽo trong đêm mưa, đốt một điếu thuốc rê cháy dở dang trong những ngày trở gió, hâm nóng tô canh cho bữa cơm thân mật của gia đình, hoặc mang đến tia sáng dẫn đường cho mọi người trong đêm tăm tối.

    Nhưng cái ước mơ đó chỉ hiện thực khi ngọn lửa còn được kiểm soát, như là con cúi còn nằm trong cái trả mẻ miệng, bởi vì khi mất kiểm soát thì nó sẽ là tai họa, nó có thể thiêu rụi hết mọi thứ, kể cả chính con người đã làm ra nó.

    Cái trả mẻ miệng cũng giống như là nền văn hóa của một xã hội, nó giúp gìn giữ ngọn lửa trong mỗi con người an toàn và góp phần ngăn chặn những hành động xấu của mỗi cá nhân đối với xã hội.

    Ngàn năm nữa con người vẫn còn cần tới lửa, bất kể là chúng ta đã đạt được trình độ phát triển cỡ nào. Và lửa cũng sẽ được gìn giữ bằng những phương tiện hiện đại hơn con cúi rất nhiều, nhưng xã hội thì chưa chắc sẽ an toàn hơn. Bởi vì một khi đã “giàu có” rồi thì đâu có ai còn xài con cúi nữa và trong mỗi gia đình cũng đâu còn chỗ nào dành riêng cho cái trả mẻ miệng.

    Danh từ : mớ cành lá, cỏ rác lẫn lộn, thường dùng để đun
    (đống bổi: hết củi phải đun bằng bổi)
    (Phương ngữ) vụn rơm, thóc lép
    (trộn đất lẫn bổi để trát tường)
    3D_373D_42Mình cảm thấy rất thú vị vì học hỏi thêm được một số từ phương ngữ hay nữa cute_smiley26sanrio88
     

Chia sẻ trang này