Chiến tranh Ông cố vấn: Hồ sơ một điệp viên - Hữu Mai

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi thiensu_mattroi, 1/10/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. thiensu_mattroi

    thiensu_mattroi Lớp 10

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 3/11/17
    htahta, atdau, lecanhcuong and 3 others like this.
  2. denisjehan

    denisjehan Lớp 3

    Hồ sơ một điệp viên (tập 1) - format PDF
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 21/1/14
  3. mytho

    mytho Lớp 9

    Ông cố vấn - Hồ sơ một điệp viên - trọn bộ 3 tập file prc
     

    Các file đính kèm:

    htahta, atdau, lecanhcuong and 4 others like this.
  4. motsach102

    motsach102 Lớp 1

    gửi mọi người file PDF của tác phẩm này :)
     

    Các file đính kèm:

    htahta, lecanhcuong, khanh911 and 3 others like this.
  5. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Ông cố vấn
    Hồ sơ một điệp viên

    Tác giả: Hữu Mai

    CUỐI năm 1969, cả Sài Gòn xôn xao vì mới tìm ra một lưới tình báo quân sự của Việt Cộng nằm ngay trong những cơ quan đầu não của chính quyền Việt Nam cộng hòa.

    Báo chí đưa tin bằng những hàng tít lớn: "Vụ án gián điệp lớn nhất thời đại", "Vụ án chính trị của thế kỷ". Các bị cáo đều là những nhân vật quan yếu trong chính phủ Sài Gòn: người là cố vấn đặc biệt của tổng thống, người là cấp bộ trưởng, người là tham chánh văn phòng bộ chiêu hồi... Có nhà bình luận còn nói trong số những người bị đưa ra xét xử, có người được coi là ứng cử viên tổng thống nhiệm kỳ sắp tới. Những cơ quan thông tin đại chúng nước ngoài, đặc biệt là của Mỹ, đã đưa nhiều tin tức về vụ án. Năm 1983 trong cuốn hồi ký của mình, Ralph McGehee, một nhân vật CIA kỳ cựu, đã nhận chính CIA dã làm áp lực mạnh mẽ với tổng thống Thiệu để tiến hành chiến dịch phá lưới gián điệp này. Vì nội vụ đề cập tới những nhân vật quan yếu trong chính phủ, những nhà hoạt động chính trị xã hội có uy tín rộng rãi trong quần chúng, nên người phúc trình tin tức đã được chính Dale Waites kiểm tra bằng máy dò sự thật (Polygraph Tost).

    Cuối cùng, ngày 28- 11- 1969, chính quyền Sài Gòn đã cho mở phiên tòa quân sự tại Sài Gòn để xét xử những bị can. Trên một trăm ký giả trong và ngoài nước đã có mặt tại Nha Quân pháp ở đại lộ Bạch Đằng chật ních người đến theo dõi vụ án.

    Bản cáo trạng dài 23 trang, đọc hết một tiếng rưỡi đồng hồ. Theo tường thuật trên báo chí, "Vụ án này rất căng thẳng và quan trọng, vì qua hồ sơ không có một đảng phái chính trị nào, một nhân vật chính trị nào mà không có liên quan ít nhiều đến vụ án. Xếp hồ sơ đó nặng gấp 200 lần so với bản cáo trạng đã đọc...".

    Sau ngày giải phóng Sài Gòn, chúng ta đã tìm được toàn bộ những hồ sơ đó tại Nha Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia của chính quyền Sài Gòn. Trong tập 1 của hồ sơ, có thể trích ra vài nhận xét sau đây: "Từ trước đến nay, ngoại trừ những giai thoại giả tưởng trong tiểu thuyết trinh thám, chưa bao giờ có những tổ điệp báo thành công đến như thế. (...) Cụm A.22 hoạt động và phát triển đều đặn và đã thi thố nhiều thủ đoạn mà chúng ta phải nhìn nhận là huyền diệu và xuất sắc... Cụm đã phát triển một hệ thống diệp vụ vô cùng quan trọng và đã len lỏi vào được nhiều cơ quan đầu não của Việt Nam cộng hòa (...) Những tin tức chiến lược mà Cảnh sát Quốc gia biết họ đã cung cấp, đều có giá trị giúp cho Hà Nội có được những dữ kiện chắc chắn khi ấn định chính sách của họ đối với cuộc chiến tranh hiện nay. (...) Các dự án quốc gia đều được Cụm A.22 thu thập và phúc trình và nhờ cụm tình báo chiến lược mà các cấp lãnh đạo Hà Nội biết nhiều điều cơ mật mà chính các Tổng Bộ trưởng Sài Gòn không biết. (...) Họ đã tiếp xúc được với các yếu nhân Việt Nam và cũng gặp gỡ đàm luận dễ dàng với các yếu nhân Mỹ như CONLON, HEAVNER, SMITH, COLBY, BURGER...".

    Các báo chí Sài Gòn đều ghi nhận "tất cả bị can đều có nét mặt tươi cười và rất tự nhiên", "như đi dự đám cưới", "tất cả cũng vẫn có vẻ đẹp trai"... Hơn hai mươi luật sư biện bộ, trong đó có những người danh tiếng nhất, đứng sau lưng họ.

    Phiên tòa trở thành diễn đàn vạch rõ những mâu thuẫn trầm trọng của chế độ Sài Gòn, giữa chính quyền với các đảng phái, tôn giáo, đồng minh chiến lược Hoa Kỳ, giữa những cá nhân trong những tổ chức nảy, với những bằng chứng cụ thể không thể bác bỏ, và công khai tuyên truyền cho đường lối hòa bình, hòa giải và hòa hợp dân tộc. Một luật sư đã nói: "Là người biện hộ trong vụ án, tôi như ếch ngồi đáy giếng mà miệng giếng đã bị tổng thống Thiệu đậy lại rồi...".

    Vũ Ngọc Nhạ, người bị tố cáo cầm đầu lưới gián điệp, xuất hiện trước tòa với bộ áo trắng, quần đen, cravat nâu, ung dung cầm một xấp giấy trắng, miệng luôn luôn tươi cười. Riêng anh từ chối nhờ luật sư biện hộ cho mình và cũng không tự bào chữa. Anh tuyên bố những việc mình đã làm chỉ có lịch sử phán xét. Tất cả những bị can không ai có một lời đề nghị được khoan hồng. Nhạ và hai đồng đội chính của anh đã bị án chung thân khổ sai. "Lần đầu trong một vụ án quan trọng và trước những bản án nặng nề, người ta không hề ghi nhận một tiếng khóc nào và chỉ thấy những gương mặt vui thân và nghe những tiếng cười...".

    Trước rất đông công chúng tụ tập ở cửa tòa án, vây quanh chiếc xe bịt bùng đưa những người vừa bị kết án về trại giam, Nhạ nói với mọi người: "Các bạn cứ chờ xem, một trang sử mới sắp lật qua. Không còn bao lâu nữa đâu!". Anh và các bạn hướng về những máy ghi âm, ống kính truyền hình, máy ảnh của những ký giả nước ngoài chõ về phía họ, nói bằng tiếng Pháp và tiếng Anh: "Cuộc đấu tranh chưa kết thúc, đến đây chỉ mới tạm dừng. Chúng tôi ra đi nhưng nhất định chúng tôi sẽ trở về..."

    Họ đã giữ đúng lời hứa. Ba năm sau đó, họ lại xuất hiện ở Sài Gòn, tiếp tục cuộc chiến đấu trên mặt trận thầm lặng cùng với bao nhiêu đồng chí khác, trong đó có nhiều người dã lập nên những kỳ tích mà chúng ta còn chưa biết tới.

    Vụ án trở thành một vấn đề thời sự sôi nổi. Dư luận cho là nó còn chứa đựng nhiều nghi vấn. Theo nguồn tin từ dinh Độc Lập, tổng thống Thiệu trong những cuộc trao đổi riêng tư đã nói đây là một việc làm xấu xa của CIA nhằm bôi nhọ uy tín cá nhân mình. Sau đó lại có tin tỉnh trưởng Côn Sơn (Côn Đảo) đã bị thay. Người ta nói tổng thống đưa người của mình ra nắm quyền hành ở Côn Sơn, để chăm sóc ông cố vấn vừa ra đó bắt đầu cuộc sống lưu đày. Giáo hoàng Paul VI cũng gửi tới Côn Sơn tặng ông nguyên cố vấn huy chương "Vì Hòa bình" với một bức thư tỏ lòng ngưỡng mộ người chiến sĩ Công giáo đã cống hiến nhiều cho hòa bình vì lý tưởng thiêng liêng của Chúa.

    Cho đến những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn tháng 4- 1975, Nguyễn Văn Thiệu vẫn giữ quan hệ với người cố vấn cũ của mình, coi đây là một mối quan hệ tốt đẹp trong suốt cuộc đời chấp chính.

    Tập hồ sơ sau đây sẽ đưa ra ánh sáng những vấn đề đến nay còn chưa rõ ràng chung quanh vụ nghi án. Nó được trình bày dưới dạng tiểu thuyết để cho về hình thức đỡ khô khan. Tuy nhiên, điều mong mỏi chủ yếu của tác giả là được chuyển tới bạn đọc những sự kiện, những chi tiết chân xác, với những con người thật.

    Bạn đọc có thể gặp nhiều nhân vật của cuốn sách này đang tiếp tục cuộc sống bình dị của họ sau những biến cố lịch sử ở nước ta, cũng như ở đâu đó một số nước ngoài. Nếu có những điều sai sót về họ, tác giả rất mong sẽ được chính họ góp ý kiến để bổ cứu cho lần in sau nếu cuốn sách có được may mắn đó.

    HỮU MAI
     

    Các file đính kèm:

  6. TVH95

    TVH95 Mầm non

    Hình như bộ phim Ván bài lật ngửa lấy cốt truyện từ đây.
     
    Last edited by a moderator: 31/8/15
  7. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Ván bài lật ngửa là từ bộ X 30 phá lưới.
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/9/15
  8. 123phat

    123phat Lớp 8

    Theo báo ANTG và trên các báo ĐK, SGGP ... thì bộ "Ván bài lật ngửa" lấy tư liệu từ nhân vật tình báo là Đại tá Phạm Ngọc Thảo, tỉnh trưởng tỉnh Kiến Hoà (Bến Tre ngày nay). Chỉ có điều khác trong cốt truyện là Nguyễn Thành Luân còn sống, còn Phạm Ngọc Thảo thì sau này bị giết bởi HĐQNCM do Nguyễn Khánh cầm đầu. Mặc dù các báo không nói rõ nhưng theo các thông tin tôi biết thì Đại tá Thảo lúc đó đã bị lộ rồi nhưng TW cục MN chỉ đạo không dứt khoát nên Đại tá Thảo mới bị bắt và bị thủ tiêu.

    Còn nhân vật trong "X 30 phá lưới" đúng là Vũ Ngọc Nhạ, tuy nhiên chỉ là một phần thôi. Tác giả X 30 phá lưới là Đặng Thanh từng là chiến sĩ phản gián phụ trách Trung Bộ nên có tư liệu đầy đủ, nhưng tác phẩm X 30 phá lưới ra đời lúc mới giải phóng nên tác giả không nói về cụm tình báo này mà tổng hợp chung cụm tình báo này thành một nhân vật chính trong truyện.
     
    Last edited by a moderator: 1/9/15
    nguyenthanh-cuibap and Heoconmtv like this.
  9. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    Tôi cứ tưởng bạn post bản mới của NXB Trẻ tái bản hóa ra là bản đánh máy của vietmessenger.com.
     
  10. thomas

    thomas Lớp 8

    Hai bản này khác nhau thế nào vậy bạn? Định mua bản của Trẻ nhưng đắt quá nên đang cân nhắc.
     
  11. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Mình thấy cái bìa đẹp nên lấy vào thôi, chứ theo mình thì hai bản như nhau.
     
  12. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    Bản của Trẻ thì họ gộp hai cuốn làm một, biên tập dấu câu khác tí.
     
  13. V/C

    V/C Mầm non

    Vừa đọc của NXB Trẻ xong. Có ai làm cuốn của Trẻ không, chỉ cần cân chỉnh dòng (rất ít), không cần phải soát lỗi chính tả.
     

    Các file đính kèm:

    htahta, atdau, bdsg and 2 others like this.
  14. hnthuyhang

    hnthuyhang Mầm non

    Anh V/C có file đầy đủ của nxb trẻ không ạ, đọc hết 42 trang rồi, các trang còn lại cho em xin được ko ạ. Thanks
     
  15. hdttc

    hdttc Banned

    Ông cố vấn : Người bị bắt (The advisor) là một phim gián điệp của đạo diễn Lê Dân, xuất phẩm ngày 02 tháng 09 năm 1996 tại Hà Nội.


    Truyện phim phỏng theo tập 1 tiểu thuyết Ông cố vấn: Hồ sơ một điệp viên từng rất ăn khách năm 1987. Tuy nhiên, nhà biên kịch không hoàn toàn bám sát nguyên tác mà phát triển thêm tình tiết để bổ trợ tâm lí nhân vật.

    Về việc chọn đạo diễn cho phim, ông Hữu Mai cho biết : "Ông Lê Dân và ông Phạm Kỳ Nam là hai đạo diễn Việt Nam được đào tạo ở Paris. Ông Lê Dân lại sống và làm việc ở miền Nam trước ngày giải phóng và cũng từng tham gia hoạt động cách mạng, từng ngồi qua các khám ở Sài Gòn. Tham khảo ý kiến của nhiều người trong nghề, đa số đều cho đó là một quyết định chính xác".

    — Đạo diễn Lê Dân

    Năm 1992, nhóm làm phim tư nhân gồm đạo diễn Khiếu Nga, nhà biên kịch Đào Thanh Tùng, biên tập viên Trần Quy Lực và nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc cũng đã thực hiện phim truyền hình 2 tập Nơi tình yêu đã chết dựa theo một phần đời bà cố vấn Trần Lệ Xuân. Vai Diễm Ngọc do nghệ sĩ Minh Hòa đảm nhiệm, cùng Nhật Minh (Cụ Thượng), Duy Thanh (Phạm Thiều), Hoàng Dũng (Lê Vũ), Thanh Loan (bà luật sư), Đức Trung (ông luật sư), Trà Giang, Lan Hương, Nguyễn Cung (tướng Đông), Ngọc Bích (vợ tướng Đông), Văn Đức, Ngọc Trâm, Hương Mai, Việt Bằng, Chí Trung... Bộ phim có kinh phí rất lớn ở thời điểm đầu thập niên 1990 cả về y phục và cảnh trí, có tới một nửa bối cảnh diễn ra trong khuôn viên Dinh Độc Lập. Thế nhưng phim bị dư luận báo chí chỉ trích là bôi nhọ quá mức gia đình Ngô chí sĩ và cá nhân Madame Nhu, gồm cả thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ, mà thời điểm đó họ còn sống. Phim chỉ chiếu trên VTV1 (giai đoạn thử nghiệm) hai đợt rồi phát hành băng video đại trà thông qua Trung tâm Mỹ Vân. Tuy nhiên, chính nhờ vai ấn tượng trong bộ phim này, nghệ sĩ Minh Hòa được đạo diễn Lê Dân chú ý và mời vào vai đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân vì khả năng diễn xuất cùng ngoại hình giống nhân vật thật nhất mà không cần hóa trang.

    Bấy giờ đề án được đương kim thủ tướng Võ Văn Kiệt hết lòng ủng hộ và quan tâm ngay từ lúc chưa khai máy. Mặc dù bộ phim không thể hoàn thành đúng tiến độ (dự định gồm 50 tập và chia làm 5 phần), tuy nhiên cũng kịp khắc họa khá sắc nét bối cảnh chính trị Việt Nam Cộng hòa giai đoạn khủng hoảng 1961–3. Cho tới thập niên 2020 vẫn chưa tác phẩm điện ảnh hay văn chương nào thực hiện nổi.

    Thời kì cư trú gần chợ Thị Nghè, Phêrô Vũ Đình Long xin được chân đánh máy chữ tại bộ Công Chánh. Anh thường lui tới văn phòng Hội cựu tự vệ Công giáo Phát Diệm để qua đó chiếm được cảm tình đức cha Hoàng Quỳnh và đức giám mục Lê Hữu Từ.

    Tháng 12 năm 1958, trong cao trào tố Cộng diệt Cộng, một công chức Đoàn Công tác Đặc biệt Miền Trung tên Nguyễn Tư Thái (Tá Đen) phát hiện Hai Long có liên đới các hoạt động ngầm Việt Minh nên sai mật thám bắt Hai Long rồi tạm giam tại trại Tòa Khâm (Huế) do nhân vật Dương Văn Hiếu đảm trách. Tình cờ hôm đi tập thể dục, Hai Long nhận ra một chỉ huy cũ của mình là Mười Hương (Trần Quốc Hương) đang bị biệt giam. Nhờ các đường dây bí mật trong trại, Mười Hương chỉ đạo Hai Long phải "chui sâu leo cao" trong chính quyền để xây dựng lưới tình báo A22.

    Nhờ sự vận động của đức cha Hoàng và đức cha Lê, Hai Long được giảm án xuống còn "từng có quá khứ theo Việt Minh", chỉ bị giam cho đến giữa năm 1961. Trước khi được thả, cuối năm 1959, thông qua hai đức cha, Hai Long đã đệ trình lên Ông Cậu Ngô Đình Cẩn bản kiến nghị Bốn nguy cơ của chế độ. Tờ trình được chuyển đến tay tổng thống Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu ngay trước thềm chính biến 1960, khi Hai Long còn ngồi trong trại giam. Chính biến được dập ngay nhưng cái tên Hai Long khiến anh em họ Ngô chú ý.

    Phóng thích chưa lâu, Hai Long được các cha nhắn lên Phủ Cam có việc khẩn. Vừa tới nơi, anh được yết kiến đức tổng giám mục Ngô Đình Thục, mới từ Sài Gòn bay ra miền Trung với vai trò đặc phái viên tổng thống. Anh được Ông Cậu Ngô Đình Cẩn cho xe rước về tư dinh dùng cơm trưa và vấn an thân mẫu. Một thời gian sau, cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu cũng ra Huế gặp riêng Hai Long bàn cách ứng phó tình hình đang rất căng thẳng.

    Kể tự đấy, Hai Long ung dung làm một công chức nhỏ giữa Sài Gòn hoa lệ, với bề ngoài giản dị nhưng anh được tùy nghi ra vào tổng thống phủ, vừa để bàn công việc với cố vấn Ngô Đình Nhu và phu nhân Trần Lệ Xuân vừa nắm bắt tình hình trong cơ quan đầu não chính quyền. Tuy nhiên, tổ chức bắt đầu ngờ Hai Long có biểu hiện hai mang. Một đằng, các đồng chí cũ thường tìm cách quấy nhiễu Hai Long; mặt khác, sở mật vụ của bác sĩ Trần Kim Tuyến vẫn cử người theo dõi nhất cử nhất động của anh, cả ở nhà và khi đi làm.

    Kịch bản phim Ông cố vấn dự định gồm 50 tập dựa trên 53 chương tiểu thuyết. 10 tập đầu thực hiện nhờ kinh phí nhà nước qua Chương trình chấn hưng điện ảnh cấp nhà nước, nhưng sau đó chính phủ bất ngờ ngưng cấp vốn nên đề án phải đình chỉ vô thời hạn.

    Khác với tiểu thuyết, truyện phim có chỉnh lại tên tuổi, địa vị và cá tính nhân vật theo tập Nhật ký Đỗ Thọ của cố đại úy Đỗ Thọ (hiện có nghi án rằng ông bị chú ruột Đỗ Mậu thủ tiêu năm 1964). Ngoài ra, bộ phim cũng đi ngược hẳn xu hướng phim truyền hình Việt Nam thập niên 1980 và cả 1990, là thường mô tả chính trường Việt Nam Cộng hòa toàn nhân vật gốc miền Nam, nói giọng rặt Nam. Trong phim, có khá nhiều nhân vật dùng đặc giọng Bắc và Trung, để phản ánh lối cai trị của nhà Ngô là ưu ái lớp người Bắc di cư hơn dân bản xứ. Cũng vì công trình Dinh Độc Lập thời Đệ Nhất cộng hòa không còn, cho nên ngoại cảnh Dinh được phỏng dựng tại Dinh Gia Long.

    Ông cố vấn được đánh giá vừa như tiếp nối thành công vừa như bổ sung cho Ván bài lật ngửa. Bộ phim tái hiện hầu như nguyên vẹn diễn biến cuộc đảo chính 1960 và những hệ lụy kèm theo. Thay vì ghép phim tư liệu, Ông cố vấn chọn cách dàn dựng lại vụ hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Đồng thời, sinh hoạt thường nhật trong tổng thống phủ, tâm lí tính cách nhân vật Ngô Đình Diệm, và các hoạt động chính trị của nhân vật Trần Lệ Xuân... đều được khắc họa tương đối rõ nét. Phim cũng đi sâu vào phân tích mối hiệp thông phức tạp giữa gia đình Ngô chí sĩ và hàng giáo phẩm thay vì lặp lại luận điệu tuyên truyền chính trị rằng nhà Ngô chỉ là "tay sai Vatican".

    Các nhân vật Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông, Nguyễn Văn Lực, Nguyễn Văn Cử, Phạm Phú Quốc, Phan Quang Đán, Trần Thiện Khiêm, Huỳnh Văn Cao, Trần Quốc Hương chỉ xuất hiện qua lời kể của nhiều nhân vật trong phim. Đồng thời, vai Hai Long của Vũ Đình Thân, Ngô Đình Nhu của Nguyễn Bá Lộc, Trần Lệ Xuân của Minh Hòa, Dương Văn Hiếu của Nguyễn Hậu và cô Nhẫn của Thanh Mai đều được coi là thành công nhất trong nghiệp điện ảnh của mỗi người.

    Để hóa thân vào vai ông cố vấn, tôi phải nghiên cứu và học hỏi rất nhiều về mọi thứ liên quan nhân vật chính trị này. Thật sự lúc đó tôi đã rất lo lắng, cầm trên tay kịch bản mà lòng tôi rối tung. Vì sao ư ? Vì diễn viên Lâm Bình Chi đã đóng vai Ngô Đình Nhu rất ấn tượng trong bộ phim Ván Bài Lật Ngửa. Lo lắng thứ hai của tôi là những người biết về nhân vật thật Ngô Đình Nhu khá nhiều, chỉ cần tôi lệch một chút về dáng đi thôi, họ sẽ nhận ra ngay. Và áp lực không nhỏ khác chính là từ tôi - người biết rất ít về nhân vật này. Nhưng đạo diễn Lê Dân và nhà văn Hữu Mai đã động viên rất nhiều. Người mà tôi tiếp xúc đầu tiên là nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ, kế đó là những người quen còn sống, kể cả người hầu cận lớn tuổi của Ngô Đình Nhu. Suốt gần ba tháng vừa ngấu nghiến kịch bản vừa đi thực tế, dần dần tôi lấy lại tự tin. Điều thú vị mà tôi còn nhớ mãi là chuyện tiền thưởng của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, sau khi xem xong bộ phim Ông Cố Vấn, đã nồng nhiệt khen thưởng đoàn làm phim và tặng riêng cho tôi hai triệu đồng, nhưng lúc ấy tôi đi công tác, sau đó về anh em trong đoàn có trao tiền cho tôi và nói lại như vậy.

    — Hồi tưởng của tài tử Nguyễn Bá Lộc

    Phim Ông cố vấn xuất xưởng ở giai đoạn cuối của quá trình phát sóng thử nghiệm Đài Truyền hình Việt Nam trên băng tần và hệ chỉ tiêu kĩ thuật mới. Bộ phim cũng là một trong những chương trình mở đầu thời kì phát sóng chính thức của VTV1 và VTV3. Tuy nhiên, phim chỉ được chiếu đến lần cuối cùng là năm 2000 thì không xuất hiện trên truyền thông đại chúng nữa do Hãng phim Hội Nhà Văn giải thể, băng gốc được hiến cho Viện Tư liệu Điện ảnh.

    Ở thời điểm mới ra mắt, Ông cố vấn gây cơn bão trong dư luận điện ảnh Việt Nam vì nội dung quá thu hút cộng với dàn diễn viên có kinh nghiệm cao. Nhiều tờ báo giấy đương thời, nhất là ngành an ninh quân đội, nhân sự kiện này mà xới lại lịch sử Đệ Nhất cộng hòa dưới nhiều giác độ thâm trầm hơn. Đặc biệt, tuần san An Ninh Thế Giới của tòa báo CA TPHCM còn thực hiện hẳn loạt xã hội về triều đại họ Ngô, kéo dài tới ba năm. Phim khởi sự cho trào lưu chiếu loạt Việt Nam cuộc chiến 10000 ngày trên VTV3 và các đài tỉnh suốt mấy năm.

    Đầu thập niên 2000, Ông cố vấn được gửi đi quảng bá tại các hội chợ và liên hoan phim quốc tế, một kênh truyền hình Úc xin nhượng quyền phát sóng với ngân khoản 20 triệu USD. Nhờ đó, Hãng phim Hội Nhà Văn (Viva Film Studio) thực hiện được hai xuất phẩm điện ảnh Nguyễn Ái Quốc ở Hồng KôngVượt qua bến Thượng Hải trước khi phải đóng cửa vì không theo kịp thị trường.


    Nguyễn Bá Phong — Tổng thống Ngô Đình Diệm
    Nguyễn Bá Lộc — Ông cố vấn Ngô Đình Nhu
    Minh Hòa — Bà cố vấn Trần Lệ Xuân
    Long Vân — Bác sĩ Trần Kim Tuyến (giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị Xã hội)
    Thanh Tú — Đại tá Lê Quang Tung (chỉ huy trưởng Biệt bộ Tổng thống Phủ) [Ghép hai nhân vật có thật Lê Quang Tung và Đinh Sơn Thung, đều là đại tá chỉ huy trưởng Biệt bộ Tổng thống Phủ]
    Lê Niềm — Đại úy Bằng (đội viên Biệt bộ Tổng thống Phủ) [Nguyên mẫu Vũ Đình Ban]
    Nguyễn Hữu Phước — Đại úy Lê Công Hoàn (đội viên Biệt bộ Tổng thống Phủ)
    Đỗ Trọng Xuân — Đại úy Đỗ Thọ (đội viên Biệt bộ Tổng thống Phủ) [Hiện có nghi án rằng ông bị chú ruột Đỗ Mậu thủ tiêu năm 1964]
    Tuyết Trâm — Cô Lệ Thủy

    Đoàn công tác đặc biệt
    Thành Trí — Ông cậu Ngô Đình Cẩn
    Nguyễn Hậu — Dương Văn Hiếu (trưởng đoàn công tác đặc biệt)
    Hồng Khắc Đào — Lê Vượng (giám đốc trại Tòa Khâm) [Nguyên mẫu Lê Hoát]
    Hà Phạm Phú — Lê Văn Dư (giám đốc Nha Công an Trung phần) [Nguyên mẫu Lê Khắc Duyệt]
    Mai Trần — Nguyễn Tư Thái (Tá Đen)
    Trần Lê Vy — Thứ

    Hội đồng tướng lãnh
    Trần Vịnh — Trung tướng Dương Văn Minh
    Đức Minh — Thiếu tướng Trần Văn Đôn

    Phái đối lập
    Bùi Duy Phương — Nghị viên Tạ Chí Diệp (Đại Việt Quốc dân Đảng) [Biểu huynh sử gia Tạ Chí Đại Trường]

    Công hội
    Hồng Lực — Đức cha Thadeus Lê Hữu Từ (giám mục giáo phận Phát Diệm)
    Nguyễn Huy Cảnh — Đức cha Paulus Hoàng Quỳnh (giáo hạt Bình An)
    Hoàng Hoài Nguyên — Đức cha Hồng (giáo xứ Phủ Cam)
    Mai Thanh Hải — Đức cha Petrus Martinus Ngô Đình Thục (giáo phận Vĩnh Long)
    Danuel Teruel — Đức cha Raymond de Jaegher (cố vấn chính phủ)
    Pierre Poli — Đức cha khâm sứ Mario Brini

    Phật hội
    Thích Thanh Ngọc — Đại đức Thích Thiện Hoa
    Thích Huyền Đạt — Đại đức Thích Tâm Châu
    Thích Thiện Hiền — Đại đức Thích Đức Nghiệp
    Thích Tịnh Hạnh — Đại đức Thích Quảng Đức

    Lưới A22
    Vũ Đình Thân — Vũ Đình Long (Hai Long)
    Bá Nguyên — Hai Tương [Nguyên mẫu Nguyễn Đức Trí]
    Thạch Tư — Bảy
    Mai Huỳnh — Tám
    Nguyễn Huỳnh — Hòe
    Khánh Huyền — Tú Uyên (bạn gái cũ của Hai Long)
    Tấn Thi — Ông Đẩu
    Đỗ Thành Tiến — Mẫn
    Lê Anh Triều — Cầu Lửa
    Lê Công Thế — Lựu
    Phương Hạnh — Vợ Lựu
    Thanh Mai — Cô Nguyễn Thị Nhẫn (vợ Hai Long)
    Hạnh Thúy — Con sen nhà Tú Uyên
     
Moderators: Bọ Cạp
: Hữu Mai

Chia sẻ trang này