Hồi ký Tiểu sử Phan Bội Châu (Thân Thế và Thi Văn) - Thế Nguyên <1000QSV1TVB #0316>

Thảo luận trong 'Tủ sách Hồi ký - Tiểu sử' bắt đầu bởi Thu VO, 31/12/19.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0316.Phan Bội Châu - Thân Thế và Thi Văn.PNG

    Tên sách : PHAN BỘI CHÂU (1867-1940) THÂN-THẾ và THI-VĂN
    Tác giả : THẾ NGUYÊN
    Nhà xuất bản : TÂN VIỆT
    Năm xuất bản : 1956
    ------------------------
    Nguồn sách : tusachtiengviet.com Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đánh máy : Lan_doan_my, nguyetanh,
    ThaoPham, mphuongth, vqsvietnam

    Kiểm tra chính tả : Tào Thanh Huyền, Phạm Văn Mạnh,
    Mai Trâm Trần, Kim Thoa, Nguyễn Tuấn Anh

    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 28/12/2019

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả THẾ NGUYÊN và nhà xuất bản TÂN VIỆT
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    MẤY LỜI TRẦN-TÌNH

    TỰA

    PHẦN THỨ NHẤT : THÂN-THẾ

    I. THUỞ ẤU-THỜI

    II. PHAN BỘI CHÂU VỚI CÁI HỌC CỬ-NGHIỆP

    III. PHAN BỘI CHÂU HOẠT ĐỘNG CHÍNH-TRỊ Ở NƯỚC NHÀ


    IV. HOẠT-ĐỘNG CHÍNH-TRỊ Ở NƯỚC NGOÀI

    V. TRONG NGỤC QUẢNG-CHÂU

    VI. TIẾNG BOM SA-DIỆN

    VII. CỤ PHAN BỊ BẮT

    VIII. CỤ PHAN TRÊN ĐƯỜNG GIẢI VỀ HẢI-PHÒNG

    IX. PHAN BỘI CHÂU TRƯỚC HỘI-ĐỒNG ĐỀ-HÌNH

    X. MỘT VIỆC CẢM-ĐỘNG TRONG KHI XỬ ÁN CỤ PHAN

    XI. PHONG-TRÀO VẬN-ĐỘNG ÂN-XÁ CỤ PHAN BỘI CHÂU

    1) Hội « VIỆT-NAM THANH-NIÊN » can-thiệp
    2) Đồng-bào ta ở Pháp đối với cụ Phan
    3) Hôm ngày 3-10-25 đồng-bào ta có tổ-chức ở phòng Bác-học hội (Salle des Sociétés Savantes)
    4) Sinh-viên trường Cao-đẳng đối với cụ Phan
    5) Phụ-nữ đối với cụ Phan
    6) Nữ học-sinh trường Đồng-khánh đối với cụ Phan
    7) Dư-luận các báo
    XII. ÂN XÁ CỤ PHAN BỘI CHÂU

    XIII. CỤ PHAN BỘI-CHÂU SAU NGÀY ÂN-XÁ

    XIV. NHỮNG CHUYẾN ĐI KHÔNG THÀNH CỦA CỤ PHAN BỘI CHÂU

    XV. CẢM-TÌNH CỦA CỤ PHAN ĐỐI VỚI NỮ ĐỒNG-CHÍ ẤU TRIỆU

    XVI. CẢM-TÌNH CỤ PHAN ĐỐI VỚI CÁI CHẾT CỦA HAI ĐỒNG-CHÍ NGUYỄN THÁI HỌC – NGUYỄN THỊ GIANG

    XVII. CỤ BÀ PHAN BỘI-CHÂU

    XVIII. CỤ PHAN MỞ HÀNG DẠY THI « MỘNG-DU THI-XÃ »

    XIX. ĐẾM CHUỖI NGÀY QUA

    XX. NGÀY TÀN

    XXI. KHÓC CỤ PHAN

    PHẦN THỨ HAI : THI-VĂN

    I. GIÁC-QUẦN THƯ QUYỂN NHẤT « NAM QUỐC-DÂN TU TRI »
    1) Bài thứ 1 « Người với vạn vật »
    2) Bài thứ 2 « Hình người »
    3) Bài thứ 3 « Tính người »
    4) Bài thứ 1 « Tính tự-động »
    5) Bài thứ 2 « Tính tự-giác »
    6) Bài thứ 3 « Tính tự-vệ »
    7) Bài thứ 1 « Lòng người »
    8) Bài thứ 2 « Lòng nhân-ái »
    9) Bài thứ 3 « Lòng tự-ố »
    10) Bài thứ 4 « Lòng tự-nhượng »
    11) Bài thứ 5 « Lòng thị-phi »
    12) Bài thứ 1 « Nghĩa-vụ làm người »
    13) Bài thứ 2 « Nghĩa-vụ đối với mình »
    14) Bài thứ 3 « Nghĩa-vụ đối với gia-đình »
    15) Bài thứ 4 « Nghĩa-vụ đối với xã-hội »
    16) Bài thứ 5 « Nghĩa-vụ đối với quốc-gia »
    17) Bài thứ 6 « Quyền-lợi »
    18) Bài thứ 7 « Nghĩa hai chữ Độc-lập »
    19) Bài thứ 8 « Nhĩa hai chữ Tự-do »
    20) Bài thứ 9 « Thế nào là ái-quốc »
    21) Bài thứ 10 « Độc-lập với Hợp-Quần »
    22) Bài thứ 11 « Cần-kiệm là nguồn bể nhân-ái »
    23) Bài thứ 12 « Nhất gian-nan khốn-khổ trường-học anh-hùng »
    24) Bài thứ 13 « Thất-bại là mẹ thành công »

    II. GIÁC-QUẦN THƯ QUYỂN NHÌ « NỮ QUỐC-DÂN TU TRI »
    1) Bài thứ 1 « Đạo-lý chung »
    2) Bài thứ 2 « Đạo làm con »
    3) Bài thứ 3 « Đạo làm con »
    4) Bài thứ 4 « Đạo làm con »
    5) Bài thứ 1 « Gia-đình »
    6) Bài thứ 2 « Gia-đình »
    7) Bài thứ 1 « Nữ công »
    8) Bài thứ 2 « Nữ-dung »
    9) Bài thứ 3 « Nữ-ngôn »
    10) Bài thứ 4 Nữ-hạnh
    11) Bài thứ 1 « Đạo làm vợ »
    12) Bài thứ 2 « Đạo làm vợ »
    13) Bài thứ 3 « Đạo làm vợ »
    14) Bài thứ 1 « Đạo làm mẹ »
    15) Bài thứ 2 « Đạo làm mẹ »
    16) Bài thứ 3 « Đạo làm mẹ »
    17) Bài thứ 4 « Đạo làm mẹ »
    18) Bài thứ 5 « Đạo làm mẹ »
    19) Bài thứ 6 « Đạo làm mẹ »
    20) Bài thứ 1 « Công đức và tư đức »
    21) Bài thứ 2 « Công đức và tư đức »
    22) Bài thứ 3 « Tư đức với công đức »
    23) Bài thứ 1 « Hợp quần »
    24) Bài thứ 2 « Hợp quần »
    25) Bài thứ 1 « Mầy có chồng chưa ? »

    III. LỜI GIA-HUẤN
    1) Bài hát chữ « Cần »
    2) Bài hát chữ « Kiệm »
    3) Bài hát chữ « Nhân-ái »
    4) Bài hát chữ « Hiếu »
    5) Bài hát chữ « Đệ »
    6) Bài hát chữ « Công-tâm »
    7) Bài hát chữ « Liêm-sỉ »
    8) Bài hát chữ « Tự tân »
    9) Bài hát chữ « Trung-trực »
    10) Bài hát chữ « Tín-thành »

    IV. VĂN-TẾ
    1) Tế đồng-bào Nghệ-Tĩnh chết vì nạn bão-lụt
    2) Văn điếu đồng-bào bị nạn bão-lụt ở Bình-Phú
    3) Văn viếng cụ Phan tây Hồ

    V. PHÚ
    1) Tình Quốc-dân (Hạn vần : trăm năm trong cõi người ta)
    2) Tỉnh tục phú (độc vần bảo)

    VI. THƠ
    1) Vịnh thập vật (trích 7 bài ở Sào Nam văn-tập)
    2) Sáu bài thơ Tết

    PHỤ LỤC

    I. HAI BÀI DIỄN-THUYẾT CỦA CỤ PHAN
    1) Bài diễn-thuyết tại trường Quốc-học Huế
    2) Bài diễn-thuyết tại trường Đồng-Khánh Huế

    II. THƯ GỞI CỤ TÂY-HỒ
     
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    MẤY LỜI TRẦN-TÌNH

    Chí-sĩ là những bậc ưu-ái giang-san, thương nòi xót giống, gặp cơn nước bĩ thì chẳng quản thân, hết sức mình mà mưu cuộc vinh-quang cho dân nước. Đến khi nhận rõ thời cơ, chí-sĩ không bao giờ ngần-ngại đạp phăng trở lực, sáng-suốt đứng ra lãnh-đạo quần-chúng, khởi xướng phong-trào, phất cờ gióng trống chiêu hồn dân-tộc, gọi đàn để cùng dân nước cùng lo : đường bảo-chủng, nghĩa hợp-quần.

    Kể từ sau trận Nhật-Nga (1905-1908) nước ta đã có phong-trào Duy-Tân tự cường hơn suốt bốn mươi năm cho tới ngày nay, do các bậc chí sĩ tiên giác đi tiên-phong, khai lối mở đường, khiến cho dân-tộc ta ngày nay hăm-lăm triệu dân đều đã biết nung-nấu nơi lòng một lý-tưởng, hăng-hái, dũng tiến trên đường Duy-Tân cải-cách.

    Vận-hội mới đã đến rồi. Quốc-gia hưng-thịnh do ở toàn dân định-quyết trong buổi này. Lửa thiêng bừng cháy trong tâm-can dòng-giống Việt. Khí thiêng bàn-bạc khắp nước non nhà.

    Người đi sau phải nhớ ơn người đi trước dọn đường, mà sa nước mắt, niệm công-lao, hinh hương sùng-bái.

    Ta không nên đem thành bại mà luận anh-hùng. Chỉ nên cầu rút lấy những bài học hay của những bậc người-đã dốc chí hy-sinh, tận-tụy vì đại-chúng.

    Nhóm lò hương thiêng trong lòng đất Việt, khơi ngọn lửa thiêng trong lòng dân Việt, tỏ tấm tình cùng với non-nước đồng-bào, chúng tôi xin cố hết sức sưu-tầm biên-khảo toàn pho « Việt-nam chí-sĩ », trong tủ sách « NHỮNG MẢNH GƯƠNG » của nhà TÂN VIỆT.

    Mỗi một chí-sĩ sẽ biên thành một tập, thành kính ghi chép hết những công-nghiệp bình-sinh, từ khi chào đời cho đến khi tử hậu.

    Soát lại dĩ-vãng để tìm những tấm gương sáng cho buổi đời hiện-tại, tưởng cũng là một điều cần để nhận-định rõ cuộc diễn-triển của lịch-sử mà hướng về tương-lai.

    Ấy là chí nguyện của người hậu học.

    THẾ NGUYÊN

    -----------------------


    TỰA

    Đọc biểu xuất sư của Gia-cát Lượng, đọc đến câu « Cúc cung tận-tụy, đến chết mới thôi » nghìn năm sau ai chẳng ngùi-ngùi ! Công-nghiệp bình-sinh, rờ-rỡ ở một câu chí thiết chí tình, lật trang sử tưởng như thấy ai đã óc-gan thoa lầy đất vì một tấm tình trung báo quốc.

    Đời sống của chí-sĩ cũng đáng yêu, vì chí-nguyện và hành-vi đã gồm tóm ở một câu đáng kinh của bậc « vạn đại quân-sư » ấy.

    Phan bội Châu tiên-sinh hưởng dương 75 năm. Từ trẻ cho đến ngày nhắm mắt, tấm thân bô-bá, vì dân vì nước mà trải mọi gian-lao. Tài cao, đỗ thủ-khoa, khi tuổi trẻ đã lừng danh tài-tuấn. Nếu chỉ như ai, thì tài ấy đã thừa sức leo nấc thang danh-vọng ; nhưng danh hão, lợi xằng mà làm gì, khi chính mắt đã sớm thấy biết cái cảnh trụy-lạc của quần-chúng mà xót-xa. Thi-hành chính-sách ngu-dân, kẻ xâm-lăng trắng-trợn bày bộ mặt thực-dân. Đám cường-hào trọc-phú thì dua bợ quan thầy, nặng óc phong-kiến, trân-tráo vong-bản, hãm-hại đồng-bào, bán nước. Trông hoàn-cảnh nước nhà như thế, lòng chí-sĩ đau cái đau rứt thịt, thắt khúc ruột, bấm lá gan. Cho nên :

    « Vẫn là hào-kiệt vẫn phong-lưu.
    Chạy mỏi chân thì hãy ở tù ! »

    Sào Nam đã yêu quốc-dân chí thiết, vì quốc-dân mà tấm thân chẳng quản cay-đắng nếm mùi ; nhưng hiềm mệnh-số long-đong, khiến nên nỗi một đời cháy lưỡi khô môi khao-khát nước hoài, đến buộc miệng ngâm :

    « Vì cớ sao mà khát nước hoài.

    Trà đâu ta hãy uống mầy chơi,
    Không Tàu thì Huế tha-hồ thú.
    Pha tục và tiên đặc bõ đời.
    Ấm-lạnh tình đời năm bảy chén
    Nhạt nồng mùi thế một vài hơi.
    Trà ơi ! còn nước là vinh-hạnh.

    Cháy lưỡi khô môi thảm những mùi ».

    Sào Nam lại đã từng đau-đớn vì quốc-dân chậm bước trên đường tiến-hóa, nên hằng đem tâm-can bày-giãi, cực-lực kêu gào cảnh-tỉnh quốc-dân. Thậm chí mừng bạn thi đỗ Tiến-sĩ Hán, Sào Nam cũng ngụ ý kêu-gào trong câu đối :

    « Tao tế diệc thiên sở vi, hạnh bất sinh Đường Ngu tam đại dĩ tiền, kim bảng thạch bi, tiện thị ngô nhân hi thế sự. Học-giới chí kim tối thịnh, thỉnh thí vấn Âu Á ngũ châu nhi ngoại, hồng thiên đại bút, quả như ngã bối quyết khoa văn ».

    Ông Võ Oanh đã dịch : « Nên danh bởi phận trời cho, may không sinh Đường Ngu tam-đại xưa kia, bia đá, bảng vàng, bất quá người ta bày chuyện nhảm. Việc học đến nay thịnh quá, xin hỏi thử Âu Á năm châu ngoài cõi, văn hay luận giỏi, đâu như khoa-cử lối mình đây ».

    Sớm biết cái học hư-văn là không ích-lợi, Sào Nam mới chuyên-chú về đường thực-dụng ; qua Tàu, sang Nhật, tấm lòng thâm-thiết lo toan cho nước nhà được phú-cường, biểu-lộ rõ-rệt trong một tập HẢI-NGOẠI HUYẾT-THƯ.

    Nặng yêu non nước, tấm thân mấy lượt ra khám vào tù, nhưng tấm lòng son-nhuộm của Sào Nam, đến chết vẫn không phai thắm.

    Trong lúc buổi về chiều, nương-náu trên chiếc thuyền lênh-đênh bên dòng sông Hương, bó tay ngồi nhìn việc đời rối nát, lòng chí-sĩ từng cơn quằn-quại. Cho đến ngày tàn, trở-trăn trên giường bệnh, Sào Nam còn khẩu chiếm một bài thi cuối cùng, lòng vẫn chẳng quên nhắn-nhủ mong cầu đàn sau dõi bước.

    Thể-phách của chí-sĩ đã trả về cho đất, nhưng nghìn năm chính-khí vẫn cùng nhật nguyệt tranh sáng tranh còn. « Việt-điểu sào nam chi »,chim Việt dù bay đâu, ở đâu, nhưng bao giờ cũng chỉ tìm cành nam mà đỗ ; chí-sĩ Phan bội Châu thật đã ký-thác nỗi lòng trong hai chữ hiệu Sào Nam.

    Ngày nay cao-trào cách-mệnh lên dào, người xưa đã khuất. Trong chốn hư-linh, chí-sĩ quá cố hẳn cũng mỉm cười công mình phất cờ chẳng uổng.

    Lần trang sử cách-mệnh, những năm biến-cố đầu tiên trên đất nước, hôm nay chúng ta hãy cùng gây lại đĩnh trầm, xem tiểu-sử họ Phan.

    T. NG.
     
    davinci29, tieungao and Heoconmtv like this.
Moderators: SLASH.ROCK4U
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này