PHAN TRẦN truyện - VÔ DANH THI

Thảo luận trong 'Tủ sách Thi ca' bắt đầu bởi whatcsvt100, 5/10/13.

Moderators: Ban Tang Du Tử
  1. whatcsvt100

    whatcsvt100 Lớp 8

    Ca dao ta có câu:

    Đàn ông chớ kể Phan Trần,
    Đàn bà chớ đọc Thúy Vân Thúy Kiều.


    Đã đành ông cha ta thường lo sự bại hoại gia phong, đánh mất đạo đức nên cảnh giác liệt truyện Phan Trần, Truyện Kiều vào loại dâm thư không nên truyền bá rộng rãi. Nhưng cũng không tránh được thiên vị nam, nữ mà cho là: Đàn ông chớ kể: được đọc nhưng không đem làm chuyện kể (đám đông), còn đàn bà chớ đọc: đọc cũng không được (đừng nói kể lể). Cũng có dị bản cho rằng chớ kể là đừng có tính (nó) vào, đừng kể (số).

    Truyện Phan Trần có gốc từ truyện Trung Quốc là Ngọc Trầm Ký do tác giả Cao Liêm viết dưới thời Vạn Lịch, nhà Minh (đầu thế kỷ 17). Một tác giả Việt Nam (chưa rõ là ai) chuyển thành chuyện Nôm và phổ biến trong dân gian. Với một số nguyên tắc đạo đức, truyện Phan Trần bị xếp vào loại dâm thư có lẽ do là chuyện kể dân gian, thiếu điều buộc người ta phải suy ngẫm. Nhưng với truyện Kiều thử tìm hiểu bằng chính câu chữ truyện Kiều, may đâu giảm nhẹ đi câu hỏi của Nguyễn Du: Ba trăm năm sau, biết ai là người khóc (hiểu được) Tố Như đây? (Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?).

    Phan Trần truyện.

    Truyện gồm 938 (*)câu 6-8, khuyết danh, có thuyết cho rằng Ðoàn Thị Ðiểm là tác giả.

    Maurice Durand có phiên dịch, chú giải bằng Pháp văn truyện Phan Trần, Paris 1962.

    Bản văn gồm: chữ Nôm, Quốc ngữ, chú thích bằng Pháp văn, và bản dịch ra Pháp văn.

    Lược truyện:

    Phan công và Trần công, cùng lứa tuổi, làm quan cùng triều. Họ Phan sanh được một trai đặt tên Tất Chánh (tức Phan sinh), họ Trần sanh một gái đặt tên Kiều Liên. Hai họ trao đổi trâm quạt và hứa cho Phan sinh và Kiều Liên sau thành chồng vợ.

    Thời gian qua mau, hai trẻ đã lớn. Phan công và Trần công đều xin cáo lão về quê dạy dỗ con cái. Phan Sinh đỗ kỳ thi Hương, ra kinh thi tiếp, nhưng không đậu, hỗ thẹn không trở về nhà, ở lại kinh tiếp tục học hành, chờ khoa tới.

    Trong khi đó Trần công thọ bịnh qua đời. Trần phu nhơn đem Kiều Liên đến ngụ nhà họ Phan. Trên đường đến nhà họ Phan hai mẹ con lạc nhau. Trần phu nhơn đến được nhà họ Phan, còn Kiều Liên đi lạc gặp một bà họ Trương đưa cô ấy đến chùa ở Kim Lăng. Sư bà trụ trì đặt pháp danh Kiều Liên là Diệu Thường. Nhớ mẹ và buồn vì không thể tái hợp Phan sinh, nên Diệu Thường sanh bịnh, nhờ Sư bà khuyên giải.

    Tại kinh đô, Phan sinh chợt nhớ có người dì tu ở Kim Lăng, nên qua đó thăm. Phan sinh thấy cảnh chùa yên tĩnh xin ở lại học hành. Phan sinh gặp và thầm yêu Diệu thường. Ngày đêm thầm yêu trộm nhớ, cuối cùng Phan sinh nhờ cô vãi tên Hương gởi lời tỏ tình với Diệu Thường. Ban đầu Diệu Thường không tiếp Phan sinh, chàng doạ tự tử [từ chỗ này mới có câu: Ðàn ông chớ đọc Phan Trần!] Diệu Thường mới chịu gặp. Sau khi tâm sự, hai người nhận ra nhau và đồng ý tạm thời giữ kín chuyện này.

    Cuối cùng, Phan sinh ra kinh thi đậu Trạng nguyên. Phan sinh trở về chùa và báo cho sư bà biết chuyện giữa hai người. Sư bà cho phép hai người làm lễ cưới và sau đó hai vợ chồng trở về nhà họ Phan gặp lại cha mẹ…

    (Nguồn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)


    Truyện nầy do thành viên “Thằng Mõ” gởi lên trong chuyên mục Giai thoại văn chương, qua “lời ngỏ" của Cung Tieu Dieu (!). Tducchau cũng đã có ý tìm hiểu truyện này đã lâu nhưng vẫn chưa có duyên gặp, tưởng rằng qua thời gian “bạn thằng Mõ” đi gõ khắp cùng TVE thì sẽ tranh thủ trao đổi thêm, nào ngờ… bạn ấy giờ đã “n/a” (!)…

    Âu cũng là chút phận! Xin giới thiệu với các bạn : PHAN TRẦN truyện - một tác phẩm Cổ thi Việt Nam – Vô danh thi – qua “… con bạn tui (tức cô bạn gái của Thằng Mõ) đọc cho bác họ Cung (tức bạn Cung Tieu Dieu) nghe. “Nó” không có học nhiều nhưng thơ ca bà ngoại đọc thì nó nhớ dũi lắm…” Tducchau “nghe qua vách” thấy rất thích thú (!). Nên chỉ làm một việc đơn giản là đóng gói ebook và chia sẻ với các bạn.

    Nào, bây giờ thì… mời các bạn cùng phiêu du với hai họ Phan, Trần…

    ----------

    (*) Có nhiều nguồn: có nguồn cho rằng có 938 câu; có nguồn là 940 câu (ebook này); có nguồn là 950 câu...

    Rất tiếc, là truyện còn thiếu phần Chú giải - mình sẽ cố gắng bổ xung trong khi thực hiện lại quyển NHỊ ĐỘ MAI)
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 26/5/15
Moderators: Ban Tang Du Tử

Chia sẻ trang này