TL - Khác Phép bỏ dấu hỏi-ngã trong tiếng việt & việt ngữ hỏi ngã tự vị

Thảo luận trong 'Tủ sách Tâm lý - Giáo dục' bắt đầu bởi Despot, 5/10/13.

Moderators: dragonking91, mopie
  1. Despot

    Despot Lớp 11

    PHÉP BỎ DẤU HỎI-NGÃ TRONG TIẾNG VIỆT &
    VIỆT NGỮ HỎI NGÃ TỰ VỊ


    Luật Sư Đinh Sĩ Trang
    tái bản 2003

    Tiếng Việt ... dễ ợt. Tuy thế dễ mà khó. Nhiều bạn chắc còn nhớ câu chuyện tiếu lâm "Sữa ô-tô" và "Chửa xe đạp".

    Nói như Cao Chánh Cương trong Dấu "Hỏi Ngã" Trong Văn Chương Việt Nam
    "... Người sai lỗi nhiều nhất về viết sai dấu hỏi ngã là người miền Nam và Trung. May mắn nhất là người thuộc miền Bắc khi sinh ra là nói và viết dấu hỏi ngã không cần phải suy nghĩ gì cả. Nhưng khốn nỗi có khi hỏi họ tại sao chữ này viết dấu hỏi chữ kia lại đánh dấu ngã thì họ lại không cắt nghĩa được mà chỉ nở một nụ cười trên môi..."

    Ấy là chưa nói đến chính tả. "Thúy Ái" và "Thúi Áy" thì không thể nhầm lẫn. "Yêu" và "iêu" là chuyện vui cải cách. Thế nhưng "quý giá" và "quí giá", "dòng sông" và "giòng sông", "hành xử" và và "hành sử", "ngượng nghịu" và "ngượng ngịu" cách nào đúng, và đúng theo tiêu chuẩn nào lại là một chuyện dài kháng chiến.

    Để góp phần giữ gìn tiếng Việt, xin giới thiệu với các bạn PHÉP BỎ DẤU HỎI-NGÃ TRONG TIẾNG VIỆT & VIỆT NGỮ HỎI NGÃ TỰ VỊ của Luật Sư Đinh Sĩ Trang

    Người viết bài: vvn
    Nguồn: TVE
     

    Các file đính kèm:

Moderators: dragonking91, mopie

Chia sẻ trang này