Trà phiếm Phép toán này kết quả ra sao?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Đinh Công Hòa, 30/1/20.

Moderators: amylee
  1. Trước hết, phép toán trên quá straightforward, bác cứ theo đúng nguyên tắc tính từ trái qua phải sẽ có đáp số. Khỏi cần phải hỏi ai. :D

    Tôi đã nói rồi, “đáp số của bài toán trên tùy thuộc vào ý của người ra đề”. Có nghĩa là 9 cũng được mà 1 cũng ok đối với tôi. Sao bác còn lằng nhằng hoài? Mọi điều có thể nói đã được mọi người nói hết, nếu, bác muốn tranh cãi nữa thì sẽ làm sao nếu không phải lại dựa vào những lý luận đã nói rồi?

    Bài toán trên đã ở trên mạng từ 2012, cộng đồng mạng đã có quá nhiều thời gian để đồng ý / bất đồng ý với nhau về cách giải. Tôi mang về để cái bác Yan Yuan có cơ hội đưa ra những luận giải chứng tỏ khả năng về toán của bác ấy, chớ không phải muốn mở ra một cuộc thảo luận khác hay tìm kiếm một sự đồng thuận tuyệt đối trên diễn đàn.

    Tôi nói là nếu bỏ các cặp () trong dãy số 6÷2x(2+1)÷3x(5-3)x(10-5)÷6, thì kết quả sẽ khác. Không đúng sao mà bác còn “cây muốn lặng gió chẳng đừng”? :D
    Tại sao phải cảm thấy bị xúc phạm? Tôi đã lắng nghe luận điểm của người khác và rất từ tốn đưa ra ý kiến của mình. Nếu có ai đó cố tình xúc phạm tôi thì chính người đó mới phải tự thẹn.
    Đây cũng là ý của mình. Dĩ nhiên, mọi người đều có quyền nghĩ khác.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/2/20
  2. NQK

    NQK Lớp 10

    Khả năng là có đi nhưng nhìn bài bạn rồi kiên quyết nhận đó là kết quả của mình. Găng lắm ý. Nhất quán lắm.

     
    Chỉnh sửa cuối: 4/2/20
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Bạn không thấy tôi thêm các cặp () để nhấn mạnh sự ưu tiên thứ tự các phép tính (phần bài giải chứ không phải phần đề bài) à?
    6÷2x(2+1)÷3x(5-3)x(10-5)÷6
    =(6÷2)x3÷3x2x5÷6
    =(3x3)÷3x2x5÷6
    =(9÷3)x2x5÷6
    =(3x2)x5÷6
    =(6x5)÷6
    =30÷6
    =5
    Đúng ra chỉ cần thế này là đủ:
    6÷2x(2+1)÷3x(5-3)x(10-5)÷6
    =6÷2x3÷3x2x5÷6
    =3x3÷3x2x5÷6
    =9÷3x2x5÷6
    =3x2x5÷6
    =6x5÷6
    =30÷6
    =5
    Bạn xóa các cặp () ở dòng thứ nhất (đề bài) thì đã thay đổi hoàn toàn đề bài nên chuyện ra kết quả khác là đương nhiên, không phải bàn cãi.
     
  4. hallage

    hallage Mầm non

    Em nói bác đừng giận, ai đem bài ngớ ngẩn này ra để thử/chứng tỏ khả năng về toán thì chính là người có vấn đề về khả năng toán.
     
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Còn bảo 6÷2(2+1)=6÷[2x(2+1)] thì tôi không bao giờ đồng ý, vì toán học không thiếu các ký tự để viết một cách "tường minh" để không gây nhầm lẫn. Còn trong đại số người ta tiết kiệm dấu x. Chuyện dùng một công cụ nào đó để tính 6÷2(2+1) ra 1 thì chính người viết app đó đã lập chương chình sai thôi.
     
    hoangdinhvan101 and babylon like this.
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nó chỉ thể hiện là nhiều người đã quên mất các quy tắc môn số học thôi. Đưa ra cũng tốt vì đó là cơ hội để mọi người ôn bài. Ngay cái 6÷2(2+1) cần viết đúng thành 6÷2x(2+1) cũng là ôn bài: phân biệt giữa số học và đại số.

    Thử đặt một trường hợp thực tế: con (cháu, em) của bạn đang học lớp 3 mang bài ra hỏi bạn. Chẳng lẽ bạn lại từ chối giải, giảng sao? Đã giải, giảng thì phải làm cho đúng, đúng không nào?
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/2/20
  7. babylon

    babylon Lớp 4

    Đau đầu nhất khi Giải Toán cho các cử nhân nhí là ta buộc phải quên những thứ cao siêu hơn để dạy phù hợp và giải đề của các cậu tú ấy!
     
    4DHN thích bài này.
  8. sandtuna

    sandtuna Mầm non

    Cái vấn đề này phức tạp ở chỗ 2(2+1)
    - Nếu viết liền như này có thể coi là 1 toán tử, biểu thức có 2 toán tử và phép toán "nhân" => kết quả = 1
    - Có thể người ta lược bớt phép toán nhân giữa số "2" và biểu thức trong ngoặc, dẫn đến biểu thức có 3 toán tử và 2 phép toán "chia" và "nhân" => kết quả = 9
    Trong trương trình học của mình thì chỉ có dạng chữ ax(b+c) = a(b+c) là được thôi, chứ số viết liền như này mình cũng chưa gặp bao giờ , có lẻ mình già rồi :v
     
  9. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Người ra đề sai, sai cơ bản luôn. Nhưng nếu hiểu 2(2+1) là phép nhân của 2 với (2+1) thì cần tuân thủ quy tắc với những phép tính phía trước (phía bên trái). Còn muốn 2(2+1) thực hiện trước thì cứ đưa cả cụm đó vào trong ngoặc. Đề ra càng rõ ràng, rành mạch thì càng dễ cho người (học sinh) làm.
     
    sandtuna thích bài này.
  10. NQK

    NQK Lớp 10

    Toán thì không nói dối. Toán thì không già. Bác là người biết làm Toán và còn mình mẫn.

    Còn với các cụ thích chém cho vui ngày Tết thì cứ coi kết quả là "căn hai" đi. Nghe cho nó hoành. Còn không nữa thì mang ra mấy bà bán bán thịt tính nhẩm hộ.
     
    sandtuna and nhat1395 like this.
  11. ntdieu

    ntdieu Lớp 7

    em tính đi tính lại vẫn thấy bằng 9
     
  12. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Toán là một môn khoa học chính xác. Đề toán thì càng cần phải rõ ràng, tránh sự nhập nhằng. Đến ngay cả đề toán cao cấp cũng phải rõ ràng chứ không phải nhiều cách hiểu và đánh đố thí sinh.

    Trong toán có những đề bài dễ hiểu mà giải được thì khó vô cùng, thế mới là toán; chứ đề bài nhập nhằng thì đó không phải là toán rồi.

    Vì vậy nếu đề toán trên dành cho học sinh lớp 3, như các bạn đã thảo luận, thì đề ra thiếu sót (thiếu phép toán nhân) và giáo viên đáng bị đuổi việc.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/2/20
    sandtuna, 4DHN and nhat1395 like this.
  13. Toán và tất cả những môn thuộc về khoa học đều đi đôi với logic. Người suy nghĩ có hệ thống luôn luôn đọc để hiểu rõ vấn đề đang được thảo luận, để biết những người trước đã góp những ý gì, tránh sự trùng lập, trước khi nhảy vào cuộc bàn luận.

    Bác đã đọc kỹ những gì tôi và người khác viết chưa? Nếu đọc rồi mà không hiểu được “khả năng về toán” không chỉ đơn giản là “biết giải toán” mà nó bao gồm cả việc nhìn ra được những cái thiếu sót hay sai trật của đề bài thì thật là kém trí.

    Chưa hết, dù đây là phần được tách ra từ một topic khác, nhưng post đầu của tôi đã cho thấy là giữa tôi và cái người được nhắc tới (bác Yan Yuan) đã có lời qua tiếng lại. Vậy một người có logic, nếu muốn góp ý, sẽ tìm tới cái nơi câu chuyện bắt đầu để hiểu rõ ngọn ngành, tránh trở thành một kẻ hồ đồ, miệng đi trước trí.

    Đề trên được cho là toán của lớp 3, nếu được viết rõ ràng như bình thường thì đã không trở thành đề tài bàn cãi của cộng đồng mạng. Và chỉ có những người như bác mới nghĩ tới việc đưa ra để “thử khả năng giải toán” của những người đã trưởng thành. :D

    Nếu đã đọc kỹ những post ở đây mà bác vẫn không nhìn ra: (1) mọi người đã đồng ý rằng nếu là toán ra cho lớp ba thì phải thêm dấu nhân vào sau số 2 để các em có thể hiểu và đáp án, tất nhiên, sẽ là 9. (2) Sự bàn cãi thêm chỉ xoay quanh cái ví dụ, nếu bài toán là đề ra cho các em đã học đại số, v.v. Tôi nghĩ, bác cần phải đi học lại tiếng Việt.

    Trong trường hợp bác thốt lời đả kích chỉ dựa vào vài hàng tôi viết để trả lời bác 4DHN, thì bác đã chứng tỏ là một người thô lỗ.

    Người ta luôn luôn có thể bổ khuyết những yếu kém về kiến thức trong mọi lãnh vực một cách dễ dàng. Nhưng sự khiếm khuyết trí tuệ hay tư cách lại chính là vấn đề rất …nan giải. :D
     
  14. Đúng là tôi đã không đọc phần lời giải của bác. Lý do:
    1. Bài toán thuộc loại dành cho lớp 3/4, nên tôi chỉ ngó cái đáp số. Nếu đáp số sai, tôi mới coi kỹ xem nó lạc đường ở chỗ nào.
    2. Tôi không bao giờ tưởng tượng được việc bác lại đưa phép tính có thứ tự ưu tiên 3 (chia) vào trong ngoặc, là cái có thứ tự ưu tiên 1, để chứng minh cái quyền ưu tiên thứ 3 của nó.
    Nhất là việc bác cảm thấy cần phải đưa ra một đề toán tiểu học để chứng minh cái quy tắc mà tất cả mọi người tham gia thảo luận đã cho thấy họ đều còn nhớ. Dẫu sao, hiểu lầm lời nói của bác, vẫn là lỗi ở tôi.
    Bác cứ vô tư tiếp tục sự không đồng ý. Bác không phải là thầy dạy toán nên sẽ chẳng làm hại một ai. Tuy nhiên, bác nên đưa ra một vài thí dụ về các ký hiệu, khác với “gạch dưới” hay “đặt trong ngoặc”, mà bác nghĩ nên được dùng để thay thế cách viết thường được dùng trong sách giáo khoa, như trong hình đính kèm sau đây.

    [​IMG]

    Có nghĩa là phải áp dụng nguyên tắc trên bất kể cách viết của ĐS?

    Người còn nhớ những điều đã học, hay chịu khó tra cứu khi cần, biết rằng đáp số ra sẽ rất khác, tùy thuộc vào việc quyền ưu tiên của cách viết ĐS, thí dụ, 5xy, được hay không được công nhận. Nhưng tôi không có ý muốn thuyết phục người khác, nên không cần phải bàn tới.
    Bác làm ơn chỉ cho tôi thấy, tôi đã nói tới việc dựa vào máy tính để tính ra đáp số đúng của bài toán, ở chỗ nào?
     
  15. hoangdinhvan101

    hoangdinhvan101 Lớp 2

    Ồ. Một phép tính đơn giản ra 2 đáp số. Kết thúc ở đây đi. Vấn đề ở qui ước toán học ra sao và cách hiểu chưa thống nhất mà thôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/7/21
  16. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Người "đao to, búa lớn" chính là bạn chứ không phải ai khác. Trước sau gì tôi cũng chỉ nhớ tới những thứ cơ bản nhất của môn số học, lời thầy cô dạy tiểu học. "Nhà toán học" gì ở đây thế bạn?????!!!!!!
     
    hoangdinhvan101 thích bài này.
  17. hoangdinhvan101

    hoangdinhvan101 Lớp 2

    Xin lỗi anh 4DHN và những người liên quan.
     
  18. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    À, quên mất. Những thứ đơn giản, cơ bản như thế này nhiều người lớn vẫn phải làm nhiều. Nếu không tôn trọng quy tắc, việc dùng các dấu phép tính, dấu () không thuần thục sẽ không làm việc được. Tôi ví dụ ở một công việc thông thường thôi: những người dùng MS Excel ở mức cơ bản (excel này cũng có thể "đao to, búa lớn được").
     
    hoangdinhvan101 thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này