Tin tức Phụ huynh sốc với bản dịch mới của bài thơ Sông núi nước Nam trong SGK lớp 7

Thảo luận trong 'Tin tức - Sự kiện' bắt đầu bởi Heoconmtv, 7/11/15.

  1. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Phụ huynh sốc với bản dịch mới của bài thơ Sông núi nước Nam trong SGK lớp 7

    Bài thơ Sông núi nước Nam vốn được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam, với những câu thơ quen thuộc, nay đã được dịch khác đi và in trong SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 khiến nhiều phụ huynh sốc!

    Dư luận bức xúc trước bản dịch bài thơ Sông núi nước Nam


    Mới đây, trên các trang mạng xã hội đang bàn tán xôn xao về phần dịch trong bài thơ: “Sông Núi Nước Nam” của Lý Thương Kiệt, không chính xác và bị “cải biên”, khiến phụ huynh cũng như các học sinh đang khá bức xúc.

    [​IMG]
    Cuốn sách Ngữ Văn lớp 7 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành.


    Nếu trước đây, bài thơ: “Sông Núi Nước Nam” được dịch là: “Sông núi nước Nam vua Nam ở/Rành rành định phận tại sách trời/ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm/ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”, thì nay ở trang 62 sách Ngữ văn lớp 7 tập I, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phát hành lại dịch như sau: “Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Vằng vặc sách trời chia xứ sở/ Giặc dữ cớ sao phạm đến đây/ Chúng mày nhất định phải tan vỡ”.

    Như vậy, từ 4 câu thơ quen thuộc với hàng triệu học sinh, phụ huynh nay đã được “cải biên” 3 câu thơ sau so với bản dịch trước. Theo nhận định của nhiều phụ huynh, bản dịch sau trúc trắc, khó đọc và không hay như bản cũ.

    [​IMG]
    Phần dịch thơ trong sách Ngữ văn lớp 7 tập một mới đây.


    Người có nickname Đinh Nho Anh thốt lên: "Ôi trời. Tam sao thất bản! "Tuyên ngôn độc lập" mà bị "bôi nhọ" này sao! Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục ở đâu…".

    Trong khi đó, một bạn có Nickname Pham Phuc Thinh phản ánh: "Cái này ông Darwin gọi là "Sự biến dị"... Xin lỗi dịch thơ kiểu này bảo sao bọn nhóc nó không chán môn Ngữ văn?! Học thơ như thế này mà yêu văn học mới lạ. Bản văn dịch như kiểu này thì làm mất đến 90% cái thần của bài thơ... Bạn nghĩ sao về 2 từ "vằng vặc" và " tan vỡ" liệu nó có mạnh mẽ quyết liệt và khẳng định bằng 2 cụm từ "rành rành" và "đánh tơi bời" không?".

    Còn người có Nickname Thuha Nguyen lại bàn luận: "Cái sự "tan vỡ" hơi bị ép duyên, nhưng cách dịch này không làm sai lệch tinh thần bài thơ. Vấn đề là chúng ta đã quá quen với vần điệu cũ, nên thấy cái này hơi gợn, hơi khó tiếp nhận".

    Trong khi đó, người có nickname Mong Thuy Bui lấy ví dụ của chính mình: "Vụ này chị cũng đang bức xúc đây. Hôm trước trên đường chở con đi học, con gái chị đọc, chị đọc cho nó nghe bài dịch ngày xưa được học. Con phán một câu xanh rờn "mẹ dịch không đúng bài con học". Nghe nó đọc xong mà chị muốn rớt xuống đất và nghĩ bụng kiểu này thì không thể nào dạy con theo kiến thức mình học rồi".

    Nghĩa khác, nhưng ý thơ không có gì thay đổi

    PV Infonet đến Công ty Sách và Thiết bị Trường học, ở 45 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội mua cuốn sách Ngữ văn lớp 7 tập I và nhận thấy, bài thơ này dịch đúng như dư luận phản ánh.

    [​IMG]
    Nội dung của bài thơ Sông Núi Nước Nam.


    Nhân viên bán sách tại nhà sách này khẳng định: “Ở đây không bao giờ bán sách lậu. Sách bán ở đây toàn bộ lấy từ nhà xuất bản, có dám tem kiểm định đầy đủ”.

    Có cuốn sách trên tay, PV Infonet nét nhận thấy, sách này được NXBGDVN phát hành vào tháng 8/2015. Nhóm tác giả chủ biên gồm: Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) – Nguyễn Đình Chú (Chủ biên phần Văn)- Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên phần Tiếng Việt)- Trần Đình Sử (Chủ biên phần Tập làm văn). Ngoài ra còn có các biên tập viên Đỗ Kim Hồi – Nguyễn Văn Long – Bùi Mạnh Nhị - Lê Xuân Thại – Đỗ Ngọc Thống.

    Để hiểu rõ hơn về vấn đề nội dung trong cuốn sách nêu trên, PV Infonet đã liên hệ với PGS.TS Đỗ Ngọc Thống – Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học – Bộ GD&ĐT, một trong những người biên tập cuốn sách Ngữ văn lớp 7 tập 1 này.

    [​IMG]
    PGS. TS Đỗ Ngọc Thống trao đổi với PV Infonet: Từ ngữ của bài thơ không giống như trước, nhưng ý nghĩa của bài thơ không có gì thay đổi.


    PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cho biết: “Thời tôi đi học thì họ dịch: “Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời/ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm/ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời. Nhưng một bài thơ có thể dịch ra nhiều nghĩa khác nhau, nhưng ý của bài thơ thì không thay đổi”.

    Chính vì vây, đến thời điểm này, các nhà Hán nôm, cụ thể ở đây là ông Nguyễn Khắc Phi và Nguyễn Đình Chú dịch là: Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Vằng vặc sách trời chia xứ sở/ Giặc dữ cớ sao phạm đến đây/ Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

    Từ ngữ của bài thơ không giống như trước, nhưng ý nghĩa của bài thơ không có gì thay đổi. Khi phát hành sách đã có các nhà thẩm định rồi, nên không sai được. Tôi cũng tham gia biên soạn sách Ngữ văn tập I lớp 7, nhưng chỉ biên soạn Tập làm văn
    ”.

    Tiến Dũng
    Nguồn: Infonet
     
  2. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Buồn cười thật, lôi cái ông làm sách lớp 7 tập I ra hỏi chứ cớ sao lại hỏi ông chỉ làm tập làm văn.
    Ông ta chối ngay kìa...cute_smiley82
     
    Homo Sapiens thích bài này.
  3. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Cái từ 'vằng vặc' có vẻ khó hiểu với một ông cụ như tôi đây. Không biết các cháu lớp 7 thế nào.

    Chỉ biết mỗi ' trăng sáng vằng vặc'. Ý người dịch có lẽ muốn khớp với chữ 'trời' trong cùng câu. Nhưng mà ngu, làm gì có chuyện "trời sáng vằng vặc được".

    Với lại soi sách ngoài ánh mặt trời sáng mới thấy rõ, chứ mấy ông định coi sách lúc trăng lên thì tối lắm, sai loạn hết cả.
    Hahhah:fish:5cat1221yoyo71yoyo23:think:
     
    cuctrang, Homo Sapiens and Heoconmtv like this.
  4. hanguyen1

    hanguyen1 Lớp 2

    Nghe từng "vằng vặc" trong trường hợp này, cứ thấy nó tục tục sao á..Hay do mình cảm nhận vậy?
    Cuối ngày, đọc tin mà buồn quá.
     
    Heoconmtv and Homo Sapiens like this.
  5. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Rành rành: hết sức rõ ràng, ai cũng thấy.
    Ví dụ: chứng cứ rành rành.

    Vằng vặc: (ánh trăng) rất sáng, không một chút gợn, khiến có thể nhìn rõ các vật.
    Ví dụ: trăng sáng vằng vặc.

    Như vậy từ "rành rành" chuẩn với từ "tuyệt nhiên" hơn so với từ "vằng vặc". Không hiểu bác tiến sĩ kia nghĩ gì mà bảo ý của bài thơ không thay đổi nhỉ?
     
  6. thomas

    thomas Lớp 8

    Giả dụ tụi nhỏ quen với bản dịch mới này, sau này đọc lại bản dịch mà ba mẹ tụi nó từng học hồi trước, biết đâu cũng phản ứng "sốc phản vệ" như thế này!!!

    Có ai hỏi tụi nhỏ coi mấy con thích bản dịch nào hơn không, hay là cứ áp đặt suy nghĩ của mình cho mấy bé. Đâu phải cái gì mình nghĩ là hay thì mấy bé cũng thấy hay đâu, miễn là không hại, không phản cảm là được rồi. Không biết có phụ huynh nào đọc bản gốc chưa mà biết được bản nào hay, bản nào dở, bản nào sát ý, bản nào không, hay là lại nói chuyện dựa vào cảm tính đây? :confused:
     
    Heoconmtv, bichdinh and Homo Sapiens like this.
  7. bichdinh

    bichdinh Lớp 6

    Bản dịch ngày xưa đọc hay và suôn hơn nhiều. Nhất là câu "chúng bay sẽ bị đánh tơi bời", đọc thấy hay và oách hơn "chúng mày nhất định phải tan vỡ".
     
    Heoconmtv thích bài này.
  8. Lehai

    Lehai Mầm non

    Nhà báo VN, như xưa nay vẫn thế, luôn luôn ngu xuẩn. Bản dịch "chúng bay nhất định phải tan vỡ" là do các cụ Lê Thước-Nam Trân dịch. Không biết các cụ ấy là ai thì hỏi. Đây là bản dịch quá nổi tiếng, nó được đưa vào bộ sách "Thơ văn Lý Trần", không biết thì gúc. Nhưng cái ngu của chúng nó là ở trên chép rành rành tên 2 cụ Lê Thước-Nam Trân, phía dưới nghe ông Đỗ Ngọc Thống nói thế nào mà chép thành: "ông Nguyễn Khắc Phi và Nguyễn Đình Chú dịch".
     
    sannyas60 thích bài này.
  9. Lehai

    Lehai Mầm non

    Đây là bản dịch Lê Thước-Nam Trân trong sách "Thơ văn Lý Trần".
     

    Các file đính kèm:

  10. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Công nhận, có sai...cute_smiley60
     
  11. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Tranh cãi về bản dịch "Nam quốc sơn hà": Dư luận đang nhầm lẫn

    Sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập Một đăng 3 bản dịch “Nam quốc sơn hà”, đều không phải bản phổ biến lâu nay. Theo GS Trần Đình Sử, thành viên nhóm chủ biên, các bản dịch đều do các học giả có uy tín chuyển ngữ và có xuất xứ rõ ràng.

    Bản dịch gây tranh cãi được đăng trong SGK Ngữ văn 7 như sau: "Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Vằng vặc sách trời chia xứ sở/ Giặc dữ cớ sao phạm đến đây/ Chúng mày nhất định phải tan vỡ". Nhiều người cho rằng nhóm biên soạn đã “đổi bản dịch cũ thành bản dịch mới” bởi trong ấn tượng của họ, bản dịch quen thuộc phải là “Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời/ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm/ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.

    Thể thao & Văn hóa có cuộc trao đổi với GS Trần Đình Sử, thành viên nhóm chủ biên cuốn Ngữ văn 7. GS Sử là chủ biên phần Tập làm văn, sách do GS Nguyễn Khắc Phi làm Tổng chủ biên.

    Các bản dịch đều có từ lâu

    * Thưa ông, tại sao có sự xuất hiện của bản dịch “Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Vằng vặc sách trời chia xứ sở/ Giặc dữ cớ sao phạm đến đây/ Chúng mày nhất định phải tan vỡ” trong SGK Ngữ văn 7?

    - Không hề có chuyện đổi bản dịch cũ thành bản dịch mới. Bản dịch vần trắc này đã được dịch từ năm 1977 trong cuốn Thơ văn Lý Trần chứ không phải là bản dịch mới do nhóm biên soạn Ngữ văn 7 thực hiện.

    [​IMG]
    GS Trần Đình Sử

    Về phản ứng của dư luận đối với bản dịch vần trắc hiện nay, tôi cho là có sự nhầm lẫn. Trên mạng xã hội, có thể người ta đọc chưa kỹ nên la lối lên. Tất cả bản dịch bài thơ này đều có từ lâu, được ghi xuất xứ và tên người dịch cụ thể, chứ không ai dịch lại cả. Dịch giả cũng đều là những bậc túc nho nổi tiếng. Nhóm dịch bản vần trắc nói trên là hai học giả Lê Thước và Nam Trân.

    * Ông đánh giá như thế nào về chất lượng hai bản dịch vần bằng (“Rành rành định phận tại sách trời”) và bản dịch vần trắc (“Vằng vặc sách trời chia xứ sở”) khi so với nhau?

    - Tôi cho rằng nguyên tác là những câu thơ bằng chữ Hán và hai bản dịch đều hay. Bản vần bằng nghe êm ái còn bản vần trắc rắn rỏi và gân guốc. Mặc dù nguyên tác là vần bằng nhưng xưa nay không ai quy định là bản dịch thơ phải giữ nguyên cách gieo vần của nguyên tác.

    [​IMG]
    Cuốn Ngữ văn 7 tập Một có đăng 3 bản dịch "Nam quốc sơn hà" khác nhau

    Chẳng hạn, bài thơ đầu tiên trong Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù), không có nhan đề của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong nguyên tác chữ Hán là vần trắc: “Thân thể tại ngục trung/ Tinh thần tại ngục ngoại/ Dục thành đại sự nghiệp/ Tinh thần cánh yếu đại”. Nhưng bản dịch lại là vần bằng: “Thân thể ở trong lao/Tinh thần ở ngoài lao/ Muốn nên sự nghiệp lớn/Tinh thần phải càng cao”. Tùy điều kiện, tùy cách dịch, đây không phải là vấn đề lớn.

    Không bản dịch nào là "duy nhất đúng"

    * Ông nghĩ sao về lý do để nhiều người phản đối là bản dịch vần bằng được coi là Tuyên ngôn độc lập nên bất di bất dịch, không thể thay thế?

    - Văn bản được coi là Tuyên ngôn độc lập là nguyên tác chữ Hán của bài Nam quốc sơn hà, chứ không phải bản dịch chữ quốc ngữ Sông núi nước Nam. Không có bản Tuyên ngôn độc lập Sông núi nước Nam nào bằng chữ quốc ngữ cả. Chỉ nguyên tác thì mới không thay đổi.

    Để hiểu được nguyên tác thì phải dịch ra chữ quốc ngữ. Nhưng không ai quy định bản dịch nào là duy nhất đúng. Việc lẫn lộn, cho một bản dịch nào đó quyền ưu tiên, quyền “duy nhất đúng” tôi thấy không nên.

    Sách Ngữ văn 7 đăng 3 bản dịch Nam quốc sơn hà

    Trong SGK Ngữ văn 7, có đến 3 bản dịch chữ quốc ngữ của bài thơ Nam quốc sơn hà được đăng tải chứ không chỉ bản dịch vần trắc đang gây tranh cãi. Bản dịch vần trắc có câu “Vằng vặc sách trời chia xứ sở” được sử dụng làm đối tượng chính của bài đọc văn bản trang 62, còn 2 bản dịch khác được đăng kèm để học sinh tham khảo.

    Hai bản dịch còn lại bao gồm:

    - Bản dịch trên nguyên bản bức sơn mài ở Viện Bảo tàng Lịch sử: “Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Sách trời phân định đã rạch ròi/ Cớ sao giặc cướp xâm phạm tới/ Chúng bay thất bại hãy chờ coi”.

    - Bản dịch của nhà thơ, dịch giả Ngô Linh Ngọc: “Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự/ Sách trời định phận rõ non sông/ Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?/ Bay hãy chờ coi, chuốc bại vong”.

    [​IMG]
    [​IMG]
    3 bản dịch "Nam quốc sơn hà" trong SGK Ngữ văn 7 đều không giống với bản dịch được phổ biến lâu nay.
    Theo Nha Đam (Thể thao & Văn hóa)
     
  12. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Bản Chữ Hán của Nam Quốc Sơn Hà thì đang có tới 04 bản đang được biết đến. "Chê" dịch thơ không hay thì có thể, chứ chê "dịch" sai thì cũng rất khó mà biện giải được cho trường hợp này.
     
  13. nma.199x

    nma.199x Mầm non

    Nhà báo VN hết chuyện để viết nên "vạch lá tìm sâu" trong sách giáo khoa ra để dư luận bàn tán à? Tái bản 8 lần rồi mà giờ mới phát hiện. Nản..

    Nếu muốn chính xác từng câu từng chữ thì theo thiển ý của em/cháu thì nên hỏi những giáo sư, phó giáo sư hay tiến sĩ chuyên nghiên cứu ngành Ngôn Ngữ Học để chọn lọc chính xác từng câu từng chữ trong tác phẩm này ạ.
     
  14. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Với một tác phẩm thơ chữ nước ngoài như chữ Hán đây thì mình thấy mấy ông dịch nói chung là cũng ổn, chẳng qua ta sốc vì lạ quá thôi.
    Bất kỳ bản dịch nào cũng không thể truyền tải hết được bản gốc (gieo vần, âm điệu, nghĩa, vân vân và vân vân...). Đọc bản dịch là xa bản gốc nhất, muốn gần hơn thì nên đọc phần phiên âm, nếu muốn "đi tới cùng" thì nên đọc bản gốc. Đọc bản gốc phiền phức khó hiểu lắm, nên dân "a ma tơ" như mình thường không thích bản dịch thơ, chỉ thích bản phiên âm (để hiểu nghĩa) rồi tiếp theo là bản gốc (để thưởng thức giai điệu trong thơ).
     
  15. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Giáo viên nói gì về bản dịch mới 'Sông núi nước Nam'?

    Theo một số giáo viên, bản dịch mới bài thơ 'Sông núi nước Nam' đọc trúc trắc, khiến học sinh khó tiếp thu.

    Bài thơ Sông núi nước Nam được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam, đã được dịch khác và in trong SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1, khiến nhiều phụ huynh băn khoăn.

    Trước đây, bài được dịch là: “Sông núi nước Nam vua Nam ở/Rành rành định phận tại sách trời/ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm/ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.

    Trang 62 sách Ngữ văn lớp 7 tập I, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành có bản dịch mới: “Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Vằng vặc sách trời chia xứ sở/ Giặc dữ cớ sao phạm đến đây/ Chúng mày nhất định phải tan vỡ”.

    [​IMG]
    Cuốn sách Ngữ Văn lớp 7 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành. Ảnh: Infonet.

    Thầy Trần Trung Hiếu – giáo viên Lịch sử trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An, không đồng tình với bản dịch mới. Theo thầy Hiếu, tác phẩm này đã quá quen thuộc mà nhiều người đã thuộc từ thuở học sinh phổ thông.

    Dù ý nghĩa không thay đổi so với bản dịch lâu nay nhưng bản dịch mới sẽ xa lạ và phức tạp về ngôn từ tiếng Việt”, thầy Hiếu nhận định.

    Cô giáo Nguyễn Phương – giáo viên dạy Ngữ văn lớp 7 tại Hà Nội - chia sẻ: Có nhiều cách tiếp cận một tác phẩm văn học. Tuy nhiên, đọc bản mới Sông núi nước Nam thấy trúc trắc, khiến học sinh khó tiếp thu. Trong khi đó, bản dịch cũ đã đi vào tiềm thức của mỗi người dân Việt.

    Tôi nghiêng về ý kiến ủng hộ văn bản cũ. Khi tôi tham khảo ý kiến nhiều người, họ cũng nhận định rõ ràng văn bản cũ hay hơn, mặc dù ý nghĩa của bài thơ không thay đổi”, nữ giáo viên nói.

    Cũng theo cô Nguyễn Phương, một trong những mục đích của Ngữ văn là mang lại sự thích thú, hấp dẫn cho học sinh. Văn bản cũ của bài thơ đã đáp ứng được điều đó, còn bản mới gây trắc trở, khó đọc cho học sinh và giáo viên khó giảng dạy.

    Cô Phương cho biết, chương trình Ngữ văn lớp 7 được đánh giá khó nhất cấp THCS bởi phần văn học trung đại. Học sinh lớp 7 khó cảm thụ hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm, vì vậy cần những bản dịch hay và dễ đọc.

    Nữ giáo viên mong muốn đến năm 2018, khi đổi mới chương trình sách giáo khoa theo chủ trương “một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa”, bản dịch cũ sẽ được giữ nguyên.

    Theo nhà nghiên cứu Trần Quang Đức (top 30 người nổi bật năm 2014 dưới 30 tuổi do tạp chí Forbes bình chọn), văn bản mới là một trong số nhiều dị bản của Nam quốc sơn hà.

    Nhà nghiên cứu này cho rằng, Lĩnh Nam chích quáiViệt điện u linh chép nhiều câu chuyện có nội dung giống nhau, song lưu truyền qua vài trăm năm, đều tồn tại nhiều dị bản. Các sử gia thời Lê cũng chỉ lựa chọn một trong số các dị bản đó.

    "Những gì khác với điều tai nghe mắt thấy xưa nay chưa hẳn đã sai, và cũng không nên nâng cao quan điểm. Nguyên tác còn có nhiều dị bản, huống hồ là bản dịch", ông Đức nói.

    Theo giáo sư sử học Dương Trung Quốc, một bản gốc tiếng hán có thể dịch ra nhiều bản tiếng nôm là chuyện bình thường, quan trọng là tìm ra bản hay hơn.

    "Cá nhân tôi thấy bản dịch nào đã đi vào nhận thức của mọi người thì không nên thay đổi. Nếu dịch lại phải dựa trên một chuẩn nhất định và giải thích tại sao thay đổi", ông Quốc nói.

    Cuốn sách này do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành vào tháng 8/2015. Nhóm tác giả chủ biên gồm: Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) – Nguyễn Đình Chú (Chủ biên phần Văn)- Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên phần Tiếng Việt)- Trần Đình Sử (Chủ biên phần Tập làm văn). Các biên tập viên là Đỗ Kim Hồi – Nguyễn Văn Long – Bùi Mạnh Nhị - Lê Xuân Thại – Đỗ Ngọc Thống.

    Là một trong những người biên tập cuốn sách Ngữ văn lớp 7 tập 1 này, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Phó vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học – Bộ GD&ĐT, cho Infonet biết, bài thơ có thể dịch ra nhiều nghĩa khác nhau, nhưng ý của bài thơ không thay đổi. Khi phát hành sách đã có các nhà thẩm định rồi, nên không sai được.

    Ông Thống cho biết, tham gia biên soạn sách Ngữ văn tập I lớp 7, nhưng chỉ biên soạn Tập làm văn.
     
  16. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Đọc lên khó khăn là phải rồi.
    Bản dịch cũ dùng từ ngữ bình dân, nông dân hơn, người Việt giản dị hơn.
    Bản dịch mới đọc lên nghe từ ngữ giống triết gia Trung Quốc hơn...gọt giũa quá nhiều, quá nhiều sách vở nặng gánh.
    1yoyo23
     
    Heoconmtv thích bài này.
  17. Sakura2k7

    Sakura2k7 Banned

    Quá sáng tạo - Tao quá sạng - Sang quá tạo- Sao quá tạng. Dân có tiền hay cho con học trường quốc tế...có lẽ một phần là ở đây???
     
    Ngọc Sơn thích bài này.
  18. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Bài thơ 'Nam quốc sơn hà' có 35 dị bản

    TS Phạm Văn Tuấn - Viện Nghiên cứu Hán Nôm chia sẻ với Zing.vn bài viết quanh việc cộng đồng mạng tranh luận bản dịch khác của bài thơ "Nam quốc sơn hà" trong SGK Ngữ văn lớp 7.

    "Nam quốc sơn hà" không phải của Lý Thường Kiệt

    Trong khoảng 10 năm trước, PGS Bùi Duy Tân là một trong những người viết nhiều bài về Nam quốc sơn hà. PGS Bùi Duy Tân cũng giành nhiều thời gian nghiên cứu về văn bản học, qua hơn 30 văn bản khác nhau của tác phẩm để đi đến kết luận: Không thể khẳng định bài thơ của Lý Thường Kiệt, mà là vô danh, của tập thể tác giả là người Việt.

    Ông cũng dẫn dụ rằng, GS Trần Quốc Vượng, GS Hà Văn Tấn nói bài thơ không phải của Lý Thường Kiệt: “Vào cuộc tìm kiếm đầy hứng thú chưa lâu, thì được cố GS Trần Quốc Vượng mách cho những dòng viết của GS Hà Văn Tấn, trong bài Lịch sử, sự thật và sử học (Tổ Quốc - 401 - 1 - 1988). Không một nhà sử học nào có thể chứng minh được bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt. Không có một sử liệu nào cho biết điều đó cả”.

    Ngoài ra, một số bài về văn bản của tác phẩm được các nhà nghiên cứu đến như PGS.TS Nguyễn Thị Oanh (Viện nghiên cứu Hán Nôm), Nhà giáo Nguyễn Hùng Vĩ (Khoa Văn học – ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội)… từng bước làm rõ quá trình dịch chuyển văn bản cũng như ngữ nghĩa; đồng thời tiếp tục loại suy quan niệm cho rằng bài thơ là của Lý Thường Kiệt.

    Cách làm văn bản học nghiêm túc, thao tác khoa học đúng đắn sẽ loại suy dần những sai lầm trong nghiên cứu và công bố văn bản. Đây là thao tác không chỉ trong các văn bản Hán Nôm mà cả trong các văn bản dịch thuật, khảo chứng, giới thiệu… trong xã hội đa phương tiện ngày nay.

    [​IMG]
    Phần chú thích về bài thơ trong SGK Ngữ văn lớp 7, tập 1.


    Dịch thuật chỉ là tương đối


    PGS Bùi Duy Tân dẫn lại bản dịch Nam quốc sơn hà của Ngô Linh Ngọc, tuy nhiên, PGS TS Nguyễn Thị Oanh, nhà giáo Nguyễn Hùng Vĩ hay nhiều ngưòi khác lại có những cách dịch khác.

    Đặc biệt, tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, có nhiều bản dịch về Thần tích các địa phương, còn nhiều bản dịch Nam quốc sơn hà khác nhau. Đây là chuyện bình thường trong dịch thuật, không có một bản dịch hoàn toàn chính xác. Tất cả chỉ là tương đối, không chỉ Hán Nôm mà tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung… cũng vậy.

    Trường hợp bài Nam quốc sơn hà đã trải qua lịch sử hơn nghìn năm, có nhiều dị bản khác nhau, thì không có bản dịch nào được gọi là chuẩn cả. Tất cả chỉ là tương hỗ, hỗ trợ cho cách đọc, cách hiểu của người ngày nay với tác phẩm mà thôi.

    Đương nhiên cũng có những bản dịch hay, gần nguyên tác, âm điệu dễ đọc, thuận tai. Đây là việc rất khó, nên các nhà dịch thuật Hán Nôm mới nói rằng, dịch cần đạt được Tín (đúng) - Đạt (đạt được) – Nhã (hay, đẹp).

    Về bài thơ Nam quốc sơn hà, trong nhiều năm qua người Việt Nam vẫn thường thuộc bản dịch:

    Sông núi nước Nam vua Nam ở
    Rành rành định phận tại sách trời
    Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
    Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời


    Bài thơ đi vào tiềm thức, đọc thuận tai, nhẹ nhàng từ câu cú đến âm điệu, mà ngữ nghĩa cũng sát gần bài thơ nguyên bản chữ Hán. Do đó, sự phản ứng của cộng đồng mạng khi nghe có bài thơ lạ, khác bài thơ đi vào tiềm thức cũng là điều không lạ.

    Tuy nhiên, nếu bị cố chấp bởi một văn bản dịch, e là không nên. Không nên áp đặt tư duy của người lớn cho trẻ nhỏ, nhất là trong văn học.

    [​IMG]
    TS Phạm Văn Tuấn.

    Sai lầm của Ngữ văn lớp 7 tập 1


    Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7 tập 1 đã đúng khi đưa ra đến 3 văn bản bản dịch của Nam quốc sơn hà. Thêm nữa, để thêm sinh động phần nội dung, các tác giả đưa ra ảnh chụp bài thơ được sơn mài trong Viện bảo tàng lịch sử.

    Tuy nhiên, cách làm tốt mảng này, nhưng chưa tốt mảng khác. Đó là trong phần dẫn bài của hai cụ Lê Thước và Nam Trân trong Thơ văn Lý Trần, các tác giả dẫn đúng ba câu cuối, còn câu trên, không rõ tác giả dẫn của ai.

    Đây là việc làm sai, dẫn sai, làm ẩu, không nghiêm túc của người biên soạn. Đã dẫn phải đúng, nếu không các tác giả nên tự dịch. Dẫn sai không chỉ không tôn trọng tiền nhân mà còn không tôn trọng hàng vạn người đọc người học. Đây là việc làm không đúng đắn, không khoa học.

    Thiết nghĩ, không nên dùng dạy các sách giáo khoa với cách làm văn bản không khoa học không nghiêm túc như thế cho học sinh.
     
  19. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Tôi rất thích ý này của Bác, hôm trước người bạn của tôi khi phiếm về chuyện này cũng đã nói "lẽ nào, sau này ta phải gửi con qua nước bạn Lào để học?"
     
  20. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7


    Nghĩ rằng ông TS này, có phần hay quá. Rõ là hay, một là PV ghi lại không chính xác hai là ông TS quả đoán quá đi thôi.
     

Chia sẻ trang này