Phúc Tội Tiềm Ẩn

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi luuvanhung, 22/10/13.

Moderators: mopie
  1. luuvanhung

    luuvanhung Lớp 1

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Kính thưa quý Phật tử, như chúng ta biết giáo lý căn bản của đạo Phật là Luật Nhân Quả, khi đến với đạo Phật là ta phải tin Luật Nhân Quả là ta gieo gì ta được cái nấy, chuyện này ai cũng biết nhưng Luật Nhân Quả không đơn giản như vậy, có nhiều cái chúng ta không thấy hết không hiểu hết được. Bây giờ nói ta trồng dưa được dưa ta trồng đậu được đậu, là ta làm cho người khác khổ thì sau này ta khổ, ta làm cho người khác vui thì sau này ta được vui, cái nguyên tắc là như vậy; ta đi ăn cắp của ai thì sau này hay mất mát và bị trộm lại, còn ta cứ hay bố thí thì sau này hay may mắn và làm ăn dễ dàng. Luật Nhân Quả là như thế, ta cứ kính trọng người đáng kính, ta kính trọng thần thánh sau này chức mình to, còn ta gặp ai ta cũng chê bai thì sau này chức mình sẽ rơi vòa vị trí thấp hèn…
    Luật Nhân Quả theo nguyên tắc đại khái là như vậy.
    Tuy nhiên Luật Nhân Quả rất là khó thấy hết, ta hiểu đơn sơ như vậy thì ai cũng hiểu được nhưng mà sự đời không phải diễn ra như vậy , không phải là luôn luôn nên có nhiều người thắc mắc : Tại sao thấy người đó ác mà lại giàu,thấy người đó hiền mà lại nghèo? Quý Phật tử có thắc mắc như vậy không? Có phải không,rất nhiều người thắc mắc và có nhiều người họ đến với đạo Phật mà họ tò mò quan sát và nói họ cũng chưa tin Luật Nhân Quả lắm tại vì chưa thấy rõ ràng là người gieo Nhân nào được Quả nấy.

    Chúng ta mới trả lời với họ rằng : Nếu ai cũng thấy rõ thì thế giới này không còn người đạo đức thật sự, tại sao mà thấy rõ Nhân Quả thì mình sẽ tu dưỡng đạo đức mà tại sao thấy rõ Nhân Quả thì mình lại không có đạo đức, vì như thế này : Lúc đó Nhân Quả giống như kinh doanh, giống như ta trồng hạt xoài để được quả xoài thì như vậy mục tiêu của ta là để được quả xoài để ta hưởng còn mục tiêu của ta thì không phải như vậy, ta phải làm điều tốt mà ta không được biết về Quả báo, thì đó mới là đạo đức, ta giúp người vì ta thương người mới là đạo đức còn ta giúp người vì ta mong cầu để trúng số thì còn là đạo đức không? Chính vì vậy Nhân Quả phải giấu mặt.

    Chúng tôi có nói điều này trong một bài là Sự Giấu Mặt Của Luật Nhân Quả ,chứ nếu Luật Nhân Quả dễ thấy thì cuộc đời này không ai dám làm điều xấu và không ai có đạo đức hết vì tất cả giúp nhau chỉ vì cái lợi cho mình,trong khi thần thánh thì muốn ta thương người giúp người bởi vì lòng tốt của ta với mọi người chứ không phải ta cầu Quả báo tốt cho mình, nên Luật Nhân Quả không phải dễ thấy.
    Rồi cũng có nhiều người ở đạo khác cũng vậy họ tin rằng chuyện thưởng phạt là chuyện của thần thánh ở trên cao chứ không phải là chuyện của con người, giờ nghe nói trong đạo Phật có cái Luật Nhân Quả không cần tới thần thánh mà chỉ cần có cái luật khách quan, ai làm Nhân gì thì ra Quả lấy, không cần sự điều phối của thần thánh nữa thì họ cũng ngạc nhiên, họ cũng ngỡ ngàng. Thực ra không phải là không cần thần thánh đâu, cũng cần nhưng mà thần thánh cũng phải theo Nhân Quả.
    Theo tín ngưỡng nhân gian ta là trên trời có ông Ngọc Hoàng Thượng đế ông là vua cai quản cõi trời, và cai quản cõi nước ở dưới nhân gian, đó là niềm tin của nhiều đời như vậy, rồi trong những chuyện lịch sử của Việt Nam ta có nhiều lần mà những việc xảy ra, ví dụ một lần đó ông Trần Nguyên Hãn đến một ngôi đền, lúc đấy nước ta bị quân Minh cai trị thì đêm ông kia ngủ ở ngôi đền trên đường đi tìm minh chúa thì mới nằm ngủ nghe ông thần ông nói : Hôm nay tôi đi họp ở Thiên đình về, ở trên đó Ngọc Hoàng Thượng đế nói rằng sẽ giao cho Lê Lợi kháng chiến dành độc lập lên làm vua. Ông mới nói Nguyễn Trãi và các vị kéo nhau vào trong Thanh Hóa tìm Lê Lợi mà kháng chiến chống quân Minh dành lại độc lập, thì ta nghe câu chuyện đó truyền tục lại thì không biết thực hư nhưng cho ta niềm tin rằng mọi việc ở dưới mặt đất này có một vị nào ở trên cao, ở trên trời xắp xếp, ở dưới này ta cứ nỗ lực vất vả, ta cứ nghĩ rằng do ta vất vả mà ta nên việc, ta đâu biết rằng có sự sắp xếp bí mật của thần linh trên cao mà nếu ta hiểu tới ngang đó thì ta không thấy rõ Luật Nhân Quả, cứ nghĩ rằng mọi việc do ông Ngọc Hoàng Thượng đế ông xắp.
    Tuy nhiên ta có con mắt nhìn xuyên qua cõi đó ta mới thấy rằng qua khỏi ông Ngọc Hoàng Thượng đế còn có Luật Nhân Quả, mà ông Ngọc Hoàng Thượng đế phải theo Luật Nhân Quả mà xắp xếp chứ không phải tự ý ông. Tại sao ông lại chọn Lê Lợi? Là bởi vì tổ tiên nhiều đời Lê Lợi là người hay tích phúc, bản thân Lê Lợi ở kiếp trước là người hay tích phúc thì bây giờ mới được giao trọng trách dành lại độc lập cho dân khai mở cả một triều đại kéo dài cả trăm năm cho nước ta như vậy, chuyện gì cũng có Nhân Quả sâu xa.
    Vì vậy thì nếu một người ở đạo khác họ đến họ hỏi ta về Luật Nhân Quả thì ta cũng giải thích cho họ rành mạch rằng: Đây là một luật tuyệt đối chi phối, cả thần thánh công bằng cũng phải đi theo Luật Nhân Quả , tuy nhiên ta tin Luật Nhân Quả để ta có sức mạnh để tu tập chứ không phải ta tin Luật Nhân Quả rồi ta làm điều gì tốt rồi cũng mong cầu Quả báo thì như vậy không còn đạo đức là biết làm điều thiện nhưng mà trong tâm lại mất đạo đức thì đây là điều rất là thiệt thòi cho chúng ta, chúng ta làm sao chúng ta tin được Nhân Quả tin được Quả báo tốt Quả báo xấu tương ứng nhưng mà lòng mình vẫn thương yêu mọi người vì thương mọi người mà ta làm điều lành chứ không phải ta làm điều lành vì ta mong cầu Quả báo.
    ...
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 13/8/14
    haist, Kiep Lang Thang and chodomka like this.
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này