Thảo luận Phương pháp đọc sách Đối Ý!

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi lathanhvien, 11/4/16.

Moderators: amylee
  1. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    “Đối” là phép tìm các thể đối lập hoặc tương đồng nhằm mục đích bổ nghĩa, phản biện, so sánh, nhấn mạnh, diễn đạt. Đối có tác dụng rất tốt trong phát triển nhận thức, trau dồi lý luận, tư tưởng.

    “Phương pháp đọc sách Đối Ý” là tìm các ý “đối” với các ý có sẵn trong nội dung sách.

    Để tìm các ý đối, chúng ta sẽ sử dụng Công thức suy nghĩ, với các lưu ý:

    - Công thức suy nghĩ được phát triển dựa vào phép suy (để rõ hơn về Công thức suy nghĩ, đọc ở đây: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link); được cấu trúc thành các mức với sự tham gia của các “dòng” và “vòng”.

    - Các “dòng” thể hiện nội dung của suy nghĩ. Bao gồm các dòng sau: 90, 72, 45, 36, 18, k, h.

    - Các “vòng” thể hiện thuộc tính của suy nghĩ. Bao gồm: 051, h84, 973, 62

    - Mỗi câu chữ, cụm từ trong sách sẽ được thể hiện dưới dạng hỗn hợp “dòng” và “vòng”. Ý đối cho nó, sẽ là các dòng đối xứng với dòng đã cho qua dòng 90. (Vd cho dòng 72, đối nó sẽ là 45 (cùng cách đều dòng 90); hoặc 18, đối nó sẽ là 36.)
    vongsuy_baivietppdsdy.png

    Vd giả sử ta đọc sách và gặp câu “Sách rất phong phú” thì phân tích như sau:

    - sách: 36 (7). Với 36 là “dòng” là nội dung; 7 là “vòng” (thuộc 973) là thuộc tính. Từ đối nó sẽ là 18(7). Chú ý là giá trị “vòng” giữ nguyên, không lấy đối.

    - rất: 72 (h). Từ đối nó sẽ là 45 (h).

    - phong phú: 72 (4). Từ đối nó sẽ là 45 (4)

    Như vậy: Sách rất phong phú = 36(7) 72(h) 72(4)

    Câu đối = 18(7) 45(h) 45(4)

    Thực tế việc tìm câu đối cho cả câu khi đọc sách là rất khó (nếu câu dài) và thực sự là không cần thiết. Ta chỉ cần tìm từ đối cho các từ hay trong sách là được.

    Vd đọc gặp câu: “"Albert Einstein nói ý tưởng tuyệt vời nhất đến khi ông đang cạo râu" Jack Foster đã viết như vậy trong cuốn sách Một nửa của 13 là 8.”

    Thì ta chỉ cần tìm từ đối cho từ hay nhất là từ “ý tưởng”:

    - ý tưởng = 18(9)

    - từ đối = 36(9) = (có thể là) dài dòng …

    Để phân tích từ và tìm từ đối được chuẩn, ta phải nắm ý nghĩa hành từng con số với: (trong cùng hành thì số nhỏ là “ít chất”, số lớn là “nhiều chất”)

    0: ít chất hỏa: không gian

    9: nhiều chất hỏa: ?

    1: ít chất thủy: ?

    3: nhiều chất thủy: ?

    2: ít chất thổ: ?

    4: nhiều chất thổ: ?

    5: ít chất mộc: ?

    7: nhiều chất mộc: ?

    6: ít chất kim: ?

    8: nhiều chất kim: ?

    k = 12: dương: ?

    h = 14: âm: ?


    Việc tìm ra từ đối, đôi khi cũng khiến chúng ta băn khoăn liệu từ đó có chuẩn xác không. Để giải quyết vấn đề trên ta sẽ sử dụng quy tắc “Ngẫu nhiên 7 lần” để xét đoán!

    Quy tắc Ngẫu nhiên 7 lần được phát biểu như sau:

    “Trong một dãy ngẫu nhiên, thì vị trí thứ 7 sẽ giống vị trí thứ 1 (trên một phương diện nào đó”.

    Với chú ý: các vị trí thứ 8(nguyên nhân chính) và thứ 6(nguyên nhân phụ) sẽ là nguyên nhân làm nên sự giống nhau đó.

    (Xem thêm những thứ liên quan Ngẫu nhiên 7 lần ở chuỗi bài viết với google: quy luật số pi. Hoặc link trực tiếp:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Như vậy ở đây ta ứng dụng Ngẫu nhiên 7 lần để tìm từ so sánh (từ của Ngẫu nhiên 7 lần được ưu tiên hơn, nếu cảm nhận thấy nó đúng) với từ “đối”: mục đích việc làm này là tìm ra từ “đối” cuối cùng thõa nhất!

    Vd câu:

    “Người đọc quá nhiều và dùng tới bộ óc quá ít sẽ rơi vào thói quen suy nghĩ lười biếng.”

    - Từ khảo sát: “thói quen” = 36 (9)

    - Từ đối = 18 (9) = (có thể là) lệ thuộc …

    - Dùng Ngẫu nhiên 7 lần (đi ngược):

    Từ vị trí số 1: thói quen

    Từ vị trí số 6: quá

    Từ vị trí số 7: óc

    Từ vị trí số 8: bộ

    Như vậy từ ở vị trí số 7 là óc, và từ đối của chúng ta là “lệ thuộc”: xem ra có vẻ hợp lý, như vậy ta chọn từ này!

    Mình xin kết thúc bài viết ở đây (tạm thời, sẽ có bản hoàn thiện), chúc các bạn thành công và may mắn với phương pháp đọc sách này! Mong sự góp ý, thảo luận của các bạn!

    Bùi Thanh Dũng
     

    Các file đính kèm:

  2. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    trỜI ĐẤT !!!:3D_79:
     
    hoalienbao thích bài này.
  3. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

  4. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Xin như hoa sóng, tan trong đại dương ... kiến thức!
     
  5. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    kiến như dương hoa, xin đại thức tan sóngcute_smiley15
     
    bun_oc and lathanhvien like this.
  6. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Có nên tan sóng không? Như diễn giải, ví dụ thêm về sử dụng công thức chẳng hạn?
     
  7. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Đối Ý rất mạnh, sau đây là câu đối cho "Da trắng vỗ bì bạch": Người hiền tính nhân từ. Hí hí. Tạm được các bạn nhỉ?!
    Rất mong muốn các bạn tham gia cùng mình hoàn thiện phương pháp thú vị này!
     
    hoalienbao thích bài này.
  8. banycol

    banycol Lớp 6

    Câu "Người hiền tính nhân từ" cũng rất hay, nhưng giống như câu "Rừng sâu mưa lâm thâm", có một điểm chưa chỉnh. Đó là ở câu ban đầu, "bì bạch" là từ tượng thanh, "nhân từ" hay "lâm thâm" thì không phải là từ tượng thanh..

    À, mà nói thiệt, mình đọc tới đọc lui mấy lần vẫn không hiểu phương pháp đối ý này để làm gì? Có vẻ giống giống mấy ông tu sĩ thời Trung Cổ phân tích tìm thông điệp bí mật trong Kinh Thánh. Hay chỉ là một cách giải trí?!
     
    hoalienbao and lathanhvien like this.
  9. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Phương pháp này dùng để luyện tập suy nghĩ. Nếu bạn sử dụng nó bạn sẽ được luyện:
    - Xác định giá trị số của suy nghĩ. Bước này đòi hỏi bạn phải am hiểu ngũ hành!
    - Xác định suy nghĩ đối. Bước này đòi hỏi bạn phải có tư duy thực sự logic!
    Nó khá là căng thẳng đầu óc đó. Nhưng phải chăng vậy tư duy mới tiến bộ?!
    Hí hí
     
    hoalienbao thích bài này.
  10. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Quá muỗi, 1 nốt nhạc cho chị Điểm:
    Lỗ ướt xờ âm ẩm

    Chị thanh thì em hình cho máu cute_smiley26
     
  11. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Đọc hồi không hiểu chi cả.

    Thắc mắc 1
    "sách: 36 (7). Với 36 là “dòng” là nội dung; 7 là “vòng” (thuộc 973) là thuộc tính."

    Hỏi: Từ đâu lấy ra cái số cho từ sách đấy?

    Thắc mắc 2:
    "Từ đối nó sẽ là 18(7). Chú ý là giá trị “vòng” giữ nguyên, không lấy đối."

    Hỏi: Từ số 18(7) lấy đâu ra chữ để đối đấy?


    :V
     
    hoalienbao and moreshare like this.
  12. banycol

    banycol Lớp 6

    Ráng đối đi rồi chị Điểm cho vô xem chị tắm ;).
    À, mà "xờ" nghĩa là gì nhỉ?! Tiếng miền Tây à?
     
    hanhdb thích bài này.
  13. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    - Thắc mắc 1: Từ đâu lấy ra cái số cho từ sách đấy? sách = 36(7)
    Vì sách là thứ mà cấu trúc của nó là "nhiều chất thủy 3" (cấu trúc uyển chuyển như thủy), "ít chất kim 6" (những kiến thức trong sách là giới hạn) => nó là dòng 36. Nó thuộc "nhiều chất mộc 7" vì nó là nguồn cung cho con người chúng ta.

    - Thắc mắc 2: Từ số 18(7) lấy đâu ra chữ để đối đấy?
    Từ đối là 18(7) vì dòng 18 đối xứng dòng 36 qua dòng 90. Khi đã có số từ đối ta căn cứ vào hành các số để nghĩ ra ý đối. Vd 18(7) = ít chất thủy, nhiều chất kim (thuộc nhiều chất mộc) = (có thể là) tài nguyên, (thứ) hữu ích ...
    Chú ý bước cuối này, ta dùng hình ảnh tượng trưng cho cặp hành để tìm giá trị ý đối liên quan.
    Như: 18(7) = ít chất thủy, nhiều chất kim = hình ảnh một nguồn nước chảy ra ào ạt (nhiều chất kim = có lực) => từ liên quan: tài nguyên...
    Hoặc: 18(7) = ít chất thủy, nhiều chất kim = tiền bạc => từ liên quan: (thứ) hữu ích...

    Đó là cách tạm thời, nói chung nó vẫn đang được suy nghĩ! : D
    Xờ = rờ rận / sờ soạng.
    Banycol giữ khoảng cách quá gần với sự trong sáng : D Hí hí
     
  14. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Mình đánh giá cao phương pháp của bạn, nhưng còn đôi điều chưa thông mong bạn giải thêm

    Vẫn đang suy nghĩ, "lấy đâu ra chữ để đối đấy?" < --- giải được 1 phần câu này,

    vd như số 18(7) về tính chất là ít thủy nhiều kim, suy được hình ảnh nước chảy ào ạt suy ra từ tài nguyên, rồi cũng 18(7) suy được tiền, suy ra từ hữu ích?

    Từ chữ đầu tiên, mình tạm gọi là từ khóa,xem thuộc tính, pháp số,hành suy ra được hầm bà lằng từ đối,trong đó coi từ nào thỏa hình ảnh, quy tắc Ngẫu nhiên 7 "xem ra có vẻ hợp lý" thì chọn, vậy cuối cùng cái từ khóa đầu và từ đc chọn có giá trị gì trong câu đang cần được tư duy?

    "Đối có tác dụng rất tốt trong phát triển nhận thức, trau dồi lý luận, tư tưởng."

    Cái đúng thì chỉ có 1, còn cái tương tự thì muôn vạn,ban đầu dùng 1 pháp số logic để suy, được 1 tập hợp rồi lại lựa ra bằng cách rất cảm tính là cái nào có vẻ đúng thì ok ~_~ nhận thức nào, tư tưởng nào phát sinh trong từ khóa và từ tìm được ở đây? Bạn có thể cho thêm ví dụ mà bạn đã dùng phương pháp này để có một tư tưởng và nhận thức mà bạn tâm đắc?

    Quy tắc Ngẫu nhiên 7 được áp dụng đối với những câu có từ 7 chữ trở lên, còn câu dưới 7 chữ thì sao?
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/4/16
    lathanhvien thích bài này.
  15. hut_mit

    hut_mit Lớp 3

    Rất mới lạ, hay. Hy vọng bạn phát triển tiếp để tạo ra một phương pháp mang thương hiệu của bạn :)
     
    lathanhvien thích bài này.
  16. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Vậy thì bạn @lathanhvien lo mà làm ra cái bảng đổi số ra chữ đi nhé. Bảng như bảng tuần hoàn hóa học ấy. Không là Suy không ra khỏi nhà được đâu.

    Thế này: số - thuộc tính - chữ.
    Số - thuộc tính : dựa vào vòng suy.
    Còn thuộc tính - chữ : Không có đoán đại đại được đâu. Khoa học mờ.

    :V
     
    moreshare and lathanhvien like this.
  17. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Từ được chọn có khả năng thay thế từ khóa đầu trong câu, hoặc tạo thành câu diễn đạt mới. Chủ yếu cái ta cần nắm bắt là kiến thức phát sinh do mối liên quan tương đồng của từ được chọn và từ ngẫu nhiên 7 lần!
    Vd minh họa:
    "Cần phải yêu mến và tin vào sách. Cần rèn luyện cho mình thói quen thực hành và kỹ năng dùng sách để làm việc." - N. Rubakin
    Từ khảo sát: rèn luyện = 72(h) => từ đối = 45(h) = tưởng tượng: sa mạc mênh mông= bền bỉ/ kiên cường
    Kết hợp từ ngẫu nhiên 7 lần: mến => kiến thức: Ai cũng yêu mến kẻ bền bỉ/kiên cường.

    Vẻ đẹp của phương pháp Đối Ý chính là cái kiến thức phát sinh mang lại bằng sự vận dụng chính những suy nghĩ của ta. Làm càng nhiều, càng chuyên nghiệp thì những kiến thức đó càng đẹp!

    Quy tắc ngẫu nhiên 7 lần chỉ áp dụng cho những câu đơn từ 7 chữ trở lên. Còn nếu câu trong đoạn văn, thì chữ thứ 7 có thể nằm ở câu liền trước (nếu đếm ngược - như vd minh họa trên) hoặc câu liền sau (nếu đếm xuôi)!
     
    moreshare thích bài này.
  18. Cankhon

    Cankhon Lớp 2

    Bác lý giải cái ngũ hành kia làm em muốn tẩu hoả nhập ma luôn. Nhân tiện xin bác ít tài liệu về cái lý ngũ hành này với ạ
     
  19. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Ngũ hành vòng suy khá đơn giản:
    vongsuy_baivietppdsdy.png
    Căn cứ vào số 0 ta xác định nó là hành Hỏa. Rồi từ số đó theo quy luật tương sinh ta lần lượt xác định hành cho các số tiếp theo, chú ý là sử dụng chiều ngược chiều quay kim đồng hồ (như chiều sinh của vòng Suy). Ta sẽ được: hỏa sinh thổ như vậy 2 là thổ, thổ sinh kim như vậy 6 là kim. Nhưng 2 số kara, hara sẽ được bỏ qua. Cứ như thế ta sẽ được vòng Suy hành hóa. Xong, sẽ có các hành tương ứng các số như sau:
    Hỏa: 0/9
    Thủy: 1/3
    Thổ: 2/4
    Mộc: 5/7
    Kim: 6/8
    Với các vòng số cách đều ta có:
    196 = 083 = Kim, Thủy, Hỏa
    hara27 = kara45 = Thổ, Mộc
     
  20. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Câu này khá hơn nè:
    Chen cốc kêu lách tách.
    Với: lách = len lách = chen; tách = cốc!
    Ở đây phải chấp nhận dùng một sự việc để đối một sự thể!
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/4/16
Moderators: amylee
: lathanhvien

Chia sẻ trang này