Khác Phương pháp làm văn nghị luận - Thẩm Thệ Hà

Thảo luận trong 'Thể loại khác' bắt đầu bởi danhroinhip, 4/8/20.

Moderators: virgor
  1. danhroinhip

    danhroinhip Lớp 2

    full-img-17780-1454319906.jpg

    Trong mấy năm sau này, ở xứ ta, số học sinh càng ngày càng đông và do đó, sách giáo khoa xuất bản mỗi năm mỗi nhiều. Trong các loại sách làm ra để đáp lại nhu cầu học sinh, có lẽ những quyển dạy về tác văn, luận văn là chiếm đa số hơn hết. Điều ấy dễ hiểu, vì học sinh cần biết làm luận từ đệ thất đến các lớp tú tài; cần đọc qua các tác giả trong chương trình đệ tứ và đệ nhị. Họ đua nhau mua những quyển nghị luận luân lý, nghị luận văn chương, nhất là những tập luận đề về Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Trần Tế Xương, v.v... trong đó có những luận đề diễn giải, những dàn bài hướng dẫn...

    Các sách ấy, thật ra, đã giúp ích rất nhiều, vì nó có thể cho học sinh một ý niệm về mỗi tác giả và ít nhiều ý tưởng về một vấn đề luân lý hay văn chương. Nhưng – theo chỗ tôi thấy – phần đông các học sinh chỉ thích học thuộc lòng các bài đã làm sẵn trong ấy, ước mong vào lớp hoặc ra thi, gặp một luận đề tương tự, sẽ cố nhớ để vào những đoạn văn đã học qua trong các bài kiểu mẫu. "Học tủ", "trúng tủ" là những tiếng đã ám ảnh các thí sinh từ xưa đến nay. Nhưng với loại sách nói trên, cái khuynh hướng "học tủ" lại càng phát triển thêm nhiều. Kết quả: môn luận văn cốt tập suy luận, tư tưởng, hành văn, lại trở thành một môn học thuộc lòng, giống như những bài vạn vật hay sử địa đối với học sinh, cái "học vẹt" đã gây tai hại trong thời kỳ Hán văn, ngày nay lại càng nảy nở với phong trào Việt học.

    Có lẽ vì nhận thấy khuyết điểm trong các sách luận văn hiện có, nên ông Thẩm Thệ Hà, một giáo sư chuyên dạy Việt ngữ trên tám năm trong các trường trung học Đô Thành, đã soạn ra quyển Phương pháp làm văn nghị luận. Sách chia ra ba phần rất hợp lý: phần lý thuyết dạy cho học sinh biết cách đặt vấn đề, cách phát diễn vấn đề, và cách kết luận bài văn; phần thực hành chỉ cách áp dụng các nguyên tắc đã vạch ra trong phần trước. Nhờ những thí dụ đầy đủ, dồi dào, học sinh sẽ biết cách cấu tạo một bài luận văn và sắp đặt ý tứ cho được rõ ràng, chặt chẽ. Họ sẽ thấy một bài luận văn làm ra giống như một tòa nhà xây dựng: phải có trên, có dưới, có ngăn nắp, có lớp lang, chớ không phải một mớ ý tưởng lộn xộn rối ren, thiếu dụng công, thiếu nghệ thuật. Sau rốt, để cho học sinh thưởng thức những đoạn văn hay, ông Thẩm Thệ Hà có thêm "phần văn mẫu" trong ấy ông sưu tập nhiều bài nghị luận của các văn nhân có liên hệ đến những vấn đề văn chương và luân lý.

    Tôi tin rằng quyển sách ấy sẽ góp phần lớn trong việc giáo dục trí não thanh niên. Nó sẽ dắt dẫn học sinh đi dần dần từ lý thuyết đến thực hành, làm cho họ biết phương pháp luận văn và viết được một bài văn nghiêm trang, rành mạch. Họ sẽ không còn cố học thuộc lòng những bài mẫu trong sách vì họ đã nắm được bí quyết thành công trong bất cứ một luận đề nào.

    Đối với các giáo sư, quyển sách của ông Thẩm Thệ Hà sẽ là một người bạn quí. Nó giúp đỡ các giáo sư trong khi soạn bài và nhắc lại những nguyên tắc cần thiết để tập luyện học sinh hiểu rõ một vấn đề giải thích một câu văn hay phê bình một tác phẩm.

    Với nội dung phong phú, mặc dù không phải đặc biệt tân kỳ – tác giả chỉ trình bày những nguyên tắc đã "nghiên cứu qua các tài liệu Đông, Tây" – quyển sách của ông Thẩm Thệ Hà sẽ làm vừa lòng mong đợi của các học sinh và sẽ chia xớt một phần nào công việc khó khăn của giáo sư Việt ngữ.

    Sài Gòn, ngày 28 tháng 7 năm 1959
    NGUYỄN VĂN KIẾT
    Nguyên Chánh Thanh Tra
    Trung học toàn quốc Giảng sư
    trường Đại học Văn khoa
     

    Các file đính kèm:

  2. hilda

    hilda Mầm non

    Cảm ơn chủ top đã chia sẻ. Những sách cổ thời giáo dục những năm 60 này quả thật còn tồn tại đến bây giờ là điều quí giá.
     
    Do dai hoc NEU thích bài này.
Moderators: virgor

Chia sẻ trang này