Giới thiệu sách Quá tải: Kinh doanh du lịch bùng nổ của Elizabeth Becker

Thảo luận trong 'Giới thiệu sách hay chưa có trên TVE-4U' bắt đầu bởi bun_oc, 19/2/16.

Moderators: CreativeIdiot
  1. bun_oc

    bun_oc VIP

    [​IMG]
    Tựa sách: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Tác giả: Elizabeth Becker
    Năm phát hành: 2013​


    Mình biết về cuốn Overbooked: The Exploding Business of Travel and Tourism (tạm dịch: Quá tải: Kinh doanh du lịch bùng nổ) khi đang đọc một cuốn sách khác: Bức xúc không làm ta vô can của Đặng Hoàng Giang, bài Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Trong bài viết, tác giả nói về việc kinh doanh du lịch ở Việt Nam, và những hậu quả có thể có của cái gọi là “du lịch đại trà” (mass tourism) và “du lịch siêu đại trà” (mega-mass tourism) lên văn hóa và đời sống tại những điểm nóng du lịch gần đây của nước ta, đồng thời trích dẫn đến cuốn Overbooked như sau:

    Trong cuốn “Quá tải: kinh doanh du lịch bùng nổ”, tác giả Elizabeth Becker gọi du lịch là một ngành công nghiệp toàn cầu tàn bạo, một con dao hai lưỡi, hứa hẹn thu nhập và việc làm cho bên chủ nhà, và các trải nghiệm để đời cho bên khách, nhưng cùng lúc cũng có sức tàn phá khủng khiếp với môi trường, văn hoá và cộng đồng.​

    Tìm kiếm thông tin nhiều hơn về cuốn sách, mình biết rằng:

    Ngành du lịch đã nhanh chóng trở thành ngành kinh doanh lớn nhất toàn cầu, sử dụng một phần mười hai số lao động và tạo ra 6,5 tỷ đô la của nền kinh tế thế giới. Trong cuốn sách này, Elizabeth Becker hé lộ rằng làm thế nào mà một điều vốn chỉ là thú vui đã trở thành một ngành kinh doanh khổng lồ có tác động sâu sắc lên các quốc gia, ảnh hưởng tới môi trường và di sản văn hóa.

    Ngành công nghiệp vô hình này đã bùng nổ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Năm 2012, lượng khách đi du lịch trên thế giới đạt đến một tỷ lượt. Giờ đây, mọi thứ đều có thể được đóng gói thành một tour du lịch: với chi phí chăm sóc y tế đắt đỏ ở nước nhà, người Mỹ có xu hướng chuộng việc mua một chuyến du lịch kèm phẫu thuật ở các nước như Thổ Nhĩ Kỳ bởi chi phí chỉ bằng một phần nhỏ so với trong nước.

    Becker dẫn chúng ta đi khắp thế giới để tìm hiểu ngành kinh doanh này: Pháp phát minh ra các chuyến công tác kèm du lịch và vẫn đang dẫn đầu về mảng này; Venice bày ra trò over-tourism.(1) Ở Campuchia, khách du lịch bò trên các ngôi đền Angkor, gây nguy hiểm cho các di tích văn hóa quý giá. Costa Rica từ chối chăn nuôi gia súc cho các nhà hàng thức ăn nhanh của Mỹ để dành thiên nhiên hoang dã của họ cho lĩnh vực du lịch sinh thái béo bở hơn. Dubai đã biến một phần sa mạc ở vịnh Ả Rập thành một trung tâm mua sắm khổng lồ. Các khu bảo tồn ở châu Phi đang phát triển mạnh, ngay cả khi động vật hoang dã của họ đang bị những kẻ săn trộm người nước ngoài đe dọa. Các tàu du lịch lớn đang phá hỏng đại dương cũng như các cảng thành phố bởi các công ty có trụ sở tại Mỹ [sở hữu chúng] gặt hái lợi nhuận ngon lành qua các lỗ hổng thuế. Người khổng lồ Trung Quốc cuối cùng cũng mở cửa đón du khách và lũ lượt gửi đi những khách du lịch của họ. Hoa Kỳ, dù đã phát minh ra một số sản phẩm du lịch tốt nhất, đã mất đi lợi thế của mình do các cuộc chiến chính trị. Becker đã tiết lộ rằng du lịch cũng chính là hàng hóa. Mổ xẻ ngành công nghiệp du lịch từ trong ra ngoài bằng tai mắt của chính tác giả, chúng ta có một loạt các lựa chọn du lịch chóng mặt, mặc dù có rất ít nơi lánh mình yên tĩnh. Đây là nghiên cứu đầu tiên về một trong những ngành công nghiệp lớn nhất và có khả năng phá hoại nhất trên thế giới.

    Các chương đầu có vẻ khá hấp dẫn: tác giả dẫn người đọc đi khắp thế giới – từ Mỹ cho đến các khu hoang dã ở châu Phi, đến du lịch sinh thái, đến Bordeaux và tháp Eiffel. Thế vận hội Bắc Kinh 2008 thì có liên quan gì tới du lịch? Làm thế nào Pháp trở thành một cường quốc về du lịch, còn Venice thì kém hơn? Phần viết về các con tàu du lịch có vẻ hấp dẫn và (nghe bảo là) có thể giúp ngăn người ta đi du lịch còn hơn cả phim Titanic?

    Đọc kỹ hơn, mình lượm lặt được vài điểm thú vị nữa:

    Thay vì hình ảnh của những chiếc xe bus chở được 40 khách của những năm 50 của thế kỷ trước, giờ đây du lịch chính là những con tàu siêu lớn có thể chở được một lúc những 4.000 khách, ồn ào và bẩn thỉu, tống thẳng rác xuống biển.

    Mấy ai để tâm đến những nhân công trên tàu với mức lương rẻ mạt tương đương mức 20 năm trước, điều kiện ăn ở kém, số giờ lao động nhiều. Mấy ai để tâm đến những dòng người, đa phần là phụ nữ và trẻ em, di cư tới Băng cốc và Dubai để phục vụ dòng khách du lịch đổ về. Mấy ai để tâm đến những người công nhân xây dựng các nhà hàng khách sạn ở khu Trung Đông có một đồng lương rẻ mạt, điều kiện ăn-ở-hộ chiếu-hợp đồng bấp bênh, những người rất có thể là đến từ các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

    Và tác giả cho rằng, với vai trò là khách du lịch, hãy đừng cư xử như thể chúng ta vừa trở về từ Disneyland, nơi lúc nào cũng có những anh chàng mặc vest trắng luôn sẵn sàng nhặt rác mà chúng ta xả ra ngay trước khi nó kịp chạm đất. Và tác giả cũng đưa ra những ví dụ về những địa phương (Costa Rica hay Pháp) đã có những cách làm du lịch mà vẫn bảo tồn được khung cảnh thiên nhiên, cũng như nhân phẩm của cư dân địa phương đó.

    Cũng tương tự như cái kết trong bài viết của Đặng Hoàng Giang nói trên:

    Có thể dừng lại cỗ máy khổng lồ mang tên “phát triển" này được không? Tôi không chắc. Bởi nó đang được đốt bởi lòng tham. Các doanh nghiệp thì say lợi nhuận. Chính quyền thì say tăng trưởng GDP. Các du khách thì tham các trải nghiệm mì ăn liền, được tưởng thưởng mà không phải lao động. Họ muốn “chỉ cần 15 phút để lên nóc nhà Đông Dương”, chụp selfie giữa rừng già mà vẫn đi guốc cao gót được, nhẹ nhàng như vào Paris Deli.

    Nhưng cũng như với mọi thứ khác trên đời, sự tham lam sẽ phá huỷ hết. Lòng tham sẽ biến con ngỗng vàng mang tên du lịch thành một con quái vật. Các nhà chuyên môn đã nói nhiều về cú nổ bong bóng của các điểm đến sau thời kỳ tăng trưởng nóng vô độ. Với cách làm du lịch hiện nay, sẽ tới lúc Sapa giống muôn vàn những chỗ khác: vô bản sắc, ô hợp, nhân tạo và rẻ tiền. Rồi tất cả sẽ trở thành Đồ Sơn, một sự thảm hại cho cả người ở đó lẫn người tới thăm.​

    ---
    (1) Over-tourism: không rõ nghĩa, không đoán ra. Hy vọng được tặng ebook để có thể biết được nghĩa mà tác giả sử dụng, hehe.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/2/16
  2. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Khái niệm over tourist kiểu: tràn lan khách du lịch, giá cả tiêu dùng - bất động sản tăng vọt bóp nghẹt cuộc sống thường ngày, văn hóa của địa điểm đó ấy.
    Sapa cũng có thể coi như "ô vờ tua rít".
     
    phongnhatu and bun_oc like this.
  3. BaoTran84

    BaoTran84 Lớp 5

    khanh67, yola, teacher.anh and 4 others like this.
  4. bun_oc

    bun_oc VIP

    Em đã nhận sách, cảm ơn anh. Chúc anh mọi sự tốt lành. :kiss:

    P/S: anh @BaoTran84 ơi, file này em import vào Mobipocket Reader thấy bị lỗi rồi, anh làm ơn xem lại giúp em chứ cái niềm sung sướng này khó mà hoãn lại 1yoyo23
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/3/16
    teacher.anh thích bài này.
  5. BaoTran84

    BaoTran84 Lớp 5

    Anh không hiểu sao nó bị lỗi nữa.
    Anh update link mới nha Bún.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    ngotuanvutc, bun_oc and teacher.anh like this.
  6. rockyou

    rockyou Lớp 7

    Tiếc quá không có bản tiếng Việt......
     
  7. nhungchu

    nhungchu Mầm non

  8. Anan Két

    Anan Két Lớp 8

    vinhhoa thích bài này.
Moderators: CreativeIdiot

Chia sẻ trang này