Yêu cầu sách Quan Hệ Tam Giác Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc Trong Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ (1954 – 1975)

Thảo luận trong 'Sách theo yêu cầu' bắt đầu bởi kute9x908, 16/7/20.

Moderators: teacher.anh
  1. kute9x908

    kute9x908 Lớp 1

    [​IMG]

    “Quan hệ tam giác Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954-1975”
    Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc công trình nghiên cứu “Quan hệ tam giác Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954-1975” của PGS.TS. Phạm Quang Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Công trình này là kết quả của đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia do PGS.TS. Phạm Quang Minh làm chủ nhiệm, đồng thời cũng là đúc kết kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu của tác giả về chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Việt Nam.


    Nghiên cứu về cuộc Kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam nói chung không phải là đề tài mới. Nhưng tính mới của công trình này là cách tiếp cận nghiên cứu vấn đề từ góc độ quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan hệ "tay ba" giữa Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc.

    Kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước, cộng với nguồn tài liệu phong phú, đa dạng ở cả trong và ngoài nước, tác giả đã thành công trong việc phân tích sự vận động của quan hệ tam giác giữa Việt Nam với hai nước XHCN lớn nhất là Liên Xô và Trung Quốc trong giai đoạn từ 1954 đến 1975.

    Cuốn sách có bố cục 8 chương, chặt chẽ, khoa học, logic. Trong phần đầu, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận của quan hệ tam giác chiến lược, sự hình thành, đặc trưng và hàm ý của nó đối với trường hợp Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đi sâu phân tích cơ sở hình thành quan hệ tay ba Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc, tiến trình vận động cũng như kết quả của các quan hệ này qua các giai đoạn của cuộc chiến tranh. Cuối cùng, tác giả đánh giá một cách toàn diện tác động của quan hệ tam giác Việt - Xô - Trung đối với cục diện chiến tranh, với mỗi nước, khu vực và thế giới. Những bài học mà tác giả rút ra sau khi nghiên cứu quan hệ tam giác Việt - Xô -Trung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vẫn còn nguyên giá trị thời sự. Đó là trong hoạt động đối ngoại, phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, phải có đường lối độc lập tự chủ, khôn khéo, chủ động, cân bằng quan hệ giữa các nước lớn với phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”.

    Có thể nói, công trình nghiên cứu của PGS.TS. Phạm Quang Minh đã đề cập đến một vấn đề hết sức phức tạp, nhưng cũng rất thú vị. Phức tạp bởi vì có sự đan xen, phụ thuộc và liên quan mật thiết lẫn nhau giữa ba chủ thể Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc. Thú vị bởi vì, mỗi một vấn đề cần được nhìn nhận và xem xét từ các góc độ khác nhau. Sự phát triển của quan hệ tam giác Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là một ví dụ điển hình của chính trị quốc tế thời kỳ Chiến tranh lạnh. Trong cuộc chiến đó, mỗi nước đều có mục tiêu, đường lối và phương thức riêng nhằm đạt được mục đích cuối cùng của mình. Tất cả những điều này cho thấy sự phức tạp của quan hệ tam giác Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc. Nhờ có bản lĩnh và trí tuệ, cách xử lý tỉnh táo và khôn khéo, Việt Nam đã tự bảo vệ được lợi ích quốc gia, đưa cuộc kháng chiến đến thành công.

    Công trình nghiên cứu của PGS.TS. Phạm Quang Minh càng có ý nghĩa khi được hoàn thành vào đúng dịp kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975-2015) .

    Với tất cả những suy nghĩ đó, tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc công trình nghiên cứu giá trị này.
     
    123phat thích bài này.
  2. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Trung Quốc đúng kiểu tiểu nhân. Liên Xô viện trợ vũ khí cho Việt Nam nhưng phải đi qua đường TQ, thế là nó chơi trò tráo hàng, giữ lại đồ xịn rồi thay bằng hàng Tàu đưa qua VN.
     
  3. kute9x908

    kute9x908 Lớp 1

    Bản chất thằng tàu nó vốn xấu xa mà. Bạn có cuốn sách này không ?
     
  4. qpz

    qpz Lớp 3

    Nói bạn nghe này, bạn có nhu cầu thực sự muốn đọc thì lên thư viện họ có sẵn sách bạn muốn về đọc chứ bạn đưa lên đây những cuốn mới, và chuyên ngành hẹp như thế không ai scan sẵn sách cho bạn đâu.

    Chứ mình thấy nhiều người ở đây xin sách mà không biết cứ đọc không hay để đó.
     
    kute9x908 thích bài này.
  5. kute9x908

    kute9x908 Lớp 1

    Cám ơn bạn. Mình ở quê không có thư viện bạn ơi.
    Sách này mình xin về để nghiên cứu nhằm củng cố cái nhìn khách quan nhất các vấn đề của nước ta trong giai đoạn này.
     
  6. Trong chiến tranh, ching chong vang danh chơi xấu viện trợ hàng lởm, đụt khoét hàng anh bạn gấu viện trợ. Và yankee đổ dầu vào lửa, thêm mắm dặm muối góp phần tăng thêm tiếng xấu cho ching chong. Theo Project Eldest Son 1967-1969, bọn yankee sử dụng đạn dược quân đội yankee tịch thu được, cải tạo lại bằng cách thay thuốc súng bằng thuốc nổ mạnh, và tuồn vào khu vực sau chiến tuyến được kiểm soát bởi quân ta. Các loại đạn này gây thiệt hại cho quân ta, súng AK, súng cối đang bắn thì nổ tung, làm bị thương hay giết chết nhiều người một lúc. Phía yankee cũng gặp vấn đề với loại đạn này vì lính yankee sử dụng vũ khí tịch thu được. Nhờ sự giúp sức của yankee, tiếng thối về súng AK ching chong kém chất lượng ching chong vang xa vạn dặm dù rằng ching chong không hề làm gì với mấy khẩu súng.
     
  7. tudonald78

    tudonald78 Lớp 11

    Tôi có cuốn này, khi nào làm xong ebook tôi sẽ chia sẻ lên diễn đàn!
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/3/21
  8. phuga89tb

    phuga89tb Mầm non

    Sao tôi đọc quyển Đường tới điện biên của tướng VÕ NGUYÊN GIÁP lại rất khen trung quốc. Họ cho cố vấn quân sự sang, lương thực họ cũng giúp. Nên ko thể đánh đồng từng giai đoạn lại, chỉ có thể nói rằng: mọi thứ luôn luôn thay đổi, k có gì là vĩnh cửu
     
    gaumisa thích bài này.
  9. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    TQ chưa bao giờ thật sự giúp VN nhé, nó không hề muốn Bắc Việt giải phóng thống nhất đất nước mà chỉ là cầm chân tư bản Mỹ đánh phá miền bắc VN XHCN. Nó sợ Bắc Việt mà thua Mỹ là nó bị ảnh hưởng.
    VN vừa thống nhất xong là nó bắt đầu phá hoại ngay bằng cách cho Khmer Đỏ Pol Pot đánh phá biên giới phía Tây Nam, mình đánh Khmer đỏ xong là nó đánh phá biên giới phía bắc, mình hi sinh biết bao người.
    Nên nhớ và luôn nhớ, TQ luôn là kẻ thù ngầm của VN suốt mấy ngàn năm lịch sử. Không có gì vĩnh cửu nhưng trừ TQ ra. Anh có thể lên các diễn đàn của chúng nó để xem nó luôn chửi VN, luôn muốn chính quyền nó chiếm đất, chiếm đảo của VN. Bao nhiêu năm rồi mà vẫn vậy, thế mà anh dám nói không có gì là vĩnh cửu, nghe thật hài hước.
     
    nguyennhut082013 thích bài này.
  10. Cuốn Sự thật quan hệ VN TQ suốt 30 năm qua xb năm 79 có nói.
     
  11. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Thà tin Chú Cuội còn hơn tin thằng TQ...
    Cùng khối XHCN, mang tiếng đàn anh nhưng hành xử tiểu nhân. Xương máu cha anh đổ xuống ở biên giới Tây Nam, phía Bắc và Gạc Ma không cho phép các thế hệ người Việt Nam chúng ta quên được chúng luôn là kẻ thù.
     
    nguyennhut082013 and kute9x908 like this.
  12. phongnhatu

    phongnhatu Lớp 1

    Chiến dịch này bị đánh giá thất bại vì thiếu có sự tinh vi xảo quyệt, thực tế là do đánh giá sai về mức độ tin cậy chiến lược của Bắc Việt và Trung Quốc. Lúc đó tin cậy đến mức viết công hàm... cơ mà.


    Giai đoạn cuộc chiến Đông Dương lần 1 - ĐBP thì khen là đúng rồi, lúc đó Tàu đói nhăn răng mà vẫn viện trợ phía VN đánh Pháp. Nên nhớ lúc đó LX chưa tài trợ gì đâu, chỉ hỗ trợ tinh thần là chính.
     
  13. kute9x908

    kute9x908 Lớp 1

    Chưa thấy ae up cuốn này nhỉ ~~
     
  14. V/C

    V/C Mầm non

    Tôi có.
     
    kute9x908 thích bài này.
  15. kute9x908

    kute9x908 Lớp 1

    Rất mong bạn chia sẻ cuốn sách này lên diễn đàn !
     
  16. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Không có gì là vĩnh cửu, nhưng sự dòm ngó của TQ với lãnh thổ Việt Nam thì có. Và sự dơ tính bẩn người của TQ nói chung là vĩnh cửu.

    Bạn xem trên tik tok và YouTube xem, mấy clip hài của TQ toàn kịch bản kiểu chơi đểu nhau không hà. Đang ngồi nó rút ghế, đang đi đạp trúng cái len nó gài sẵn bật cáng trúng lên đầu. Tuy chỉ là clip hài nhưng nó lộ bản chất của tụi viết kịch bản.

    Lịch sử của tự họ viết bạn có thể đọc cũng toàn phường trộm cướp chơi xấu nhau. Họ không cướp ít, cướp nhỏ, họ cướp bồ, cướp vợ, cướp đất, cướp nước, cướp văn hóa, phát minh, thành tựu, dân số, chưa có gì là họ chưa cướp được. Thời hiện đại họ nối gót Nhật Bản cướp trắng trợn công nghệ phương Tây nên giờ họ mới giàu lại như vậy. Chưa hết, họ còn tự nhận thành tựu là do tự họ nỗ lực nữa chứ.

    Trên mạng, TQ hay hỏi tại sao Việt Nam thù dai như vậy, luôn ghét TQ thật nhỏ mọn. Thực sự mà nói họ chưa bao giờ nhìn lại họ khi nói người khác. Cả cái thế giới này ghét họ chứ chẳng riêng Việt Nam.
     
    phongnhatu thích bài này.
  17. btzbhrj

    btzbhrj Mầm non

    Muốn nhận định khách quan, chính xác về quan hệ Việt Trung thì phải có thông tin đa chiều, biết được các sự việc, đánh giá, bình luận do nhiều người, nhiều phía, từ nhiều góc nhìn đưa ra. Muốn có thông tin đa chiều như thế trong hoàn cảnh ở Việt Nam bây giờ thì bắt buộc phải học ngoại ngữ, học nhiều ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nga, vân vân) chứ không phải chỉ là một, phải tích cực đọc nhiều sách báo Âu Mỹ, sách báo Trung Quốc, sách báo Nga có liên quan gần, liên quan xa với vấn đề này chứ không thể chỉ đọc những sách báo tiếng Việt được viết ở Việt Nam được. Ngay cả với sách báo tiếng Việt cũng cần đọc sách báo được viết ở bên ngoài Việt Nam.
     
  18. Bạn ơi mình có file sách nè, hân hạnh được chia sẻ với bạn
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  19. phongnhatu

    phongnhatu Lớp 1

    Nhật ko cướp công nghệ phương tây. Họ mở cửa học hỏi từ thời Minh Trị nhé bạn. Khi bạn học và tự làm nó tốt hơn cái hiện có thì nó là của bạn.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  20. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Vậy là bạn chưa biết buổi đầu mở cửa Nhật Bản bất chấp bản quyền mà sao chép các mặt hàng của châu Âu bán với giá rẻ như thế nào rồi.

    Khi ấy họ nháy y hệt nhưng chất lượng khá kém cho nên dòng chữ "made in Japan" nó từng có nghĩa là "hàng dỏm" giá rẻ.

    Giai đoạn sau đó họ mới đầu tư nghiên cứu để cải thiện chất lượng và sáng tạo thêm công nghệ của riêng họ, lúc bấy giờ mới đúng là học hỏi và phát triển như bạn nói đấy. Trung Quốc bây giờ cũng vậy.

    Lân la trên Google tìm các bài viết ngoài tiếng Việt bạn sẽ thấy rõ hơn điều đó.

    Hoặc truy vết xem nước nào là "ông tổ sao chép" thì bạn cuối cùng sẽ được dẫn đến một cái tên, đó là Nhật Bản
     
Moderators: teacher.anh

Chia sẻ trang này