Hỏi đáp Quản lý thư viện cá nhân và ghi chép khi đọc sách?

Thảo luận trong 'Hỏi đáp - Góp ý' bắt đầu bởi dzung tve, 4/12/21.

  1. hieutrinh85

    hieutrinh85 Mầm non

    Hêhhe bác dùng thử đi, với a em chơi sách, Cali tiện lắm luôn. Em thiếu ý này,
    Sau này, bác có add thêm cuốn nào cùng của tác giả A, thì folder cuốn đó, cũng tự đc tạo thành trong folder tác giả đó luôn.

    Và về lý thuyết, hầu như mọi định dạng đều đc add vào calibre (pdf, cbz, etc...) và cùng đc tạo thành theo nguyên tắc trên. Chỉ là, vẫn phải dùng app/ phần mềm riêng để đọc (ví dụ Adobe Acrobat để đọc pdf).

    Chúc bác vui.
     
    tran ngoc anh and dzung tve like this.
  2. Depressed

    Depressed Lớp 6

    Calibre chỉ phù hợp cho người dùng cá nhân, với cá nhân thì nó rất mạnh mẽ. Còn để làm thư viện cộng đồng cho nhiều người truy cập thì chúng ta lại cần đến các ứng dụng chuyên dành để quản lý thư viện. :D

    Không biết ai bị như mình không chứ mình phát hiện ra một số sách trong thư viện Calibre của mình nó bị xoá file, meta và bìa vẫn còn nguyên chỉ có cuốn sách là bị xoá đi. Nên vẫn đang tìm cái khác thay thế cho nó.
     
    tran ngoc anh and dzung tve like this.
  3. gachiemchiep

    gachiemchiep Mầm non

    Một quyển thì mình mất độ 30 phút để ghi note. Mình cũng coi như là tóm tắt lại những gì đã đọc nên cũng không thấy lâu.
     
  4. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    Mình dùng bộ công cụ sau:
    • PDF-XChange Editor (gọi tắt: PXE) (hoặc PDF-XChange Viewer cũng được). Dùng để đọc PDF nhanh. Điểm mình thích là nó cho mình gán phím tắt đến rất nhiều lệnh mình hay dùng như Fit Page, Fit Width, One Page Continuous, Two Page Continuous, v.v... Nếu bạn có dùng Foxit Reader (gọi tắt FR) và có gán phím tắt ở phần Customize Ribbon chắc sẽ biết. PXE tốt hơn FR vì
      • Với PXE, có thể đúp chuột và kéo để chọn chữ để highlight (thay vì với FR phải chọn đúng chữ cái của chữ bắt đầu và kết thúc).
      • FXE cho phép mình gán nhiều lệnh mà Foxit Reader không có.
      • FXE cho mình tìm cái lệnh mình muốn gán phím tắt (FR mình phải scroll tìm theo thẻ tab rất khó tìm và mất thời gian)
      • FXE cho phép dùng sequence hotkeys (kiểu ấn "a" rồi ấn "a" tiếp để gán hotkeys), thay vì Foxit bị giới hạn bởi các modifier keys (Ctrl, Alt, Shift).
      • Nói chung mình rất thích FR, nhưng sau khi tìm ra PXE thì còn thích PXE hơn nữa.
    • Zotero: Nguồn gốc của phần mềm này là dùng để quản lý các file PDF cho mục đích nghiên cứu khoa học, nhưng mình nghĩ dùng để quản lý thư viện cá nhân cũng tốt chán. Mình có thấy mọi người đang bàn tán về việc một file nên nằm ở thư mục gì, thì vấn đề này Zotero có lẽ giải quyết được qua Collections hoặc gắn thẻ tag của nó. Có nhiều cách sắp xếp, nhưng đại loại là bạn đưa file PDF cho Zotero quản lý hoàn toàn (tức là bạn đưa hết tất cả các tài liệu bạn có vào 1 thư mục duy nhất), bạn chỉ lo gắn thẻ tag và sắp Collections cho file của mình thôi, và bạn tìm các file này trong phần mềm Zotero, chứ không phải mở trình duyệt file và mò qua các thư mục nữa. Về mảng này mình nghĩ Zotero giống Calibre (rất tiếc là mình lại rất ít kinh nghiệm về Calibre và đang đọc kha khá tut trên diễn đàn để tìm hiểu thêm).
    • Mình dùng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link để viết ghi chú. Một phần mềm cực kỳ tốt và nhiều tùy biến, có thể nói là phù hợp với rất nhiều nhu cầu ghi chú khác nhau. Phần mềm dùng free trên máy tính và điện thoại. Nhưng lựa chọn sync thì hơi bị mắc ($10 ~ 200k, mắc ở VN nhưng khá bình thường ở Mỹ). Sinh viên/tổ chức phi lợi nhuận giảm 40%. 1 account có thể sync được 5 vaults (gọi là "kho kiến thức") nên bạn có thể tìm 4 người khác để share account thì mình nghĩ khá ổn (40k/người/tháng). Bạn cũng có thể dùng các lựa chọn sync free khác như Google Drive và Folder Sync nhưng dễ có xung đột và set up hơi tốn thời gian. Bạn có thể đọc chi tiết ở đây (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link - không được cập nhật đầy đủ như bản tiếng Anh, 2 nguồn này là chính thức nên khá khô, bạn có thể google thêm về Obsidian).
      • Đỉnh cao là khi dùng Zotero và Obsidian bạn có thể dùng trình đọc PDF của Zotero để highlight [gần như mọi epub mình đọc mình đều chuyển đổi thành pdf hết để dễ highlight, mặc dù mình biết năm ngoái Calibre có support highlight, nhưng highlight bằng Zotero tốt hơn nhiều (cho highlight cả hình ảnh)] và highlight này khi đưa vào Obsidian để viết ghi chú sẽ có đường dẫn về lại cái trang PDF có highlight đó luôn. Rất thuận tiện nếu muốn đọc lại một phần nào đó.
    Vài lời cuối: Zotero và Obsidian đều là những công cụ rất mạnh mẽ, nhưng cũng tốn một khoảng thời gian để học và làm quen với nó. Hướng dẫn dùng 2 phần mềm này có khá nhiều trên YouTube (tiếng Anh nhiều hơn tiếng Việt). Bạn có thể google Obsidian với các từ khóa ví dụ "hướng dẫn dùng Obsidian". Một ứng dụng ghi chú khác tương tự như Obsidian là Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link nhưng mình không khuyến khích bạn xài vì nó không ổn định như Obsidian (và rất nhiều điểm yếu khác. Mình xài Logseq gần 1 năm thì mới đây đã chuyển hẳn qua Obsidian).
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/8/22
  5. Narga

    Narga Lớp 5

    [​IMG]
    Bạn có thể thử qua Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, một công cụ mạnh mẽ hơn cả Obsidian, kèm cả mindmap, roam, zzeten, kanban, .... đặc biệt là miễn phí, sync tất cả các nền tảng, thiết bị Linux, Windows, Mac, iOs, Android, Joplin có công cụ capture cực mạnh, lấy phần content của web rất chuẩn. Mã hóa EE, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link rất nhiều.
    Hiện tại với Joplin mình đang xây dựng thành Digital Garden chứ ko còn là Personal Knowledge Library nữa.
     
    tran ngoc anh, Wanderman and oldman20 like this.
  6. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    Quào mình chưa từng nghe ai nói Joplin tốt hơn Obsidian hết @Narga. Mình có nghe về Joplin nhưng chưa từng xài bao giờ (thường trong mấy group Logseq hoặc Obsidian họ thường kêu họ bỏ Joplin qua Logseq/Obsidian thành mình nghĩ 2 cái app này tốt hơn nên cũng không tải thử Joplin).
    Nếu bạn có nguồn nào hay về Joplin trên YouTube thì gửi mình xem với. Mình tìm trên YouTube thì mấy video về Joplin thường cũ (thường 1 - 2 năm trở lên) nên mình nghĩ không có đủ những tính năng mới.
    Về việc Digital Garden vs. Personal Knowledge Library mình không hiểu tại sao Obsidian lại không làm được. Mình nghĩ đơn giản "Personal Knowledge Library" là kiến thức cho mình, còn cái nào mình chia sẻ công khai với mọi người thì là Digital Garden vậy thôi. Nhiều người dùng Obsidian để làm Digital Garden lắm. Chính cái phần Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của Obsidian cũng là từ một cái Folder chứa notes thôi. Thậm chí có những Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link miễn phí giúp mình xuất bản note từ Obsidian thành trang blog cá nhân rất tiện (mình chưa thử nhưng có vẻ phù hợp với những người không biết về lập trình như mình).
    Về mặt plugin nếu so sánh thuần túy số lượng thì Joplin có khoảng 115 plugins theo link bạn gửi còn Obsidian có Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Tuy nhiên so sánh này là khập khiễng, vì mình biết Joplin có sẵn nhiều tính năng hơn Obsidian, còn với Obsidian nếu muốn có kanban, mindmap, etc. thì bạn phải cài plugins.
    Obsidian có nhiều điểm nổi trội hơn các ứng dụng ghi chú khác mà mình không tiện nói ở đây, sợ làm loãng thread này (với nhiều quá chả biết viết cái gì).
    Tất cả mọi thứ bạn list ra (các nền tảng và thiết bị hỗ trợ, các tính năng ví dụ mã hóa EE) Obsidian đều có cả, ngoại trừ "roam" với "zzeten" là gì mình không hiểu? (vui lòng giải thích giúp mình). Mình cũng có thể thấy Joplin (11/2017) lâu đời hơn Obsidian (3/2020) nhiều và rất phổ biến trên GitHub và mình cũng nghe khá nhiều lần nên mình chắc hẳn nó cũng phải là một ứng dụng rất tốt. Nếu bạn biết link YouTube nào nói được rõ những tính năng nổi trội của Joplin thì gửi mình với. Mình cảm ơn!
    Edit:
    Mình có tìm được cái Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Reddit có người chuyển từ Obsidian sang Joplin nhưng có vẻ họ gặp vấn đề mà mình không quan tâm, với họ cũng không dùng hết tính năng của Obsidian.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/8/22
  7. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Bác giống em... Trên máy tính dùng luôn cả 2 app này. Gắn bó với chúng nó từ năm 2009 lựng bác ạ.
    Cơ mà em lại sử dụng mục tiêu hơi khác bác một chút. Em comment luôn để ai thích thì dùng.
    PDF Xchange View (có 17Mb): Em dùng để đọc và chỉnh sửa file pdf (đặc biệt làm form - Em khai form học cho con, viết giấy khen, khai form xuất khẩu... toàn dùng chức năng này để sau đó in lên form gốc có dấu đỏ) và đây hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của em. Chẳng dại gì mà dùng Acrobat gì cho nặng nề. Phần chỉnh sửa file pdf thì theo em, chưa thằng nào vượt mặt thằng này được ạ rất dễ dùng: Gồm: Viết chèn vào file pdf, xóa, sửa chữ, highlight, chèn comment, tách trang, xóa trang, chèn trang, gộp nhiều file pdf lại làm 1, chèn dấu mộc và chèn chữ ký điện tử (khỏi sửa luôn, sửa là mất chữ ký)... vân vân và mây mây.
    Zotero: Bác dùng để làm thư viện... Ừ, thì nó là cái thư viện đấy. Nhưng nếu là thư viện cho sách điện tử thì Calibre vẫn hơn. Còn thư viện cho nghiên cứu khoa học thì Calibre không thể làm được điều này, còn Zotero làm xuất sắc nhiệm vụ này. Nó có thể kết hợp với search google scholar để lấy toàn bộ thông tin bài báo hay cuốn sách về máy, sử dụng chèn trích dẫn tự động vào word sau này. Zotero cũng sync online được luôn. Muốn sync lên trang chủ của nó thì phải trả tiền, còn sync lên google drive, dropbox, box, pcloud... thì free luôn. Cái này phù hợp tạo một thư viện nghiên cứu khoa học cho một tổ chức, một công ty (cả công ty có thể xài chung 1 thư viện, mỗi thành viên ai muốn đóng góp tài liệu vào thư viện thì tự động chèn vào).
    Tóm lại: Nếu ai có hứng thú thì em sẽ TUT chi tiết hơn về cách dùng... Nhờ 2 thằng này mà em mới quản lý nổi cả cái đống tài liệu tham khảo của em.
     
    tran ngoc anh, Wanderman and nhanjkl like this.
  8. Xung Ca

    Xung Ca Mầm non

    hi các bạn, cho mình hỏi chút, khi dùng Calibre có một điểm mình khá khó chịu là sau khi chỉnh sửa metadata của ebook xong xuôi các kiểu rồi, thì tên file trong thư mục mặc định mà Calibre tạo ra lại là tiếng Việt không dấu, mình rất dị ứng với kiểu tên file tiếng Việt không dấu, thà là tra tên sách/nghĩa tiếng Anh mà sửa lại còn hơn để vầy.
     
  9. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Tên sách tiếng Việt xuất hiện trong Metadata mà không dấu mới dị ứng chứ bác nhễ? Còn tên file tiếng Việt không dấu lại càng tốt chứ ta? (Cá nhân em thấy tên file không dấu có nhiều tiện lợi: 1) file sẽ không bị lỗi trên nhiều máy khác nhau; 2) file lúc sync lên mạng sẽ không bị báo lỗi không sync được vì tên file chứa ký tự lạ; 3) lúc search tìm file trong máy thì search tên file không dấu tìm triệt để hơn là tìm tên file có dấu).
    Bác cho em ít thông tin về ưu điểm của đặt tên file tiếng Việt có dấu với nhé (do em ít dùng tên file tiếng việt có dấu quá). Nếu quả thật nó thuận tiện hơn, thì chúng ta lại khai báo lại với Calibre bắt nó xuất tên file tiếng Việt.
     
    tran ngoc anh and Xung Ca like this.
  10. Xung Ca

    Xung Ca Mầm non

    thực ra các ưu điểm bạn nêu bên trên là rất rõ ràng rồi, nhưng cái này là sở thích cá nhân thôi, mình không rõ đối với các ngôn ngữ có dấu ví dụ như tiếng Pháp hoặc tượng hình như Trung/Nhật/Hàn thì Calibre có xuất thành file không dấu không? nhưng việc được dùng file gốc của ngôn ngữ mẹ đẻ vẫn sướng hơn phải không nào?
     
    vinaguy thích bài này.
  11. Wanderman

    Wanderman Lớp 4

    Bác có thể lên tút viết hướng dẫn thằng này không? Có vẻ như cái này phù hợp với tôi, vì thư viện của mình không chỉ có sách, còn quản lý nhiều thứ dạng media nữa, ví dụ nhạc lossless, DSD..., tranh ảnh, clip....
     
  12. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Vậy để em vọc xem nó có thể đổ được ra tiếng Việt không bác nhé. Em nhớ có lần nó đổ ra tiếng Việt. Nhưng do em ít xài tên file tiếng Việt quá, nên em lại bỏ qua mất.
    Cái này Zotero làm được hết bác nhé. Bác khi dùng nhớ sync thông tin mà bác đã chèn để lỡ sau này lúc cài lại máy tính hoặc cài lại Zotero nó không bị mất thông tin đã làm trước đó (Mệt một lần nhàn cả đời). Nếu là sách có phát hành trên amazon, hay bất cứ thư viện nào, thì bác không phải soạn metadata cho nó bác nhé. Bác import về trực tiếp cho zotero luôn, còn sách trôi nổi bồng bềnh thì em nghĩ có lẽ bác phải import từ goodread hoặc từ google book (nếu có) em chưa thử cái này bao giờ. :)
    Còn nếu bác xài cái Joplin thì bác chờ bác @Narga viết TUT chi tiết cho, em cũng chưa thử vụ này.
     
    Xung Ca and Wanderman like this.
  13. @Xung Ca Muốn hiện đầy đủ thì xuất file ra, chọn "lưu vào đĩa" như trong ảnh
    cute_smiley18
     

    Các file đính kèm:

    Xung Ca, vinaguy and tran ngoc anh like this.
  14. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình vừa thử app này và thấy em í tạo file .md, edit markdown khá là tốt. Bỏ qua các nhu cầu khác, chỉ với nhu cầu soát chính tả trên điện thoại với định dạng markdown thôi mình thấy app này đã khá là ngon rồi.
     
    vinaguy thích bài này.
  15. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Bạn nhắc đến thuật ngữ này và mình lập tức tìm hiểu thì được link này, github họ tập hợp một số gợi ý để tham khảo đây: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  16. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Chiên gia đây rồi... :) Em là em phục bác tích cực trải nghiệm lắm cơ. Bác rảnh làm cái TUT giúp bọn em lúc bác trải nghiệm với. Chứ trải nghiệm xong rồi thì lại lười viết TUT lắm đấy bác.
     
  17. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    U là trời. Nhìn cái danh sách sách của bác làm demo... có vẻ như sở thích đọc truyện của bác tương đối giống với em :)

    Đây rồi... ngày trước em cũng làm giống bác nên được tên file tiếng Việt. May quá, bác đỡ dùm em được một việc rồi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/8/22
    Xung Ca thích bài này.
  18. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Chiên da cho nó giòn chứ bác nhỉ :D
     
    vinaguy thích bài này.
  19. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    App đó em vào note vài dòng thì thấy rất dễ dàng định dạng nghiêng đậm bằng các nút [dưới] thanh công cụ lắm, với định dạng markdown mà có nút định dạng cứ y như Office Word vậy là hết sẩy rồi bác.
     
    Chỉnh sửa cuối: 24/9/23
    vinaguy thích bài này.
  20. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    cười chết mất ha ha =))))))))))))

    đúng rồi đúng rồi. Bạn có thể xem ở Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link về 3 triết lý của ứng dụng Obsidian:
    1. Lưu trữ cục bộ trên máy tính và chỉ là file chữ thuần túy (chứ không phải dùng một dạng database độc quyền nào đó).
    2. Kết nối với các ghi chú khác dễ dàng.
    3. Cực kỳ dễ tùy biến và mở rộng.
     
    vinaguy and tran ngoc anh like this.

Chia sẻ trang này