Dân gian Lịch sử Quốc văn đời Tây Sơn - Hoàng Thúc Trâm <1000QSV1TVB #0223>

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi Thu VO, 11/10/19.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0223.Quốc văn đời Tây Sơn.PNG

    Tên sách : QUỐC-VĂN ĐỜI TÂY-SƠN
    Tác giả : Sơn-Tùng HOÀNG THÚC-TRÂM
    Nhà xuất bản : Nhà sách VĨNH-BẢO SÀI-GÒN
    Năm xuất bản : 1950
    ------------------------
    Nguồn sách : tusachtiengviet.com Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đánh máy : yeuhoatigone

    Kiểm tra chính tả : Cao Ngọc Thùy Ân, Thanh Hoa,
    Nguyễn Văn Huy, Trương Thu Trang

    Biên tập chữ Hán – Nôm : Lý Hồng Yến
    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 08/10/2019

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link »
    của diễn đàn TVE-4U.ORG


    Cảm ơn tác giả Sơn-Tùng HOÀNG THÚC-TRÂM
    và nhà sách VĨNH-BẢO SÀI-GÒN đã chia sẻ với bạn đọc
    những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    PHẦN THỨ NHẤT : LỊCH-SỬ QUỐC-VĂN ĐỜI TÂY-SƠN
    Chương 1 : Tây-sơn lên cầm chính-quyền, có ảnh-hưởng đến quốc-văn thế nào ?
    Chương II : Hưởng phần « hương-hỏa » quốc-văn từ cuối Lê
    Chương III : Quốc-văn được dùng trong việc hiệu-triệu tướng súy
    Chương IV : Quốc-văn dùng trong việc tế-lễ thiêng-liêng
    Chương V : Quốc-văn dùng trong quân-sự
    Chương VI : Quốc-văn trong dân-gian
    Chương VII : Những đặc-tính của quốc-văn đương thời

    PHẦN THỨ HAI : CÁC TÁC-GIẢ ĐỜI TÂY-SƠN
    Chương I : Hồ-xuân-Hương
    Chương II : Ngọc-Hân công-chúa (1770-1799)
    Chương III : Phan-huy-Ích (1750-1822)
    Chương IV : Nguyễn-hữu-Chỉnh (?-1787)
    Chương V : Nguyễn-huy-Lượng

    KẾT LUẬN

    SÁCH BÁO THAM KHẢO
     
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    ĐỌC TRỰC TUYẾN

    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

    vinhhoa, Zankiari, pad and 14 others like this.
  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    PHÀM-LỆ

    1) Sách này có hai mục-đích là giúp các bạn học-sinh dùng trong các trường học và cung tài-liệu cho bộ thuần-túy Việt-nam văn-học-sử sau này, nên tác-giả cố-gắng khảo-cứu cho được kỹ và chú-thích cho được tường. Nhưng ngặt vì trong cơn khói lửa, còn nhiều điều-kiện chưa đủ, nên không sao tránh khỏi những khuyết-điểm đáng tiếc.

    2) Phàm những sách báo tham-khảo để viết sách này, sẽ liệt-kê ở cuối. Còn nội-dung có những bài thơ văn cổ, hoặc từ chữ nôm mới phiên-âm ra, hoặc sao-lục hay so-sánh ở sách báo quốc-ngữ nào, đều có chưa rõ xuất-xứ để độc-giả tiện kiểm-điểm lại.

    3) Phàm những bản phiên-âm chữ nôm hay là những bản sao-lục quốc-ngữ, nếu thấy chỗ nào hoặc do chữ nôm khó hiểu, hoặc do tiếng cổ ít dùng, hoặc do sự sao chép đáng ngờ, đều xin đánh dấu hỏi ở bên để tồn-nghi, đợi sẽ khảo sau và mong các bậc cao-minh chỉ-giáo.

    4) Các tác-giả đời Tây-sơn, nhà nào có đủ tài-liệu thì ở tiểu-sử xin nói kỹ, còn thì xin chịu cái lỗi sơ-lược để đợi một ngày sáng sủa thuận tiện hơn. [1]

    5) Như nhan nó đã nêu, sách này chỉ nằm trong phạm-vi quốc-văn đời Tây-sơn (1778-1802) nên mấy tác-giả đời ấy, như Phan-huy-Ích, Nguyễn-hữu-Chỉnh, dầu có tác-phẩm bằng Hán-văn, nhưng chỉ được kể ra tên sách hoặc tên bài để cung làm tài-liệu bị khảo, chứ không dùng làm đối-tượng nghiên-cứu.

    6) Đối với các bài văn cổ đời Tây-sơn, ngoài sự chú-thích cho dễ hiểu, nếu gặp bài nào quá dài như « Ai-tư vãn », v.v… tôi xin mạo-muội chia phần và nêu tiểu-đề để tóm ý từng đoạn cho dễ nhận xét.

    7) Vì phải thu gọn trong khuôn-khổ một cuốn sách nhỏ, nên có nhiều vănđời Tây-sơn buộc phải trích-lược [2], hoặc chỉ dẫn được đầu-đề [3], xin đọc-giả lượng thứ.

    *

    LỜI ĐẦU

    Nhà Tây-sơn (1778-1802) [4], do mấy anh em « áo vải », đáp theo tiếng gọi của thời-đại, tiếng gọi của dân-chúng, chỗi dậy với bao hào-khí, hùng-tâm, giữ vững được tự do, chủ-quyền và lĩnh-thổ của Việt-nam, suốt từ Nam-quan đến Gia-định.

    Về chính-sự cũng như về võ-công, đời Tây-sơn có nhiều rực rỡ lắm. Chẳng thế, từ khi quật-khởi (1771) đến lúc bại vong (1802), trong vòng thời-gian ngắn ấy, bắc quét được Mãn-thanh, nam đuổi được Xiêm-la, tây phục được Miên, Lào, thống-nhất Trung, Nam, Bắc, trước đó chưa từng có trong lịch sử Việt-nam.

    Một triều-đại dầu hưởng-thụ ngắn-ngủi, nhưng kinh-tế có tổ-chức, chính-trị có tổ-chức, quân-sự có tổ-chức, xã-hội có tổ-chức, không lẽ trên trang văn-học lại không có nét gì đặc-biệt đáng ghi ?

    Nghĩ vậy, trong vòng ngót hai mươi năm nay, tôi vẫn để tâm khảo-cứu đến đoạn lịch-sử Tây-sơn là một triều đại bị phe chiến-thắng xóa nhòa gần hết : đào mả, tán xương, tru-di giống-nòi, rất đỗi niên-hiệu Cảnh-thịnh trên chuông đồng và tờ nhan ngoài bộ ĐẠI-VIỆT SỬ-KÝ khắc đời Tây-sơn cũng bị đục bỏ, xóa đi cho tuyệt dấu tích !

    Thời gian khảo-cứu dần dần mang lại cho tôi một vài tia sáng : càng đi sâu vào lịch-sử Tây-sơn, càng thấy có cái đặc-điểm văn-học : trọng-dụng quốc-văn.

    Phải, một triều-đại đã có nhiều sáng-kiến về kinh-tế (như việc đòi lập nha-hàng ở Nam-ninh thuộc Quảng-tây), về võ-bị (như việc bắt-buộc đầu quân), về chính-trị (như việc làm thẻ tín-bài) như kia, thế nào chẳng có cái đáng chú-ý về văn-học ? Thì một việc yêu tiếng mẹ đẻ, trọng-dụng quốc-văn đủ nêu cao viết lớn những chữ vàng trên tờ văn-học sử của thời đại ấy.

    Đã tìm được phương-hướng, tôi cứ lần bước trong « tiểu-thụ lâm » quốc-văn Tây-sơn, nay đã có thể nói với các bạn thân mến rằng đời Tây-sơn cũng trội về quốc-văn và QUỐC-VĂN ĐỜI TÂY-SƠN đã chiếm được một địa-vị quan-trọng trên trang sử văn-học thuần-túy Việt-nam cận-đại.

    Nhà Tây-sơn sớm sụp đổ, đến nỗi những đặc-điểm về văn-học ấy, cũng như các sáng-kiến về mọi phương-diện khác, tuy không kịp phát-triển được rộng, ăn rễ được sâu, nhưng cái « cây » quốc-văn đã vun trồng trong khoảng hơn hai mươi năm đó cứ theo thời-gian, chống với gió sương, dạn cùng giông-tố, vượt bao chật-vật khó-khăn để đến ngày nay, đi kịp tư-trào thế-giới, rèn thành một thứ lợi-khí cho Việt-nam xây-dựng một nền văn-hóa dân-tộc, khoa-học và đại-chúng.

    Mồng sáu tháng giêng 1950
    Tác-giả

    [1]Trước đây, tôi đã viết xong cuốn « NHÂN TÀI ĐỜI QUANG-TRUNG » (gồm có NGÔ-THÌ-NHẬM. PHAN-HUY ÍCH và VŨ HUY-TẤN) và cuốn « PHÁ CÁI NGHI ÁN NGỌC-HÂN CÔNG-CHÚA ». Nhưng vì nạn binh-cách, hiện nay những thủ-cảo ấy không có trong tay, nên bây giờ viết cuốn sách này, phần thì phải khảo lại đề-tài, phần thì thiếu sót tài-liệu, vấp phải nhiều trở lực rất khó.

    [2]Như bài Tụng Tây-hồ phú và bài Trương Lưu-hầu phú.

    [3]Như 5 bài văn tế Ngọc-Hân công-chúa, tức Vũ hoàng-hậu chỉ dẫn toàn-văn được 2 bài.

    [4]Nhà Tây-sơn tuy mãi đến năm mậu-thân (1788), vua Quang-trung mới xưng đế, qua năm sau (1789), đánh đuổi 20 vạn quân Thanh xâm-lược, thống-nhất Nam, Bắc, nhưng truy nguyên ra, phải kể từ năm mậu-tuất (1778) là năm Nguyễn-Nhạc lên ngôi hoàng-đế ở Quy-nhơn, đặt niên-hiệu là Thái-đức.
     
    kobomini, Heoconmtv and deathshine like this.
Moderators: Bọ Cạp
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này