TL - Khác Quốc Văn Giáo Khoa Thư

Thảo luận trong 'Tủ sách Tâm lý - Giáo dục' bắt đầu bởi tauvequehuong, 12/11/13.

Moderators: dragonking91, mopie
  1. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Đọc quyển sách này mình thấy hay quá, tiếc là hồi bé mình không được học sách này, bị nhồi sọ toàn thứ mà giờ thấy ghê tởm bọn viết và dạy mình. Trẻ em giờ cũng được dạy như mình ngày xưa, thương quá.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    nvuphi, HungQuynh, luuhuan and 6 others like this.
  2. jadenguyen2008

    jadenguyen2008 Mầm non

    Đúng vậy bạn nhỉ, cẩu cách giáo dục làm cái cờ hó gì, chỉ ngu dân là giỏi.

    Nhắc nhở bạn: Không được dùng ngôn ngữ thông tục. Bạn sẽ bị ban nick nếu vi phạm nhiều lần
     
    Last edited by a moderator: 20/3/14
    Trinh Quoc Viet thích bài này.
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    @ tauvequehuong!

    Cám ơn bạn đã gởi lại quyển nầy! :)!
    Tuy nhiên, tducchau xin phép được 'chua' thêm một chút cho rõ nghĩa nha! :)!

    Quốc Văn Giáo Khoa Thư gồm ba cuốn là:

    1. QVGKT cho Lớp Sơ Ðẳng, Lecture Cours Elémantaire; (83 bài)

    2. QVGKT cho Lớp Dự Bị, Lecture Cours Préparatoire; (117 bài)

    3. và Luân Lý Giáo Khoa Thư cho lớp Ðồng Ấu, Morale Cours Enfantin. (50 bài)​


    Ngày 21-12-1917, Toàn Quyền Ðông Dương ban hành qui chế Cải Cách Giáo Dục, theo đó giáo dục Tiểu Học chia ra 3 cấp: cấp Sơ Học mở ra ở làng/gọi là trường làng, cấp Tiểu Học mở ra ở tỉnh gọi là trường Tỉnh, và cấp Cao đẳng Tiểu học chỉ mở ra ở trung tâm lớn.


    Trường Làng có 3 cấp lớp là Lớp Ðồng Ấu quen gọi là Lớp Chót (Cours Enfantin), Lớp Dự Bị/gọi là lớp Nhì trường Làng (Cours Préparatoire) và Lớp Sơ Ðẳng/gọi là lớp Nhứt trường Làng (Cours Elémantaire); tương đương lớp Năm, Lớp Tư và Lớp Ba ngày nay.


    Trường Làng dạy bằng chữ Quốc Ngữ, chữ Tây và chữ Hán là môn nhiệm ý.


    Nha Học Chánh Ðông Pháp giao cho bốn ông Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Ðặng Ðình Phúc và Ðỗ Thận soạn ra bộ sách giáo khoa đầu tiên bằng chữ quốc ngữ ở cấp Sơ Học dùng chung cho 3 xứ Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Ðó là bộ Quốc Văn Giáo Khoa Thư (QVGKT).


    ... &, như vậy, ebook của chúng ta, hiện tại, còn nhiều thiếu sót lắm! Nên cần phải hiệu chỉnh và bổ sung lại! tducchau sẽ phụ được bạn ở quyển nầy! Rất tiếc là thầy goldfish sao lâu quá không lên diễn đàn...!?! ...

    Trước mắt, tducchau sẽ sưu tra lại các bản sách trước, sau đó sẽ thực hiện lại các bản .PDF & .DOC. Bản .PRC thì bạn giúp thực hiện lại nha! :)!


    Trân trọng!
    tducchau,
     
    ai0ia and tauvequehuong like this.
  4. goldfish

    goldfish Lớp 8

    Có lẽ nên sửa lại như vầy cho rõ hơn:

    Trường Làng có 3 cấp lớp là Lớp Ðồng Ấu quen gọi là Lớp Chót (Cours Enfantin), Lớp Dự Bị/gọi là lớp Nhì trường Làng (Cours Préparatoire) và Lớp Sơ Ðẳng/gọi là lớp Nhứt trường Làng (Cours Elémentaire); tương đương lớp Năm, Lớp Tư và Lớp Ba (ngày nay là Lớp 1, Lớp 2 và Lớp 3).

    Xin đừng lầm lớp Nhì trường Làng và lớp Nhứt trường Làng với lớp Nhì của bậc Tiểu học và lớp Nhứt của bậc tiểu học, tức Cours Moyen (lớp Trung Đẳng hay lớp Nhì) và Cours Supérieur (lớp Cao Đẳng hay lớp Nhứt). Hồi xưa ở bậc Tiểu học còn có một lớp nữa, tức Cours Certifié (lớp Tiếp Liên). Những học sinh đã thi đậu bằng Tiểu học nhưng lại không trúng tuyển vào Première Année (Đệ Nhứt niên, sau gọi là lớp Đệ Thất, nay là lớp 6) của bậc Trung học thì có thể xin học lớp Tiếp Liên để năm sau thi tuyển vào Première Année.
     
  5. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Chuyện một bài Ca dao cổ!

    ...


    CHUYỆN MỘT BÀI CA DAO CỔ



    “Đi chợ tính tiền” là một bài ca dao lục bát. Bài đã được in làm bài Học thuộc lòng cho học sinh lớp “sơ đẳng” trong sách Quốc văn giáo khoa thư năm 1948, trang 114. Bài thơ kể chuyện một người phụ nữ đi chợ về, phải trình bày minh bạch, rõ ràng việc chi tiêu với chồng.

    Một quan tiền tốt mang đi,
    Nàng mua những gì mà tính chẳng ra.
    Thoạt tiên mua ba tiền gà,
    Tiền rưỡi gạo nếp với ba đồng trầu.
    Trở lại mua sáu đồng cau,
    Tiền rưỡi miếng thịt, giá rau mười đồng.
    Có gì mà tính chẳng thông?
    Tiền rưỡi gạo tẻ, sáu đồng chè tươi.
    Ba mươi đồng rượu, chàng ơi,
    Ba mươi đồng mật, hai mươi đồng vàng.
    Hai chén nước mắm rõ ràng,
    Hai bảy mười bốn, kẻo chàng hồ nghi.
    Hai mươi mốt đồng bột nấu chè,
    Mười đồng nải chuối, chẵn thì một quan.


    Ngày xưa khi học bài này thầy giáo chỉ nêu đại ý, đồng thời nêu bật tính đảm đang, khéo vén của người phụ nữ xưa..., sau đó yêu cầu học sinh học thuộc. Thầy không giảng về bài toán ẩn trong bài thơ, có lẽ vì thời thế đã khác (khoảng năm 1958, chưa được vào trường công lập, người viết học với một ông giáo ở khoảng giữa cầu An Cựu và lăng Vạn Vạn) đồng tiền cũng đã đổi thay, hoặc giải bài toán chắc chi những học trò nhỏ hiểu được.


    Đã hơn năm mươi năm, bây giờ người học trò xưa đang ngồi ôm tóc trắng... một ngày mưa ngồi buồn chợt nhớ thầy đồ nơi xóm cũ ngày xưa chừ không còn, nhưng bài thơ vẫn còn đọng mãi trong đầu của bài học thuộc lòng thuở ấy. Bèn tìm giấy giải thử. Ngay câu thơ đầu tiên đã gặp ngay vấn nạn. “Một quan tiền tốt mang đi”. Một quan là bao nhiêu? Quan là đồng tiền cổ, những người muôn năm cũ giờ không còn, biết hỏi ai đây? Chợt nghe vang vang trong đầu một bài nhạc của nhạc sĩ Văn Phụng:

    Một quan là sáu trăm đồng.
    Chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi.

    (Trăng sáng vườn chè - Thơ Nguyễn Bính).​

    Vận dụng cả 4 phép tính cộng trừ nhân chia, đảo xuôi ngược, lên xuống... mãi vẫn không đủ 600 đồng cho một quan tiền!


    Lại phải đi tìm trong lịch sử. Trong một ngàn năm Bắc thuộc, dân Việt không có đồng tiền riêng. Mãi đến sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, dân Việt vẫn còn dùng đến đồng tiền của phương Bắc. Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế với đế hiệu Đinh Tiên Hoàng, niên hiệu Thái Bình. Năm 970 nhà vua đã cho đúc những đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo. Đây chính là những đồng tiền đầu tiên của người Việt. Từ đó tiếp đến những triều đại sau đều theo.

    Đơn vị để tính tiền xưa gồm có: quan, tiền, đồng. Mỗi quan có giá trị là 10 tiền, mỗi tiền bằng bao nhiêu đồng tùy theo quy định của mỗi thời đại. Theo sử sách giá trị đồng tiền các thời đại như sau:

    1. Năm 1225, vua Trần Thái Tông định phép dùng tiền. 1 quan bằng 10 tiền. 1 tiền bằng 70 đồng.


    2. Năm 1428 vua Lê Thái Tổ cho đúc tiền Thuận Thiên. 1 quan bằng 10 tiền. 1 tiền bằng 50 đồng.

    3. Năm 1439, vua Lê Thái Tông quy định 1 quan bằng 10 tiền, 1 tiền bằng 60 đồng.

    Như vậy 1 quan = 10 tiền = 600 đồng.

    Từ đó các triều đại về sau, mỗi khi đúc một loại tiền mới đều theo tỷ lệ này (cho đến cuối triều Nguyễn năm 1945), chỉ có tên đồng tiền là thay đổi theo tên hiệu của vị vua khi đúc tiền.

    Năm 1905, chính quyền bảo hộ Bắc kỳ cho phát hành loại tiền đúc bằng hợp kim kẽm. Loại tiền này mặt trước in chữ Pháp, mặt sau ghi chữ Hán, có giá trị tương đương các loại tiền đồng như Gia Long Thông Bảo, Minh Mệnh Thông Bảo, Thiệu Trị Thông Bảo và Tự Đức Thông Bảo.

    Trong những đời vua sau của nhà Nguyễn còn có thêm hai đồng tiền khác là Khải Định Thông Bảo và Bảo Đại Thông Bảo, hai loại tiền này không đúc như những đồng tiền xưa mà được dập bằng máy dập nhập từ nước Pháp.


    Đến đây chắc chắn là bài toán ẩn bên trong bài ca dao đã giải được. Ghi lại như sau, bên phải là các phép tính đã giải.

    ĐI CHỢ TÍNH TIỀN

    [TABLE="width: 476"]


    Một quan tiền tốt mang đi,
    600



    Nàng mua những gì mà tính chẳng ra.




    Thoạt tiên mua ba tiền gà,
    3*60
    180


    Tiền rưỡi gạo nếp với ba đồng trầu.
    60+30+3
    93


    Trở lại mua sáu đồng cau,

    6


    Tiền rưỡi miếng thịt, giá rau mười đồng.
    1.5*60+10
    100


    Có gì mà tính chẳng thông?




    Tiền rưỡi gạo tẻ, sáu đồng chè tươi.
    60+30+6
    96


    Ba mươi đồng rượu, chàng ơi,

    30


    Ba mươi đồng mật, hai mươi đồng vàng.
    30+20
    50


    Hai chén nước mắm rõ ràng,




    Hai bảy mười bốn, kẻo chàng hồ nghi.
    2*7
    14


    Hai mươi mốt đồng bột nấu chè,

    21


    Mười đồng nải chuối, chẵn thì một quan.

    10


    [TD="align: right"]Tổng Cộng[/TD]

    600
    [/TABLE]

    Trong sách Quốc văn giáo khoa thư bên dưới bài học thuộc lòng này có 3 từ giải nghĩa, ghi nguyên văn như sau: “GIẢI NGHĨA. Tiền tốt = tiền tiêu được. Vàng = đồ làm bằng giấy cúng rồi đốt đi. Hồ nghi = ngờ vực, không biết rõ”.

    Những giải nghĩa này chỉ để giải thích cho lớp học trò tóc còn để chỏm, dễ hiểu, dễ nhớ. Đi chợ tất phải đem theo tiền, tiền phải có giá trị trong mua bán... là chuyện đương nhiên.


    Nhưng sao gọi là tiền tốt? Một bài cao dao được lưu truyền, được in trong sách giáo khoa từ lúc ra đời (bản in đầu tiên năm 1927) đến lúc cải tiến thay đổi, không lẽ vì bí vần mà viết vụng thế sao! Thế là người viết phải đi tìm tiếp.

    Có một giai thoại trong văn học về Bà Chúa thơ Nôm. Chuyện kể rằng Hồ Xuân Hương thiếu tiền bèn hỏi mượn của Chiêu Hổ 5 quan để tiêu tạm. Chiêu Hổ gởi tiền đến, đếm hoài vẫn chỉ thấy có 3 quan. Nữ sĩ bèn làm bài thơ trách người cho mượn tiền:

    Sao nói rằng năm chỉ có ba.
    Trách người quân tử hẹn sai ra.
    Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt.
    Nhớ hái cho xin nắm lá đa.


    Chiêu Hổ họa lại:

    Rằng gián thì năm, quý có ba.
    Bởi người thục nữ tính không ra.
    Ừ rồi thong thả lên chơi nguyệt.
    Cho cả cành đa lẫn củ đa.

    Trong bài họa của Chiêu Hổ có chữ giánquý. Đây là cơ sở dẫn người viết đi tìm tiếp. Đã có công tất... chồng không phụ, kết quả đã tìm được:

    Khoảng thế kỷ 18, dưới triều vua Minh Mạng có hai loại tiền lưu hành song song. Đó là tiền quý và tiền gián, tỷ lệ như sau: 1 quan quý = 600 đồng. 1 quan gián chỉ bằng 360 đồng.

    Khi hỏi mượn tiền, Hồ Xuân Hương chỉ nói mượn 5 quan, không nói là quan gì. Gặp lúc Chiêu Hổ chắc cũng đang túng, nên chỉ cho mượn số tiền thấp xuống, nhưng vẫn đủ 5 quan:

    Quan quý: 3 x 600 = 1800 đồng.

    1800: 360 = 5 quan gián.

    Giá trị của các loại tiền xưa như thế nào? Đây là những số liệu về lương tiền dưới triều vua Minh Mạng.

    - Quan Nhất Phẩm lãnh mỗi năm 400 quan, 300 phương gạo, 70 quan tiền Xuân Phục, tức tiền áo quần.
    - Quan Chánh ngũ phẩm, hàng tri phủ mỗi năm lương 40 quan, 43 phương gạo, 9 quan tiền Xuân Phục.
    - Lính, thơ lại, phục dịch... lương mỗi tháng 1 quan, tiền, 1 phương gạo.​

    Đồng quan ngày xưa nó to thế. Chẳng trách người ta bỏ... quan ra để mua phẩm hàm, chức tước... để được làm quan! Chẳng trách người phụ nữ “thời xưa” (tên khác của bài thơ Trăng sáng vườn chè) quên cả thanh xuân, gác tạm những ẩn ức, dồn nén để chờ một ngày chồng vinh qui về làng... cùng nhau trải trọn trong một đêm trăng!


    Qua những số liệu vừa tìm được, ta có thể thấy rõ bài ca dao “Đi chợ tính tiền” xuất hiện sớm nhất phải từ thời Minh Mạng. Bởi từ lúc này mới có “Một quan tiền TỐT” mang đi. Tiền tốt chính là tiền quý, phân biệt với tiền gián có giá trị thấp hơn. Cũng thấy được, người phụ nữ trong một buổi chợ quê đã tiêu số tiền bằng lương tháng một người lính. Nhà nàng chắc phải có chuyện quan hôn, kỵ giỗ chi đây!

    Thật thú vị, để giải bài toán ẩn bên trong bài ca dao, đã phải đi loanh quanh, lòng vòng, gặp những bài thơ hay, giai thoại đẹp, biết thêm vài điều về lịch sử... Cuối cùng sau hơn 50 năm, người viết mới giải được bài toán ẩn bên trong bài ca dao cổ!


    Pleiku, 22-8-2011
    PHAN VĂN CHO
    (Nguồn Tạp chí Sông Hương, SH298/12-13)​
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/3/14
    meowthcat and superlazy like this.
  6. phuongueh

    phuongueh Mầm non

    Đừng vội phán xét nền giáo dục ngày xưa là tốt, nay là kém qua một vài cuốn sách. Nền giáo dục hiện tại cũng có lỗi nhưng bản thân học giỏi hay kém là 90% ở mình. Đổ lỗi là tín hiệu đầu tiên của kẻ thất bại, hèn nhát. Tôi chưa thấy ai học giỏi mà hay nói như bạn cả.
     
    minhtai, vietvietnam and thomas like this.
  7. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Luân-lý Giáo-khoa Thư

    ...


    "Sách Luân lý này (nầy) làm theo chương trình lớp Đồng ấu các trường Sơ đẳng.

    Trong sách có ba chương. Chương thứ nhất nói về bổn phận của đứa trẻ trong gia đình; chương thứ nhì nói về bổn phận của đứa trẻ ở học đường; chương thứ ba nói về những tính tốt, tính xấu của đứa trẻ.

    Mỗi bài học có năm phần:

    1. Mấy câu đại cương về bài học;
    2. Một bài tiểu dẫn lấy những chuyện thật mà giải cho rõ nghĩa những câu đại cương ở trên;
    3, Một cái tranh vẽ;
    4. Một vài chữ khó, cần phải giải nghĩa và những câu hỏi về bài tiểu dẫn;
    5. Một câu cách ngôn tóm cả ý trong bài học.

    Đây là những phần cốt yếu. Nhưng khi dạy, ông thầy có thể giảng giải cho rộng thêm ra, hoặc tự mình tìm lấy, hoặc bảo học trò tìm những câu thí dụ khác, cốt cho học trò hiểu rõ ý nghĩa trong bài.

    Những câu đại cương trên đầu bài, là bao quát cả những cái ý chung. Nhưng muốn cho thâm nhập vào tâm não trẻ, ông thầy phải tìm kiếm những việc thiết dụng hằng ngày, quan hệ về cương thường đạo lý, nhất là về gia tộc luân lý, mà giảng giải cho trẻ nghe.

    Những câu cách ngôn thường là những câu phương ngôn tục ngữ, lời ít mà từ nhiều, ông thầy lại càng phải giải nghĩa cho rõ lắm.

    Nói rút lại, bất cứ dạy những bổn phận đối với gia tộc, hay đối với học đường, ông thầy phải giảng giải cho minh bạch và kỹ càng, mà dạy cho trẻ biết rằng các bổn phận ấy tuy chia ra như thế, nhưng thật có liên lạc với nhau: Đứa con có hiếu trong nhà, ra trường tất là đứa trò tốt, ra đường tất là đứa bé nết na.


    CHÚ CƯỚC. Trong sách này (nầy) những tiếng đứng giữa ngoặc đơn là tiếng Trung kỳ; những tiếng có số ở dưới trang là tiếng Nam kỳ."



    Trân trọng giới thiệu ...


    VIỆT-NAM TIỂU-HỌC TÙNG-THƯ
    MORALE (Cours enfantin)



    LUÂN-LÝ
    GIÁO-KHOA THƯ

    (Lớp Sơ-Đẳng)


    (Sách này do Nha Học-chính Đông-Pháp đã giao cho ông
    TRẦN-TRỌNG-KIM, ông NGUYỄN-VĂN-NGỌC, ông ĐẶNG-ĐÌNH-PHÚC
    và ông ĐỖ-THẬN soạn)


    NHA HỌC-CHÍNH ĐÔNG-PHÁP
    XUẤT BẢN
    1939


    Thực hiện ebook: tducchau (TVE-4U)
    Ngày hoàn thành: 27/03/2014
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    MỤC LỤC

    TỰA
    1. Gia tộc.
    2. Yêu mến cha mẹ.
    3. Kính trọng cha mẹ.
    4. Vâng lời cha mẹ.
    5. Biết ơn cha mẹ.
    6. Giúp đỡ cha mẹ.
    7. Phải thật thà với cha mẹ.
    8. Anh chị em.
    9. Đối với ông bà.
    10. Thờ phụng tổ tiên.
    11. Người trong họ.
    12. Tôi tớ trong nhà.
    13. Người quen thuộc với nhà mình.
    14. Một nhà xum họp.
    15. Một nhà hòa hợp.
    16. Nghĩa gia tộc.
    17. Trường học.
    18. Phải yêu mến thầy.
    19. Phải tôn kính thầy.
    20. Phải vâng lời thầy.
    21. Phải biết ơn thầy.
    22. Phải thật thà với thầy.
    23. Chuyên cần.
    24. Đi học phải đúng giờ.
    25. Lòng tốt đối với bạn.
    26. Phải biết chiều bạn.
    27. Bênh vực kẻ yếu.
    28. Giúp đỡ lẫn nhau.
    29. Nghĩa hợp quần.
    30. Chọn bạn mà chơi.
    31. Phải sạch sẽ.
    32. Có thứ tự.
    33. Phải chú ý.
    34. Phải làm lụng.
    35. Phải chăm học.
    36. Đứa học trò xấu.
    37. Lười biếng (nhác nhớn).
    38. Không có thứ tự.
    39. Không có ý tứ.
    40. Tính ương ngạnh.
    41. Tính khoe khoang và hợm mình.
    42. Tính nhát sợ.
    43. Tính nói dối.
    44. Tính nói xấu.
    45. Tính mách lẻo.
    46. Tính hay chế nhạo.
    47. Tính ghen.
    48. Tính tức giận.
    49. Tàn bạo.
    50. Tính độc ác.


    - Link file .pdf Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    - .prc


     
  8. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    Trân trọng giới thiệu ...


    VIỆT-NAM TIỂU-HỌC TÙNG-THƯ
    Lecture Cours Elémantaire


    QUỐC VĂN
    GIÁO-KHOA THƯ

    (Lớp Sơ-Đẳng)


    (Sách này do Nha Học-chính Đông-Pháp đã giao cho ông
    TRẦN-TRỌNG-KIM, ông NGUYỄN-VĂN-NGỌC, ông ĐẶNG-ĐÌNH-PHÚC
    và ông ĐỖ-THẬN soạn)


    NHA HỌC-CHÍNH ĐÔNG-PHÁP
    XUẤT BẢN
    1939


    Thực hiện ebook: tducchau (TVE-4U)
    Ngày hoàn thành: 27/03/2014
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link



    MỤC LỤC

    01. Đi học phải đúng giờ.
    02. Ai ơi chớ vội khoe mình.
    03. Lòng thảo hiếm có.
    04. Lòng kính yêu chị.
    05. Lời khuyên con.
    06. Anh nói khoác.
    07. Cái lưỡi.
    08. Thương người như thể thương thân.
    09. Con chồn và con gà trống.
    10. Người say rượu.
    11. Người nghiện thuốc phiện.
    12. Công việc nhà nông quanh năm.
    13. Công việc nhà nông quanh năm (tiếp theo).
    14. Làm con phải cho dễ dạy.
    15. Chớ nên ham mê cờ bạc.
    16. Kính đeo mắt.
    17. Có học phải có hạnh.
    18. Ăn chơi và buôn bán quanh năm.
    19. Người đi đường với con chó.
    20. Không nên hành hạ loài vật.
    21. Không nên phá tổ chim.
    22. Một người anh tốt.
    23. Không nên báo thù.
    24. Đạo bằng hữu phải cho có thủy chung.
    25. Lính thú đời xưa. (Lúc ra đi – Bài 1).
    26. Lính thú đời xưa (Lúc đóng đồn – Bài 2).
    27. Không tham của người.
    28. Không vì tiền mà làm điều phi nghĩa.
    29. Quả bứa.
    30. Bảo cử là gì?
    31. Thơ cái nón.
    32. Con hổ và con chuột nhắt .
    33. Ông Chu Văn An.
    34. Một người khoan hòa và thuần hậu.
    35. Cái thú nhà quê và cái thú kẻ chợ.
    36. Kẻ ở người đi.
    37. Không nên khinh những nghề lao lực.
    38. Rắn đầu biếng học.
    39. Thư từ.
    40. Chuyện người thợ đá có lương tâm.
    41. Chuyện anh em học Điền.
    42. Chuyện anh em học Điền (tiếp theo).
    43. Sự lợi ích của xe lửa.
    44. Nhà ga.
    45. Con ngựa khôn ngoan.
    46. Răn kẻ tham.
    47. Khuyên về làm ruộng.
    48. Có chí thì nên.
    49. Một ông quan thanh liêm.
    50. Thơ con mèo.
    51. Con chó và miếng thịt.
    52. Đức Khổng Tử.
    53. Ông Mạnh Tử.
    54. Vì nhớ mà buồn.
    55. Con rùa và con chuột.
    56. Vào hè.
    57. Con mèo và con chuột.
    58. Mùa thu ngồi câu cá.
    59. Mỹ thuật.
    60. Buôn bán phải thật thà.
    61. Hai anh em.
    62. Ông Tô Hiến Thành.
    63. Thơ thằng mõ (anh seo, xâu).
    64. Thơ cái chổi.
    65. Đời người.
    66. Ông Nguyễn Văn Hiếu.
    67. Đi chợ tính tiền.
    68. Chuyện Lưu Bình Dương Lễ.
    69. Chí làm trai.
    70. Cần phải giữ tính hạnh của mình.
    71. Thác Khône.
    72. Xứ Cao Mên.
    73. Xứ Cao Mên (bài nối).
    74. Thành Nam Vang.
    75. Huế.
    76. Tế Nam giao.
    77. Hồ Hoàn Kiếm.
    78. Sài Gòn.
    79. Chợ Lớn.
    80. Cách giao thông.
    81. Một tấm lòng từ thiện.
    82. Một tấm lòng từ thiện (tiếp theo).
    83. Cách sửa mình.



    - Link file .pdf Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    - .prc

     
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    Trân trọng giới thiệu ...


    VIỆT-NAM TIỂU-HỌC TÙNG-THƯ
    LECTURE
    (Cours Préparatoire)


    QUỐC VĂN
    GIÁO-KHOA THƯ

    (Lớp Dự-Bị)


    (Sách này do Nha Học-chính Đông-Pháp đã giao cho ông
    TRẦN-TRỌNG-KIM, ông NGUYỄN-VĂN-NGỌC, ông ĐẶNG-ĐÌNH-PHÚC
    và ông ĐỖ-THẬN soạn)


    NHA HỌC-CHÍNH ĐÔNG-PHÁP
    XUẤT BẢN
    1948


    Thực hiện ebook: tducchau (TVE-4U)
    Ngày hoàn thành: 30/03/2014
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link



    MỤC LỤC

    1. Tràng học vui.
    2. Ngày giờ đi học.
    3. Đi học để làm gì.
    4. Lịch sử nước ta.
    5. Khuyên hiếu đễ.
    6. Mau trí khôn.
    7. Người ta cần làm việc.
    8. Làng tôi.
    9. Chọn bạn mà chơi.
    10. Khuân tảng đá.
    11. Ông tôi.
    12. Bà ru cháu.
    13. Cây sen.
    14. Truyện hai chị em bà Trưng.
    15. Truyện người thừa cung.
    16. Đồ làm ruộng.
    17. Bịnh ghẻ.
    18. Bịnh ghẻ (tiếp theo).
    19. Học trò chăm học.
    20. Học trò lười biếng.
    21. Chữ nho.
    22. Nên giúp đỡ lẫn nhau.
    23. Lễ phép với người tàn tật.
    24. Cày cấy.
    25. Truyện ông Ngô quyền.
    26. Mây và mưa.
    27. Thợ làm nhà.
    28. Chăn trâu.
    29. Vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Hà Nội.
    30. Chỗ quê hương đẹp hơn cả.
    31. Ngoan được khen, hư phải chê.
    32. Con ong.
    33. Ông Trần Quốc Tuấn.
    34. Mấy lời khuyên về vệ sinh.
    35. Ngày giỗ.
    36. Bữa cơm ngon.
    37. Ông Lê Lai liều mình cứu chúa.
    38. Tối ở nhà.
    39. Con cò mà đi ăn đêm.
    40. Ta không nên ngã lòng.
    41. Truyện gươm thần của vua Lê Lợi.
    42. Cái cày.
    43. Con trâu.
    44. Con chim với người làm ruộng.
    45. Vua Lê Thánh Tôn.
    46. Kính trọng người già cả.
    47. Lòng thương kẻ tôi tớ.
    48. Học trò biết ơn thầy.
    49. Các khoa thi.
    50. Học thuộc lòng.
    51. Làm người phải học.
    52. Chùa làng tôi.
    53. Một kẻ thoán nghịch: Mạc Đăng Dung.
    54. Mưa dầm gió bấc.
    55. Cơn mưa.
    56. Đứa bé và con mèo.
    57. Ông Nguyễn Kim.
    58. Trang sức.
    59. Ăn mặc phải giữ gìn.
    60. Một cái thư.
    61. Ông tổ sáng nghiệp ra nhà Nguyễn: Ông Nguyễn Hoàng.
    62. Thư gửi mừng thầy học.
    63. Cái cò, cái vạc, cái nông.
    64. Chim Sơn ca.
    65. Lũy Đồng Hới.
    66. Con chuột.
    67. Ở sạch thì không đau mắt.
    68. Lý trưởng làng ta.
    69. Cố Alexandre de Rhodes và việc đặt ra chữ quốc ngữ.
    70. Tuần phu.
    71. Thú thật.
    72. Đi câu.
    73. Vua Gia Long.
    74. Người đi cấy.
    75. Da.
    76. Người ta cần phải vận động.
    77. Ông Bá đa Lộc.
    78. Ba thầy thuốc giỏi.
    79. Phải có thứ tự.
    80. Rau muống.
    81. Ông Phan Thanh Giản.
    82. Bắp ngô.
    83. Gừng và Riềng.
    84. Chuyện ông Tử Lộ.
    85. Giặc khách ở Bắc Việt.
    86. Phải bạo dạn mới được.
    87. Chuyện Sơn tinh Thủy tinh.
    88. Anh em phải hòa thuận.
    89. Bịnh chó dại.
    90. Nước có trị thì dân mới an.
    91. Đền Ngọc Sơn ở Hà Nội.
    92. Thành phố Sài Gòn.
    93. Không đánh đáo.
    94. Tiếng động ban đêm.
    95. Gió.
    96. Các lăng tẩm ở Huế.
    97. Công nghệ.
    98. Phải tuân theo pháp luật.
    99. Người đi buôn thật thà.
    100. Hà Nội kinh đô mới ngày nay.
    101. Chơi đùa không phải là vô ích.
    102. Ông vua có lòng thương dân.
    103. Mặt trời.
    104. Đường xe lửa chạy suốt xứ Đông Dương.
    105. Mặt trăng.
    106. Các cách đi thủy đi bộ.
    107. Cối giã gạo.
    108. Cuôc dẫn thủy nhập điền.
    110. Nhà ở phải sạch sẽ và có ngăn nắp.
    111. Các tinh tú.
    112. Công việc của người làm ruộng.
    113. Viện Pasteur.
    114. Nghỉ hè.
    115. Ông già với bốn người con.
    116. Người khôn hơn loài vật.
    117. Trường Đại học.



    - Link file .pdf Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    - .prc
     
  10. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Em xin trả lời bác phuongeuh.
    Trong bài em viết không có chỗ nào là khen nền giáo dục xưa là tốt, không chê nền giáo dục nay là dở, em chỉ khen quyển sách đó hay thôi ạ, bác có đồng ý với em cuốn đó hay không ? em tin là có.
    Bác bảo học giỏi hay kém 90% là ở mình, em thì không nghĩ như bác, và cho rằng nền giáo dục tốt là điều cực kỳ quan trọng. Thầy dở, sách dở thì em hỏi bác lấy đâu ra người tốt, không nói giỏi như ý bác đâu nhé. Tuổi ấu thơ như trang giấy trắng ý, bôi đen rồi thì sau này mấy người không đen. Em năm nay tròn 10 tuổi âm lịch, thầy cô em học từ mẫu giáo tới hết đại học, người em tôn trọng đúng nghĩa thầy cô đếm không quá 10 đầu ngón tay, ít quá phải không bác, em thì mong sao số đó nhiều hơn nhưng sự đời thường không như mong ước, những người còn lại tư cách thế nào bác cũng đoán ra rồi.
    Trong đạo đức không có giỏi hay kém, giáo dục con người thành Người hay không mà thôi.
    Đọc một cuốn sách em chỉ muốn học hỏi những điều hay lẽ phải trong đó, không quan tâm nhiều là của thầy Khổng Tử hay bác nông dân viết ra, tên tác giả hay chế độ in ra nó chỉ là tham khảo, còn tốt xấu của chế độ đó thì em không dám bàn đâu ạ.
    Kính bác.
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/1/15
    tamasan and nguyenhai123 like this.
  11. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Chào anh tducchau, lâu ngày em không vào TVE-4U, thấy anh cùng thầy goldfish hoàn thiện cuốn đó em vui quá.
    Kính chúc thầy goldfish, anh tducchau, cùng toàn thể thành viên diễn đàn TVE-4U mạnh khỏe, tâm an lạc.
    Em có ý kiến này mong anh giúp cho.
    Khi nào anh hoàn thiện Quốc Văn Giáo Khoa Thư gồm ba cuốn là:
    1. QVGKT cho Lớp Sơ Ðẳng, Lecture Cours Elémantaire; (83 bài)
    2. QVGKT cho Lớp Dự Bị, Lecture Cours Préparatoire; (117 bài)
    3. và Luân Lý Giáo Khoa Thư cho lớp Ðồng Ấu, Morale Cours Enfantin. (50 bài)
    có cả những đoạn giả thích như này của thầy goldfish
    Có lẽ nên sửa lại như vầy cho rõ hơn:

    Trường Làng có 3 cấp lớp là Lớp Ðồng Ấu quen gọi là Lớp Chót (Cours Enfantin), Lớp Dự Bị/gọi là lớp Nhì trường Làng (Cours Préparatoire) và Lớp Sơ Ðẳng/gọi là lớp Nhứt trường Làng (Cours Elémentaire); tương đương lớp Năm, Lớp Tư và Lớp Ba (ngày nay là Lớp 1, Lớp 2 và Lớp 3).

    Xin đừng lầm lớp Nhì trường Làng và lớp Nhứt trường Làng với lớp Nhì của bậc Tiểu học và lớp Nhứt của bậc tiểu học, tức Cours Moyen (lớp Trung Đẳng hay lớp Nhì) và Cours Supérieur (lớp Cao Đẳng hay lớp Nhứt). Hồi xưa ở bậc Tiểu học còn có một lớp nữa, tức Cours Certifié (lớp Tiếp Liên). Những học sinh đã thi đậu bằng Tiểu học nhưng lại không trúng tuyển vào Première Année (Đệ Nhứt niên, sau gọi là lớp Đệ Thất, nay là lớp 6) của bậc Trung học thì có thể xin học lớp Tiếp Liên để năm sau thi tuyển vào Première Année.

    nữa để người sau đọc thêm hiểu.

    Anh làm cho em xin 1 bản để em in thành sách, cho trẻ nhà em học.
    Cảm ơn anh.
     
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Đổ lỗi cho ai cái tình trạng này hả bạn? Trách nhiệm của ngành giáo dục có nhiều không?

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nhìn nội dung của mấy cuốn sách trên, thấy rất cụ thể thiết thực chứ không giả dối như nền giáo dục kỳ quái nào đó.
     
  13. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Gửi anh tducchau.
    Em đã tải cả 3 bản pdf ở trên về và in thử, nhận thấy có tí vấn đề mong anh chỉnh giúp.

    Mục lục không có số trang, trang sách không có số trang nên rất khó khi tìm bài.
    Anh chỉnh giúp em sao cho giữa các dòng trong cùng 1 bài không có dòng trắng, khoảng cách giữa 2 bài là 2 dòng trắng, phần giải nghĩa trong bài cách nội dung bài 1 dòng trắng. Ví dụ như 2 bài này:

    79. Chợ Lớn.
    Ở Nam Việt đất xốp và hay lún. Người ta vận tải những đồ vật nặng có phần khó khăn và nhất là làm đường xe lử lại càng khó lắm. Cho nên sự giao thông và vận tải đều đi đường thủy cả. Ở gần Sài Gòn, hai bên bờ Rạch Ông, người đi kẻ lại tấp nập lạ thường. Trên phía bắc là chỗ tàu thủy đậu, hàng hóa chồng chất ngổn ngang. Dưới phía nam là nơi ghe mành đậu liên tiếp với nhau, dài kể đến một ngàn thước tây, cột buồm lô nhô chen chúc thật là nhiều. Đi quá chỗ ấy rồi cứ theo rạch Ông quanh co ở miền đồng điền, một lát, thì đến những nơi có làng xóm sầm uất. Đi khỏi chỗ đó thì trông thấy Chợ Lớn. Ở Chợ Lớn thì nhan nhản những nhà cao cửa lớn, người đi lại đông đúc như kiến, trên bờ, dưới bến xôn xao nhộn nhịp, mà phần nhiều là khách trú cả.

    Giải nghĩa.
    - Đất xốp = đất không chắc. - Tấp nập = nhộn nhịp. - Ngổn ngang = bừa bãi, không
    có thứ tự. - Xôn xao = ồn ào những tiếng người.
    mành = bầu. - sầm uất = đông đảo.


    80. Cách giao thông.
    Trong một nước, cách giao thông có tiện lợi, nghĩa là hàng hóa vận tải có dễ dàng thì kỹ nghệ, thương mại mới phát đạt được. Ở xứ ta từ khi người Pháp sang đến giờ, đường sá mở thêm ra nhiều, sửa sang sạch sẽ hơn trước. Lại thêm ra nhiều cách vận tải, như: tàu thủy, xe lửa, xe điện, xe hơi và đặt dây thép, dây nói ngầm dưới bể, để thông tin tức đi các nơi cho tiện và mau. Lại có máy bay có thể chở được cả hành khách và thư từ, và vô tuyến điện để thông tin đi các nơi thật nhanh nhẹn, thật tiện lợi, nhất là cho các tàu đi ngoài biển. Nhờ có vô tuyến điện cho nên nhiều khi tàu bị nạn ở giữa biển có thể báo tin để cầu cứu được.

    Giải nghĩa.
    - Thân hào = những người giàu sang trong hạt. - Đại biểu = người thay mặt. - Điếu
    tang = bài văn viếng. - Lâm chung = lúc hấp hối, sắp chết. - Hạ huyệt = để xuống hố.
    Bản = bổn.

    Em gà tin học lắm, mong anh giúp đỡ.
     
    tducchau thích bài này.
  14. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ... !?! :(! tducchau còn 'vịt' hơn tauvequehuong về 'cái' vụ tin học nhiều! :(!
    Tuy nhiên, có thể, mình 'trâu bò' hơn bạn chút ít về xử lý văn bản! :)! ...
    Phần 'dê ngỗng' thực hiện 'thử xử" theo ý bạn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (.doc) và Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link :)! (.pdf)
    tauvequehuong check lại coi đã 'mãn nhãn' chưa nha! :)! Rùi, mình làm tiếp ... !
    Thân mến.
    tducchau,
    (nt: Nói nào ngay! mình luôn 'di ứng' với cách trình bày 'dính cục' như vầy! :)!)
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/4/14
    cungcung and goldfish like this.
  15. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Anh trình bày như bản này là em thích rồi. Giờ còn chỉnh tí này nữa là em in được rồi.
    Mong anh chỉnh giúp:
    Em muốn in cả 3 quyển này vào 1 quyển để đỡ bị thất lạc.
    1. Trang đầu anh làm cho em mấy chữ '' QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ"
    2. Trang 2 là đoạn:

    Quốc Văn Giáo Khoa Thư gồm ba cuốn là:

    1. QVGKT cho Lớp Sơ Ðẳng, Lecture Cours Elémantaire; (83 bài)

    2. QVGKT cho Lớp Dự Bị, Lecture Cours Préparatoire; (117 bài)

    3. Luân Lý Giáo Khoa Thư cho lớp Ðồng Ấu, Morale Cours Enfantin. (50 bài)

    Ngày 21-12-1917, Toàn Quyền Ðông Dương ban hành qui chế Cải Cách Giáo Dục, theo đó giáo dục Tiểu Học chia ra 3 cấp: cấp Sơ Học mở ra ở làng/gọi là trường làng, cấp Tiểu Học mở ra ở tỉnh gọi là trường Tỉnh, và cấp Cao đẳng Tiểu học chỉ mở ra ở trung tâm lớn.


    Trường Làng có 3 cấp lớp là Lớp Ðồng Ấu quen gọi là Lớp Chót (Cours Enfantin), Lớp Dự Bị/gọi là lớp Nhì trường Làng (Cours Préparatoire) và Lớp Sơ Ðẳng/gọi là lớp Nhứt trường Làng (Cours Elémentaire); tương đương lớp Năm, Lớp Tư và Lớp Ba (ngày nay là Lớp 1, Lớp 2 và Lớp 3).

    Xin đừng lầm lớp Nhì trường Làng và lớp Nhứt trường Làng với lớp Nhì của bậc Tiểu học và lớp Nhứt của bậc tiểu học, tức Cours Moyen (lớp Trung Đẳng hay lớp Nhì) và Cours Supérieur (lớp Cao Đẳng hay lớp Nhứt). Hồi xưa ở bậc Tiểu học còn có một lớp nữa, tức Cours Certifié (lớp Tiếp Liên). Những học sinh đã thi đậu bằng Tiểu học nhưng lại không trúng tuyển vào Première Année (Đệ Nhứt niên, sau gọi là lớp Đệ Thất, nay là lớp 6) của bậc Trung học thì có thể xin học lớp Tiếp Liên để năm sau thi tuyển vào Première Année.

    Chú thích: Goldfish và tducchau


    3. Trang 3 là
    QVGKT cho Lớp Sơ Ðẳng trang số ?
    QVGKT cho Lớp Dự Bị trang số ?
    Luân Lý Giáo Khoa Thư cho lớp Ðồng Ấu trang số ?

    4. Từ trang 4 chở đi là nội dung 3 quyển sách được trình bày như cách anh vừa làm.

    Thế là em in được quyển sách hay rồi. Xin cảm ơn.
     
  16. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nói thật, trình bày chưa đạt:
    - Chú thích đánh kiểu thủ công nên lộn xộn, (cần dùng tổ hợp Ctrl+Alt+F để làm chú thích), à, còn thiếu chú thích số 15.
    - Cần căn lề cả bên phải
    - Nên tạo format file có cách khi xuống dòng, không phải cách 1 dòng mà là dùng chức năng paragraph của word.
    - Mục lục nên chọn kiểu có dấu .............. đến số trang cho tiện đối chiếu.

    Tôi mới thử làm lại có làm đến chú thích số 14 để bác tducchau tham khảo xem sao. Link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Về cách trình bày file pdf, hồi trước tôi có làm một ebook rất kỹ càng, có thể tham khảo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Có gì cần trao đổi thêm về kỹ thuật, tôi sẵn lòng tham gia bàn bạc.
     
    tducchau and tauvequehuong like this.
  17. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Em nghĩ bác tducchau cũng biết cách làm chú thích kiểu như bác 4DHN nói.
    Trình bày theo cách cổ ( bác tducchau ) hay kim ( bác 4DHN ) cũng đều có cái hay cả.
    Các bác làm cho em xin bản để in với.
    Xin cảm ơn các bác.
     
    tducchau thích bài này.
  18. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Hôm nay thấy 3 cuốn này dạng scan, vui quá.

    Bác nào thích mang về thưởng thức nhé.

    mediafire.com/view/kotdo3xqudv61jz/1_Quoc_van_giao_khoa_thu__Lop_dong_au.doc

    mediafire.com/view/n1dpy8abvc78nkr/2_Quoc_van_giao_khoa_thu__lop__du_bi.doc

    mediafire.com/view/nqhy8hh09i8ztfl/3_Luan_Ly_Giao_Khoa_Thu__Lop_so_dang.doc

    Xin cảm ơn các bác đã scan và chia sẻ cuốn sách tuyệt vời này.

    Hihi.
     
    dellhp, HungQuynh, ai0ia and 5 others like this.
  19. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Em chưa đọc kỹ lắm. Nhưng xem qua, Sách ngày xưa hay quá. So với sách giáo dục cd bọn trẻ đang học bây giờ đúng là... cảm ơn a goldfish. Tdchau nhiều
     
    tducchau thích bài này.
  20. sơn vô đối

    sơn vô đối Mầm non

    Ý bạn là nền giáo dục nào ?
     
Moderators: dragonking91, mopie

Chia sẻ trang này