Chính trị Quỷ Cốc Tử - Mưu lược toàn thư

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 15/1/20.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    [​IMG]
    QUỶ CỐC TỬ MƯU LƯỢC TOÀN THƯ
    Tác giả:Chiến quốc: Quỷ Cốc Tử
    Nhà xuất bản:Thời đại
    Số trang: 350
    Năm xuất bản: 2010
    Công ty phát hành: Nhà sách Minh Lâm



    Staff: tve
    @rito_1522
    @Rafa
    @V/C
    @suongdem
    @Missfly82
    OCR, ebook: tna
    Soát lỗi: @tracthanh
    Soát lần 2 bằng từ điển: tna


    "Quỷ Cốc Tử Mưu Lược Toàn Thư" - Kiệt tác hàng đầu thế giới dưới cái nhìn hiện đại; Bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa truyền thống Trung Hoa; Bộ kỳ thư văn hóa phương Đông độc đáo và mang đậm sắc thái thần bí; Tác phẩm kinh điển hội tụ trí tuệ xưa, được mệnh danh là "Trí tuệ kỳ thư".
    "Quỷ Cốc Tử Mưu Lược Toàn Thư" nghiên cứu trí tuệ quyền thuật và mưu lược trong xã hôi cổ đại. Cao Tự Tông đời Tống đã từng ca ngợi rằng: "Những mưu trí, thuật số, cách ứng biến của cuốn sách này, là tiêu chuẩn của người thời Chiến Quốc"; là "Kiệt tác của một thời".
    "Quỷ Cốc Tử Mưu Lược Toàn Thư" và "Binh Pháp Tôn Tử" đều được mệnh danh là "Thánh điển binh thư", trong đó "Binh pháp Tôn Tử" thiên về chiến lược tổng thể, còn "Quỷ Cốc Tử Mưu Lược Toàn Thư" lại thiên về kỹ xảo chiến lược tấn công, do đó hai cuốn sách này có thể sử dụng bổ trợ cho nhau.
    "Quỷ Cốc Tử Mưu Lược Toàn Thư" là sự hội tụ kiến thức xã hội chính trị thâm thúy, tài năng hùng biện cao siêu và quyền thuật mưu lược xuất sắc, nó mang ý nghĩa chỉ đạo sâu sắc cho người đời sau trong đối nhân xử thế, cũng như trong chính trị, thương trường. Có thể nói, giá trị của nó tồn tại mãi mãi.
    "Quỷ Cốc Tử Mưu Lược Toàn Thư" là tác phẩm duy nhất của phái Tung Hoành còn tồn tại tới ngaỳ nay, tiên phong trong việc sáng tạo ra thuật du thuyết Trung Quốc, từng được mọi người lý giải và vận dùng từ nhiều góc độ khác nhau.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 17/1/20
  2. maidorim

    maidorim Guest

    Cậu thiết kế đẹp quá. :D
    Cơ mà như này lên Kindle cũng như không. :(
     
    Last edited by a moderator: 10/2/20
    tran ngoc anh thích bài này.
  3. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Trên kindle bị mất màu phải hơm :D
     
    chuongnguyentd thích bài này.
  4. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    @tracthanh cảm ơn bạn rất nhiều nha, cuốn này nguồn chụp rất xấu mà bạn soát tương đối kỹ luôn. Khiến cho việc biên tập của mình quá khỏe.
    Tác phẩm này cũng không biết có phải do chính Quỷ Cốc viết hay không, hậu thế chắc thêm thắc vô nhiều. Nhưng cách trình bày thì ổn, một đoạn phiên âm, có chú giải, một đoạn dịch nghĩa rồi thêm ví dụ thực tiễn. Nhưng các ví nhiều khi cũng không bám sát mưu lược, vì tình hình thực tế nó làm cho biểu hiện khác đi.
    Cũng có thể do diễn giải không chính xác vì cổ văn xúc tích hàm nghĩa rất rộng, vì thời đó từ vựng ít mà ý biểu đạt thì nhiều.
    Nếu không hiểu Hán văn thì đọc phần dịch nghĩa với điển cố thì ổn, không nên cố đọc phiên âm với chú giải chi cho phí.
    Phần đầu mà cũng là phần quan trọng nhất của sách gắn liền với học thuyết âm dương, không biết Quỷ Cốc có phải là một trong những người sáng tạo ra học thuyết này hay không, nhưng mà nghe đâu âm dương do ông khác, có thể nên xét đến công nhận thêm ông này.
    Về ông Quỷ Cốc này mới thấy đúng là trùm cuối thường là mấy ông ẩn cư viết sách, chỉ đạo đàn em đi làm công chuyện cho mình, không có cao nhân nào tự tay làm cả, âu cũng là cái bệnh chung của những người có nhiều IQ ít EQ, suy nghĩ nhiều, không giỏi tiếp xúc, biết điểm yếu của mình nếu tự làm có thể không nên chuyện nên huấn luyện đệ tử cho nó đi lập công danh, nó lập được thì mình nổi tiếng còn hơn nó nữa :D
    Những anh tài giỏi thật sự tự làm tự chịu, thất bại âu cũng vì không biết thời biết thế. Lập công danh cốt cũng chỉ ghi tên vào sử sách, thực lộc có được cũng có đem xuống mồ được đâu, chỉ có tên tuổi là được ghi nhớ thôi.
     
  5. btaly002

    btaly002 Mầm non

    Hì, mình thấy chết rồi rồi lại sanh ra, xong lại già lại bệnh lại chết tiếp, nên mình thấy có tên tuổi xong rồi thì cũng có bổ béo, giúp ích được gì đâu. Người đời họ nhìn vào thì họ có lời khen xen lẫn lời chê chứ đâu có toàn khen. Mà khen thì cũng nghe vui vui tai rồi thôi, và chê thì nghe phiền phiền lòng ít ít rồi cũng thôi. Rốt cuộc, ai ai cũng phải quay về cuộc sống người nấy, sống trong cái tâm của người nấy. Có tên tuổi rồi rốt cuộc mình cũng đâu được ai quan tâm lâu đâu, họ để ý chút ít rồi chẳng để ý nữa, bởi vì ai cũng có chuyện riêng tư của mình cần phải giải quyết, tâm tư đâu mà đem đặt vào cuộc đời người khác. Có phải chăng ?

    Hì,

    Suy cho cùng, người sống trí tuệ, đức hạnh mà không cầu cái "thực lộc" thì cũng có người tán thưởng đấy, nhưng nếu sống thiện lành mà chẳng cầu tên tuổi, danh tiếng thì mới tuyệt.

    Vậy mà tới đây cũng chưa xong đâu, còn phải tiếng xa hơn nữa.

    Mình nghĩ, cái cuộc đời này nó vô nghĩa lắm, cái tưởng đáng cầu lại thực ra chẳng đáng cầu, ngọt thì ít mà đắng thì nhiều, rốt cuộc, chỉ có Đức hạnh, Lòng yêu thương và sống Trong sạch thì mới làm cho cái cuộc đời này có ý nghĩa được thôi.
     
  6. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    @btaly002 không biết bạn có thích Khắc Kỷ không? Bạn trình bày rất giống Khắc Kỷ luôn đó.
    Ông bà có câu “Cọp chết để da con người ta chết để tiếng mà” trước tiên để tiếng cái đã :D
    Xuyên suốt lịch sử, những người vừa để được tiếng của giúp ích, dẫn dắt đồng loại tìm cái sự đức hạnh, không cầu thực lộc cũng chỉ có mấy người thôi.
     
    hoangdinhvan101 thích bài này.
  7. btaly002

    btaly002 Mầm non

    Hì,

    Mình biết Khắc kỷ, mình thấy Khắc kỷ khá hay và mình biết có ông Julius Caesar - vua của La Mã sống nương vô Khắc kỷ,
    Nhưng mình thấy không bằng ông Phật vì ông Phật chả thèm làm vua, bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con thơ mà đi khất thực (xin ăn), cầu thoát khổ. Mình thấy ông Phật tự tại hơn.

    Phần mình, mình thích Phật Pháp Nguyên Thủy của Thầy Thông Lạc hơn và mình hiện là Cư sĩ nương tựa theo Pháp ấy của Thầy.

    Hì
     
  8. babylon

    babylon Lớp 4

    Thực ra Tôi thấy mọi Người đều có mục đích lẽ sống riêng ! Lo ngại nhất là thiếu chí cầu tiến hay mục đích ! Nó làm mục rỗng con người từ bên trong .
    Việc lo cân bằng thân tâm hay kinh tế ; khoa bảng tất cả đều đáng trân trọng .
    Nếu Ta cho rằng Nên thế này nên thế kia là vẫn trong cái vòng nhị nguyên ! Việc nhân ra Giá trị của cuộc sống thứ mang được và không mang được cho Ta cái nhìn đúng . Còn Người khác mưu cầu gì không Phải việc của Ta ! Nếu Họ muốn Họ sẽ tìm thấy con đường Ta không cần chỉ cho Họ ; Họ theo đuổi gì không làm cho Họ tốt đẹp hơn hay xấu đi cả ! Nhưng chính cái lựa chọn trong Phạm trù Đạo đức hay Nhân tính mới Nói lên Tất cả !
     
  9. btaly002

    btaly002 Mầm non

    Hì,

    Cái nhị nguyên xưa nay vẫn hay bàn mà đâu có ai đi ra khỏi được nó đâu bác. Em thấy người ta bàn luận muốn đi ra khỏi cái nhị nguyên là người ta muốn một bước lên mây, chứ không muốn đi từng bước từng bước bác ạ, em nghĩ thế.

    Hì,

    Em nghĩ là, con người chúng mình được sinh ra với cái trí tuệ, có tư duy cụ thể, rõ ràng, nên cũng phải phân biết được cái nào không nên làm và cái nào nên làm chứ bác. Em thấy, ở loài vật cũng có cái tâm vô phân biệt đó chứ. Có phải loài chó đại tiện, tiểu tiện ngoài đường và còn hành dâm trước thiên hạ nữa, có phải vậy không bác? Vậy là loài vật là thoát được nhị nguyên rồi, mà loài người thì chưa. Gì kì vậy, sao chấp nhận được, đúng không bác ?

    Hì, em nghĩ các vị nói về vô nhị nguyên thì phải rõ ràng là vô nhị nguyên như nào chứ. Bàn thế này người ta tu thành động vật hết à ?

    Theo em nghĩ, cái người mà đặng được cái tâm không phân biệt thì cái tâm người ấy phải có Trí tuệ Nhân quả để thấy được cái trùng trùng phức tạp của thế gian, cộng thêm một lòng từ bi rộng lớn, biến mãn khắp nơi thì mới thực hiện được cái yêu thương bình đẳng, cái trí vô phân biệt ấy bác ạ.
    Mà nếu muốn có được cái Trí tuệ như thế, có cái lòng từ bi như thế thì phải đi có lớp có lang, có phương pháp thực hành cụ thể, từng bước rõ ràng chớ đâu có lý thuyết suông được, đúng không bác ?

    Hì,

    Em thấy các bậc tôn túc tu hành mà bàn về nhị nguyên thì tức là các vị ấy muốn một bước lên mây rồi, tưởng tượng cái tâm của người Giác ngộ xong lấy đó ra bàn luận chơi chơi chứ chẳng biết đường nào, phương pháp nào để thực hiện được. Song sau đó lại đi giảng dạy, viết sách suông, làm ảnh hưởng đến dân chúng ưa học hỏi quá. Thiệt là ghê gớm và nguy hiểm.

    Và em rất thích cái sự đề cao Đạo Đức, Nhân Cách của bác. :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/1/20
    tư mã dự and ngochiep13 like this.
  10. babylon

    babylon Lớp 4

    Sự tưởng tượng - hay quán tưởng về bất nhị khác với trải nghiệm !
    Và muốn trải nghiệm thì Do căn Duyên hay hành trì Thiền Định !
    Đâu có Ai ra khỏi là Bạn chưa gặp chứ không Phải không có !
    Dòng truyền thừa xưa nay vốn chưa hề đứt đoạn !
    Xưa nay Đạo đức luôn được coi trọng ! Nơi nào xa rời Đạo đức nơi Ấy gần sự Diệt vong hơn bao giờ hết !
    Tâm thức dại khờ trống rỗng khác với Bất nhị ! Đại đồng ! Bạn lấy vd chó - mèo là chưa Hiểu Tâm thức!
    Tâm thức Bất nhị không phải là phần thưởng nên Ta không cần thành thế này thế kia ...Xưa nay không khác là Bất nhị !
    Người Ta họa gió họa mây chứ Họa Không hai là Lấy tay chỉ trăng !
    Những Người Bạn gặp không phải tất cả thế giới !
    Nếu Ta cho rằng Ta thấy tất cả - Tất cả là vậy là đang nhầm lẫn ! Ta không phải thế giới !
     
  11. babylon

    babylon Lớp 4

    Bất nhị - Nhất Tâm - Niết bàn - Không hai - Ta là cái đó ...Không ai gọi là Vô nhị nguyên - Gạt bỏ nhị nguyên không phải là bất nhị ! Bất nhị là như thế ! Phải như thế !
    Vô nhị nguyên là hành động!
    Thấy như vậy ! Y thị mới là bất nhị ! Mong Bạn gặp Thầy để khai mở nhiều hơn !
     
  12. btaly002

    btaly002 Mầm non

    Như vầy là không được đâu bác ạ. Em thấy bác nói chuyện trên trời như thế này mà cứ tin, cứ tu theo cái chỗ đó là không có được.
    Người ta tu xong rồi người ta thấy thấu suốt, thực tế, rõ ràng, cụ thể thì mình mới dám nương vô mà tu theo. Cái chỗ Thầy của bác như này sao mà dám đi ra dạy người ta không biết. Cái kiến thức này là cái kiến thức tưởng giải, do nhập định Tưởng mà xuất ra những cái kiến thức này.
    Thực sự chúng không có dạy cái gốc của đạo Phật là diệt tham sân si, mà cứ dạy người ta vô cái Thiền Tưởng. Thiền quá trời Thiền mà tham sân si vẫn hoàn tham sân si, nói pháp thì ào ào mà giải thoát sinh tử thì không có giải thoát sinh tử được.
    Bác ước mong cho em là cái tâm yêu thương của bác, em rất là quí, nhưng mà em khuyên bác chân thành thế này, bác coi lại giúp em, cái điều bác đang biết đang tin theo nó có rõ ràng, cụ thể, thực tiễn hay không, có áp dụng vào đời sống con người, xã hội, thế giới được hay không.
    Chứ bác nói pháp kiểu này thì nói đâu đâu trong cái cõi tưởng tri của bác chứ có ai hiểu bác đang nói cái gì đâu.
    Bác xem lại giúp em và nương cho đúng người, đi cho đúng lối.
    Em cám ơn bác.
     
  13. babylon

    babylon Lớp 4

    Đạo bất đồng bất đồng Đạo ! Chừng nào bạn hiểu Tâm thức - Vô ngã Giới - Các tầng bậc sẽ hiểu những gì Tôi nói ! Còn giờ Bạn vẫn chưa phân biệt được ! Tạm biệt !
    Ngay ví dụ Bạn Nêu ra là đã không phân biệt Tâm thức của từng cảnh giới - Từng nẻo luân hồi !
    Ngay cả Bạn cho rằng xưa nay chưa có Ai nhập cảnh giới ấy cũng vậy !
    Tất cả là Duyên phận !
    Những thứ Tôi nói có năm 3 dòng mà Bạn cho là Mây gió trăng hoa ! Thì chắc chắn những thứ khác Bạn không lãnh Ngộ được !
    Thiền là gì :" Không ngoài đi đứng nằm ngồi " - Nên kết thúc ở đây .
    Thầy Tôi không dạy thiền tưởng ; Thầy Tôi dạy buông bỏ ; Người ta dạy quán Tâm - Thầy Tôi dạy nguyên nhân khổ não và cái cần để thực sự bình yên ;những gì Bạn nói là xã hội cộng đồng nên không đại diện cho bất cứ Ai . Nên đó là cái nhìn nhỏ hẹp - cái Bạn đang vướng
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/1/20
    Đoàn Trọng thích bài này.
  14. babylon

    babylon Lớp 4

    CÕI SÚC SANH
    Cõi súc sanh mang đặc trưng thiếu vắng óc hài hước vui vẻ. Chúng ta thấy rằng chúng ta không thể an trụ một cách bình đẳng trung lập trong linh quang, nên chúng ta bắt đầu đóng vai điếc và câm, diễn trò ngu muội một cách thông minh, điều này có nghĩa rằng ta hoàn toàn che dấu ý thức hài hước, một lĩnh vực của sự thể hiện tâm lý. Đặc trưng của súc sanh là không thể cười vui hay cười chế nhạo, súc sanh cũng biết vui mừng, biết đau đớn, nhưng bằng cách nào đó, chúng không biết mỉa mai hay hài hước. Trong khuôn khổ một tôn giáo, ta có thể phát triển điều này bằng cách đặt lòng tin vào các giáo điều triết học hay thần học, hay – không chút nghi ngờ – chỉ một mực giữ lòng tin một cách khư khư không thay đổi, quá thực tế. Một mẫu người như vậy có thể rất kiên định trong công việc, rất giỏi, rất thành công và hoàn toàn bằng lòng với mình. Đó như là một nông dân chăm chút công việc đồng áng, rất thạo việc, luôn luôn giữ tính cách cởi mở, hiệu quả, sáng suốt ; hay một người điều hành một công ty kinh doanh hay một người cha trong gia đình, sống cuộc sống hạnh phúc, đảm bảo, có tương lai trong tầm tay, mọi sự đều thực tế, không có một chỗ nào cả để cho sự huyền bí can dự vào. Nếu ông ta muốn mua món đồ dùng mới thì đã có những chỉ dẫn sử dụng rõ ràng. Nếu gặp việc rắc rối ông ta sẽnhờ cậy vào cảnh sát, luật sư, hay cha cố nhà thờ ; nghĩa là tất cả những người lành nghề trong lãnh vực chuyên môn – và họ cũng rất an tâm thoải mái trong công việc của họ. Mọi sự đều hoàn toàn trong tầm tay, hợp lý và đồng thời được tiến hành như một cái máy – đâu vào đó sẵn sàng. Họ không quen thiếu, không quen bất ngờ nên nếu có một tình huống không tiên liệu trước đột nhiên xảy đến thì họ hoang tưởng là bị đe dọa. Nếu có người không đi làm, trông có vẻ khác, có một cách sống khác thường, thì đích thị sự hiện diện của con người như vậy bản thân đang bị đe dọa. Bất kỳ sự việc gì có tính cách bất ngờ. Bất kỳ sự việc gì có tính cách bất ngờ đều đe dọa cung cách ổn định đó. Cho nên, rõ ràng là thái độ cứng ngắt, chừng mực, không có óc khôi hài là đặc trưng cõi súc sanh.
    Trích Tử thư Tây Tạng - Đại giải thoát thông qua sự nghe trong BARDO
     
    tư mã dự and tran ngoc anh like this.
  15. btaly002

    btaly002 Mầm non

    Được rồi, nếu bác nói không hài hước, không khôi hài thì bị sanh vào cõi súc sanh, và nếu có hài hước, khôi hài thì không bị sanh vào cõi súc sanh thì mời bác xem video sau: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link từ 18:10 đến 18:55.
    Sau đó bác lấy nhân quả mà quán xét xem tình huống hài hước này là sau này đi về cõi nào.

    Đạo Phật là đạo biết cái khổ, chấp nhận cái khổ nhưng không phải để bi quan, yếm thế bỏ đời, trốn khổ, mà là để chúng ta nghị lực, vươn mình để vượt khổ, chuyển hóa nhân quả, xoay chuyển nghiệp lực, chiến thắng giặc sanh tử, dự vào từ trường bất động, thanh thản, an lạc, vô sự - nơi không có một cái khổ nào có thể chen ngang dù chỉ là một phút giây.
    Cái đó là những cái quả rất thiết thực của đạo Phật dành cho LOÀI NGƯỜI.

    Tu mà biết nhân quả như trong lòng bàn tay thì xoay chuyển nó quá dễ dàng, quá khỏe khoắn, vậy thì có lo gì mà bác không được vui vẻ, không được hạnh phúc. Hì, bác chớ lo.

    Bậc Anh hùng thì phải chấp nhận thực tại để mà bước đi và chuyển hóa, chứ không có nương vô Thiền để tìm cái hỷ lạc tưởng, tìm cái chỗ nấp để hưởng cái an an, có phải không bác ?
    Nhờ biết pháp chuyển hóa thì ra sức chuyển hóa rồi đến một ngày nghiệp lực sẽ bị chuyển hóa đi hết sạch, lúc ấy quả lành sẽ mở rộng vòng tay với bác như bà con quyến thuộc đón chào bác từ phương xa về lại quê nhà vậy.
    Như vậy là bác an vui một cách hết sức hồn nhiên rồi, tâm hồn phóng khoáng như hư không, trắng bạch như vỏ ốc, tự tại bước ra khỏi sanh tử. Tất cả là nhờ bác dám chấp nhận thực tại bằng ý thức, chứ không phải bằng tưởng thức, bác hãy nên nhớ lấy điều đó.
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/1/20
  16. babylon

    babylon Lớp 4

    Chắc kết thúc bằng cái gì vui vẻ hơn - Chứ học Phật Pháp mà bỏ cả Thiền định ?
    Câu chuyên về sư Thông sư ( ? -1228) trích Thiền uyển tập anh

    Hoặc có kẻ hỏi: "Thế nào là người xuất thế?"
    Sư đáp: "Há không thấy người xưa nói: Chỉ xem ngũ uẩn đều không, tứ đại vô ngã, chân tâm không tướng, không đi không lại, khi sinh tánh không đến, khi chết tánh không đi, tròn đầy vắng lặng, tâm cảnh như một. Chỉ cần trực nhận tức khắc như thế thì không còn bị ba đời ràng buộc. Đó là bậc xuất thế, dứt khoát không được có chút gì nhắm tới nữa".

    Lại hỏi: "Nghĩa vô sinh là gì?"
    Sư đáp: "Phân biệt các uẩn đây
    Tính nó vốn vắng trơn
    Trống không, nên không diệt
    Đấy là nghĩa vô sinh".

    Lại hỏi: "Thế nào là lý vô sinh?"
    Sư đáp: "Điều phục được các uẩn
    Mới tỏ được tánh không
    Tánh không, không thể diệt
    Đấy là lẽ vô sinh"
    Tăng hỏi: "Phật là?"
    Sư đáp: "Bản tâm là Phật, cho nên Đường tam tạng Huyền Trang nói:
    "Chỉ rõ tâm địa
    Nên gọi Tổng trì
    Hiểu pháp vô sinh
    Tên gọi Diệu Giác"
     
  17. btaly002

    btaly002 Mầm non

    Hì, em nói không nên nương Thiền, nhất là đối với người mới tu và người tu chưa giữ gìn được Giới Hạnh nghiêm túc, bởi vì Giới Hạnh là nền tảng của Thiền định bác ạ. Nếu không có Giới Hạnh mà nương vô Thiền là tu tập không có nền tảng, ví như xây cái nhà cao mà cái móng không có, nó rất dễ sập. Bởi vì cái tâm của mình còn cái nghiệp tham chứ đâu phải không còn, nên khi cái tâm còn tham mà nương vô cái Thiền là nó bắt đầu Tưởng tượng những trạng thái hỷ lạc, sung sướng lắm, rồi nó bắt đầu Tưởng nó chứng cái này chứng cái kia, ai ngờ đâu là cái Tâm Tham của nghiệp lực nó gian xảo nó dụ mình. Vậy đó là do cái nghiệp mình nó còn dắt lôi mình tu tập sai chứ không có gì hết.

    Còn cái người giữ được cái Giới Hạnh nghiêm túc là cái nghiệp lực tiêu trừ sạch, phước lành họ dần sanh trưởng, thế là cái nền móng căn nhà bây giờ vững chắc vô cùng rồi, có đúng không bác ?
    Thế là bây giờ ngồi Thiền khỏe re, còn sợ gì nữa đâu. Tất cả là nhờ hiểu biết Nhân Quả Thiện Ác, giữ gìn Giới Hạnh và dùng Trí Tuệ mà xoay chuyển nghiệp lực - một việc đối với người có Trí Tuệ Phật Pháp họ làm hết sức dễ dàng. Nhờ thế mà Thiền định giờ không còn khó khăn, không còn phí sức, không còn mệt nhọc nữa. Rõ ràng quá khỏe, bác có thấy không ?

    Bác nhớ lại Bát Chánh Đạo đức Phật đã dạy có thứ tự như thế nào, có phải là:
    1. Chánh Kiến
    2. Chánh Tư Duy
    3. Chánh Ngữ
    4. Chánh Nghiệp
    5. Chánh Mạng
    6. Chánh Tinh Tấn
    7. Chánh Niệm
    8. Chánh Định

    Đó, bác thấy rõ ràng, Chánh Niệm và Chánh Định, chúng nằm ở cuối cùng mà, vậy Thiền Định của đạo Phật phải là cái chặng cuối cùng chứ có phải cái chặng đầu tiên đâu, đúng không bác ?
    Bác thấy tu hành mà đảm bảo có nền tảng vững chắc tuần tự từ Chánh Kiến cho đến Chánh Mạng - 5 chặng này chính là Giới Hạnh, có một nền tảng tu tập Thiện nghiệp vững chắc như thế thì tu quá nhẹ nhàng, dễ dàng, chứ có khó khăn gì đâu, xây cái nhà to lớn đến cỡ nào mà chẳng được, em nghĩ bác thấy rõ điều đó.
    Vậy đó bác, xong Giới Hạnh là tới Thiền Định, xong Thiền Định là tới Tam Minh. Xong Tam Minh là giải thoát sanh tử, chấm dứt khổ đau, khi chết là nhập vô cái trạng thái tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự ngay liền - trạng thái của người tu chứng. Giới - Định - Tuệ, ba chữ này là bản thu gọn của Bát Chánh Đạo đó bác. Pháp Phật quá cụ thể, quá vi diệu, chỉ dành riêng cho LOÀI NGƯỜI chúng ta, bác thấy và hiểu điều đó.

    Còn ở đây, bác có biết cái Thiền tưởng nó làm con người ta thế nào không, để em giới thiệu bác bài pháp sau,
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Bác xem từ 01:12:27 - 01:17:00 sau đó đến 15:37 - 21:17, Thầy sẽ giảng cho bác rất rõ ràng với kinh nghiệm của mình.
    Hì, em cũng khuyến khích bác xem trọn bài pháp này, bởi vì nếu bác muốn thấy cái hài hước, cái vui vẻ và giải thoát của người tu theo Phật Giáo thì bài pháp này hội tụ đủ cả, bác coi đi, vui lắm bác ạ, em xem mà cười ha ha chứ không có buồn phiền miếng nào.
    Khi bác xem video thì có thể bác nhìn Thầy thấy Thầy có vẻ già, quá ốm, không còn đẹp trai, mập mạp, hồng hào gì hết, nhưng cái chỗ tụi mình cần là cần cái Trí Tuệ của Thầy chứ không có cần mấy cái vỏ ngoài làm gì, có đúng không ? Người nào trên đời này mà không già, mà người nào già mà không xấu, răng người nào già mà không rụng, có đúng không ? Do đó, chúng ta thông cảm vô cùng.
    Hơn nữa, cái nét khắc khổ của Thầy là do sự nỗ lực Chơn Tu của Thầy trong quá khứ (ngày xưa Thầy cũng khổ hạnh dữ lắm). Mà nếu bác tìm đến hình ảnh của Thầy thời trẻ thì bác sẽ hiểu Thầy vốn rất đẹp trai, dễ thương.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/1/20
  18. babylon

    babylon Lớp 4

    Chụi! Không biết nói gì hơn !
     
  19. btaly002

    btaly002 Mầm non

    Tất nhiên. Em nói chuyện quá chặt chẽ, kiên cố, bởi vì đó là Pháp Bảo của Phật, nó cũng kiên cố, chặt chẽ như thế.
    Làm sao bác nói gì hơn được.
    Ví như hòn đá quý trắng tinh, trơn nhẵn, không có gồ ghề, không có tì vết, không có lỗ hỏng, bác nhìn vào bác có muốn bắt lỗi thì bác cũng chả biết bắt lỗi chỗ nào.
    Hoặc giờ bác có nặng ra thêm từ ngữ để nói thì nói cũng chả ai hiểu bác đang nói cái gì.
     
  20. babylon

    babylon Lớp 4

    Chặt chẽ đến nỗi không phân biệt là Bát chánh Đạo - Tám con đường đúng chứ không phải Tám bậc thang ! Nếu ta không rời Giới - Định - Tuệ thì không tách rời Pháp môn chứ không phải có Giới rồi mới có Định rồi mới có Tuệ ! Câu nói bất hủ : Đạo bất đồng bất đồng Đạo ! Tôi không nghe nữa đâu ! Đừng lãm loãng Topic ! Đây không phải Bàn trà !
     
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
: chính trị

Chia sẻ trang này