Thảo luận Recommend or not - Sách nên đọc và sách không nên đọc

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi thomas, 28/7/14.

Moderators: amylee
  1. notakid

    notakid Lớp 1

    các bạn ạ, theo mình thì sách đọc được cũng là cái duyên. Mình vớ được cuốn nào cảm thấy muốn đọc thì sẽ đọc, nhưng hầu như đọc xong mình chẳng nghĩ gì cả. Coi như một chút tản mạn, một chút mưa, một chút ngây người, rồi thôi. Với mình sách cũng như người, đến chắc chắn có nguyên nhân của nó. Vậy thôi.
     
    hoalienbao and teacher.anh like this.
  2. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Haha, Nàng nên thử một lần kiểu "yêu" này, hay nàng đã thử nhiều lần rồi chăng hí hí.
    giờ Nàng suggest cho tôi một vài cuốn sách loại này nhá. Thank thank.
     
  3. tomek098

    tomek098 Banned

    NÊN ĐỌC; các tác phẫm cổ điển VN,nước ngoài,các sách về khoa học vũ trụ phổ thông ,truyện hài hước ,trinh thám . KHÔNG NÊN ĐỌC; ngôn tình , toàn nhảm nhí .
     
  4. Muốn thử mà không có ai thử cùng nè cute_smiley23.

    Dạo này mình ít đọc sách lắm, lười kinh đi được. Mấy hôm nay đang đọc "Bạch dạ hành", cũng được lắm, đọc cùng mình cho vui.

    Có mấy quyển như "Xấu", "Cô gái mất tích", "Thử vai" cũng khá hay. Hoặc đọc "Anh em nhà Karamazov", "Phế đô" vừa dài vừa đau đầu đi cute_smiley20. Mấy quyển mình cũng thích như "Báu vật của đời", "Chân dung Dorian Gray", "Hóa thân", bạn đọc thử xem sao.
     
  5. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    5cat122Sư phụ :D, đúng là thánh tâm lý xã hội. Sách của mấy tác giả Nhựt mà đọc xong thì cũng như chưa đọc, trời khó hiểu kinh được. Đọc cố quyển "Biên niên ký chim vặt dây cót" mà được 100 trang tự động delete luôn haha.
    Bạn coi là hàng sư phụ của tui trong gúp đọc sách nài. Tui đi giật lùi ra,ra đây sư phụ. Bữa khác tui đọc xong quyển nào khác, mời sư phụ uống chè sen đàm đạo chỉ giáo cho đệ tử hứ hứ.

    Tớ thấy mấy truyện kinh điển như "Bắt trẻ đồng xanh", hay "Suối nguồn", 1984... dễ đọc hơn nhiều à.
     
  6. Nói thế thôi chứ mấy quyển của Nhật chẳng qua thấy có "mùi" trinh thám thì mình mới đọc, mặc dù biết tỏng là nó không phải hoàn toàn là truyện trinh thám. Còn mấy quyển của Murakami, mình chẳng đọc bao giờ. Từ khi đọc xong "Rừng Na Uy" là thôi, không bao giờ động vào loại sách đấy nữa.

    Mình lại thấy "Bắt trẻ đồng xanh" với 1984 không hấp dẫn lắm, đọc cứ buồn ngủ. "Trại súc vật" hay "Giết con chim nhại" đọc còn thích hơn. "Suối nguồn" thì cũng định đọc nhưng lên Goodreads thấy chê quá trời, lại thôi.
     
    covualananh and hoalienbao like this.
  7. mrmalibu

    mrmalibu Lớp 1

    Hơn 4 năm 'lăn lộn' với niềm đam mê này, đọc cũng nhiều mà review không bao nhiêu. Đóng góp 2 cuốn đọc xong trong tháng vừa rồi, bản English vì đang du học.

    2 cuốn Start with whyLeaders eat last: why some teams pull together and others don't của Simon Sinek đều trình bày lý giải của tác giả về sự thành công của những cá nhân, tổ chức trên nhiều lĩnh vực.

    Ở cuốn đầu, tác giả sử dụng cấu trúc cắt lớp của bộ não để giải thích cái gọi là ‘lý do tồn tại’ của một cá nhân, một tổ chức. Cái cốt lõi nhất là why/tại sao -> how/như thế nào -> what/cái gì. Nhiều ví dụ được dùng để chứng minh, đặc biệt là Apple. Simon cho rằng, khi và chỉ khi một cá nhân, một nhóm biết rõ lý do vì sao hoạt động thì họ mới có thể tạo ra sản phẩm tốt nhất có thể, và từ đó thu hút người tiêu dùng, cuối cùng là thành công [như Apple]. Tuy nhiên, đánh giá của mình là tác giả quá thành kiến khi chỉ đưa ra và phân tích những trường hợp thành công còn những trường hợp thất bại thì không được phân tích cặn kẽ. Nếu đọc kỹ, sẽ thấy phần lý giải của Simon không vững khi ông nói why – what’s your purpose. Quan trọng nhất, trong khi chuyên gia thần kinh, tâm lý học chưa hiểu rõ từng cấu trúc và chức năng của não bộ thì Simon đã mạnh dạn diễn dịch theo ý mình mà thiếu chứng cứ khoa học.

    Ở cuốn thứ hai, tác giả trình bày cơ chế hoạt động của 5 loại hormone endorphin, dopamine, serotonin, oxytocin, cortisol trong cơ thể rồi từ đó khái quát lên sự ảnh hưởng, tác động của các hormone này đến sự hoạt động của từng cá thể và cả nhóm và cấu trúc của một nhóm gây ảnh hưởng lên từng cá thể thông qua hoạt động của 5 loại hormone này. Sự bảo vệ, sự lãnh đạo, những quyết định hằng ngày của sếp cũng được diễn giải bằng chúng. Tuy nhiên, một lần nữa, mình cảm thấy Simon quá phiến diện khi loại bỏ vô vàn tác nhân ảnh hưởng đến thành bại, hoạt động sản xuất của một công ty, tập đoàn và quyết định của người lãnh đạo.

    Điểm sáng là người đọc nếu tìm kiếm từ những thử nghiệm khoa học được giới thiệu trong sách sẽ thấy nhiều điều thú vị.

    Video clips của Simon Sinek có trên youtube, nếu ai quan tâm.

    Một chi tiết thú vị là tác giả đưa ra sức mạnh quân sự của người Sparta để chứng mình [một phần nào đó] cho lập luận của mình, nhưng cuối cùng thì Sparta bại trận và biến mất khỏi lịch sử trước Athen – một nơi có vẻ không được cấu tạo lý tưởng =))

    Not recommended.
     
  8. mrmalibu

    mrmalibu Lớp 1

    Đọc xong hai cuốn 1% và 99% Tài năng & mồ hôi nước mắtTrắc nghiệm ước mơ của John C.Maxwell trong một tuần, lúc di chuyển. Dù có vài điều hay và giúp mình củng cố tinh thần nhưng những điều tác giả nói thuộc kiểu "xưa như Trái Đất". Đây là hai cuốn thuộc dạng sách inspiration, chỉ nên đọc lúc chuẩn bị đi ngủ.

    Strongly NOT Recommended

    // Cuối tuần sau sẽ review cuốn The Obesity code.
     
  9. Đăm Săn

    Đăm Săn Mầm non

    Mình thấy văn học mạng trung quốc vẫn có những cuốn rất hay như Tiên Nghịch và Quỉ hô bắt quỉ...cute_smiley26
     
  10. Đăm Săn

    Đăm Săn Mầm non

    Suối nguồn rõ dầy nhưng đọc xong mình thấy đầu cứ lùng bà lùng bùng rối rắm hết cả lên.
     
    hoalienbao thích bài này.
  11. mrmalibu

    mrmalibu Lớp 1

    Nếu bạn từng hỏi tại sao những người bị đái tháo đường/tiểu đường (ĐTĐ) Type 2 thường là những người trung niên, béo phì và họ rất khó hay thậm chí không thể giảm cân, trừ số ít trường hợp làm được. Liệu rằng họ có thiếu quyết tâm, thiếu nghị lực quyết sống vì bản thân, liệu họ có tuân thủ phác đồ điều trị, theo lời dặn của bác sĩ phải kiêng cử đồ ngọt, tinh bột để giảm cân, giảm đường huyết, rồi hạn chế khả năng xuất hiện các biến chứng?

    Câu trả lời là có và không. Có người quyết tâm có người không. Có người đáp ứng phác đồ điều trị, có người không. Tuy nhiên đó chỉ là những trường hợp - mình gọi là may mắn - khi nguyên nhân chủ yếu khiến họ béo phì lại rơi vào đúng phác đồ và họ bằng cách nào đó giải quyết được nó.

    ĐTĐ type 2 là một bệnh phát triển theo thời gian, từ tuổi trưởng thành là 18 thì 20-30 năm sau bệnh mới phát, khi đó chúng ta thấy một kiểu mẫu bệnh nhân như đã nói.

    Trong cuốn The Obesity Code, tác giả sẽ giải thích vì sao có những người ăn rất nhiều + thậm chí không thể dục thể thao nhưng vẫn ốm. Trong khi có những người giới hạn calo đến mức khắc nghiệt, tập luyện điên cuồng nhưng vẫn mập. Hiệu quả của các phương thức ăn kiêng về dài hạn là như thế nào? Trừ phi bạn ăn kiêng để chuẩn bị cho chuyến đi biển sắp tới, còn không thì các kiểu ăn kiêng nên được theo suốt đời và tạo ra hiệu quả giảm (trước) và giữ cân ở mức hợp lý.

    Vì béo phì dẫn tới ĐTĐ type 2 nên chúng ta cần phải biết cái gì dẫn đến béo phì. Có phải là carbohydrate, fat, đường, chất làm ngọt nhân tạo hay lượng calo ăn hằng ngày? Cơ thể con người có phải là một cỗ máy tuân theo nguyên lý nhiệt động lực học 1 (năng lượng vào = năng lượng ra) hay nó có cơ chế tự cân bằng đảm bảo sinh tồn? Bên cạnh đó, tác giả sẽ trả lời cho câu hỏi muôn thuở ăn ít có giảm béo không? Lượng calo một người thường xuyên tập thể dục có nhiều hơn một người ít vận động không?

    Quan trọng nhất là việc hiểu các yếu tố nguy cơ và cơ chế bệnh sinh một cách khoa học, chính xác về ĐTĐ type 2 để từ đó chúng ta có cách tiếp cận về chữa trị và phòng tránh thích hợp. Khi từng yếu tố dinh dưỡng, hoạt động thể chất, thành phần thức ăn luôn bị xem là yếu tố chính gây béo phì dẫn tới ĐTĐ (tùy hoàn cảnh, tùy bác sĩ, tùy trường hợp) rồi từ đó cả xã hội vừa thương xót vừa đổ lỗi cho bản thân người bệnh khi không thể đánh bại căn bệnh; việc xác định chính sự mất cân bằng hóc-môn insulin được hình thành do đa yếu tố giúp chúng ta đẩy lùi và [có thể] đánh bại căn bệnh này.

    Cách viết của tác giả rất rõ ràng, mạch lạc. Từng vấn đề được nêu ra và giải thích cặn kẽ bởi kết quả rút ra từ những cuộc thử nghiệm lâm sàng, hay những công trình phân tích kết quả của nhiều thử nghiệm. Một việc cực kỳ quan trọng là những thử nghiệm này được tiến hành trên người, với số lượng người tham gia là hàng ngàn, hàng chục ngàn và kết quả được kiểm chứng bởi các chuyên gia trong ngành (đăng trên các tạp chí gọi là peer-review journal).

    Điều đáng tiếc đây là tác phẩm mới xuất bản 2016 nên ấn bản tiếng Việt còn phải chờ khá lâu, có thể là không bao giờ với tình hình xuất bản sách hiện nay. Tuy nhiên, trang Leangain Vietnam trên Facebook đang tiến hành dịch cuốn này. Các bạn nên đọc - thẳng tiếng Anh - để hiểu rõ căn bệnh, hiểu rõ cách ăn uống, từng loại thực phẩm, và ít nhất là có kiến thức căn bản về cách thức cơ thể hoạt động khi chúng ta ăn uống, từ đó có cách phòng tránh ĐTĐ cho bản thân và người thân. Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Highly Recommended cho độc giả phổ thông và người công tác trong ngành y.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/8/16
  12. mrmalibu

    mrmalibu Lớp 1

    Tự nghĩ thread này phải sôi động và nhiều bài viết mới, chứ sao hơn nửa tháng im lìm thế này.
     
  13. HacLongNinhKieu

    HacLongNinhKieu Lớp 2

    Bạn có thể google với từ khóa đại loại "người Việt đọc * quyển sách một năm" sẽ biết ngay lý do mà :D .
    (Lạy hồn, bài này mà bị xóa vì "dẫn link web khác" thì....) :)
     
  14. HacLongNinhKieu

    HacLongNinhKieu Lớp 2

    Lâu ngày quẹo vào đây xíu, thấy có cái này thì em hơi ngạc nhiên. Lúc trước em có mua "Con sư tử vàng của thầy Pháp Tạng" vì nó... mỏng, và nghe đồn đây là quyển... dễ đọc nhất của Thầy :D , nhưng thiệt tình là em nuốt không hết nổi vì nhiều từ chuyên môn quá :( Bạn nào không tìm hiểu về đạo Phật sẽ khó mà theo dõi được sách của những vị này.
    Nhưng, riêng "Đường xưa mây trắng" thì lại khác. Ai chưa biết có thể tìm bản mp3 trên mạng, nghe rất hay. Đây là 1 trong những quyển mà mình khuyên chân thành là nếu có điều kiện hãy mua (ít nhất) 2 quyển, 1 quyển giữ đọc và quyển kia tặng cho những người xứng đáng. Tất nhiên quyển cho chính mình vẫn là ưu tiên hàng đầu. FAHASA có quyển này nhưng mình quyết đợi tiki về hàng để ăn ké cái bọc sách :D Sách hay thế mà không bọc thì tiếc lắm!
    Quên, nhắc đến Thầy thì nên nhắc đến "Tay Thầy trong tay con". Quyển này hay và đầy tính nhân văn, đơn giản vậy thôi! Bài thơ "Thầy đi tìm con" ở đầu sách làm mình khóc mấy lần :) Thực ra tên đúng của bài này là "Bên mé rừng đã nở rộ hoa mai" nhưng mình thích gọi như vậy hơn, gần gũi, thắm thiết và không bị nhầm lẫn với "Đình tiền tạc dạ..." =))
     
    NKThuoc thích bài này.
  15. hungnx

    hungnx Mầm non

    Vì nó có từ "Recommend" nên nhiều người ngại thôi. Nếu thread này tên kiểu như "Những cuốn sách yêu thích của bạn" thì sẽ dễ hơn!
     
  16. Cát Cát

    Cát Cát Moderator Thành viên BQT

    Mượn comment của @chelsky_ngoann để minh họa cho câu trả lời :).
    Công nhận là chuyện "giới thiệu nên đọc hay không nên đọc" và "những cuốn sách yêu thích" của mỗi người đúng là chủ quan thật. Và cái mình thấy chủ quan chi phối cách nhận định và suy nghĩ của mình nhất là thời gian. Thời điểm này mình thấy những cuốn đó hay ho, nhìn ra những giá trị này nhưng trong thời điểm khác mình lại nhìn nhận khác. Và đối với mình, cuốn sách hay là cuốn mà đọc ở bất cứ thời điểm nào cũng nhìn ra "thêm" những góc hay ho mới chứ không phải thấy nó chán đi.
     
    tungpham2610 thích bài này.
  17. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Ngồi lựa sách hay rồi đọc hay cứ đọc sách rồi lựa hay nhỉ?

    Còn thói quen của mình thì sách tới tay là đọc. Cảm thấy thích đọc tiếp, không thích thì dừng.
     
    Fish, tungpham2610 and nguyenducluc like this.
  18. mrmalibu

    mrmalibu Lớp 1

    "Thời gian" làm việc viết nhận định về mỗi cuốn sách, dù là cho vui hay để chia sẻ, thì người viết được lợi nhiều nhất. Sự trưởng thành về nhận thức nói chung và kiến thức trong ngành riêng biệt làm bộc lộ cái hay cái dở ở những cuốn sách đã đọc.

    Khi đọc lại những cảm nhận đã viết, đặc biệt là cho cuốn sách gây hứng thú mạnh, mình thấy thật ấu trĩ và nông nổi; những vấn đề bình thường, không đáng để xúc động mà lại tạo được cảm xúc lớn như vậy nơi mình. Không những phải nhắc nhở bản thân phản biện, suy nghĩ nhiều hơn khi đọc mà dường như tính tình cũng trường thành hơn một chút.

    Nếu bạn muốn đào sâu một chủ đề như lịch sử, kinh tế, toán học... thì sau cỡ ba cuốn, bạn sẽ phải lựa chọn sách cẩn thận, vì bạn sẽ không muốn dạng kiến thức hời hợt, đơn giản nữa mà cần dạng sâu sắc, nền móng hơn. Kiến thức sẽ đi vào chi tiết, tăng dần tính học thuật, và chắc chắn đến lúc phải đọc textbook. Nếu có đặt mục tiêu kiểu một năm nghiên cứu không chuyên một lĩnh vực thì lúc này đọc phải sách đểu rất khó chịu.

    Nếu đọc để thư giãn hoặc tìm kiếm chủ đề gây hứng thú thì cứ chọn một cuốn rồi bắt đầu thôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 9/9/16
    covualananh and tamchec like this.
  19. HacLongNinhKieu

    HacLongNinhKieu Lớp 2

    Có ai hứng thú với văn minh Ai Cập cổ không nhỉ? Em xin đề xuất 1 quyển rất thú vị: Ai Cập sinh tử kỳ thư.
    Người Ai Cập cổ quan niệm rằng, "chết" chỉ là bắt đầu 1 hành trình mới, bất cứ linh hồn nào cũng phải trải qua nếu muốn đạt được sự bất tử sau khi chết. Quyển sách này mô tả hành trình đó rất kỳ thú và gian nan, đáng để tìm hiểu, đồng thời cũng cung cấp thông tin về phương pháp ướp xác :D .
    Sách trình bày đẹp, lượng thông tin rất đáng tiền so với cái giá 95.000 mà em mua hồi 2011, khá cao vào lúc đó :D .
     
    teacher.anh and totoro like this.
  20. Haemil

    Haemil Mầm non

    Theo mình những quyển đáng xem là:
    - Bộ Harry Potter (đã gắn bó với mình trong năm cấp 2).
    - Những tiểu thuyết của Quỷ Cổ Nữ, Lôi Mễ, Sái Tuấn.
    - Bên Nhau Trọn Đời
    - Kinh thiên Kỳ Án (hay Ma Trận Án)

    Mong rằng các bạn sẽ thưởng thức những tác phẩm này nếu các bạn chưa từng đọc chúng.
     
    totoro thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này