Thảo luận Recommend or not - Sách nên đọc và sách không nên đọc

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi thomas, 28/7/14.

Moderators: amylee
  1. Khánh Linh

    Khánh Linh Mầm non


    Không có nhiều thời gian nên mới phải tăng tốc độ đọc để đọc được nhiều sách hơn bạn à. Lúc trước thực sự mình đọc cực kì chậm, tầm 300 từ/phút và đọc vẫn chưa thực sự tập trung và đọc đến lần 2, 3 mới ngẫm nghĩ ra được :3.

    Tất nhiên những quyển sách này có khả quan với mình nhưng có thể không khả quan với người khác, nên mình chỉ recommend theo cảm nhận của mình thôi :D.
     
    Last edited by a moderator: 24/2/15
    hoalienbao and ------ like this.
  2. Maithanh

    Maithanh Mầm non

    Recommmend:
    Tôi cực kì thích "Hành trình về phương Đông" và "Nhà giả kim" - hai tác phẩm đã "mở mắt" cho tôi. Thời đại của khoa học thực chứng, chúng ta hầu như chỉ tin vào những gì được gắn mác "đã chứng minh", những gì mắt thấy, tai nghe, tay sờ được. Chúng ta làm nên những kì tích, thống trị địa cầu, chúng ta là chủ nhân và không ai cao hơn nữa. Ngay khi ấy, con người bắt đầu đặt câu hỏi "Phải chăng Thượng đế không tồn tại? Cuộc đời Đức Thích Ca hay Đấng Cứu thế Jesus Christ phải chăng chỉ là huyền thoại và rằng có lẽ thay vì tin vào Chúa, chúng ta chỉ nên tin vào mình...?". Nhưng cùng lúc đó, con người vẫn thấy mình nhỏ bé và lạc lõng. Cuộc sống là hàng loạt những lựa chọn của chính mình mà sao vẫn cảm giác như mình đang đi vào một hành trình của ai đó khác. Nếu bạn có cùng cảm nhận đó với tôi, hãy đọc hai tác phẩm này. Tôi không dám nói rằng bạn có thể tìm ra con đường riêng cho mình trong trang giấy nhưng hy vọng bạn cũng sẽ như tôi, được tiếp thêm niềm tin vào cuộc sống, vào may mắn và những điều kì diệu. Chúng ta không bị bỏ rơi với những quyết định của mình. "Ta luôn luôn ở cạnh những kẻ đi theo con đường mình chọn"(Nhà Giả kim-tr.92).
    Cả hai cuốn đều khá mỏng, cách hành văn dung dị, dễ hiểu, không giáo điều. Những triết lý Phương Đông được diễn giải theo chiều dài cuộc hành trình của nhân vật chứ không chỉ là những phương ngôn đơn thuần. Một là những ghi chép thực trong chuyến rong ruổi khắp Ấn Độ tới cội nguồn văn minh Phương Đông của những nhà khoa học Hoàng gia và một là tiểu thuyết đầy sáng tạo của một văn sĩ, nhưng khi đọc, cả hai đều có sự đan xen giữa một hành trình thực và một hành trình tâm tưởng. Hãy dành chút thời gian cho hai tác phẩm này nếu bạn có thể!
    Chúc các bạn đọc vui! :)
    P/s: Nếu bạn thấy hứng thú có thể đọc thêm "Tự truyện của một Yogi", "Siêu hình tình yêu, siêu hình sự chết " và "Sự sống sau cái chết" đều của Nhà Nam xuất bản nhé! Các tác phẩm này cũng rất hay và không "khó trôi" như những cuốn giáo trình triết học đâu!
     
  3. thuyly19

    thuyly19 Mầm non

    Hihi.Chúc mừng năm mới cả nhà.Mình luôn chú trọng đến vấn đề chính tả nhưng có lẽ máy tính bị lỗi nên khi gửi bị nhầm lẫn.Mình sẽ để ý hơn đến vấn đề này.

    @thuyly19 : Cám ơn bạn! :)!
    Tuy nhiên, vui lòng giữ đúng chính tả trên TVE-4U Bạn nhé! :D!
    Đừng 'chuyển lỗi' cho máy tính! Tội nghiệp cho 'nó' mà... ! :p!
    'Cơ hội thứ hai'! :cool:!
     
    Last edited by a moderator: 26/2/15
    ------ and Zhiqiang like this.
  4. BaoTran84

    BaoTran84 Lớp 5

    Về speed reading, có nhiều app và software hỗ trợ khá tốt vấn đề này.
    Nếu dùng trên iDevice (iPhone, iPad), bạn có thể mua app Speed Reading (giá tầm $4 $5 thôi), mỗi ngày dành 15' là sẽ lên tay hẳn. Khi nào có dịp rỗi mình sẽ viết bài giới thiệu. Mà sợ là không phù hợp với tiêu chí diễn đàn lắm. :)
     
    ------ thích bài này.
  5. blueskie98

    blueskie98 Mầm non

    Mình xin có một số đề cử:

    - Istanbul - Hồi ức và thành phố | Orhan Pamuk: Theo ý kiến cá nhân thì cuốn hồi ký của tác giả về Istanbul gợi nên trong người đọc một nỗi buồn, u hoài kỳ lạ, giống như "hüzün" bao trùm, gắn kết với thành phố. Đồng thời, tác giả có những chia sẻ rất gần gũi, rất thực, cho dù ông xuất thân từ tầng lớp thượng lưu (nhưng đọc sách thì có thể thấy cuộc sống ấy cũng không bền chắc lắm). Lời và lối văn có thể hơi hoa mỹ nhưng dễ hiểu, dễ cảm, mang một vẻ đẹp nhẹ nhàng. Sách không có ebook, phát hành từ năm 2010 nhưng hiện chưa thấy tái bản. Thông tin thêm: Orhan Pamuk chính là tác giả của Tuyết, Tên tôi là Đỏ, Pháo đài trắng, Bảo tàng ngây thơ.

    - Hương Rừng Cà Mau | Sơn Nam: Tập truyện ngắn của nhà văn Kiên Giang này sẽ không làm bạn thất vọng. Bình dị, gần gũi, nhưng có những niềm ưu tư giấu sau từng mẩu truyện. Tác giả viết rất thực, với lối viết chậm rãi, từ tốn. Hãy đọc, cảm nhận những câu chữ Nam Bộ kể về vùng sông nước ấy thuở còn hoang sơ. Và để cùng đồng ý với Sơn Nam: "không có người miền Nam mà chỉ có người Việt Nam". Nói thêm tí chút: trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 có một văn bản trong tập truyện này - Bắt sấu rừng U Minh. Ý kiến cá nhân mình thì truyện này mang phong thái hơi khác với các truyện khác mình từng đọc trong Hương Rừng Cà Mau - đượm buồn và bi thương. Sách có phiên bản đặc biệt, gộp 3 tập trước đó làm một, sách giấy giá 350k, ebook chừng 40k. Bạn có thể tìm mua tại ybook.vn (hoặc chờ một thời gian nữa vì hình như có người đang có ý định làm ebook), còn bản bạn thấy online hoặc ebook khác thì không đầy đủ bằng bản đặc biệt đó.

    - Momo | Michael Ende: Một truyện "vẻ như" là dành cho thiếu nhi nhưng hàm chứa nhiều ẩn ý hơn thế. Lời nhắc nhở về thời gian, sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau, và hẳn nhiên là lòng quả cảm. Đọc để cảm mến cô bé Momo, thích thú chú rùa Kassiopeia, thấy bản thân đâu đó giữa những nhân vật phụ và bọn người xám, tự hỏi rằng thời gian của bản thân, có như chỗ thời gian xám đánh cắp kia? Momo đã khiến mình tìm đọc Chuyện dài bất tận, nghe bảo còn hay hơn rất nhiều - đang trên con đường kiểm chứng. Hai tựa sách mình đề cập đều đã có ebook, các bạn có thể tìm kiếm.

    Tạm thời là thế này, sau mà đọc được thêm hay nhớ ra được tựa nào nữa sẽ giới thiệu tiếp.
     
  6. banycol

    banycol Lớp 6

    Nói không phải làm bạn mất hứng với Haruki Murakami chứ nếu Rừng Na-Uy mà bạn thấy chán thì bạn không nên đọc ông này làm chi cho mệt. Cơ bản ông này chỉ có 1 style là Hip-and-Cool, tức là ít cao trào, cứ đều đều và nhàn nhạt rồi hết cái cụp luôn, đôi khi kết thúc rất lãng. Cái hay của Haruki, theo mình, là phép so sánh của ông, có nhiều hình ảnh, cảm giác được ông mô tả rất độc đáo, thể hiện trình độ trừu tượng cao.

    Về nội dung thì truyện ông chỉ có 2 dòng như sau:

    1. Tình cảm lãng mạn có kết thúc hơi.... đoản. Điển hình là các cuốn: Rừng Na-uy, Người Tình Sputnik, Phía Nam Biên Giới Phía Tây Mặt Trời, ... Những cuốn này thì bạn muốn nghĩ sâu nghĩ xa gì cũng được, riêng mình thì mình đọc như truyện giải trí, không cố tìm hiểu ý nghĩa sâu xa thì thấy cũng vui vui, đọc truyện mà luôn có cảm giác lâng lâng như bước trên mây.

    2. Siêu tưởng (fantasy) và cực khó hiểu cái ông thật sự muốn nói. Điển hình là: Kafka Trên Bờ Biển, Cuộc Săn Cừu Hoang, Xứ Sở Diệu Kỳ Tàn Bạo Và Chốn Tận Cùng Thế Giới, Biên Niên Kỷ Chim Vặn Giây Cót, .... Những cuốn này thì đọc cho có đọc, hiểu nội dung thì cũng hiểu nhưng hiểu cái thật sự ông muốn nói thì khó lắm. Thế giới trong truyện hơi hoang đường, thật không ra thật, mơ không ra mơ. Nhất là cuốn Xứ Sở Diệu Kỳ Tàn Bạo, mình rất vất vả mới đọc hết nổi, cóc hiểu muốn nói cái gì, nhiều lúc bực muốn quăng cuốn sách vào lò lửa cho rồi.

    Truyện của HM đọc cũng vui, nhưng đọc rồi mới thắc mắc không hiểu sao ông nổi tiếng như vậy. Nếu ai đó hỏi mình có nên đọc HM không thì mình xin thưa là: không. Nếu đọc giải trí thì nhiều tác giả khác hấp dẫn hơn, cuốn hút hơn. Còn nếu đọc sách để mở mang kiến thức thì nên đọc phi tiểu thuyết tốt hơn. Đọc HM nhiều lúc ức chế lắm.

    Trên đây là vài lời chia sẻ chủ quan về Haruki Murakami thôi. Nếu có bạn nào cảm thấy mình nói sai thì góp ý giùm.

    @banycol : Vui lòng không viết tắt (và dùng những từ ngữ 'không hay') trên Diễn đàn Bạn nhé! (Nhắc nhở! :)!)
     
    Last edited by a moderator: 3/3/15
  7. thomas

    thomas Lớp 8

    Các tác phẩm của Haruki Murakami hầu như chỉ xoay quanh một đề tài duy nhất (và Haruki Murakami chỉ nổi tiếng với đề tài này). Đó là "sự cô đơn, lạc lõng" của những thế hệ thanh niên Nhật Bản trong khoảng thập niên 80s (?) Đó là khoảng thời gian giao thoa giữa một Nhật Bản truyền thống và sự du nhập ào ạt của các giá trị văn hóa đại chúng từ phương Tây. Các nhân vật của ông (theo Phạm Văn Học, tạp chí Phật Giáo 07/2012) luôn "tất tả ngược xuôi đi tìm bản ngã giữa biển người mênh mông." Đối với "Rừng Na-uy", đó là "thế giới của những con người cô đơn". Toàn bộ tác phẩm đượm một cảm giác u sầu, không lối thoát.

    Văn phong của Haruki Murakami không hề dễ đọc. Các tác phẩm của tác giả này luôn đong đầy sự mờ ảo, những tình tiết hư hư, thực thực (hầu như xoay quanh những hình ảnh tượng trưng như "cái giếng", "con mèo", "đôi mắt"...). Chính vì thế đọc văn Haruki Murakami chỉ là đọc, để đắm mình vào câu chuyện. Không thể nào có thể trả lời được câu hỏi "tại sao?" chỉ có thể nói được "cảm nhận như thế nào".

    Mình đọc "Rừng Na-uy" năm 3 đại học, quyển tiểu thuyết đầu tiên mình mua. Ngốn ngấu 3 ngày là hoàn tất. Cho lũ bạn mượn, đứa nói đọc không hiểu, đứa chê chán, đứa thì khóc suốt đoạn cuối, chỉ tiếc cuốn sách qua tay chục đứa về te tua. Cho nên guesswho không đọc được cũng không có gì lạ. Không phải người ta thấy hay thì mình cũng thấy hay mà. :) Ngoài "Rừng Na-uy", Haruki Murakami còn hai quyển khác cũng khá nổi tiếng là "Biên niên kỷ chim vặn dây cót" và "Kafka bên bờ biển". Mình cho là 3 quyển này là 3 quyển đặc sắc nhất của ông. Nhưng phong cách vẫn thế, chắc bạn đọc chả hợp đâu.

    Dạo gần đây mình cũng có đọc cuốn "The faults in our star" dịch là "Khi lỗi thuộc về những vì sao". Nghe ai cũng khen, thậm chí còn được giải Best book of the year trên Goodreads. Vậy mà lại không thấy có gì đặc sắc, thậm chí thấy sến và vô cùng phi lý, sướt mướt như phim tình cảm Hàn. Hồi trước cũng có đọc "P.S. I love you", dân tình cũng khen dữ dội, vậy mà mình đọc cũng không vào. Vậy mới nói, không phải người ta khen hay là mình sẽ thấy hay mà (hình như câu này có nói rồi thì phải).
     
  8. guesswho

    guesswho Lớp 3

    Có lẽ mình thích hợp với dạng 2 của Haruki Murakami, vì mình cũng đã đọc mấy truyện ngắn dạng này của ông ấy. Chứ cái dạng 1 thì chắc mình nuốt không nổi, vì mình chúa ghét mấy cái lãng mạn dởm trong nhiều truyện tình cảm, có thể là do dị ứng với việc con em mình nó đọc quá nhiều ngôn tình với tình cảm lãng mạn. Cảm ơn bạn. :D
    Edit: Đã bắt đầu đọc Kafka bên bờ biển, đã bắt đầu thấy bị hút ngay từ những đoạn đầu tiên. Việc thằng bé làm mình nhớ đến bi kịch Oedipus, con người sẽ gặp phải số phận của mình trên con đường anh ta chọn để thoát khỏi nó. Hình tượng trận bão cát cũng giống hình tượng con sóng trong truyện ngắn "Người thứ 7" của Haruki Murakami, càng đọc càng thấy thú vị vì nhiều lớp nghĩa. Nhân tiện, ai thích Hemingway và nguyên lý tảng băng trôi của ông sẽ thấy đoạn này rất hay. Mình sẽ đọc hết mấy truyện dạng 2 bạn recommend. Lại phải cảm ơn bạn lần nữa nhé bạn banycol. ;)
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/3/15
    ------ and suotdoirongchoi like this.
  9. guesswho

    guesswho Lớp 3

    Thật ra thì mình chỉ mới thấy Rừng Na uy nhạt thôi, truyện ngắn của Haruki mình cũng đã đọc rồi và thấy rất hay.
    Vậy mới nói không nên đánh giá 1 quyển sách bằng cách nhìn bìa, không nên đánh giá 1 tác giả bằng 1 tác phẩm đơn lẻ, chỉ lướt qua thì khó mà biết được thực sự nó có những gì. Bây giờ bắt đầu đọc Kafka bên bờ biển, mình mới thấy lại được cái "chất" ở trong những truyện ngắn của ông ấy, không phải là thứ truyện tình rối rắm nhưng cũng nhàn nhạt như trong Rừng Nauy, mà là những hình tượng ẩn thú vị và đầy tính triết lý. Mỗi người có 1 cách cảm nhận riêng về truyện nên sẽ nhìn nhận theo cảm quan cá nhân. Mình là dạng thích đọc để ngẫm và thích truyện có nhiều lớp nghĩa, ghét nhất là truyện tình cảm hời hợt, nếu để giải trí hẳn mình sẽ đọc truyện cười, truyện có tính chất châm biếm. Nhân tiện nếu ai đã từng đọc truyện trào phúng kiểu Vũ Trọng Phụng thì cũng nên nghía qua Quẩn quanh trong tổ hay Cười rồi khóc, khóc rồi cười, đều là của các tác giả trẻ Việt Nam nhưng theo mình thấy thì rất hay, rất hài và rất châm biếm.
    Hoặc bỏ ra 1 ít giờ đồng hồ để đọc Trại súc vật của George Orwell, chỉ có 59 trang thôi mà thấm lắm. :D
     
    covualananh and ------ like this.
  10. thomas

    thomas Lớp 8

    Mình có đọc "Quẩn quanh trong tổ" của Phan An. Với tác phẩm đầu tay của một tác giả trẻ thì tác phẩm được viết rất tốt (hơn hẳn ba cái tạp nham tùy bút bây giờ). Nhưng giọng văn quá tiêu cực, đôi lúc có phần hơi kể cả. Nội dung cũng không gây cho mình ấn tượng nào sâu đậm, vì những đề tài Phan An đề cập đến đều có người khai thác cả rồi. Cảm giác chung: Phan An là một kẻ sầu đời, buồn chán con người, xã hội...
     
    ------ thích bài này.
  11. guesswho

    guesswho Lớp 3

    Nói về sầu đời (ở Việt Nam thôi) thì mình chưa thấy ai bằng Nam Cao, nên đã "tiêu hóa" được tác phẩm của Nam Cao thì các cái khác cũng không ăn thua gì với mình. Phan An thì nói thật là mình thích mấy cái bài trên Lacai của ông ấy hơn là sách, còn Võ tòng đánh mèo thì chống chỉ định cho bạn nào thích nghiêm túc, không thích hài thô, hơi tục. :p
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/3/15
    covualananh and ------ like this.
  12. maclamdinh

    maclamdinh Mầm non

    Rừng Nauy là 1 cuốn sách mà trong mỗi trang truyện đều thấm đẫm sự cô đơn, quạnh vắng. Nếu bạn là 1 người luôn 1 mình và thích sự cô đơn thì sẽ thích cuốn này. Đấy là đánh giá cá nhân của mình.
    Mình đã đọc Rừng Nauy 24 lần trong 6 năm.
     
  13. suotdoirongchoi

    suotdoirongchoi Lớp 8

    Tác phẩm Murakami giống như nhạc cổ điển trong tác phẩm của ông vậy :D ai cũng biết Mozart, và công nhận ông là thiên tài (vì mọi người nói thế :D), nhưng chắc là người ta vẫn thích nghe Adele hơn :D và sau đây là lý do vì sao nhạc cổ điển không được yêu thích, trích theo lời của một bậc thầy về nhạc cổ điển:
    "Nhạc cổ điển quá đầu óc, thiếu cảm xúc xác thịt. Các bản nhạc thường quá dài. Nhịp điệu (rhythm) nói thẳng ra là yếu, và hầu như không có phách (beat), và nhịp độ (tempo) có thể lê thê ảm đạm như đưa đám. Giai điệu tẻ nhạt và thường là không có giai điệu thực sự mà chỉ là sự kéo dài những phối âm rắc rối. Âm thanh của dàn giao hưởng thì nhạt nhẽo và tinh tế quá mức, và thậm chí cả một dàn nhạc giao hưởng lớn cũng không thể tạo được sức mạnh của một nhóm tứ tấu nhạc rock biểu diễn tại sân vận động. Rất nhiều tác phẩm nhạc cổ điển hoàn toàn là khí nhạc, do đó, không có ca từ để giải nghĩa cho âm nhạc. Ngay cả trong thanh nhạc như opera, giọng ca của nhiều ca sĩ là giả tạo, không tự nhiên: rít và rống rất nhiều. Khó mà hiểu những lời họ hát, ngay cả khi họ không hát tiếng ngoại quốc."
    Mình thấy tác phẩm của Murakami cũng y thế đấy :D
     
    hannguyen1119, ------ and guesswho like this.
  14. suotdoirongchoi

    suotdoirongchoi Lớp 8

    Nhận xét của một độc giả khó tính: Hai bác ấy chưa vươn đến tầm của Vũ Trọng Phụng được đâu. Bác Phan An thì bác ấy viết cũng nhiều thứ chua cay lắm, nhưng cái cách hài của bác ấy nó hơi gượng, cảm giác như viết câu nào bác ấy cũng phải cố gắng nhét cái gì đó hài hước vào, châm biếm vào, đâm ra thừa, nếu bác ấy biết tiết chế đôi chút thì có lẽ ổn hơn. Bác Võ Tòng thì đọc trên Voz từ trước khi bác ấy ra sách, rất hài và cực bựa, nhưng nếu nói để vậy ra sách thì lại chưa đủ mạch lạc và tinh tế. Gần đây có "Cuộc đời tròn hay méo" của Cu Trí, tuy bác Trí viết toàn những vấn đề đời thường, ít đả kích, nhưng văn phong bác ấy hài hước, chỉn chu và mạch lạc, nên đọc khá là thích :D
     
    ------ thích bài này.
  15. VARINA

    VARINA Mầm non

    Recommend nhiều quá chắc mình không thêm nữa, tuy nhiên not recommend mình khuyên các bạn đừng mất thời gian và tiền bạc cho chuyện của NGƯỜI KHĂN TRẮNG. Thảm họa văn học lớn nhất trong trải nghiệm văn học của đời mình.
     
    masa_khenh, pipi_pipi and ------ like this.
  16. guesswho

    guesswho Lớp 3

    Mình đọc duy nhất 1 truyện ma của tác giả này và mình phải đồng ý với bạn nó đúng là thảm họa. Truyện mang tính chất như kiểu truyện khiêu dâm, nội dung thì nông mà cách viết thì khá chán, toàn kể đều đều, không có gì đặc biệt, như truyện trẻ con có tí cảnh người lớn o_O.
     
    ------ thích bài này.
  17. banycol

    banycol Lớp 6

    Ha ha, nhờ Người Khăn Trắng mà mình trở thành thần tượng của mấy đứa nhóc trong xóm. Không có gì khiến tụi nó mê hơn ngồi nghe kể (hay đọc) truyện ma của Người Khăn Trắng, dĩ nhiên phải chế lại hay lược bỏ những đoạn 16+. Cá nhân mình thì thấy truyện của tác giả này cũng không có gì đặc biệt lắm, đọc giết thời gian thôi, nhưng mấy đứa dưới 10 tuổi thì mê lắm. Có lẽ bạn chê vì bạn đã quá tuổi đọc Người Khăn Trắng thôi (no offence).
     
    utitgg and ------ like this.
  18. guesswho

    guesswho Lớp 3

    Bỗng hôm nay chợt nhớ ra một truyện mà mình mới đọc cách đây 1 năm, quyển này cũng khá ngắn. Tên sách là Hoa trên mộ Algernon, tên gốc tiếng anh là Flowers for Algernon. Truyện này thuộc loại truyện khoa học viễn tưởng nhưng theo mình là dạng soft science fiction, nghĩa là không có nhiều định nghĩa hay giải thích cặn kẽ về khoa học lắm, không như đang đưa ra một dự án khoa học tỉ mẩn có thể thực hiện mà chỉ đưa ra thông tin khoa học làm nền cho nội dung một chút thôi. Nhân vật chính từ một người thiểu năng dần dần trở thành rất thông minh qua một cuộc phẫu thuật, và chúng ta thấy những thay đổi trong suy nghĩ của anh ta cũng như cách anh ta nhìn cuộc sống, cách mọi người đối xử với anh ta nữa. Phải công nhận mình thích cách mà tác giả mô tả mâu thuẫn trong nhân vật chính, khi mà anh ta trăn trở về con người trước kia của mình và những mối quan hệ trước và sau cuộc phẫu thuật. Khi mà anh ta còn là một kẻ ngốc, anh ta sống rất hạnh phúc, anh ta luôn cười mặc dù có những kẻ đối xử với anh ta rất tệ, thậm chí là tìm mọi cách hạ nhục anh ta. Nhưng sau khi anh ta bắt đầu thông minh dần lên, và càng thông minh thì anh ta càng thấy đau khổ và nhục nhã khi nhớ về những gì những kẻ khác gây ra cho mình. Khi anh ta là kẻ ngốc, cuộc đời là một màu hồng và ai cũng là người tốt. Tuy nhiên khi anh ta trở lên thông minh, cuộc đời càng lúc càng xám xịt lại và anh ta nhận thấy xung quanh mình đầy rẫy những kẻ đểu cáng, giả dối, ngu ngốc nhưng kiêu ngạo.
    Kết truyện có cái gì đó buồn buồn, làm cho mình băn khoăn liệu con người nên chọn giữa việc trở lên thông minh nhưng đau khổ hay là một thằng ngốc hạnh phúc. Mình không muốn nói lộ nội dung truyện nhiều, để cho các bạn tự đọc và cảm nhận sẽ tốt hơn. :p
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/3/15
  19. sunlight85

    sunlight85 Guest

    Flowers for Algernon phải không guesswho ? :) Bạn vừa gần hết cốt truyện rồi đấy :))
     
    ------ thích bài này.
  20. guesswho

    guesswho Lớp 3

    Chỉ là phần cảm nhận thôi, còn chi tiết các thứ phải đọc mới hay chứ, đã có tí spoil nào đâu. :cool:
    Mà phải công nhận đánh trên này dài dài một tí mà sai tùm lum do mạng chậm, cứ giật giật làm mình phải sửa đi sửa lại bao nhiêu lần. :confused:

    :)!
    Vậy mới là 'xứng danh' tiếng ta, ngôn ngữ ta chớ @guesswho ! :p! 'Phong ba Bão táp không bằng Ngữ pháp tiếng Việt' mà! :D! ...
    'Từng trải' vậy, ai nấy đều 'trưởng thành' cả! :D!
     
    Last edited by a moderator: 11/3/15
    ------ and tducchau like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này