Rừng, Đàn bà, Điên loạn

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi 4DHN, 4/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 14-07-2009, 03:28 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Sinh viên

    Tham gia ngày: May 2008
    Nơi Cư Ngụ: Bốn bể đều là nhà
    Bài gởi: 123
    Xin cảm ơn: 1,235
    Được cảm ơn 5,587 lần trong 69 bài
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] Rừng, Đàn bà, Điên loạn
    [HR][/HR]Tựa sách: RỪNG, ĐÀN BÀ, ĐIÊN LOẠN
    Tác giả:Jacques Dournes

    Ngôn ngữ:Tiếng Việt
    Lĩnh vực:Văn hóa - Xã hội
    Đối tượng đọc:Đa dạng
    Dịch giả:Nguyên Ngọc
    Năm xuất bản:2006
    Đơn vị xuất bản:Hội Nhà Văn
    Số trang:300
    Giá sách:34.000 VND

    Jacques Dounes dắt chúng ta đi qua miền mơ tưởng Gia Rai



    Những người ít nhiều có nghiên cứu về Tây Nguyên chắc chắn đều biết đến tên tuổi của Jacques Dournes. Ông là một nhà dân tộc học người Pháp, đã sống ở Tây Nguyên nhiều chục năm, gắn bó và hiểu biết sâu sắc về các tộc người Tây Nguyên, và đã viết nhiều công trình đặc sắc về họ.



    Số người nước ngoài từng viết về Tây Nguyên trong ngót một trăm năm nay không ít, trong đó có lẽ nhiều nhất là người Pháp. Trong tất cả nhưng tác giả đó, J. Dournes chiếm một vị trí rất riêng biệt. Ông thường thích đi sâu vào thế giới bên trong của con người ở đây, cố gắng khai phá cái thế giới dường như không thực ấy, để từ đó soi rọi lại cái tồn tại nhìn thấy được của họ, hiểu nó một cách thấu đáo hơn. Cũng có thể lần tìm ra những liên hệ thầm kín bên trong, chúng cho phép ta hiểu rằng “những con người dường như chỉ hoạt động vì miếng ăn thường nhật này kỳ thực còn có những mối lo toan và những tư tưởng cao lớn hơn nhiều, khi ngọn lửa bùng lên trong bếp...”[1] Trong cái câu ngắn gọn này của J. Đournes viết cách đây đã hơn nửa thế kỷ, có thể nhận ra hai đặc điểm quan trọng trong lối làm việc của ông khi nghiên cứu về Tây Nguyên: ông nói rằng những con người ấy, mà ta ngỡ chỉ biết có việc tìm miếng ăn thường nhật, kỳ thực còn bị dằn vặt vì “những mối lo toan khác”, sâu xa và “cao lớn hơn nhiều”, tức là ông muốn nói đến những mối lo toan siêu thực của họ. Ông muốn đi vào, khám phá cái thế giới siêu thực ấy. Đi vào bằng con đường nào? Ông nói: cái thế giới tiềm ẩn đó “thức dậy khi ngọn lửa trong bếp bùng cháy”. Ông tìm nó bên bếp lửa nhà sàn. Khi bếp lửa nhà sàn bùng cháy, là khi người Tây Nguyên sống một đời sống khác: đời sống sinh động vô cùng của các truyện kể, các huyền thoại, tức đời sống ở thế giới tưởng tưởng, thế giới của mơ tưởng, thế giới ở “bên kia”, thế giới siêu thực, mà đối vói người Giarai thì, như J. Dournes nói, thế giới ấy “không phải ở trong tương lai, mà là ở trong hiện tại; là thế giới ở đây, đồng thời”. J. Dournes cũng chỉ ra rằng cái trải nghiệm (tức cuộc vật lộn thực của con người hàng ngày) và cái tưởng tượng thường ít nhiều tập trung vào cùng một chủ đề nhưng “lại không cùng một bản chất; chúng thường gắn với nhau, cũng có khi tách xa nhau, đến mức tạo nên một vết xé sâu. Khi đó huyền thoại không còn đi cạnh cuộc sống nữa; nó thay thế cuộc sống...”. Vậy thì, trong “du ngoạn qua miền mơ tưởng”, qua thế giới huyền thoại của những con người đó, không chỉ có thể lần ra một phương diện tiềm ẩn sâu xa trong con người họ, mà còn có thể nhận ra được “vết xé sâu” giữa cái thực tại xã hội và cái mơ tưởng của họ, khi vết xé ấy xuất hiện, tức là nhận ra những vấn đề của thực trạng xã hội này, thân phận xã hội đương tại của con người này: một khoa xã hội học thật thâm thúy!...



    Suốt cuộc đời nghiên cứu tận tụy về Tây Nguyên của mình, J. Dournes đã chủ yếu đi theo con đường ấy. Nhưng chưa bao giờ hướng chú tâm và phương pháp nghiên cứu quán xuyến đó của ông lại tập trung như trong cuốn sách viết gần cuối đời này của ông, cuốn Rừng, Đàn bà, Điên loạn. Lần này ông dắt ta vào một hành trình thật tập trung: cuộc du ngoạn vào “miền mơ tưởng Giarai”, đi qua hàng trăm huyền thoại của họ; và ông nói rõ với ta rằng ở đây “không phải là những huyền thoại tầm nguyên”, tức những huyền thoại về nguồn gốc của con người, giống loài người, hay của dân tộc, mà là những huyền thoại về cái hiện tại, là những mộng mị của những con người đang sống hôm nay, đang hàng ngày sống một cuộc sống kép, vừa “trải nghiệm” lại vừa mộng mị “đồng thời”, đang hàng ngày “tiếp tục sáng tạo ra huyền thoại”. J. Dournes viết: “Khi người ta kể một huyền thoại là người ta tự kể về chính mình theo một cách nào đó.”...



    Rừng, Đàn bà, Điên loạn, nhìn qua có thể nhận thấy ngay tác giả đã chơi chữ khi đặt tên sách: cả ba từ này trong tiếng Pháp đều bắt đầu bằng chữ F, Rừng (Forêt), Đàn bà (Femme), Điên loạn (Folie). Một kiểu chơi chữ khá đắt. Tuy nhiên không chỉ là chơi chữ. Trong một chương gần cuối sách mang tên “Lại đi qua”, J. Dournes nói rằng có thể có nhiều lối đi qua (cái miền mơ tưởng ấy) bằng những tuyến liên kết các chủ đề khác nhau, nhưng ông đã quyết định chọn tuyến liên kết ba chủ đề này: Rừng, Đàn bà, và Điên loạn, mà ông cho là “quan trọng hàng đầu”.



    Hãy thử nói về từng vế của tuyến đã được chọn đó.



    Đàn bà - Xã hội Giarai là xã hội mẫu hệ, ba chữ m: [matrilinéaire] theo dòng mẹ, [matronymique] (con cái) mang họ mẹ, [matrilocal] (vợ chồng) cư trú phía nhà mẹ (vợ). Người đàn bà là rường cột của xã hội ấy. Bà là nền tảng sự ổn định của xã hội, Bà là “nội giới”. “Vương quốc” của bà là ở trong làng, ở đó bà là vị Nữ Vương (nên nhớ rằng ở Tây Nguyên, làng là cái phần tự nhiên đã được thuần hóa, đã thành của con người, đã mang tính người, ngược lại với rừng - như ta sẽ thấy sau đây). Còn hơn thế nữa, người đàn bà không chỉ là Nữ Vương của nội giới (tức là làng), bà còn là chính bản thân cái nội giới ấy, là cái phần tự nhiên đã được thuần hóa, đã mang tính người, đã ổn định, đã trở thành văn hóa. (Nên nhớ định nghĩa “Tất cả những gì không phải là tự nhiên, thì là văn hóa”, văn hóa là cái tự nhiên đã mang tính người). Cho nên, như J. Dournes nói, “khi người đàn bà ở bên ngoài, - tức ở ngoài chu vi của mình, ở trong rừng, thì cả xã hội bị uy hiếp”. Cái văn hóa bị lay chuyển. Bởi gì? Bởi cái tự nhiên hoang dã... Có hằng trăm huyền thoại Giarai nói về tình huống này. Khi đó người đàn bà sẽ “trượt” vào hai khả năng vừa tương đồng vừa trái ngược nhau: hoặc là người nữ bị lạc trong rừng, bị trở thành “dại”, bị rừng “chiếm” trở lại; hoặc ta sẽ gặp lại họ trong hình hài cô gái-rừng, người nữ-rừng (hoặc nữ-thú, nữ-thảo-mộc...), tức người nữ vốn sống một cách tự nhiên trong môi trường tự nhiên của mình là rừng. Con người đó sống ngoài mọi quy ước, chuẩn mực của xã hội, họ không hay biết gì, không cần hay biết gì về những chuẩn mực ấy.



    Như vậy, người đàn bà vừa là tự nhiên vừa là văn hóa. Họ vừa là cái tự nhiên đã được thuần hóa, đã trở thành nội giới, trở thành làng, thành xã hội; đồng thời trong họ lại chứa đựng cái nguồn gốc tự nhiên của con người, và của cả xã hội. Cho nên ta sẽ không ngạc nhiên khi trả lời câu hỏi Drit, người anh hùng của hầu hết các huyền thoại Giarai, người đàn ông Giarai điển hình ấy, đi tìm gì trong các cuộc chinh phục không bao giờ dứt và thiên hình vạn trạng của mình, J. Dournes nói rằng chàng đi tìm con người nữ trong chính mình. Đi tìm cái cội nguồn tự nhiên của mình. Tự nhiên vốn mang tính nữ. (Và lạ thay, tự nhiên được thuần hóa cũng mang tính nữ. Ở một trang viết về cây lúa trong tộc người Srê, J. Dournes cho rằng có lẽ chính người đàn bà đã thuần hóa cây lúa vốn hoang).



    (Có lẽ đến đây ta có thể hiểu thêm tại sao xã hội Giarai lại là xã hội mẫu hệ, tại sao các xã hội thường đều bắt đầu bằng mẫu hệ chăng? Ấy là bởi vì trong người đàn bà có ẩn chứa cả cái cội nguồn tự nhiên nguyên thủy của con người lẫn cái quá trình và cái kết quả con người thuần hóa tự nhiên cho mình)...



    Vế thứ hai: Rừng.




    Đối với người Giarai (và người Tây Nguyên), rừng là một thực tại kép, nước đôi, lưỡng nghĩa. Con người ở đây sống trong rừng, cùng rừng, gắn với rừng, hòa (tan) với rừng. “Nền văn minh Giarai là một nền văn minh thảo mộc”. Rẫy và làng là một phần cắt ra từ rừng, lấy đi của rừng bằng rìu và lửa (J. Dournes nói rõ: “không hề lãng phí cũng chẳng tàn phá, đúng vừa đủ để sinh tồn, bên cạnh và cùng các giống loài khác, động vật và thực vật”). Mọi thứ trong làng, trong nhà, mọi thứ để sống, cả về vật chất lẫn tinh thần, đều “làm bằng” rừng, lấy từ rừng: cột nhà, sàn và vách nhà, mái nhà...; cây cột trâu để tế thần, hạt lúa và cây rau để ăn, cây đàn để tình tự... Tất cả đều là rừng. Rừng vây bọc lấy con người, đi vào tận trong xương thịt máu huyết con người, thậm chí là một phần “bản nguyên” của con người.... Và khi làng đã dời đi nơi khác thì mảnh đất ấy sẽ trở thành khu đất gọi là rongol, một thứ đất ở trạng thái trung gian giữa làng và rừng,... nhưng rồi rừng bao giờ cũng mạnh hơn, rừng sẽ chiếm lại, và làng lại trở thành rừng. Rẫy cũng vậy. Người Giarai (và người Tây Nguyên) luân canh. Lấy ra hạt lúa từ rẫy, vốn là rừng, rồi họ lại trả đất về cho rừng, hoàn nguyên rừng, “không lãng phí, không tàn phá”. Đối với cái chết, người Giarai cũng có một thái độ đặc biệt lên quan đến rừng: Sau một thời gian chôn cất người chết, họ “bỏ mả”, trả con người ấy về lại cho rừng. Không chỉ làng và rẫy, mà cả con người cũng trở lại thành rừng.



    Con người ấy bị vây bọc bởi rừng, từ khi chưa là con người... cho đến khi không còn là con người nữa. Như vậy, rừng không chỉ là không gian, rừng còn là thời gian. Rừng là sự vĩnh hằng, là cõi vô cùng, là sự không thủy không chung, nơi hun hút từ đó con người đi ra và nơi hun hút con người lại biến mất vào đó, biệt vô tăm tích. Là bản nguyên, là cội nguồn ở đầu bên này, nhưng cũng là cõi mịt mù thăm thẳm ở đầu bên kia...



    Con người không bao giờ có thể thoát ra được khỏi rừng, cũng như không bao giờ có thể bức ra khỏi vòng tuần hoàn bí ẩn muôn thuở., bức ra khỏi cái hoang dã; luôn bị cái hoang dã ấy vây kín, cuốn hút...



    Nhưng đồng thời, mặt khác, con người là người cũng chính bởi vì nó luôn có nhu cầu bứt ra khỏi cái hoang dã, bứt ra khỏi rừng, trở thành xã hội, trở thành văn hóa.



    Đấy là một cuộc giằng co, sự níu kéo hai đầu vĩnh cửu, nó làm nên “nội dung” của cuộc sống con người.



    Cuộc giằng co đó cũng diễn ra trên một “tuyến” khác: ở cái tính nữ hoang dã nguyên sơ - hiện hình nơi những cô gái-rừng - mà anh chàng Drit điển hình của huyền thoại Giarai luôn trằn trọc đi tìm trong chính mình, bị nó cuốn hút, như cái giếng sâu thăm thẳm của cội nguồn; đồng thời anh lại vừa không thể tách ra được con người nữ-nội giới văn hóa cũng là ở trong chính anh, cái làm cho là con người xã hội...



    Từ đây, J. Dournes dẫn sang vế thứ ba: Điên loạn.




    Ông viết: “... tôi muốn nói với những ai còn tin rằng con người có thể trở thành điên vì thiếu rừng thật cũng như vì quá dư thừa rừng bị ám”. Vậy đó, con người (con người Giarai ở dây) đứng trên một thế cân bằng kỳ lạ, và kỳ diệu: họ đứng “mấp mé” giữa làng và rừng, giữa văn hóa và hoang dã, giữa “cô gái-làng” và “cô gái-rừng”. Một thế bền vững được xây dựng trên thế nước đôi bấp bênh, một thế bấp bênh bền vững - hay như chúng ta thường gọi ngày nay, một thế bền vững “biện chứng”. Họ sẽ trở thành điên nếu thiếu “rừng thực”, một thứ điên khô khốc, tàn rụi, vì bị cắt đứt mất cội nguồn, không còn nghe được từ trong chiều sâu thăm thẳm của chính mình tiếng gọi cuốn hút ghê gớm của cô gái-rừng, của tự nhiên hoang dã nữa. Họ không còn huyền thoại nữa, không còn nghe, không còn kể, không còn tiếp tục sáng tạo ra huyền thoại. Họ cũng sẽ trở thành điên nếu để cho rừng tràn ngập và chiếm hết mình, cái hoang dã tràn lấn trở lại, không tự phân biệt được mình với rừng, thuần hóa cái phần rừng để làm người của mình, “bằng rìu và lửa”. Ngọn lửa của trí tuệ và văn minh...



    Tuy nhiên, về chỗ này, cũng còn một điều cần chú ý. J. Dournes rất cẩn trọng, ông nói: “Nếu tôi dùng từ “điên”, ấy là tôi chỉ muốn dịch từ hüt, trong cái nghĩa mà người Giarai hiểu từ đó và trong những trường hợp họ ghi nhận tình trạng đó”. Và ngôn từ Giarai thì thật phong phú về mục này, có đến hàng chục từ khác nhau để chỉ những sắc thái khác nhau của tình trạng bất bình thường, ra ngoài chuẩn mực xã hội về tâm thần: từ ram (hâm), hling (kỳ cục), töpai rwa (xỉn), hwing (ngây), Mih müh (đần)... đến Swin (ngốc), yang nga' (bị ám), möhlun (dại)... cuối cùng mới là hüt (điên). Rồi hüt thì lại được chia thành hong (điên điên dại dại), hong hüt (người đã bị rối loạn tâm thần nhưng vẫn dịu dàng vô hại), và hüthüt được mô tả như sau: anh ta không sống trong xã hội, mà sống ở “nơi kia”; lang thang, không định lại được ở bất cứ đâu, anh đi hết nhà này đến nhà khác, giúp người ta việc này việc nọ; anh không biết sợ, cũng không biết xấu hổ, thường trần truồng; chẳng phải chịu trách nhiệm gì về hành vi của mình. Anh đã vượt qua một cái ranh giới nào đó không còn quay trở lại được nữa (ranh giới xã hội), tuy nhiên xã hội vẫn công nhận anh ta. Và J. Dournes giải thích vì sao: “... hẳn cũng cùng một lý do như khi xã hội yêu những lâm-nhân trong huyền thoại của mình, để tìm lại ở họ một sự thật mà nó vẫn tự che giấu (mọi con người đều phức tạp, nghĩa là đều tự phức tạp hóa cuộc sống của mình)”. hẳn hoi. Người.



    Có một huyền thoại Giarai rất nổi tiếng tên là Giung hüt (chàng Giung điên). Giung là một lâm nhân thật sự, thật sự của rừng sâu, chứ không phải của vùng bìa rừng như Drit. Là một con quái vật chỉ có khuôn mặt hơi chút ít giống người, song anh ta lại có thể lột đi cái vỏ ngoài hì hợm của mình, nó khiến anh có thể sống yên ổn trong rừng, anh lột nó đi như người ta cởi quần áo và tự phô bày trần truồng và đẹp đẽ khiến một cô gái say mê; khi người ta “khám phá” ra anh ta như vậy, anh chẳng còn “điên” nữa, nhưng anh vẫn khiến dân làng kinh ngạc. Anh là một diễn viên tài ba, luôn làm chủ các trò diễn của mình; song còn hơn thế nữa, anh là biểu hiện ước muốn của con người được là chính mình, bất chấp các chuẩn mực và cấm kỵ...



    Đến đây thì đã khá rõ: rừng có thể “ám” con người, làm cho con người thành điên, thành hüt... để cho con người có thể tìm lại được chính mình, cái sự thật mình vẫn tự che giấu, lột đi mọi lớp vỏ “phức tạp” mà xã hội mặc lên con người.



    Và J. Dournes nói: “Sẽ không thể có bất cứ sự mô tả nào đúng về rừng nếu không tính đến cái chiều kích đó của nó, mà mọi người từng đi qua rừng đều thấy dậy lên trong mình, kể cả các nhà bác học nghiên cứu thảo mộc.”



    Cuốn sách của J. Dournes, bằng một lối đi độc đáo, đưa ta vào một chiều sâu thật thú vị và cũng thật cơ bản của con người và xã hội Giarai - (và Tây Nguyên). Cuộc du hành ông dắt ta đi vào giúp ta nhận ra cái xã hội này, mà ta thường ngỡ là thô mộc và đơn giản, kỳ thực phong phú và sâu thẳm biết bao. Hẳn còn có thể nghiệm ra bao nhiêu điều lý thú và thiết yếu khác nữa trong cuộc “đi qua” này. Song có lẽ có một điều chung nhất có thể và thật cần nhận rõ: xã hội này, cũng như mọi xã hội có một chiều sâu văn hóa tiềm ẩn, luôn được xây dựng và tồn tại trên một thế cân bằng rất tinh tế, sự cân bằng của những yếu tố vừa đồng nhất vừa ngược nhau bên trong, mà xã hội ấy biết duy trì bằng một cơ chế tinh thần tinh vi. Những sự cân bằng đó là rất cơ bản, nhưng cũng rất nhạy cảm. Cần một sự hiểu biết và thận trọng tối đa đối với những xã hội như vậy, nhất là trong những tác động phát triển mạnh mẽ ngày nay.



    Trong ý nghĩa đó, cuốn sách viết về một “miền mơ tưởng” chừng như phiêu diêu này, lại có thể có ý nghĩa rất thời sự

    Code:
    Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng EPUB [link mediafire]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng PDF [link mediafire]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng WORD [link mediafire]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng HTML[link mediafire]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng LIT [link mediafire]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng AUDIOBOOK[link mediafire];[link iFile];[link megaupload];[link rapidshare]

    [/TD]
    [/TABLE]
     
  2. Yomost

    Yomost Mầm non

    Mình đang tìm cuốn này đọc, bạn nào có bản epub cho mình xin.
    Cảm ơn nhiều.
     
  3. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    Này chắc phải tự mần mới có epub í.
     
  4. nhat1395

    nhat1395 Lớp 7

    File docx cho bạn nào muốn làm ebook :D
     

    Các file đính kèm:

Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này