Giới thiệu sách Sách đề cử cho nhóm Mastery

Thảo luận trong 'Giới thiệu sách hay chưa có trên TVE-4U' bắt đầu bởi dangtuanpr, 4/7/15.

Moderators: CreativeIdiot
  1. dangtuanpr

    dangtuanpr Lớp 6

    masterylogo.jpg

    MASTERY

    DỊCH SÁCH VÌ CỘNG ĐỒNG
    Nhóm Mastery được thành lập với mục tiêu DỊCH SÁCH VÌ CỘNG ĐỒNG nhằm Việt hóa những cuốn sách thú vị cho độc giả thưởng thức. Mục tiêu xa hơn nữa của nhóm là tạo ra một dịch trường và hoạt động theo mạng lưới đồng đẳng.

    Dòng sách mà nhóm Mastery lựa chọn để Việt hóa là dòng sách non-fiction. Đây là loại sách chuyên về: kinh tế, kinh doanh, lịch sử, micro historyNhóm Mastery chọn dòng sách này bởi nó cung cấp những kiến thức thực tiễn nhất, trực tiếp nhất cho người đọc.

    Bạn đã bao giờ thấy những cuốn sách hay và nghĩ: "Những cuốn sách tôi ước được dịch cho tôi đọc" bao giờ chưa? Nếu bạn đã từng có một suy nghĩ như vậy, hãy đề cử cuốn sách bạn mong muốn dịch tại topic này.

    Các tiêu chí đề cử sách

    1. Cuốn sách chưa được dịch ra tiếng Việt.

    2. Cuốn sách đề cử thuộc dòng sách non-fiction.

    3. Một bài bình luận về cuốn sách bạn yêu thích có độ dài từ 500 đến 1000 chữ.

    4. Những lý do thuyết phục tại sao nhóm Mastery nên chọn cuốn sách này để dịch.

    Tiêu chí chọn sách được đề cử

    1. Nhận được nhiều sự ủng hộ tích cực của các thành viên trên diễn đàn.

    2. Nhận được sự đồng ý của nhóm Mastery

    Thông tin chi tiết về nhóm Mastery

    Xin mời các bạn chuyển sang topic Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/7/15
  2. superlazy

    superlazy Lớp 5

    Mở hàng.
    Mình đề cử link này. Hơi tham nên nếu nhóm dịch càng nhiều cuốn trong đây càng tốt. Thanks Mastery. :D

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Còn mấy trích dẫn dưới đây đã đủ để thuyết phục chưa !! ;)

     
  3. banh_cuon

    banh_cuon Mầm non

    Xem link mà @superlazy dẫn tớ thấy có cuốn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link khá thú vị. Lịch sử về thuốc lá. cute_smiley8 Tự dưng lại nhớ đến một bộ phim từng xem về thuốc là tên là: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link green29 Đây là một bộ phim rất hay về ngành thuốc lá nhé. Xem thì hay nhưng mà vẫn cay ghét đắng thuốc lá...cái mùi hôi không chịu được. Mỗi lần ngửi là bị dị ứng mất mấy ngày cute_smiley23

    Tóm lại, tớ vote dịch cuốn này, để xem tại sao một thứ kinh dị như thế làm thế nào mà được nhiều đàn ông yêu đến thế cute_smiley56
     
  4. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Chắc là do nó giống cái đầu bình sữa...
     
  5. banh_cuon

    banh_cuon Mầm non

    Cậu có liên tưởng thú vị thế 1yoyo23 chắc là hay hút thuốc hở 5cat122
     
    littlethornbird and sannyas60 like this.
  6. bun_oc

    bun_oc VIP

    Mình đề cử cuốn này:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link by Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [​IMG]
    Francis Fukuyama (sinh năm 1952) là nhà tư tưởng hiện đang nổi danh ở Mỹ và trên thế giới, có lẽ kể từ sau khi ông công bố bài báo nổi tiếng và gây nhiều tranh cãi “The End of History” (Sự Cáo chung của Lịch sử) trên tạp chí National Interest năm 1989 khi Liên Xô sụp đổ, chấm dứt cuộc Chiến tranh Lạnh. Trong bài báo này ông tuyên bố sự thất bại của Liên Xô báo hiệu một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại, cho thấy trên thế giới sẽ không còn một ý thức hệ (hay một cách tổ chức xã hội) nào có thể cạnh tranh với ý thức hệ dân chủ tự do (liberal democracy) đã hình thành và phát triển vững chãi ở các nước tư bản dân chủ hiện đại. Trong lịch sử và đặc biệt là trong thế kỷ XX, nhiều ý thức hệ đã thách thức với ý thức hệ dân chủ tự do, như chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa phát-xít và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản, nhưng tất cả đều lần lượt thất bại. Fukuyama lập luận rằng trong sự tiến hóa của lịch sử loài người, ý thức hệ dân chủ tự do là ý thức hệ cuối cùng, là giai đoạn tột cùng của lịch sử mà con người có thể đạt tới, là hệ thống, dù không hoàn hảo hay tuyệt đẹp như thiên đuờng Utopia (không tưởng), nhưng tốt nhất trong thực tiễn mà con người có thể đạt tới. Và khi hệ thống dân chủ đuợc xác lập khắp nơi trên thế giới, sẽ không còn những xung đột lớn nữa, các mâu thuẫn nội tại lớn nhất đã đuợc giải quyết. Đó là thời điểm Lịch Sử cáo chung, với Lịch sử viết hoa. Nói một cách dễ hiểu và bớt tính triết học hơn, một khi toàn bộ nhân loại đã xây dựng đuợc hệ thống dân chủ tự do ở khắp nơi, thì đó là cách thức tổ chức xã hội có cân bằng bền vững, có khả năng tự bảo vệ, không có các mâu thuẫn cơ bản từ bên trong mãnh liệt đến mức thủ tiêu chính hình thức xã hội ấy. Nghĩa là, đây là hình thức tổ chức xã hội cao nhất của loài người, mà sau đó, sẽ không còn cách tổ chức xã hội nào khác nữa.

    Để hiểu sâu hơn luận điểm của Fukuyama, chúng ta cần làm quen với nền tảng triết học của ông. Người ta thường nói ông là môn đệ của Hegel về phương pháp (hay tư tưởng) Biện chứng của Lịch sử (ở Việt Nam quen gọi là biện chứng duy tâm, nhằm đối lập với biện chứng duy vật về lịch sử của Mác). Theo Hegel, Lịch sử là lịch sử của “đấu tranh để được thừa nhận” (struggle for recognition), tương đuơng với quan điểm “đấu tranh giai cấp” trong hệ thống Mác-xít. Sự “được thừa nhận” ở đây là đuợc thừa nhận với tư cách một con người, ít ra là bình đẳng với những người khác trong xã hội. Người tiền sử nào tự nhận thức ra mình như một cá nhân trong cộng đồng, và đấu tranh để đồng loại “thừa nhận” mình như một cá nhân, thì đó chính là Con người Đầu tiên và cũng là thời điểm Lịch sử bắt đầu. Theo Hegel, các cuộc cách mạng hay xung đột trong lịch sử đều là các cuộc “đầu tranh để đuợc thừa nhận.” Hegel cho rằng xã hội Tự do (Liberal) là giai đoạn cao nhất trong lịch sử của con người, vì xã hội ấy cho phép tất cả các cá nhân đuợc khẳng định mình, và do đó đuợc thừa nhận. Luu ý rằng, Mác đã đi theo phương pháp biện chứng lịch sử tương tự Hegel, nhưng khác về nội dung của “động lực lịch sử,” nên ông có kết luận tương tự Hegel về sự tồn tại của một giai đoạn lịch sử cuối cùng của nhân loại, nhưng khác với Hegel, ông cho rằng giai đoạn đó là giai đoạn Cộng sản.

    Cuốn sách của Fukuyama không đơn giản là sự mở rộng bài báo năm 1989, mà là sự phát triển và diễn giải quan điểm lịch sử của ông trước những phê phán và cách hiểu (mà ông cho là sai lầm) về bài báo ấy. Cuốn sách mang tham vọng diễn giải lại Lịch sử lâu dài của nhân loại từ Con người Đầu tiên cho đến Con người Cuối cùng. Sách viết mạch lạc, sống động, văn phong uyển chuyển, hấp dẫn, hướng tới quảng đại độc giả chứ không phải các nhà chuyên môn. Cuốn sách đã từng là một cuốn international bestseller.

    Ở Việt Nam, nếu cuốn sách đuợc dịch và xuất bản nó sẽ là một tài liệu tham khảo quý báu và cần thiết. Cuốn sách mang tính “khai sáng” ít nhất theo hai nghĩa. Thứ nhất, nó cho độc giả thấy rằng trong dòng chảy tư tưởng của nhân loại cũng có những hệ thống quyết định luận lịch sử (historicism như Popper thường gọi) mạnh mẽ và duy lý không kém gì chủ nghĩa Mác, nhưng có kết luận hoàn toàn khác về tương lai của nhân loại, với giai đoạn tột cùng là dân chủ tự do chứ không phải chủ nghĩa cộng sản. Thứ hai, với kiến thức triết học-chính trị giàu có và phong phú của tác giả, cuốn sách có thể sẽ gợi cảm hứng mạnh mẽ (hoặc ở mức độ thấp hơn, gợi trí tò mò) cho độc giả về các triết gia chính trị trong dòng chảy lâu đời của phuơng Tây, từ Plato đến Hobbes, Locke, Hume cho đến Hegel, Nieztches, Kojeve, v.v… cùng những nguyên lý về giá trị con người căn bản mà họ phụng thờ./.
    Nguồn: ở Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link và ở Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Last edited by a moderator: 25/8/15
Moderators: CreativeIdiot

Chia sẻ trang này