Yêu cầu sách Sách học tiếng Anh cho trẻ em xưa cũ(đã tìm thấy)

Thảo luận trong 'Sách theo yêu cầu' bắt đầu bởi htahta, 8/12/21.

Moderators: teacher.anh
  1. Justbenice

    Justbenice Lớp 4

    Cuốn đầu tiên đọc về tiếng Anh là cuốn Văn phạm tiếng Anh thực hành - Trần Văn Điền; có bìa màu vàng! Không biết giờ còn không!?!
     
  2. htahta

    htahta Lớp 7

    Ngoài đời thì không rõ, trên mạng (nhện) thì có Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link << 3D_17
     
    Justbenice and ai0ia like this.
  3. htahta

    htahta Lớp 7

    nước Nga hài nước đây chứ đâu cute_smiley18 video thứ 2 có phải là "Do you speaking English?" mà thằng nhỏ đầu tiên đọc "Do" thành "chu" không, còn thằng thứ 2 thì đọc qúa siêu.
     
  4. Justbenice

    Justbenice Lớp 4

    Đúng rồi! Cuốn này cày nát em nó luôn ....cute_smiley18; cuốn oxford advanced learner' dictionarytừ điển Anh-Việt - viện khoa học xã hội: 2 cuốn này còn.
    td.jpg td2.jpg
     
    htahta thích bài này.
  5. htahta

    htahta Lớp 7

    cuốn đầu tìm không thấy T_T
     
  6. Uillean

    Uillean Banned

    [​IMG]
     
  7. htahta

    htahta Lớp 7

    Mình không hiểu câu chuyện trong hình lắm.. nhưng gen Z có cha mẹ là 8x/9x ngày trước, mà nhóm này học qua những lần "cải cách" với chả "cãi cách"; có lẽ vậy mà phụ huynh gen Z giờ có xu hướng bảo vệ con cực mạnh, nhưng cũng thả hết trách nhiệm cho nhà trường sạch sẽ luôn (phải nghiên cứu tâm lý vụ này):3D_28:Mấy năm gần đây cái "hề" nhất chắc là không được la mắng học sinh, phạm luật, phạm tội gì gì đó cũng du di được, có lẽ để theo kịp 4.0 nên giáo viên phải vô cảm như 1 em robot, nặng nhẹ sẽ làm vỡ tan các em học sinh :lmao: Vậy thì sao nên được. Thời mình học sinh cá biệt có thể giaó viên không trị được thì còn án đuổi học là hăm được đứa hỗn nhất (dù sau đó nó có thay đổi hay là sao), còn giờ.. :think:
     
  8. Currently_nat

    Currently_nat Mầm non

    Xem post 30.
     
  9. Currently_nat

    Currently_nat Mầm non

    upload_2021-12-22_11-31-42.png
    Học cao hiểu rộng cho nhiều vào mà hễ mở miệng là văng tục. Đó chính là vô văn hóa.
     
  10. Uillean

    Uillean Banned

    Dạo này coi đám trẻ ngập ngụa với Itnet, phôn pát và cả thứ tiếng Mĩ thớ lợ quê mùa - mà thực sự là vấn đề từ lâu lắm rồi chứ không đợi cv ok hoành hành (có hôm mình đi ăn bún, bên cạnh có hai con bé vào sau, rõ ràng cũng ăn mắm ăn muối thôi mà trong mấy câu phiếm đã lẫn lộn giọng Nam giọng Trung giọng Bắc giọng Hàn giọng Mĩ, hội chứng này trước kia người ta xếp vào tâm thần phân liệt cấp độ cao), thì mình hay rỏ nước mắt nhớ về cái thuở cơ cực khi Tô Liên sắp sập. Hồi ấy có rất nhiều giáo viên bỏ nghề ra đường chạy chợ vì cái đói reo rắt, không hiếm trường hợp ngất ngay trên bục giảng. Như mẹ mình - công chức viên bệnh viện tỉnh hẳn hoi - thế mà có hôm trưa nắng chở con ra chợ mà tự dưng ngã vật xuống hè đường, may mà không va đầu.

    Nan đề chung bây giờ là "thoát giàu", thậm chí nguy hiểm hơn là cái ma trận học ngoại ngữ để đi kiếm tiền, vì nó dẫn con người ta đến sự vong bản vô thức, nói nặng hơn thì là mãi quốc. Tại sao vậy ? Căn tính mỗi quốc gia rất khác nhau, người xứ này có thể ăn thịt heo nhưng người xứ khác kiêng, cũng như thế trong abc vấn đề văn hóa - cái này có kể tới mai không hết. Thế nhưng, phải nhìn văn hóa bản địa ở cái vị trí của người bản xứ chứ không phải lọc qua tiếng nước này nước nọ. Nhiều thông tin trên wiki mà đám trẻ trâu bây giờ học mót toàn là "luộc" lại từ wiki-en, mà trong khi đám đó có biết mấy gì về văn hóa Á Đông đâu, chứ chưa nói Việt Nam - cái xứ chiếm tỉ lệ quan tâm cực ít trên bình diện thế giới. Không quan tâm thì dĩ nhiên không hiểu. Cho nên, giỏi ngoại ngữ - tốt thôi, thậm chí dùng cái đó để đi bán hàng, làm đủ trò ma mãnh ở thương trường... nhưng để nói truyện truyền thống Á Đông thì coi chừng sa vào bẫy của đám học giả hậu thực dân.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/12/21
  11. Uillean

    Uillean Banned

    Cũng tiết lộ phần nào luôn, dĩ nhiên biên độ biết và hiểu của mình không chắc rộng, thậm chí khiếm khuyết, nhưng theo quan sát của mình thì Anh ngữ hệ cũng ba bảy loại, chia theo vùng và cả thì đại. Chí ít thì thứ gọi tạm là "Anh ngữ phổ thông" bây giờ chỉ thực sự "phổ thông" hoàn cầu từ khi Tô Liên cáo chung thôi, tức là chưa thể gọi lâu đời. Đám lưu sinh Việt hay gọi là giọng Thâm Nam Cali (thiệt âm), được hình thành trên cơ sở bọn phu đào vàng với dân du đãng gốc Mễ hồi xưa, nói chung là thứ tiếng bình dân chứ chẳng có gì đáng gọi cao sang mĩ miều cả. Thời đỉnh cao phim Viễn Tây cũng chỉ có rất ít cuốn dùng giọng này.

    Thời Lãnh Chiến về trước giọng Anh-Anh (tì âm) và Anh-Mĩ (hầu âm) phổ biến song song, mà Mĩ ở đây là thứ giọng đặc trưng của dân 13 thuộc địa, tuy cũng chưa gọi là "quý tộc" nhưng thường được coi là giọng Mĩ gốc nhất, có đặc tính văn chương cao. Theo mình biết thì quãng 1980-90 nhờ phim Trở Về Eden, giọng Anh-Úc có thời kì ngắn tung hoành ở các nước Đông Nam Á, nhưng tất nhiên trong đám hâm mộ thời trang với dân kinh doanh thôi. Ở Việt Nam thì ngày xưa có một giọng nữa là Anh-Pháp, tức là những người Pháp học nói tiếng Anh bằng giọng huýt kiểu Pháp, giọng này cũng khá sang nhưng rõ ràng phải học tiếng Pháp mới nói được.

    Ở Anh bản địa còn có thứ giọng rất-rất cổ là thứ tiếng Anh do dân Alba, Cymru và Eire nói, cũng chả biết gọi chung là Anh gì, nhưng với người Việt thì cực kì khó nghe vì pha tạp nhiều ngôn ngữ thời dị giáo. Thế nhưng thứ tiếng này lại có nội hàm văn chương cao hơn cả Anh hiện đại. Vì thế, tựu trung là Anh Quốc cũng có căn tính của họ, chứ không nhập nhèm với đám Bắc Mĩ được.

    Mình biết, mấy tuần qua bạn tìm cách đốt nóng chủ đề bằng cách gợi quá khứ. Nhưng mình cũng thấy, thâm tâm bạn rất nản. Theo suy đoán, vì chẳng còn gì đem ra tranh cãi - thậm chí chửi bới nhau ; nhưng phần khác - quan trọng hơn, tiếng Anh bây giờ đã bão hòa lắm rồi, thậm chí là áp lực cơm áo gạo tiền chứ không phải đam mê ngây thơ, nên người ta không còn hứng thú mà nói về nó nữa, huống hồ tranh luận. Tuy nhiên, ở phần nào đấy, mình vẫn muốn giúp bạn có chút hứng khởi trước thềm tân niên !

    Tặng bạn, giọng ca cầm chắc đám genZ không biết, nhưng là niềm yêu thích trong giới mộ điệu Việt Nam Cộng Hòa thập niên 1960-70 :


    Diệu Linh bị gọi về Đà Lạt, Colette Ái Trinh (dì ruột Linh) ở Sài Gòn mời Lê Hoàng Hoa đi ăn tối. Đến bên hông khách sạn Majestic, Colette tắt máy chiếc Dauphine mở cửa bước xuống, rồi “rất tự nhiên khoác tay tôi vào trong Cyclo bar tự chọn một chiếc xích lô (bàn ăn đóng theo kiểu xe xích lô) kéo tôi ngồi xuống”.

    Cung cách quá thân mật của Colette làm ông nhớ lại có lần Linh đã nói : “Em có cảm giác như dì ấy (Colette) yêu anh”. Colette “trách nhẹ” vì Lê Hoàng Hoa nên Linh mới bị “má nó đánh một trận tơi bời” buộc phải rời Sài Gòn. Một bữa cô bạn thân của Linh là Ngọc Mai từ Đà Lạt xuống đưa bức thư của Linh viết rằng má Linh sẽ xuống Sài Gòn chủ nhật tuần ấy và “nếu còn nhớ đến em thì anh lên Đà Lạt với em trong ngày thứ hai tới”.

    Ông lên Đà Lạt ngay, đợi Diệu Linh trong một biệt thự xây theo kiểu kiến trúc mỹ thuật Thụy Sĩ dùng làm một “auberge không tên” do một bà dì vốn là người trong hoàng tộc rất thân thiết với gia đình Lê Hoàng Hoa từ ngày còn ở Huế lên đó mở ra. Diệu Linh đến gặp ông, ấm áp và ngỡ ngàng như một cơn gió đầu mùa và ông đã “kéo Linh vào vòng tay, ôm thật chặt như thể sợ Linh tan biến đi”. Họ bên nhau trong tiếng hát truyền cảm của Jim Reeves tràn ngập cả phòng qua bản He’ll have to go phát ra từ chiếc cassette đặt bên bình hoa ngọc điểm tím nho nhỏ trên table de nuit…

    We thank Thee each morning for a newborn day
    Where we may work the fields of new mown hay
    We thank Thee for the sunshine
    And the air that we breathe
    Oh Lord we thank Thee

    We thank Thee for the rivers that run all day
    We thank Thee for the little birds that sing away
    We thank Thee for the trees
    And the deep blue sea
    Oh Lord we thank Thee

    Oh yes we thank Thee Lord
    For every flower that blooms
    Birds that sing, fish that swim
    And the light of the moon

    We thank Thee every day
    As we kneel and pray
    That we were born with eyes
    To see these things

    We thank Thee for the fields
    Where the clovers grow
    We thank Thee for the pastures
    Where the cattle may roam
    We thank Thee for Thy love so pure and free
    Oh Lord we thank Thee
    Oh yes we thank Thee Lord
    For every flower that blooms
    Birds that sing, fish that swim
    And the light of the moon

    We thank Thee every day
    As we kneel and pray
    That we were born with eyes
    To see these things

    We thank Thee for the fields
    Where the clovers grow
    We thank Thee for the pastures
    Where the cattle may roam
    We thank Thee for Thy love so pure and so free
    Oh Lord we thank Thee
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/12/21
  12. Trần Quang Tú

    Trần Quang Tú Mầm non

    Cái gì nó cũng phải đi theo thời đại, đừng quá vọng tưởng về quá khứ làm gì, cũng đừng tự huyễn hoặc khoác lên mình tấm áo hiểu biết tự nghĩ là cao sang rồi coi người khác, thế hệ sau là thấp kém.
    Tôi cũng rất bất ngờ bạn phân biệt các loại giọng tiếng anh khá hay, ít nhất là anh anh với anh mỹ tôi thấy bạn phân tích khá chính xác, không biết bạn tham khảo sách vở hay có nói chuyện với ai hoặc giả bạn tự suy nghiệm ra thì tôi đánh giá cao bạn vì bạn rất chi tiết và bén nhạy. Điểm mạnh của bạn rất hay.
    Tiếc rằng điểm yếu của bạn lại biến bạn thành một thằng chỉ biết than thở và kết bạn với mấy thằng bất mãn suốt ngày "đéo".
    Tôi không hiểu mục đích của bạn đầu tư tâm sức vào mấy cái chủ đề nhảm nhí, tự tâng bốc huyễn hoặc mình rồi tìm lý do dìm kẻ khác để làm gì? Là tôi, tôi rất vui lòng đọc mấy cái chia sẻ của bạn về giọng anh nhưng nhìn vào cách bạn chia sẻ thông tin và những thông tin mang đầy nguồn năng lượng tệ hại của bạn thì thật chẳng khác gì rác.
    Biết sống cho bản thân chưa bao giờ là muộn.
     
Moderators: teacher.anh

Chia sẻ trang này