Thảo luận Sao lãng là gì?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi quang3456, 18/9/17.

Moderators: amylee
  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Lan man một chút, xin hỏi bác @dongtrang và các bác ở miền Nam, trong đó có từ 'nói xạo' thì có phải là từ thuần Việt hay không? Còn từ 'xạo xự' nữa. Topic của mình mở ra, cũng chẳng sợ lạc đề hay làm loãng chủ đề, các bác cứ chém bừa đi.
     
  2. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Chẳng có chi là thuần bác ạ. Nói cho sang vậy thôi. Chẳng có chi là mới dưới ánh mặt trời. Nói xạo thì thuần Việt vì nó ghép với từ nói. Còn xạo và xạo xự thì nghĩa là rộn ràng lại không phải thuần việt.
     
  3. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    À, tôi hỏi vậy vì có ý kiến cho rằng 'xạo' là nói trại từ 'thiệu' và 'xạo sự' là 'thiệu ngữ' hay 'thiệu tự' gì đó.
    Ở miền Bắc xưa có từ 'nói phiệu' nghĩa cũng như 'nói xạo' và chắc là cũng nói trại từ 'thiệu' mà ra.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/9/17
  4. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Bác phát âm Bụ luôn đi cho em nhờ. Nếu bác Bụ không thì đọc là "bù". VD: 我不曾见过你 = Wǒ bùcéng jiànguò nǐ. Bác đọc Bú Bú, nó tưởng bác con nó đấy, đùa chớ bú là phương ngữ/thổ âm địa phương. Hê hê. fūrén là Phu nhân, thế thôi, tian là trời, Nghe bọn tàu nó hát mình mò mò đoán ra.
     
  5. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    So sánh cách dùng:
    Ngài thủ tướng nói xạo/ Ngài thủ tướng nói đùa
    "Vợ anh nói xạo đó!"/ "Vợ anh nói đùa đó!"
    Thì từ "nói xạo" dùng thích hợp hơn ở ngữ cảnh thân mật, còn từ "nói đùa" dùng thích hợp hơn ở ngữ cảnh trang trọng!
     
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    'Nói xạo' gần nghĩa với 'nói khoác', 'nói phét'... hơn. 'Nói đùa' gần với 'nói giỡn' hơn.
     
  7. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Không dùng 'nói xạo' với nghĩa 'nói để cho vui' được hả bác?

    Hình như hai câu dưới đây mâu thuẫn nhau thì phải:
    - Chẳng có gì là mới dưới ánh mặt trời = Sự lặp lại.
    - Không ai tắm 2 lần trên một dòng sông = Sự thay đổi.
    ???
     
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Chắc là dùng 'nói xạo' với nghĩa 'nói để cho vui' được, nhưng 'nói xạo' vẫn mang tính chất nói khoác lác để cho vui. VD trong truyện Dòng sông thơ ấu của NQS
    Biết bị lật tẩy, ngượng quá, bác chỉ biết cười, vừa cười vừa xin lỗi: “Nói xạo với mầy chơi vậy thôi, chớ tao với mầy thơ từ làm gì?”. Với ai thì cha không biết, với cha, bác hãy còn nể, một là một, hai là hai. Cha dặn hờ con vậy, yên tâm đi.

    Hai câu trên chắc là suy nghĩ của 2 người khác nhau, cho là mâu thuẫn cũng được mà bảo không mâu thuẫn cũng chẳng sai.
    VD có cốc nước trên bàn, một người nói 'cốc nước đã được rót đầy một nửa', người khác bảo 'cốc nước chỉ còn một nửa', vậy thì vẫn là cốc nước đó mà thôi.
    VD có cô gái mặc bộ trang phục, một người nói 'bộ này rất mốt, khác hẳn các bộ khác', người khác bảo 'bộ này cũng giông giống mấy bộ khác'
     
  9. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Sạo và xạo bây giờ dùng lẫn lộn. Xạo nghĩa xưa là rộn ràng, nhộn nhạo giờ ít ai nói. Có từ điển định nghĩa là không đứng đắn, bậy bạ. Chẳng biết dựa theo đâu mà định nghĩa như vậy.
     
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có từ điển định nghĩa là không đứng đắn, bậy bạ, chắc là theo cách nói 'đồ ba xạo', gần với nói 'đồ ba trợn'.
    Bác thấy ý kiến cho rằng 'xạo' có nguồn gốc từ 'thiệu' là đúng hay sai? 'Thiệu' thì cố nhiên là phải rộn ràng, nhộn nhạo rồi, mà ngày nay người ta 'thiệu' một cách bậy bạ, nhảm nhí, khoác lác... cũng rất nhiều đó thôi.
     
  11. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Ba xạo dễ thương hơn ba trợn nhiều bác ơi. Trong Nam thì có nghĩa là ba hoa, nói nhiều mà chẳng làm gì cả. Còn từ thiệu thì đúng với nghĩa xưa nếu theo nghĩa nay thì sảo đúng hơn. Tôi cũng đoán mò thôi chớ thường thì phải cậy tới thầy, nhất là thầy Trụ hay thầy Bình Nguyên Lộc.
     
  12. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Tôi viết sai. Đúng chánh tả là "xảo" như xảo ngôn.
     
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Xảo thì chỉ là khéo là đẹp thôi bác ơi, làm gì mà không đứng đắn, bậy bạ.
    Gian xảo mới là không đứng đắn, bậy bạ.
     
  14. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Thì thấy các cụ viết chữ nôm hay mượn chữ xảo để viết chữ xạo vậy mà. Xảo ngôn còn có nghĩa là nói láo, nói dối nữa đó bác. Còn nghĩa xạo là không đứng đắn, bậy bạ thì tôi lại không đồng ý. Có thể vùng miền khác hiểu khác chớ trong Nam thì không ai hiểu nhưvậy. Hay là nghĩa mới phát sinh chăng?
     
  15. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Chính thức thì các cụ mượn âm sào để viết chữ xạo. Tra từ điển thì có chữ sảo nghĩa là nói bậy nói càn nói láo. Đoán mò vậy thôi chớ cái này phải hỏi thầy An Chi rồi.
     
  16. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Buồn buồn tra Đại nam quấc âm tự vị thì ''xạo xự'' là viết là 造次 (tháo thứ). Mà tháo thứ lại có nghĩa là vội vàng gấp rút. Trong khi đó nghĩa tiếng Việt lại là rộn ràng. Thật là rừng nho biển thánh, chẳng biết đường đâu mà dò.
     
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Ngồi buồn học bác @dongtrang tra lại ĐNQATV thấy viết:

    upload_2017-9-22_12-51-31.png
    Vậy theo thầy Của phải viết là 'Xao lãng' hay 'Xao lảng' mới đúng? Vì 'lặng lẽ' thầy cũng viết là 'lặng lẻ'. Tìm hết sách thầy Của không thấy chữ 'lãng' chỉ có 'lảng'
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/9/17
  18. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Về chánh tả thì chớ theo thầy Của. Lỗi sai của ấn công, của Thầy cũng có. Nhiều khi thầy thấy sai muốn sửa mà có sửa được đâu. Thời xưa in ấn tốn kém lắm. Được như vậy phải nói xuất sắc rồi. Muốn viết đúng chánh tả thì theo thầy Trụ mà bây giờ người ta theo thầy khác rồi. Thầy này không theo thì zerô ráng chịu.
     
  19. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Một nghiên cứu mới đã tiết lộ: ngôn ngữ bạn nói có thể thay đổi nhận thức của bạn về thời gian. Điều này có nguyên do từ những từ ngữ chỉ về thời gian trong tiếng mẹ đẻ của bạn.

    Trong tiếng Anh, người ta có thể nói về một ngày "dài" (long day), trong khi đó, người Hy Lạp lại nói về một ngày "đầy đủ" (full day). Những biến đổi rất nhỏ này nhưng dường như thay đổi nhận thức của chúng ta về thời gian, các nhà khoa học cho biết.

    Một nhóm nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Stellenbosch ở Nam Phi và Đại học Lancaster ở Anh nói rằng: công việc của họ cũng cho thấy, việc nói được hai ngôn ngữ khuyến khích bộ não con người suy nghĩ theo những cách mới.

    Panos Athanasopoulos - một thành viên của nhóm từ Đại học Lancaster, phát biểu trên Mic: "Ngôn ngữ có thể biến đổi nhận thức của chúng ta và về cơ bản, nó khiến chúng trải nghiệm thời gian theo một cách cụ thể.

    Trong một thử nghiệm, một hoạt ảnh máy tính được chiếu chậm trên một đường thẳng hướng lên dần. Nó được hiển thị với 40 người nói tiếng Tây Ban Nha và 40 người nói tiếng Thụy Điển. Tất cả các hoạt ảnh chỉ kéo dài 3 giây, nhưng đường thẳng lúc thì tăng nhiều, lúc thì tăng ít.
    baiviet_chudesaolang_postbacthayngonngu.jpg
    Ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến thời gian (Ảnh: Unsplash)
    Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng: bởi vì người Thụy Điển nói về thời gian dưới dạng khoảng cách, nên họ sẽ khó ước tính được chính xác thời gian đã trôi qua. Và các nhà khoa học đã đúng.

    Trong khi đó, những người nói tiếng Tây Ban Nha - những người nói về thời gian dưới dạng thể tích (ví dụ họ thường nói một sự phá hủy “nhỏ” hơn là một sự phá hủy “ngắn ngủi") nhận thức về thời gian tốt hơn. Họ nhận ra 3 giây đã trôi tra dù đường thẳng đã đi lên bao nhiêu.

    Nhà ngôn ngữ học Emanuel Bylund đồng thời là nhà nghiên cứu, thuộc Trường đại học Stellenbosch, giải thích trên Popular Science: "Người Thụy Điển có khuynh hướng nghĩ rằng, nếu đường thẳng đi được khoảng cách xa hơn thì sẽ mất nhiều thời gian hơn. Trong khi đó, người nói tiếng Tây Ban Nha lại không bị mắc lừa bởi điều đó. Họ dường như nghĩ rằng, không quan trọng đường thẳng đi được bao xa, nó vẫn cần thời gian để đi lên”.

    Trong một thử nghiệm khác, người tham gia đã được xem các hình ảnh động của một chiếc bình đang được làm đầy dần dần với tiền. Chiều dài của hình ảnh động thì được cố định, nhưng các bình được lấp đầy với các lượng tiền khác nhau.

    Và lần này - chắc chắn rồi - những người nói tiếng Tây Ban Nha gặp rắc rối trong việc ước tính thời gian trôi qua. Có một điều thú vị nữa là khi những ví dụ có liên quan đến ngôn ngữ cụ thể bị loại bỏ, các tình nguyện viên đã đánh giá thời gian tốt hơn nhiều.

    Để có thêm thông tin chi tiết về những gì đã xảy ra, các nhà khoa học tiếp tục tiến hành thí nghiệm với 74 tình nguyện viên có thể nói cả hai thứ tiếng: Tây Ban Nha và Thụy Điển. Những người này được cho xem các hình ảnh động tương tự như trước.

    Sau thí nghiệm, kết quả thu được cũng tương tự. Khi những dòng hướng dẫn được hiển thị bằng tiếng Thụy Điển, các tình nguyện viên dễ bị đánh lừa bởi các hình ảnh về đường thẳng. Và khi lời hướng dẫn là tiếng Tây Ban Nha, hình ảnh về chiếc bình được làm đầy đã can thiệp vào nhận thức của họ về thời gian.

    Nhưng chúng ta nên lưu ý là sự thay đổi này không lớn. Các nhà nghiên cứu chỉ nói rằng "những phân biệt khó nhận biết" bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ, khi độ dài đường không quá dài hoặc ngắn, hoặc khi bình không quá đầy hay trống rỗng.

    Vậy chuyện gì đang xảy ra ở đây? Nhóm nghiên cứu nghi ngờ rằng, nếu chúng ta lớn lên với một ngôn ngữ mà ám chỉ một chiều dài lớn hơn có nghĩa là tốn thời gian hơn ("một ngày dài"), thì bộ não của chúng ta tự động giả sử rằng: một dòng dài hơn thì cần nhiều thời gian hơn để vẽ ra.

    Bylund nói: "Chúng tôi đoán đây là một định kiến thuộc về kinh nghiệm. Chúng liên quan đến thực tế là khi chúng ta di chuyển qua không gian với khoảng cách càng xa thì chúng ta càng mất nhiều thời gian hơn”.

    "Ngay cả những đứa trẻ chưa nắm vững được ngôn ngữ cũng nhận ra mối liên quan giữa chiều dài vật lý và chiều dài của thời gian. Nó có thể là một thứ gì đó bẩm sinh và cũng có thể là thứ chúng ta học được khi di chuyển qua không gian", ông cho biết thêm.

    Thí nghiệm cũng cung cấp bằng chứng về việc nói nhiều hơn một ngôn ngữ có thể giúp nâng cấp một số phần của bộ não. Trong trường hợp này, nó cho phép chúng ta suy nghĩ về thời gian theo hai cách khác nhau.

    Athanasopoulos giải thích: "Bằng cách học một ngôn ngữ mới, bạn đột nhiên trở nên hòa hợp với những chiều kích nhận thức mà bạn chưa từng biết đến trước đây. Song ngữ dường như có khả năng giúp chúng ta chuyển đổi giữa hai cách suy nghĩ, điều đó cho thấy ngôn ngữ có tác động sâu sắc đến bộ não như thế nào”.

    "Ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến những cảm giác căn bản nhất của chúng ta, bao gồm cảm xúc, nhận thức thị giác, và giờ đây cũng ảnh hưởng đến ý thức của chúng ta về thời gian", ông cho biết thêm.

    Bích Trâm (Sciencealert)

    (Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Vậy phải chăng là:
    Bậc thầy ngôn ngữ, bậc thầy tư duy!?
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này