Sherlock Holmes Mất Tích - Jamyang Norbu

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi picicrazy, 8/10/13.

  1. picicrazy

    picicrazy Sinh viên năm I

    Capture.JPG
    Tên truyện : Sherlock Holmes Mất Tích
    Tác giả : Jamyang Norbu
    Dịch giả : Công Mỹ, Hồng Vân
    Thể loại : Trinh thám
    Nhà xuất bản : Văn Học
    Ngày xuất bản : Tháng 08/2007
    Số trang : 444
    Kích thước : 14 x 20.5 cm
    Trọng lượng : 500 g
    Số quyển / 1 bộ : 1
    Hình thức bìa : Bìa mềm
    Giá bìa : 62.000 VNĐ
    Nguồn : Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Đánh máy : Nguyễn Học


    "Sherlock Holmes mất tích" là một trong những tác phẩm thuộc Tủ sách trinh thám Nhã Nam, sau “Đường du mục” của Didier Daeninckx, “Tường lửa”, “Chậm một bước” của Henning Mankell, và “Xạ thủ nằm bắn” của Jean- Patrick Manchette. Cuốn sách này được viết bởi một người Tây Tạng nổi tiếng, nhà văn Jamyang Norbu.

    Bởi một lý do bất đắc dĩ, Hurree Chunder Mookerjee - một người làm việc tại Bộ Ngoại giao Ấn Độ và cũng là một người hiểu biết sâu sắc về văn hóa Tây Tạng - phải tìm tới ẩn thân tại thành phố Bom Bay. Và khi đang chán ngán cuộc sống phẳng lặng, tiện nghi nhưng quá nhàn rỗi, anh đột nhiên nhận được lệnh phải tìm hiểu một vị khách bí ẩn tới từ Nauy có tên Sigerson.

    Thật bất ngờ, người đó chính là vị thám tử lừng danh nước Anh Sherlock Holmes. Ngay khi họ rời khỏi tàu, nơi có thêm sự xuất hiện của một người quan trọng của chính phủ Ấn Độ tên Strickland, vị thám tử đã biết rõ tất cả về anh và cùng lúc đó, nhiệm vụ của Hurre đã trở thành bảo vệ cho tính mạng của Sherlock Holmes, và họ trở thành những người đồng hành.

    Cùng lúc đó, khách sạn Taji Mahal nơi Sherlock Holmes tới nghỉ bị náo loạn bởi cái chết kinh hoàng của một người phục vụ - toàn thân anh ta đẫm máu nhưng không hề có vết thương. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra và được Sherlock Holmes nhanh chóng giải đáp với sự giúp đỡ của Strickland và Hurree.

    Nhưng mọi chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó. Sherlock Holmes tiết lộ cho những người bạn của mình rằng cả nước Anh nghĩ ông đã chết tại thác nước cùng với kẻ tội phạm nguy hiểm ẩn dưới vỏ bọc giáo sư Moriarty. Tên giáo sư độc ác đã chết, nhưng vị thám tử tin rằng, những kẻ tay chân của hắn vẫn tiếp tục theo đuổi để tiêu diệt ông. Việc điều tra cái chết của người nhân viên khách sạn hé lộ cho họ biết: đại tá Moran – một trong những người hùng đáng kính của Ấn Độ chính là đồng đảng của tên giáo sư nham hiểm.

    Họ tiếp tục cuộc hành trình và luôn luôn sẵn sàng để đối phó với những kẻ rắp tâm giết bằng được Sherlock Holmes. Vị thám tử tài ba mong muốn được tới được Tây Tạng, dù đó là đất cấm với người phương Tây từ khi triều đình Mãn Thanh đặt quyền kiểm soát nơi này.

    Nhưng chẳng có gì ngăn cản nổi Sherlock Holmes, nhất là khi ông lại có biệt tài giả trang và được thúc đẩy bởi một động lực mạnh mẽ: bảo vệ vị Đạt Lai Lạt Ma đang bị triều đình Mãn Thanh chèn ép và bôi nhọ thanh danh…

    Và đất nước Tây Tạng đã mở ra trước mắt họ với hàng ngàn điều lý thú cũng như vô vàn điều hiểm nguy đang đợi chờ…

    Jamyang Norbu - nhà văn gốc Tây Tạng, hiện đang sống tại Mỹ. Ông nổi tiếng trong giới truyền thông với những hoạt động bảo vệ văn hóa Tây Tạng. Ông là người quản lý Trung tâm nghiên cứu chuyên sâu về Tây Tạng, nơi từng hai lần được trao giải thưởng Vì tự do Poul Lauretzen của Đan Mạch.

    Trước đó, Jamyang Norbu từng là người quản lý Học viện nghệ thuật biểu diễn Tây Tạng từ 1979 tới 1984. Ông viết nhiều vở kịch, trong đó có những vở dựa theo phong cách biểu diễn của quê hương mình. Norbu đã giảng dạy về văn hóa Tây Tạng tại hàng trăm trường đại học và học viện tại Mỹ, Canada, Úc, Pháp, Ấn Độ và Anh.

    Bên cạnh đó, ông còn tham gia vào nhiều dự án, các tổ chức văn hóa và làm biên tập viên cho những tờ báo dùng ngôn ngữ Tây Tạng lớn nhất thế giới.

    Ngoài ra, ông còn là tác giả của những cuốn tiểu thuyết thành công. "Sherlock Holmes mất tích" ngay sau khi xuất bản liền trở thành cuốn sách bán chạy nhất tại Ấn Độ và mang lại cho ông giải thưởng Crossword Book Award của nước này năm 2000.

    Cuốn sách của Jamyang Norbu được chia thành hai phần: Ấn Độ và Tây Tạng. Ở phần đầu tiên, nhà văn tập trung xây dựng hình ảnh vị thám tử thông minh, tài ba với những phán đoán chính xác và chóng vánh như thần thánh. Bất kỳ một người yêu thích Sherlock Holmes nào cũng phải hài lòng với những dòng viết này, bởi tác giả đã xây dựng lại một chân dung Sherlock Holmes khá hoàn hảo, khiến cho độc giả khó có thể tìm thấy sự vênh lệch với vị thám tử huyền thoại trong tác phẩm của Conan Doyle.
    Ở phần thứ hai, câu chuyện thực sự được đẩy tới phần ly kỳ, hấp dẫn nhất, với những tình tiết thót tim, những diễn biến nghẹt thở và bức tranh văn hoá về sớ xở Tây Tạng bí ẩn được dần dần hé mở.

    Với "Shelock Holmes mất tích", Norbu không chỉ thể hiện vốn hiểu biết sâu sắc, toàn diện về Tây Tạng mà còn bày tỏ tấm lòng trân trọng, đầy hoài niệm về mảnh đất này. Điều này bộc lộ qua những lời ngợi ca và niềm kính ngưỡng của Hurree - một người Ấn Độ - về văn hóa Tây Tạng.

    Và vì thế, sự xuất hiện của vị thám tử Sherlock Holmes tại Tây Tạng cũng là mơ ước của ông về những con người tài năng sẽ bảo vệ nền văn hóa của xứ sở này.

    Bằng lối văn khúc chiết, cách miêu tả không cầu kỳ nhưng luôn chọn được những chi tiết đắt giá, Norbu đã thành công khi xây dựng nên hai bức chân dung: chân dung vị thám tử lừng danh và chân dung của cả một nền văn hóa. Ông đồng thời thể hiện được khả năng tưởng tượng tuyệt vời của mình qua việc miêu tả những cuộc rượt đuổi hồi hộp tới thót tim, xây dựng một cốt truyện ly kỳ.

    Cuốn sách là sự kết hợp hài hòa giữa những yếu tố văn hóa, tư tưởng sâu sắc và những yếu tố giải trí hấp dẫn có thể làm hài lòng nhiều đối tượng độc giả.
    H.P.
    (Theo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link )
    [HR][/HR]​
    Người viết bài: santseiya
    Nguồn: TVE
     

    Các file đính kèm:

Chia sẻ trang này