Kinh điển Sherlock Holmes Toàn Tập – Sir Arthur Conan Doyle

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi 4DHN, 5/11/14.

  1. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Để mình ví dụ trường hợp về tiếng khmer cho bạn thấy: người Khmer ở Sóc Trăng nói tiếng Khmer mà người Khmer ở Trà Vinh không hiểu. Đây là nhờ một người bạn chung lớp quê Sóc Trăng nói cho mình biết. Mình từng nghe một người vợ của ông anh hàng xóm của mình nói chuyện, quê chị ta ở miền Trung, mình chả hiểu chị ta nói gì :D đó là cùng tiếng nó còn như vậy chứ nói vì tiếng họ hàng nào? Trở lại chuyện người Nhật đọc được 90% chữ Hán. Bạn không thấy là vì người Nhật đã dùng các chữ Hán đó để viết từ lúc mới học chữ à, rõ ràng có học mới biết, chứ nghe có hiểu đâu? Và cũng như người Mỹ không dùng các từ trong các thứ tiếng châu để viết nên dĩ nhiên họ không đọc được các thứ tiếng châu âu cũng như là nghe không hiểu nếu như họ không học. Còn người Anh tin chắc cũng sẽ không hiểu các thứ tiếng châu âu đó đâu. Chẳng qua Sherlock hay ông bác sĩ đó họ có trí thức, họ có thể đã từng học qua các thứ tiếng đó. Hơn nữa họ gần châu âu nên chuyện có thể họ sống ở châu âu ngoài nước Anh là bình thường, do tiếp xúc nhiều nên hiểu, chứ đem một đứa trẻ mới nói rành tiếng Anh mà chưa từng được nghe các tiếng châu âu khác, cho nó nghe thử xem nó hiểu không?

    «GT3»
     
    hungbc1010 thích bài này.
  2. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Tiếng Ấn cũng cùng hệ Ấn Âu đó, họ hàng đó. Nếu người Âu nghe hay chêm vô thử xem, thứ nhất nghe hông hiểu. Thứ hai có biết đâu mà đủ trình để chêm?
    Tóm lại không phải vì có họ hàng mà người nói các thứ tiếng đó có thể hiểu nhau. Mà vì người đó có biết thứ tiếng đó rồi nên mới hiểu. Còn cho dù tiếng không có họ hàng mà tiếp xúc, nghe một thời gian thì tự nhiên hiểu như một đứa trẻ nghe ba mẹ nói chuyện, ban đầu chưa hiểu nhưng lâu dần nghe hiểu và nói được. Và mình bảo vệ quan điểm tiếng Việt trong sáng, cho dù có nghèo từ vựng phải mượn từ Hán để có từ Hán Việt đi nữa thì cũng không thể nào nói tiếng Việt có họ với tiếng Hán hay là từ tiếng Hán mà ra. Tiếng Hán không chắc gì đã hơn tiếng Việt đâu, về âm thì tiếng Việt chúng ta phát đủ âm hơn bất cứ thứ tiếng nào, đây là do bác Nguyễn hiến Lê viết chứ mình không nói suôn.

    «GT3»
     
  3. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6


    Tóm lại là : Một người Anh điển hình, do các yếu tố văn hóa, địa lý, ngôn ngữ học, nên họ có thể hiểu được tiếng Châu Âu khác
    Do vậy Sherlock Holmes thi thoảng chêm chêm tiếng Châu Âu cũng không làm bác sĩ Watson hay độc giả Anh phật ý

    Nhưng đang đọc bản dịch Việt mà tự dưng xuất hiện tiếng Châu Âu, lại lặn lộn xuống chú thích đọc, trải nghiệm nó không được tốt !
    [​IMG]


    Còn việc em nói ngôn ngữ châu Âu có họ hàng thì có thể đoán được ( không cần học ) là có - chứ không phải không !

    [​IMG]

    Ví dụ ở đây :

    [​IMG]

    Bác có thấy sự tương đồng hay là không ?
    Vậy theo bác 1 người Anh bản xứ chưa học tiếng Pháp có đoán được sơ sơ ý của 3 chữ kia hay không ????

    Bác không quen với điều đó vì bác là người Việt Nam - dân mình chỉ quen tiếng Việt - chỉ hiểu tiếng mẹ đẻ, nên sẽ không quen.

    Chính vì thế em mới nói đến yếu tố Hán Việt, ( trên em nói Hán không thì hơn sai về bản chất )

    Một người Việt có thể không cần học kỹ về các âm Hán Việt, nhưng vẫn có thể hiểu mang máng, đoán đoán được, vì có họ đã quen sử dụng âm Hán Việt trong đời sống hàng ngày.

    Nói chào đón tân niên, thì một người Việt điển hình có thể hiểu mang máng, tân là mới, niên là năm, và đoán được ý của từ đó,

    Nhưng người nước ngoài mới học vỡ lòng tiếng Việt sẽ rất khó tiếp thu vì họ chả biết tân là gì, niên là gì ( trừ khi học kỹ tiếng Việt )
     
  4. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6


    hoàn toàn sai lầm, Bác học tiếng Anh đi sẽ thấy nhiều âm người Việt mình không phát ra được nên học hoài không phát âm chuẩn,

    Ai nói em không cần quan tâm, chỉ quan tâm đến tính đúng sai của nó,

    Ví dụ : Ship và Sheep, bác thử ký âm 2 chữ này bằng tiếng Việt coi sao ạ ?
    Tiếng VIệt chỉ ký âm 2 chữ này như nhau : síp và síp, chính vì vậy, người Việt học hoài mà vẫn không phát âm chuẩn tiếng Anh.

    Âm TH của tiếng Anh cũng không có trong tiếng Việt,
    Ví dụ thì cực nhiều, em thôi xin không nêu ra.

    Cũng tương tự người Anh không có âm Kh, âm Ng ở đầu câu, vần phức tạp như vần UYÊN cũng không có
    Chính thế phát âm được chữ Nguyễn là đánh đố người nước ngoài !

    Không có thứ tiếng nào dám tự vỗ ngực là phát đủ âm hơn bất cứ tiếng nào cả,
    Ai tự nhận tiếng Việt như vậy thực sự chỉ là sự tự hào dân tộc thái quá !

    Dân mình hay có cái kiểu tự hào dân tộc thái quá :D

    Giống kiểu mới đây em đọc ý kiến cho rằng Bố già của Ngọc Thứ Lang hay hơn cả bản gốc tiếng Anh.
    Em tý sặc, tất nhiên, ông là người Việt thì ông đọc bản tiếng Việt chả thích hơn đọc bản tiếng nước ngoài rồi.
    Ông có hiểu sâu sắc tiếng nước ngoài, có sinh sống ở đó vài chục năm để hiểu sâu xa mọi nguồn cội của tiếng đó đâu mà đi so sánh nực cười như vậy được :D
    Bó tay :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/4/17
  5. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    "Họ có tri thức" hoặc "Họ là trí thức" hoặc "Họ có kiến thức".
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  6. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Bạn nói bác Nguyễn hiến Lê sai mình chịu. Nhưng bạn hãy đọc ba cuốn luyện văn của bác ấy đi rồi hãy nói. Chỉ là nhiều âm hơn chứ không phải là đủ tất cả các âm nhé, đừng gộp vào hay hiểu sai ý mình. Không học được tiếng Anh là do đâu bạn có biết không? Bạn thiếu chưa ví dụ Việt kiều rồi. Trẻ em Việt sống ở nước ngoài thì phát âm vẫn chuẩn như thường đâu phải vì tiếng Việt chúng ta thiếu âm. Tiếng Việt chúng ta thiếu âm không có nghĩa nó không nhiều âm hơn các thứ tiếng khác. Chúng ta vẫn có một Trương Vĩnh Ký nói được 27 thứ tiếng nhé bạn.
    Và mình cũng đã học tiếng Anh rồi, mình biết cái vụ không phát âm được này. Thử hỏi có ai không bênh tiếng mẹ đẻ? Cho dù nó không hay ho gì thì cũng là thứ tiếng của mình. Còn hơn là đi nịnh tiếng khác. Mình không thích cái ý bạn cho rằng tiếng Việt có họ hàng với tiếng Hán và người Việt nói chuyện thường chêm tiếng Hán. Mình xin nhắc lại lần thứ 3 cho bạn hiểu là chỉ là sử dụng từ Hán Việt thôi chứ không phải chêm tiếng Hán nhé, chỗ này nãy giờ bạn cố tình tránh né nè. Đừng nói chuyện người nước ngoài mới học tiếng Việt họ không hiểu nghĩa của từ Tân. Chỉ cần họ tra từ điển tiếng Việt là họ biết thôi. Không có chuyện muốn hiểu nghĩa của từ Tân trong tiếng Việt mà lại đi tra từ điển tiếng Trung. Ngay cả người Việt nào không hiểu từ Tân thì hỏi người Việt khác là biết, chẳng cần phải hỏi một người Việt biết tiếng Hán đâu. Bạn không phân biệt được giữa một "thứ tiếng" và một "từ mượn từ một thứ tiếng" hay sao? Hay là cố tình không phân biệt nhỉ?
    Chúng ta nói "cung chúc tân xuân" nó là tiếng Việt mà chứ có chêm đâu?
    Chừng nào mà bạn nói "cung chúc tân xuân" mà người Trung Quốc hiểu và nói cụm từ đó hay cách phát âm đó cũng chính là cụm từ và cách phát âm trong tiếng Hán thì mới đúng là "chêm".

    «GT3»
     
  7. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Hỳ hỳ thì ý của em là hai người đó có vốn ngoại Ngữ ấy. Chứ không có vốn ngoại Ngữ đố dám chêm. Giống như một gia đình Do Thái: mẹ hỏi bằng một tiếng, con nghe con hiểu rồi trả lời hẳn một thứ tiếng khác, cái này do thạo nên chơi trội hơn cả chêm ngoại Ngữ nữa.

    «GT3»
     
  8. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Thì ý tôi là bạn dùng từ chưa chính xác thôi.

    Còn hai người hội thoại với nhau bằng hai ngôn ngữ khác nhau thì tôi đã từng thấy tận mắt một lần, hai ông người Việt một ông nói tiếng Việt còn ông kia trả lời bằng tiếng Pháp, tất nhiên là cả hai đều phải nắm được hai ngôn ngữ đang được sử dụng. Còn chêm ngoại ngữ một vài từ kiểu thanh niên chơi trội thời nay thì không kể. Tôi thì muốn là khi nói thứ tiếng gì thì mình nói trôi chảy thứ tiếng đó, trừ khi bí từ thì chêm từ gốc vào thôi, chứ nói tiếng Việt mà cũng chêm ngoại ngữ vào thì bó tay rồi.
     
  9. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Như anh Khánh nói đây này @maxiqboy .
    Thêm nữa bạn biết trong Nam có câu gì không? Đó là nói "xí xô xí xào". Vì tiếng Hán nói người Việt chúng ta nghe cứ "xí xô xí xào" chả hiểu tẹo nào.

    «GT3»
     
  10. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6

    luận cứ của bác cứ lỏng là lỏng lẻo, chả hiểu bác muốn diễn đạt điều gì ?

    Phần bôi đậm ý bác là gì ? Người Việt siêu nhân, người Việt giỏi, tiếng Việt là số 1 ?????

    Phần in nghiêng : Tiếng Việt bao gồm cả tiếng Hán Việt là của người Việt, không liên quan gì đến gốc gác Hán ?
     
  11. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6

    Ví dụ ở đây :

    [​IMG]

    Bác có thấy sự tương đồng hay là không ?
    Vậy theo bác 1 người Anh bản xứ chưa học tiếng Pháp có đoán được sơ sơ ý của 3 chữ kia hay không ????


    bác cứ trả lời những câu hỏi của em hơn là blo bla ở đâu đâu những gì không liên quan
     
  12. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6

    thôi đi xem người phán xử thôi các bác, tranh cãi hoài, chả đi đến đâu.
    Em nghỉ,
     
  13. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Tiếc quá. Hai bạn luận về ngôn ngữ mỗi người một vẻ. Tôi nghe thấy phê và cũng học thêm được nhiều điều. Những điều trước đây tôi tưởng là đúng bây giờ lại hóa ra sai. Thích nhất câu: Cung chúc tân xuân là tiếng Việt. Mới đầu nghe nó nghịch lý nhưng lại có lý đấy chứ.
     
  14. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Cần gì phải thế bạn. :D

    New Doc 170.jpg

    New Doc 171.jpg

    À, tôi hiểu rồi, bạn cần chọn Published Font nữa.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 27/4/17
  15. vudinhthinh

    vudinhthinh Lớp 2

    Vâng ý em định hỏi là không cần thêm font vào ebook để hiển thị chữ nghiêng, đậm nghiêng,... được không à. Vậy là phải thêm font vào để hiển thị rồi.
     
  16. V/C

    V/C Mầm non

    Ngủ thôi, tài gõ thật. Dài như sớ Táo quân, muốn đọc xem nói gì mà chịu.
     
  17. V/C

    V/C Mầm non

    Giờ mới đọc kỹ, trừ tiếng La Tinh, còn tiếng khác chú đưa vào zô tư. Đưa xong, quăng lại anh, anh xơi.
     
  18. maxiqboy

    maxiqboy Lớp 6

    Đưa vào đâu ạ
    Hihi anh bảo em giữ nguyên nên em ko thay đổi gì đâu ạ

    Em nói ở đây cho vui thôi mà ạ
     
  19. V/C

    V/C Mầm non

    Thôi, soát làm luôn thể.
    Chú lựa vài ảnh đẹp để anh đưa vào luôn, khoảng 15 cái thôi. Ảnh nằm ở đáu thì nói cụ thể luôn.
     
  20. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Vấn đề này tôi cũng đã nói rất nhiều trên Thư viện rồi. Kobo là một thiết bị rất khó tính, để đọc được tốt tiếng Việt cần phải có kiến thức về epub, chắc là vì Kobo không dành cho thị trường Việt Nam. Khi nào bạn dính đến chữ Hán thì cũng sẽ gặp khó khăn nữa.
     
    vudinhthinh thích bài này.

Chia sẻ trang này