Sơ Lược Lịch Sử Âm Nhạc Guitar Việt Nam (phongle87)

Thảo luận trong 'Tủ sách Âm nhạc - Hội họa' bắt đầu bởi vqsvietnam, 3/10/13.

Moderators: vqsvietnam
  1. vqsvietnam

    vqsvietnam Leader 1000QSV1TVB Thành viên BQT

    Đàn guitar vào Việt Nam từ bao giờ? Bằng những con đường nào? Cho đến nay khó có ai có thể trả lời cho thật chính xác. Có nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng chắc chắn không ngoài con đường du nhập của âm nhạc châu Âu vào Việt Nam. Có thể do các cố đạo Tây Ban Nha đưa vào từ đầu thế kỷ XIX; có thể theo các ban nhạc Phillipines, Malaysia đến chơi đàn ở các tiệm rượu vào những năm 20 của thế kỷ XX; có thể do những nghệ sĩ guitar nước ngoài đến kiếm sống ở Việt Nam; cũng có thể có những người Việt Nam thuộc tầng lớp thượng lưu đi qua Pháp mang về. theo ý kiến nhiều người thì từ cuối những năm 1920 mới lác đác có người Việt Nam cầm đàn guitar.

    Vào khoảng những năm 20 của thế kỷ này, thầy Sáu Tiên ở Rạch Giá (Nam Bộ) sau nhiều lần thử nghiệm, cuối cùng đã chọn cây đàn guitar, khoét lõm các phím đàn và lên dây theo hệ thống âm giai ngũ cung (Vietnamese traditional pentatonic) "Líu, Xề, Líu Hò, Lìu" để đàn các bài bản cải lương. Có thể nói các nghệ sĩ cải lương là những nghệ sĩ guitar đầu tiên của Việt Nam. Cây đàn guitar phím lõm quả là một sáng tạo riêng của người Việt Nam, bổ sung cho họ hàng guitar một dòng mới: guitar cải lương. Dòng guitar này rất phổ biến trong nhạc tài tử Nam Bộ trước 1945 với những tên tuổi nổi tiếng như Tư Chơi, Ba Kéo, Bây Cây, Chín Hòa, Phùng Há, Năm Phỉ, Văn Vĩ... Cũng là điều thú vị khi sau này một rock guitarist nổi tiếng người Thụy Điển thuộc hạng thượng thừa (virtuoso) vào thập niên 1980 là Yngwie J. Malmsteen cũng khoét lõm các phím đàn guitar điện của mình để tạo ra những âm sắc lạ.

    Vào những năm 30, số người chơi guitar theo lối tân nhạc đã dần dần nhiều lên. Bên cạnh những người nước ngoài như Benito (người Phillipines), Nàn Hếnh hay còn gọi là William Chấn (người Hoa) đã thấy xuất hiện những tên tuổi Việt Nam như Phan Văn trường, Canh Thân, Đỗ Chí Khang, Thiện Tơ, Dương Thiệu Tước.. Con đường đi đến với nghệ thuật guitar của các nghệ sĩ Việt Nam quả là gian khổ: học qua người nước ngoài, tự học theo sách, học mót và học lóm. Không có gì ngạc nhiên khi thấy việc trình tấu đàn guitar thời kỳ này khá hỗn độn. Phổ biến nhất là đàn Hạ Uy cầm (hawaiian guitar), rồi đến guitar đệm cho nhạc nhẹ, họa hoằn lắm mới có người chơi độc tấụ Thời kỳ này phổ biến dạng ban nhạc gồm 4 nhạc cụ: hawaiian guitar, guitar 6 dây, contrabass, và Ukulele, chơi hòa tấu trong các phòng trà hoặc quán bar. mãi đến cuối những năm 40 mới có Đỗ Chí Khang, Dương Thiệu Tước, Phạm Ngữ, Tạ Tấn... là 2 những người đầu tiên đi sâu vào nghệ thuật độc tấu Đàn guitar khá thịnh hành trong giới sinh viên học sinh. Thời kỳ này cũng xuất hiện nhiều hiệu làm đàn guitar làm ăn phát đạt ở Hà Nội như Nhạc Sơn, Kim Thanh, Tạ Tấn... Theo ý kiến một số người, cây đàn guitar đầu tiên ở Việt Nam do cụ Xuân Lan, người làng Đào Xá (Hà Nội) làm ra năm 1932.

    Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ giai đoạn 1945-1954, cây đàn guitar với những ưu điểm có một không hai của nó đã trở thành người bạn đường thân thiết của các nhạc sĩ kháng chiến. Ta thấy xuất hiện nhiều tác giả đồng thời là người đệm guitar rất giỏi như Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Phạm Duy, Văn Ký, Hoàng Vân, Trọng Bằng, Văn Chung, Tô Vũ, Nguyễn Văn Tí... Đàn guitar hầu như là nhạc cụ chính mà các nhạc sĩ dùng để sáng tác.

    Năm 1954, đất nước bị chia cắt vì Hiệp định Geneva thì nghệ thuật guitar Việt Nam cũng tạm thời bị chia cắt theo. Ở miền Bắc, Trường âm nhạc Việt Nam khai giảng niên khóa đầu tiên năm 1956 đã có bộ môn guitar dưới quyền chủ nhiệm của Phạm Ngữ. Từ đó phong trào chơi guitar bắt đầu phát triển mạnh ở miền Bắc. Các tác giả Lê Yên, Tạ Tấn, Phạm Ngữ, Đức Minh, Tạ Bắc... đã cho xuất bản nhiều sách giáo khoa và nhạc phẩm có giá trị cho cây đàn guitar. Nhạc phẩm soạn cho đàn guitar vào thời kỳ này phần lớn là chuyển soạn (arrangement) từ các ca khúc Việt Nam nổi tiếng hay biến tấu (variation) trên các làn điệu dân cạ Nguồn tiếp xúc với nhạc guitar cổ điển Tây Phương chủ yếu là qua các sách và băng đĩa nhạc guitar do Liên Xô (cũ) và Đông Âu viện trơ.. Năm 1963, nghệ sĩ guitar Tạ Tấn đoạt huy chương vàng tai Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc với bài độc tấu "Lưu thủy". Các lớp dạy guitar được tổ chức tại hầu hết các nhà nghệ thuật quần chúng. Buổi trình diễn guitar độc tấu đầu tiên ra mắt công chúng tại Hà Nội năm 1973 đã được hoan nghênh nhiệt liệt. Bên cạnh các bậc đàn anh đã xuất hiện tên tuổi các nghệ sĩ lớp trẻ hơn như Hải Thoại, Đỗ Trường Giang, Vũ Bảo Lâm, Quang Khôi, Phạm Văn Phúc, Nguyễn Văn Ti.., Nguyễn Quang Tôn, vv.... Nhưng có lẽ nghệ sĩ guitar đáng chú ý nhất ở miền Bắc trong giai đoạn này lại là Văn Vượng ? một nghệ sĩ bị khiếm thị từ nhỏ và tự học đàn guitar qua tai nghe nhưng đã chuyển soạn nhiều tác phẩm có giá trị cho cây đàn 6 dây nàỵ

    Xét cho công bằng, do hoàn cảnh chiến tranh, thiếu bài bản và điều kiện tổ chức, thiếu cả sự liên hệ với nền nghệ thuật guitar thế giới, và thiếu cả nghệ sĩ guitar bậc thầy được đào tạo chính quy nên nghệ thuật guitar ở miền Bắc lúc đó phát triển chậm và không đều.

    Ở miền Nam, đàn guitar phát triển có phần thuận lợi hơn. Những lần viếng tham và trình diễn tại Sài Gòn của các nghệ sĩ guitar tên tuổi thế giới như Siegfried Behrend, Julian Bream, Alice Artzt, vv... đã tạo điều kiện cho các nghệ sĩ guitar ở đây tiếp xúc với nền nghệ thuật guitar thế giớị Đàn guitar được đưa vào chương trình giảng dạy của 2 trường Quốc gia Âm nhạc Huế và Sài Gòn từ 1956. Từ chỗ phổ biến trong các phòng trà, đã có nhiều nghệ sĩ đi vào nghệ thuật độc tấụ Các dòng guitar cùng song song phát triển và cũng xuất hiện nhiều tên tuổi nổi bật: về guitar cổ điển có Đỗ Đình Phương, Trương Huệ Mẫn, Võ Tá Hân, Lê Xuân Cảnh, Phùng Tuấn Vũ..., về guitar flamenco có Hoàng Bửu, Trần Văn Phú,. ... về guitar jazz có Hoàng Liêm, Văn Trổ, Văn Tài, Sĩ Thanh...

    Sau 1975, các nghệ sĩ guitar hai miền có dịp gặp nhau, trao đổi kinh nghiệm, bài bản và kỹ thuật cho nhaụ Nghệ thuật guitar đã có cơ sở vững vàng để phát triển. Và một ghi nhận xứng đáng phải dành cho công lao xây dựng phong trào guitar của Nhà văn hóa quận Phú Nhuận, Tp. HCM. Chính từ những cuộc biểu diễn khá đều đặn trong những năm 1980 tại thính phòng nhỏ của Nhà văn hóa này mà công chúng yêu nhạc cổ điển Sài Gòn đã quen thuộc với một loạt tên tuổi mới của làng guitar như Phạm Quang Huy, Châu Đăng Khoa, Nguyễn Thái Cường, Huỳnh Hữu Đoan, Dương Kim Dũng,... có cả những nghệ sĩ nữ tài năng như Ngô Thị Minh, Nguyễn Thị Phi Loan... Thập niên 1980 cũng có thể nói là giai đoạn chín mùi về tài năng và đỉnh cao về nghệ thuật của Phùng Tuấn Vũ nghệ sĩ guitar hàng đầu Việt Nam và là người góp phần đào tạo hàng loạt tên tuổi mới của guitar Việt Nam sau nàỵ Trong khi đó, ở Hà Nội cũng xuất hiện những tài năng mới đầy triển vọng như Đặng Ngọc Long, Phan Đình Tân, Phạm Văn Phương, Nguyễn Lan Anh... Trong số những cái tên vừa kể, Đặng Ngọc Long được đi tu nghiệp về guitar ở Đông Đức. Anh chính là guitarist đầu tiên của Việt Nam được theo học tại một quốc gia có nền nghệ thuật guitar phát triển.

    Nhưng từ 1990, làn gió kinh tế thị trường đã phần nào làm mai một lòng say mê âm nhạc guitar cổ điển của công chúng hâm mô.. Mặc dù các cuộc thi guitar toàn quốc bắt đầu được tổ chức quy mô, với sự hỗ trợ của những guitarist Việt Nam sống nước ngoài như anh Võ Tá Hân ở Singapore, giới guitar cổ điển hiện nay hầu như chỉ thu gọn trong giới học sinh và sinh viên nhạc viện. Những tên tuổi đã thành danh không thể sống chuyên nghiệp với tiếng đàn của mình vì không có điều kiện trình diễn hay ghi âm thu băng đĩạ Một số may mắn sống được nhờ dạy đàn guitar tại nhạc viện và tại tư giạ Số khác phải chuyển sang chơi nhạc nhẹ ở các quán bar hay nhà hàng. Một số không nhỏ rời Việt Nam sang định cư ở nước ngoài như Nguyễn Thái Cường, Nguyễn Trí Toàn, Mai Công Kiều, Huỳnh Hữu Đoan... nhưng trong số những người này thì hầu như không còn ai đeo đuổi guitar. Phải chăng guitar cổ điển Việt Nam hiện chỉ còn là một tình yêu âm ỉ trong lòng chúng ta như một mối tình đầu đời tuyệt đẹp nhưng dang dở... ?
     
    averelle thích bài này.
  2. vqsvietnam

    vqsvietnam Leader 1000QSV1TVB Thành viên BQT

    (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Danh cầm Văn Vượng

    Trong các Danh cầm của Hà Nội mình mê nhất Văn Vượng. Các bạn đã nghe "Người ở đừng về" chưa. Phần giai điệu chính đã rất hay mình không nói. Nhưng tuyệt vời nhất là phần biến tấu. Chỉ có mấy dây đàn mà ta thấy được tiếng nài nỉ của các liền anh liền chị, động tác níu áo nhau,dậm chân hờn dỗi và nguýt lườm trách móc. Mình sẽ post mp3 để bạn nào chưa có sẽ được thưởng thức tác phẩm xinh xắn này của Văn Vượng.

    Tất cả những ai đam mê Văn Vượng đều húc đầu vào đá khi thử sức với “Người Hà Nội”. Mình đã nghe Nguyễn Đình Thi nói chuyện trên TV rằng “Khi nghe anh Vượng tấu Người Hà Nội tôi đã khóc. Khi anh Vượng tấu xong, tôi đã cầm tay anh xoa vào mắt tôi để anh biết rằng tôi đang khóc” (Văn Vượng là nghệ sỹ khiếm thị, Nguyễn Đình Thi là tác giả bài hát “Người Hà Nội”).
    Bản mp3 Người Hà Nội mình đã có, nhưng không phải bản mà Văn Vượng đã chơi trên sóng phát thanh những năm 70-80. Bản trên sóng phát thanh Văn Vượng chơi có chỗ khác với bản in, vả lại ngày đó tiếng đàn nuột hơn bản mình có hiện nay nhiều lắm. Bạn nào có thì post lên nhé.

    Nói đến Văn Vượng làm sao có thể bỏ qua “Du kích Sông Thao” với sóng nước mênh mang lai láng đoạn đầu và đoạn cuối và hình ảnh tàu chiến Pháp cháy rùng rùng trên 6 dây đàn tài hoa trong “Sông Lô” nữa chứ. Ai có thì làm ơn post lên nhé, bất cứ bài nào của Văn Vượng tấu đều hay lắm.

    Bổ sung link
    Người ơi ngưởi ở đừng về (Dân ca Quan họ-Văn Vượng)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Sông Lô (Văn Cao-Văn Vượng. Không rõ ai biểu diễn)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    averelle thích bài này.
  3. vqsvietnam

    vqsvietnam Leader 1000QSV1TVB Thành viên BQT

    (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Ngày xửa ngày xưa tại một ngôi làng nhỏ hẻo lánh trên đất nước Tây Ban Nha, có một người nông phu rất nghèo. Vợ mất sớm để lại cho ông một cô con gái tên là "Chiquitita". Cô bé lớn lên xinh đẹp và được trời phú cho giọng hát tuyệt vời. Càng tuyệt vời hơn ở chỗ những ai đang bệnh nếu được nghe tiếng hát của cô thì sẽ khỏi. Tiếng lành đồn xa, mọi người trong vùng mỗi khi bị bệnh đều mời cô đến để hát cho họ nghe.

    Một hôm, cô gái phải đi đến một làng xa trong núi để chữa cho một người bị bệnh nặng. Trên đường về, chẳng may một cơn bão tuyết bất ngờ ập đến vùi lấp cô gái bé nhỏ. Dân làng đã đi tìm và họ đã cứu thoát cô khỏi tay thần chết, tuy nhiên, vì bị vùi lấp lâu trong tuyết nên thanh quản của cô đã bị tổn thương và cô không còn có thể cất lên tiếng hát thiên thần của mình được nữa.

    "Chiquitita, tell me whats wrong
    Youre enchained by your own sorrow
    In your eyes there is no hope for tomorrow
    How I hate to see you like this
    There is no way you can deny it
    I can see that you're oh so sad, so quiet"

    Cô gái rất buồn, suốt ngày ủ rũ. Người cha vì quá thương con gái nên tìm mọi cách để làm cô khuây khỏa nhưng vô hiệu. Một ngày kia, ông chợt nảy ra một ý. Ông tìm những cây gỗ dái ngựa để đóng một chiếc đàn với những đường cong uốn lượn như thân hình người con gái đang tuổi thanh xuân và dùng những sợi gân hươu để làm các dây đàn. Từ khi có cây đàn, nụ cười đã trở về trên đôi môi cô gái, tiếng đàn của cô cũng tuyệt vời như giọng hát, và ngạc nhiên làm sao... nó cũng có thể chữa được bệnh.

    Trải bao thỏ lặn ác tà, cây đàn của cô gái đã đi vào dân gian với tên gọi "Guitar", có lẽ được đọc trại từ tên của cô "Chiquitita" mà ra.

    [​IMG]

    Guitar - Thái Phiên
     
    averelle thích bài này.
Moderators: vqsvietnam

Chia sẻ trang này