So Sánh Chất Thiền Trong Thơ Haiku Ở Nhật Bản Và Thơ Mang Màu Sắc Thiền Tông Ở VN

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi 4DHN, 4/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 08-06-2007, 08:34 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] So Sánh Chất Thiền Trong Thơ Haiku Ở Nhật Bản Và Thơ Mang Màu Sắc Thiền Tông Ở Việt N
    [HR][/HR]SO SÁNH CHẤT THIỀN TRONG THƠ HAIKU Ở NHẬT BẢN
    VÀ THƠ MANG MÀU SẮC THIỀN TÔNG Ở VIỆT NAM


    Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Chung
    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    I. Mở đầu

    Haiku là một thể thơ ngắn cổ điển của Nhật Bản, có 17 âm tiết. Tên gốc của nó là bài hài. Khái niệm bài hài vốn bắt nguồn từ Trung Hoa, nó gần nghĩa với hài hước. Ban đầu ở Nhật Bản xuất hiện bài hài liên ca rất giống thơ liên cú cận thể của Trung Hoa. Từ thế kỉ XIV đến XVI, ở Nhật Bản, bài hài liên ca có hai trường phái: phái cổ điển, đề cao tính giải trí, tính giáo dục và phái đề cao tính tự do phóng khoáng của thể thơ này. Vào thế kỉ XVII, Basho đã kết hợp tính cổ điển của trường phái thứ nhất, tính tự do phóng khoáng của trường phái thứ hai, lược bỏ tính hài hước, đề cao tính nhàn tịch, phong nhã, khiến cho bài hài trở thành thể thơ có ý nghĩa trong đời sống nhân dân. Sau đó, bài hài trải qua những bước phát triển thăng trầm tại Nhật Bản. Cuối thế kỷ XVIII đầu XIX, người Nhật loại bỏ bài hài liên ca khỏi văn học, chỉ giữ lại phần phát cú trong liên cú và xem đó là một thể thơ ngắn nhất của Nhật Bản với tên gọi là bài cú (haiku). Bài cú (haiku) áp dụng nhiều thủ pháp tượng trưng và so sánh, coi trọng tính hàm súc, phong nhã, tinh luyện của thơ ca [1, tr 178]. Ở Việt Nam, thơ mang màu sắc Thiền tông đã được tìm hiểu trên nhiều phương diện như hình tượng con người, giọng điệu thơ. Trong bài báo này chúng tôi chủ yếu so sánh chất Thiền trong thơ mang màu sắc Phật giáo-Thiền tông ở Việt Nam với thơ haiku của Nhật Bản.

    Code:
    Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng EPUB [link mediafire]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng PDF [link mediafire]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng WORD [link mediafire]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng HTML[link mediafire]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng LIT [link mediafire]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng AUDIOBOOK[link mediafire];[link iFile];[link megaupload];[link rapidshare]

    [HR][/HR]thay đổi nội dung bởi: quantam, 08-05-2011 lúc 08:00 PM
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Các thành viên gửi lời cảm ơn đến bài viết hữu ích này:[/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [/TD]
    [/TABLE]



    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 10-06-2007, 06:44 AM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Tham gia ngày: Jan 2007
    Bài gởi: 1,193
    Xin cảm ơn: 751
    Được cảm ơn 16,104 lần trong 1,077 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] Thân tặng bác Goldfish một bài nghiên cứu về Haiku
    [HR][/HR]Haikai đã trở thành haiku như thế nào ?

    Waka vốn là sản phẩm của văn chương cung đình và renga là hình thức thi ca khi người đời họp nhau lại tiêu khiển giết thời giờ. Lúc giới quí tộc đi đến chổ tàn tạ thì waka phải mặc một lớp áo mới. Vì động cơ sáng tác waka chỉ xoay quanh cái đẹp thuần túy ( nên lắm khi rơi vào sự giả tạo) và bỏ qua thực tế ( mà thực tế vốn bao gồm những cái xấu xa, khó coi) nên waka không được phổ biến rộng rãi. Sự gọn gàng rắn rỏi của thể thơ với 17 âm tiết là cách diễn đạt thích hợp với thời đại mới chứ không phải thể 31 âm tiết của waka còn quá nhiều tản mạn và mơ hồ. Ngoài ra, renga cần sự góp mặt của nhiều người, một đòi hỏi gây khó khăn cho việc sáng tác. Rốt cục, không những renga đứng đắn (thuộc ushin-ha hay phái hữu tâm) bị bỏ rơi, ngay cả haikai ( renga thuộc loại Mushin-ha hay phái vô tâm, có tính hài hước) cũng thế. Chỉ còn câu mở đầu có chữ nói về mùa của renga (liên ca) tức là hokku (phát cú) là còn được giữ lại để rồi sau đó, yếu tố mùa cũng đã phai nhạt đi. Trong haiku có câu một lần nhắc đến hai mùa, có câu không hề đả động tới mùa.
    Khác với waka, mục đích của haiku không phải là vẻ đẹp mà là ý nghĩa, một ý nghĩa có chất thơ và gây được một xúc cảm nhè nhẹ.Trong khi waka chủ quan thì haiku khách quan hơn. Haiku lần đầu tiên được thấy dưới hình thức 5/7/5 nghĩa là 17 âm tiết khi ba câu đầu được cắt ra khỏi hai câu sau (7/7) của tanka (đoản ca tức là waka ngắn 31 âm tiết) là trong Tsukuba-shuu, (Trúc Ba Tập), một tác phẩm thế kỷ 14 do Nijô Yoshimoto (Nhị Điều, Lương Cơ, 1320-1388) soạn. Chữ haiku (bài cú) kết hợp bởi haikai (bài hài = thơ vui cười) và hokku (phát cú = câu khởi đầu) mà thành chứ còn dạng haikai nguyên thủy hay renku (liên cú ) thì nay đã mai một. Dĩ nhiên đó là chuyện xảy ra trước thời những nhà cải cách như Bashô...

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Tác giả: Nguyễn Nam Trân

    Code:
    Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng EPUB [link mediafire]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng PDF [link mediafire]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng WORD [link mediafire]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng HTML[link mediafire]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng LIT [link mediafire]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng AUDIOBOOK[link mediafire];[link iFile];[link megaupload];[link rapidshare]

    [HR][/HR]thay đổi nội dung bởi: quantam, 08-05-2011 lúc 07:58 PM
    [/TD]
    [/TABLE]
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này