Thảo luận So sánh, đánh giá về học giả Thu Giang và Nguyễn Hiến Lê

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi binhngd, 25/10/22.

Moderators: amylee
  1. binhngd

    binhngd Mầm non

    Một vài nhận xét về học giả Thu Giang - Nguyen Duy Can (TG) và Nguyễn Hiến Lê (HL), của mình, mong nhận được góp ý và chia sẻ thêm từ mọi người:

    • Là 2 con người trong cùng 1 thời đại, đại diện tiêu biểu cho tầng lớp tri thức phai phóng của dân miền nam trước những năm 1975.
    • Học giả TG học hàm học vị cao hơn (giáo sư) nhiều mang nhiều chức danh trong trường đại học và nhận nền giáo dục tốt hơn.
    • Học giả TG và HL viết về các chủ đề tương đối giống nhau, nhưng TG có vẻ mang tiếng vang nhiều hơn, còn HL thì có con đường mang tên ông mà TG không có
    • Học giả TG biết về đông y nhưng ko để lại tác phẩm nào, và nhiều tác phẩm còn dang dở một cách đáng tiếc.
    Nguồn tham khảo:
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/10/22
    dinhphuc120 thích bài này.
  2. dinhphuc120

    dinhphuc120 Lớp 2

    Tôi đánh giá cả hai cụ Cần và cụ Lê đều là những học giả uyên bác, là những nhà nghiên cứu sâu rộng về nhiều lĩnh vực. Thông qua các tác phẩm của các cụ có thể nhận thấy sự tác động mạnh mẽ của tư tưởng phương Đông giao thoa với tư tưởng phương Tây. Hai cụ sinh ra và trưởng thành trong thời kỳ đặc biệt của lịch sử nước nhà, chịu ảnh hưởng của 2 luồng tư tưởng và triết học trong giáo dục con người và định hướng phát triển xã hội. Các cuốn sách và công trình nghiên cứu của hai cụ đã trở thành nguồn tài liệu quý cho học sinh, sinh viên thời đại mới. Bản thân tôi (U45 rồi) cũng coi các cuốn sách của hai cụ làm điểm tựa để tu sửa nhân tâm và dạy dỗ con cái.

    Cụ Cần: Thiên về triết học. Cụ viết sách nhiều hơn và các cuốn sách của cụ đều mang tính phổ quát, tổng hợp và tính định hướng rất cao. Chính vì vậy mà sách của cụ cũng trở nên khó đọc hơn, kén chọn đối tượng hơn.
    Cụ Lê: Thiên về lịch sử. Ngôn ngữ và cách hành văn gần gũi, dễ đọc hơn và nhiều sách dành cho thanh thiếu niên (đối tượng cụ thể).

    Tôi xin chia sẻ suy nghĩ và góc nhìn của mình như vậy. Xin cảm ơn.
     
  3. phongdien

    phongdien Lớp 2

    Tôi xin góp vài lời...

    Cụ Lê không ưa chính quyền chế độ cũ. Nhiều lần, họ mời gọi cụ Lê ra làm về giáo dục và văn hóa, nhưng cụ kiên quyết từ chối. Sau đó, họ tìm cách trao cho cụ Lê một giải thưởng lớn, nhưng cụ ko đến nhận. Vậy là họ phải chọn một người khác để trao giải, người đó là cụ Cần.

    Cụ Cần thân với chính quyền chế độ cũ. Trong cuốn Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, cụ Lê viết “ông Nguyễn Duy Cần là cánh tay mặt ông Truyền” (bấy giờ, ông Mai Thọ Truyền làm Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn hoá). Cụ Cần hưởng nhiều bổng lộc của chế độ cũ, và được chế độ cũ phong học hàm, học vị, chức tước.

    Sau năm 75, một số người thân trong gia đình cụ Cần chuyển ra sống ở hải ngoại, chế độ mới ra một "danh sách đen" các tác giả miền Nam, tên cụ Cần có trong danh sách này. Tác giả nào có tên trong danh sách đen thì không được xuất bản sách. Chắc bạn đã hiểu vì sao người ta không lấy tên cụ Cần để đặt tên đường.

    Gần 20 năm sau, không ai nhắc tới cái danh sách đen này nữa thì một số nxb mới rục rịch xuất bản lẻ tẻ vài tác phẩm của cụ Cần. VD như NXB Thuận Hóa, NXB Đồng Tháp.

    Gần 40 năm sau giải phóng, NXB Trẻ mới xuất bản hàng loạt tác phẩm của cụ Cần, nhưng họ kiểm duyệt rất kỹ, sửa và xóa nhiều nội dung. Không hề có văn bản nào phủ quyết cái danh sách đen ngày xưa nên mặc định nó vẫn còn hiệu lực, chẳng qua là các sếp bên cục xb không muốn bắt.

    Trên đây là lý do vì sao sách cụ Lê được xuất bản rất nhiều cho tới giờ, còn sách cụ Cần thì mãi gần đây mới phổ biến trở lại, nên có vẻ tên tuổi cụ Lê được nhiều người biết đến hơn.

    Hiện tại, NXB Trẻ đang nghiên cứu một số bản thảo về đông y của cụ Cần (bản thảo này cụ viết làm giáo trình để dạy học trò của cụ). Hy vọng trong tương lại, chúng ta sẽ được đọc sách đông y của cụ Cần.
     
    nguyen9112, tript, GiacVien and 5 others like this.
  4. binhngd

    binhngd Mầm non

    Xin chú đánh giá thêm về nội dung, chất lượng sách của 2 tác giả này.
     
  5. phongdien

    phongdien Lớp 2

    Tôi thích cụ Lê ở cái biết về bề rộng.
    Tôi nể cụ Cần ở cái hiểu về bề sâu.
    Hai cụ đứng ở hai chiều kích khác nhau, không thể nói ai hơn ai được. Việc phê bình nội dung sách của 2 cụ, tôi e là mình không đủ tầm.
    Tôi có 2 cái tiếc:
    • Tiếc là 2 cụ ở cùng thời, có biết nhau, nhưng lại ko chơi với nhau.
    • Cụ Lê đã viết rất nhiều sách về triết học Phương Đông (khoảng 15 cuốn) nhưng cụ không có một quyển nào viết về Phật học. Trong cuốn Gương Danh Nhân, cụ Lê than "có lẽ vì sinh trong một gia đình Nho học nên tôi thấy Thích Ca và Giê Su cao quá".
     
    DHR34, cungcung, tript and 6 others like this.
  6. cungcung

    cungcung Lớp 6

    Đọc sách hai cụ thì thấy cụ Cần nghiêng về phía Đạo gia còn cụ Lê nghiêng về Nho gia hơn. Thực tuyệt vời khi được đọc và học hỏi từ sách hai cụ, những cuốn sách tự lực hai cụ viết rất gần gũi với độc giả VN.
     
  7. vanthach

    vanthach Lớp 2

    Xin hỏi cụ đã đọc hết các sách của 2 cụ viết chưa ạ ?
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này