SƠN NAM, Tình Nghĩa Giáo Khoa thư... - Nam Sơn Trần Văn Chi

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi 4DHN, 4/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 11-11-2008, 07:04 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thông thái

    Tham gia ngày: Apr 2008
    Bài gởi: 2,728
    Xin cảm ơn: 3,302
    Được cảm ơn 11,086 lần trong 1,661 bài

    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] SƠN NAM, Tình Nghĩa Giáo Khoa thư... - Nam Sơn Trần Văn Chi
    [HR][/HR]
    SƠN NAM, Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư…
    Nam Sơn Trần Văn Chi



    “Sơn Nam là một tâm hồn lạc lõng trong thế giới của các cao ốc và Mercedes, trong thế giới triết hiện sinh, tranh trừu tượng và nhạc tuýt. Nhưng đó là một tâm hồn đẹp không biết bao nhiêu, đẹp cái vẻ đẹp của lọ sứ Cảnh Đức Trấn ở Giang Tây (có khác lọ hoa Ý Đại Lợi ngày nay), và ít được người đời thưởng thức hơn là họ đã thưởng thức một tiểu thuyết gia chuyên viết về chuyện tình chẳng hạn. Nhưng phải nhìn nhận rằng, cái đẹp Sơn Nam bất hủ”.

    (Bình Nguyên Lộc, Lời tựa “Gốc cây, Cục đá & Ngôi sao” của Sơn Nam, 1969)​


    *​


    Sơn Nam, con người có nhiều cá tánh dễ gần gũi và dễ tạo ấn tượng đối với người đối diện. “Giá trị Sơn Nam” tự tại, làm cho “người ta” tìm đến với ông chớ không do ông đi tìm. Đây là sự khác nhau giữa Sơn Nam với nhiều nhà văn Việt Nam trước và sau 1975.

    Nhà xuất bản Trẻ mua bản quyền toàn bộ tác phẩm của Ông vào năm 2002, và đã liên tục tái bản hơn 60,000 bản in, với hàng trăm triệu đồng nhuận bút, con số kỷ lục mà không nhà văn nào cùng thế hệ ông đạt được. Bởi “Giá trị Sơn Nam”.

    Sơn Nam theo kháng chiến, khởi nghiệp cầm bút bằng hai tập thơ Lúa reo (1948) và Cho lòng em vui (1950). Ông bỏ thơ chuyển sang viết truyện và đoạt giải nhất với truyện ngắn Bên rừng cù lao DungTây Đầu Đỏ. Ông từ chối đi ra Bắc, về thành. Và nếu Sơn Nam đi Bắc thì Sơn Nam ra sao?

    Sống giữa Hòn Ngọc Viễn Đông ngựa xe như nước, Ông “cuốc bộ chuyên nghiệp, và chuyên viết về đề tài miệt vườn nơi ông đã sống hồi nhỏ.

    Khi tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau viết từ năm 1958 - 1959, Phù Sa in năm 1962 thì bị “trong chiến khu” lên án. Rằng, Sơn Nam tán dương cho chiêu bài "xây dựng nông thôn" của chế độ Sài Gòn (?)

    Cuốn “Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam” xuất bản năm 1973 cũng bị người “anh em trong chiến khu” của Ông lên án rằng: Sơn Nam ca ngợi vua Gia Long và Minh Mạng! Bởi trong “Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam” Sơn Nam khen hai ông vua nầy có công khai mở Miền Nam. Tại sao không?

    Sơn Nam là nhà văn bẩm sinh miệt vườn. Những gì ông viết ra chỉ là những gì ông đã trải nghiệm, đã cọ xát, đau đớn cũng như hạnh phúc. Ông viết để tự hào về vùng Miệt vườn mà ông đã gắn bó, đã yêu thương, đã canh cánh suốt cuộc đời cho đến ngày ngày nhắm mắt.

    Sơn Nam sống được 82 tuổi là điều kỳ lạ. Bản tánh tưng tửng nhưng đời sống u buồn! Sơn Nam cơ cực, khốn đốn trước 75 và thời kỳ đầu 75. Sơn Nam không phiền nhiễu ai, không cầu cạnh ai!

    Sơn Nam chọn kiểu sống ngon lành, điệu nghệ và chịu chơi, như tiêu biểu cho cốt cách Phương Nam. Nguyễn Tuân, nhà văn tiêu biểu miền Bắc, là “nhà văn có giọng khinh bạc đệ nhứt trong giới Việt Nam.(Vũ Ngọc Phan, Nhà văn Hiện đại).


    *​


    Sơn Nam vừa qua đời ngày 13/8/2008 tại nhà thương Gia Định, được an táng tại Nghĩa trang Bình Dương, hưởng thọ 83 tuổi.

    Ông tên là Phạm Minh Tài sanh ngày 11 tháng 12/1926 tại tỉnh Kiên Giang, nhưng vì Lục Bộ viết sai chữ quốc ngữ nên khai sanh ghi là Phạm Minh Tày.


    Sơn Nam khôi hài kể hồi mới lên Sài Gòn:


    “… Một lần bà già tao từ quê lên hỏi: Mầy lên đây làm gì để sống?

    – Viết văn!

    Bà già hỏi lại: Viết văn là làm gì?

    Tao trả lời: Viết văn là có nói thành không, không nói thành có.

    Bả nổi giận mắng: Mày là thằng đốn mạt.

    Tao không cãi, chỉ làm thinh!

    Sau dường như thương con quá, bả lại hỏi: "Thế viết văn có sống được không?"

    Tao trả lời: "Viết một giờ bằng người ta đạp xích lô cả ngày!”

    (Theo Lê Phú Khải, Talawas, 14/8/2008)​


    Rồi Sơn Nam được nhiều người mếm mộ gọi là "ông già Nam Bộ", "ông già Ba Tri", "pho từ điển sống về Miền Nam" hay là "nhà Nam bộ học", vân vân.

    Ông được trong nước, hải ngoại mến mộ là vì cái nhơn cách và lối viết của Sơn Nam. Nói sao viết vậy, không phiền nhiễu ai!


    Tác phẩm nổi tiếng như:
    - Chuyện xưa tích cũ
    - Tìm hiểu đất Hậu Giang
    - Chim quyên xuống đất
    - Văn minh miệt vườn
    - Lịch sử khẩn hoang miền Nam
    - Hai cõi U Minh
    - Vọc nước giỡn trăng
    - Bà Chúa Hòn
    - Bến Nghé xưa
    - Cá tính Miền Nam
    - Ngôi nhà mặt tiền
    - Một mảnh tình riêng​
    Và còn trên 300 truyện ngắn nhưng chưa được in.


    Gần đây đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh ở Huê Kỳ đã đưa hai truyện ngắn "Mùa len trâu""Một cuộc biển dâu" trong Hương Rừng Cà Mau thành bộ phim “Mùa Len Trâu” nổi tiếng. Mùa Len Trâu đã đoạt rất nhiều giải thưởng điện ảnh quốc tế.

    Trước năm 1975, Sơn Nam là một trong số những người viết văn viết báo ở Sài Gòn mà tôi được “cà phê cà pháo…”. Sau năm 1975, khi về làm việc cho Tin Sáng mấy năm, tôi có dịp “sống với” Sơn Nam nhiều hơn.

    Rồi tôi cùng gia đình vượt biên. Và cũng từ ấy, không có dịp gặp lại Sơn Nam!

    Đến khi chuẩn bị in “Hồi ức 50 năm đọc lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư”, tôi nhớ đến truyện “Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư” trong “Hương Rừng Cà Mau” của Sơn Nam.

    Cám ơn Sơn Nam, vì truyện “Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư” đã làm “phải lòng” tôi:

    "...

    - Làm báo thì cần nhiều trí óc lắm, phải không thầy phái viên? Tiếc là hồi nhỏ cha tôi chết sớm. Hồi đó ông làm thầy giáo, cũng đã đặt thơ bát cú, tứ cú. Cha tôi chết, má tôi giữ mấy pho sách, dạy lại tôi. Đó là sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư, thầy còn nhớ không?

    Thầy phái viên cười:

    - Nhớ chớ. Làm sao mà quên cho được! Hồi nhỏ tôi hớt tóc cả-rê, tay xách tòn ten bình mực đi học ở trường làng. Hồi đó, trí óc mình sáng suốt, nhớ dai lắm. Bây giờ lớn tuổi, đầu bạc hoa râm, đi làm ăn rày đây mai đó, nhớ nhà, nhớ trường học, nhớ làng xưa.

    Tư Có nói:

    - Chắc là thầy muốn nói bài Chốn Quê Hương Đẹp Hơn Cả chớ gì?

    Rồi Chú đọc một hơi:

    “Một người đi du lịch đã nhiều nơi. Hôm về nhà, kẻ quen, người thuộc, hàng xóm, láng giềng đến chơi đông lắm. Một người bạn hỏi: Ông đi du sơn du thủy, thế tất đã trông thấy nhiều cảnh đẹp. Vậy ông cho ở đâu là thú hơn cả? Người du lịch đáp lại rằng: Cảnh đẹp mắt tôi trông thấy đã nhiều, nhưng không đâu làm cho tôi cảm động, vui thú bằng lúc trở về chốn quê hương, trông thấy cái hàng rào, cái tường đất cũ kỹ của nhà cha mẹ tôi…”

    - Đó đa! Đó đa! Anh Tư nhớ kỹ quá…

    Người du lịch mới trả lời:

    “Ở chốn quê hương... Từ cái bụi tre ở xó vườn, cho đến con đường khúc khuỷu trong làng, cái gì cũng gợi ra cho tôi những mối cảm tình chan chứa, kể không sao xiết được.” Bài đó có hình ông già mang kiếng, chống gậy nói chuyện với mấy người khăn đóng áo dài.

    - Thì hình nào cũng khăn đóng áo dài. Trừ ra cái hình thằng nhỏ chăn trâu cầm roi: “Ai bảo chăn trâu là khổ… Không chăn trâu sướng lắm chứ.”

    Thầy phái viên phụ họa theo như cùng hợp xướng:

    “- Đầu đội nón mê như lọng che, tay cầm cành tre như roi ngựa, ngất nghểu ngồi trên mình trâu, tôi nghe chim hót trong chòm cây, mắt trông bướm lượn trong đám cỏ”…

    … Chú Tư vô cùng cảm động:

    - Thôi thầy ngủ lấy sức để mai về bình yên. Khuya nghe chồn cáo cộc kêu, thầy đừng giựt mình. Ở đây miệt rừng không có… xa xa nghe tiếng chó sủa trăng.

    Thầy phái viên cười dòn, tưởng tượng cái cảnh biệt ly ngày mai. “Ôi cái cành biệt ly ở xóm Cà Bây Ngọp sao mà buồn vậy!”

    Vĩnh biệt thì đúng hơn. Nghe nó buồn như một gọng hò, một câu vọng cổ, nhưng thầy chưa muốn nói ra giờ nầy..."

    (Trích Hương Rừng Cà Mau của Sơn Nam)​


    ***​


    Nghe tin Ông mất, đọc lại mấy lời Trần Bạch Đằng giới thiệu - như cho phép - Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Namđược in lại năm 1994, thương cho Sơn Nam:

    “… con người, trong cuộc đời thực của mình, trước các thách thức sống và chết, đói và no đều có cách xử lý riêng…”


    (Theo Lá thơ Little Saigon)​

    __________________
    Thử hữu tắc bỉ hữu.
    Thử vô tắc bỉ vô.
    Thử sinh tắc bỉ sinh.
    Thử diệt tắc bỉ diệt.
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"][/TD]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Các thành viên gửi lời cảm ơn đến bài viết hữu ích này:[/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]
    [/TABLE]



    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"] 12-11-2008, 04:08 AM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Banned

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Bài gởi: 162
    Xin cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 621 lần trong 162 bài

    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Trích:
    [TABLE="width: 100%"]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Nguyên văn của tducchau Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    SƠN NAM, Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư…


    Nam Sơn Trần Văn Chi

    Tác phẩm nổi tiếng như:
    - Chuyện xưa tích cũ
    - Tìm hiểu đất Hậu Giang
    - Chim quyên xuống đất
    - Văn minh miệt vườn
    - Lịch sử khẩn hoang miền Nam
    - Hai cõi U Minh
    - Vọc nước giỡn trăng
    - Bà Chúa Hòn
    - Bến Nghé xưa
    - Cá tính Miền Nam
    - Ngôi nhà mặt tiền
    - Một mảnh tình riêng
    Và còn trên 300 truyện ngắn nhưng chưa được in.
    [/TD]
    [/TABLE]

    Chào Bác,

    Tôi "mết" ông già Sơn Nam từ thuở để chỏm khi nghe Ba kể những chuyện ly kỳ về những vùng khẩn hoang ở miền Tây qua cuốn sách "Hương Rừng Cà Mau", không biết Ba đọc ở đâu, hay là ổng nhớ lại chăng? Sau này lớn lên, có dịp tìm tòi học hỏi mảnh đất miền Tây nơi mình sinh sống, tuy không phải là Cà Mau, nhưng là một tỉnh nằm trên bờ con sông Tiền Giang, một chi nhánh của con sông lớn Cửu Long... Cuốn "Hương Rừng Cà Mau" quá dày và lại quá đắt (bán ở nước ngoài), mượn của một ông bạn đọc một vài chuyện rồi phải đem trả, vì ông bạn này cũng là người miền Nam, mê Sơn Nam như "điếu đổ" và quý sách này như sanh mạng mình, ông ta nói: "Của gia bảo để dành lại cho con cháu sau này". Tôi tiếc hùi hụi...

    Nhưng cũng có một cuốn khác, nhân đọc cái mục lục giới thiệu sách của Sơn Nam ở trên, tôi thấy cuốn "Chuyện Xưa Tích Cũ" thì nhớ hồi sáng nhân chuyện bàn về "Gàu Dai, Gàu Sòng", thấy trong tủ sách có một cuốn tên là "Chuyện Xưa Tích Cũ" do hai tác giả Sơn Nam và Tô Nguyệt Đình viết, nhà xuất bản Trẻ phát hành năm 1998.

    Vậy xin hỏi quyển này có phải là quyển sách kể trên đầu mục lục không? Sách dầy gần 500 trang với 223 chuyện. Sách in lại mà không có viết một vài dòng giới thiệu gì về tác giả, nên tôi mới hỏi Bác. Nếu phải, thì tôi muốn đánh máy lại toàn bộ quyển sách này, gởi vào đây, rồi Bác có thể làm Ebook dùm được không?

    Mong được sự hồi âm của Bác và nhờ Bác can thiệp với Ban Điều Hành dành mọi sự dễ dàng cho tôi, thì tôi cám ơn lắm lắm.

    Kính.[/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"][/TD]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Các thành viên gửi lời cảm ơn đến bài viết hữu ích này:[/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (13-12-2009), Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (12-11-2008)[/TD]
    [/TABLE]



    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"] 12-11-2008, 10:47 AM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thủ thư

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Tham gia ngày: Oct 2006
    Bài gởi: 1,052
    Xin cảm ơn: 1,962
    Được cảm ơn 9,567 lần trong 1,093 bài

    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]@tuanvo:

    Xin chân thành cảm ơn bạn về thiện ý đóng góp tác phẩm “Chuyện xưa tích cũ”.

    Dưới đây là nguyên văn bài giới thiệu cuốn “Chuyện xưa tích cũ”, bản 2006, đăng tên website Nhà xuất bản Trẻ:

    “CHUYỆN XƯA, TÍCH CŨ - Tác giả: Sơn Nam & Tô Nguyệt Đình
    - Khổ sách: 14x20cm
    - Số trang: 348
    - Giá bán : 62.000 VND
    - Năm xuất bản: 12/2006
    - Bình chọn: (có 6 người đã bình chọn)
    - Giới thiệu ngắn:
    Chuyện Xưa Tích Cũ là một tập sách được nhà văn Sơn Nam công bố với tư cách là người sưu tầm và viết lại. Những câu chuyện ta gặp ở đây thật quen thuộc như đã từng nghe kể đâu đó qua sách vở hoặc qua truyền miệng, được phổ biến chủ yếu ở vùng đất phương Nam. Sau khi xuất bản lần đầu Chuyện Xưa Tích Cũ, với sự cộng tác của nhà báo Tô Nguyệt Đình, nhà văn Sơn Nam đã có nhiều sửa chữa và bổ sung, đặc biệt là thêm nhiều mẩu chuyện đã được truyền tụng ở phía Bắc, do đó tập sách thêm phần dày dặn và đầy đủ hơn.
    Đây là tập sách thứ 18 trong toàn bộ tác phẩm Sơn Nam. Tuy chưa là tập cuối cùng được xuất bản lại nhưng Chuyện Xưa Tích Cũ có ý nghĩa riêng của nó. Nó đánh dấu kỷ niệm lần thứ 81 ngày sinh của nhà văn Sơn Nam theo giấy khai sinh (10.12.1926 - 10.12.2006).
    Chuyện Xưa Tích Cũ là món quả nhỏ mừng lễ đại thọ của nhà văn Sơn Nam. Mong ông từng bước vượt qua cơn bệnh tuổi già để tiếp tục chuyện trò cùng bạn đọc mến mộ ông qua những sáng tác mới của mình”.


    Như vậy, bản năm 2006 tuy “có nhiều sửa chữa và bổ sung, đặc biệt là thêm nhiều mẩu chuyện đã được truyền tụng ở phía Bắc, do đó tập sách thêm phần dày dặn và đầy đủ hơn”, nhưng tôi nghĩ rằng nếu chúng ta chia sẻ với bạn đọc bản năm 1998 thì sẽ đỡ ái ngại về tác quyền hơn. Bản năm 2006 còn mới quá, chưa đầy hai năm!

    Bạn có thể “đánh máy lại toàn bộ quyển sách này”, tức cuốn Chuyện xưa tích cũ xuất bản năm 1998, và lần lượt đăng trong chuyên mục “Tác phẩm Sơn Nam”. Nếu bạn tducchau bận với “dự án” của bạn ấy, tôi sẽ lo phần làm ebook.

    Thân.
    __________________
    Vô sự tiểu thần tiên[/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG][/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"][/TD]
    [/TABLE]
    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Các thành viên gửi lời cảm ơn đến bài viết hữu ích này:[/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]
    [/TABLE]



    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"] 12-11-2008, 10:47 AM[/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"]This message has been deleted by Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Lý do: post trùng[/TD]
    [/TABLE]

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 12-11-2008, 09:01 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Banned

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Bài gởi: 162
    Xin cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 621 lần trong 162 bài

    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Hoan hô Bác.
    Một cây làm chẳng nên non,
    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
    Cám ơn sự hỗ trợ của Bác.[/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"][/TD]
    [/TABLE]


    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 12-11-2008, 11:19 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thông thái

    Tham gia ngày: Apr 2008
    Bài gởi: 2,728
    Xin cảm ơn: 3,302
    Được cảm ơn 11,086 lần trong 1,661 bài

    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]Tuyệt! Hoan hô!

    Nhất bạn rồi! Goldfish là thầy tôi đó!... Cứ vậy mà tới nha tuanvo!

    (nt: Hì hì! Cái vụ "gàu sòng, gàu giai" chưa xong đâu nghe hai vị! Tiếp tục "tầm" tư liệu thêm và phải "thực tiễn" một chút!...[​IMG][​IMG][​IMG]!)
    __________________
    Thử hữu tắc bỉ hữu.
    Thử vô tắc bỉ vô.
    Thử sinh tắc bỉ sinh.
    Thử diệt tắc bỉ diệt.
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"][/TD]
    [/TABLE]



    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 12-11-2008, 11:45 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Banned

    Tham gia ngày: Nov 2008
    Bài gởi: 162
    Xin cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 621 lần trong 162 bài

    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG]
    [HR][/HR]- Ối giời! Chắc phải sắm lễ vật làm lễ bái sư và gọi bằng "sư phụ" rồi!

    Vụ "gàu dai, gàu sòng" mệt lắm rồi. Nếu muốn tìm tài liệu thì vào Google kiếm mà đem về. Tôi bây giờ đã có công tác "gánh ngà voi" mà sư phụ đã trao cho. Sau quyển sách này tôi sẽ cố gắng đưa "Cổ Học Tinh Hoa" vào làm quà tặng cho Thư Viện và thêm một trách nhiệm cho sư phụ cùng bạn nữa đó. Rán mà "gồng" mình ra gánh vác nhé! [​IMG][​IMG][​IMG][/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][/TD]
    [/TABLE]
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này