Chiến tranh Sóng chìm - Đình Kính

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi 4DHN, 5/10/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    santseiya
    Thủ thư

    Sóng Chìm - Đình Kính
    Tên truyện: Sóng Chìm
    Tác giả: Đình Kính
    Thể loại: Văn học trong nước
    Nhà xuất bản: Công an nhân dân
    Năm xuất bản: 2008
    Số trang: 336
    Kích thước: 14,5 x 20,5 cm
    Số quyển / 1 bộ: 1
    Hình thức bìa: Bìa mềm
    Giá bìa: 57.000 VNĐ
    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [​IMG]
    Cuốn sách, theo như lời phi lộ của tác giả, lấy sự kiện tàu không số đã từng chở vũ khí vào Vũng Rô - Phú Yên làm bối cảnh. Và câu chuyện xoay quanh những số phận của người dân làng Cát. Giáo Sinh bỏ nghề dạy học, đi làm cách mạng rồi lên tới chức Bí thư Tỉnh ủy, chỉ huy mạng lưới điệp báo do ông gây dựng, còn tình riêng, ông vẫn đau đáu trong lòng bởi mối tình đầu không thành với Ba Hương. Cô lấy Trần Nhũng, con nhà địa chủ, sau trở thành gã Hội đồng khát máu. Đứa con của cô là Ba Hoàng sau lớn lên cũng theo chân Trần Nhũng làm cho CIA, gây bao tội ác với làng xóm. Còn Tư Nhâm, cô là một điệp báo viên, một mắt xích trọng yếu trong đường dây mà Sáu Sinh tổ chức. Cô luôn phải ẩn mình trong vỏ bọc đàn bà hư, không chồng mà có con (bé Thảo), mặc dù chồng cô chính là Tư Lăng - một cán bộ tập kết, giữ chức thuyền phó tàu không số. Hơn chục năm trời, Tư Nhâm phải sống trong vỏ bọc đó, chịu bao đau khổ vì xa chồng, xa con, bao điều tiếng của người làng để làm tốt nhiệm vụ. Ngày tàu không số cập Vũng Rô, được Sáu Quyên báo Tư Lăng trở về, chị khấp khởi đi gặp anh thì cũng là lúc nhận được tin vì tàu bị lộ, có quyết định phá hủy tàu, Tư Lăng đã dũng cảm gài lại mìn và hi sinh cùng con tàu. Đau đớn, mất mát cùng cực nhưng Tư Nhâm vẫn phải nuốt nước mắt vào trong, cố gắng làm tròn phận sự của mình trước yêu cầu của cách mạng. Vì sợ tổ chức và bản thân bị lộ, vì hiểu với vai trò của mình có thể đóng góp rất lớn cho cách mạng, Tư Nhâm nén lòng nhận lời cầu hôn của viên thiếu tá ngụy Hai Rạng, người theo đuổi cô bấy lâu nay. Cô lại có một vỏ bọc chắc chắn hơn, đóng góp được cho cách mạng nhiều hơn nhưng phải chịu bao đau khổ vì không chỉ bà con xóm làng mà cả mẹ cô, con gái, cậu ruột đều xa lánh, dè bỉu. Đường dây Sáu Quyên - A5 - Tư Nhâm hoạt động ngày càng hiệu quả. Nhưng Ba Hoàng, với sự thính nhạy của kẻ làm tay chân cho CIA và sự khát máu điên cuồng đã theo dõi, nghi ngờ Tư Nhâm, bắt và giết Sáu Quyên. Trong một cuộc vây ráp, săn đuổi, Ba Hoàng hỉ hả vì đã bắn chết được Bí thư Tỉnh ủy Sáu Sinh, và rồi sau đó y bàng hoàng khi được ông Năm Bào thông báo rằng Sáu Sinh chính thực là cha ruột của y. Lấy Hai Rạng vì nhiệm vụ, Tư Nhâm hiểu rõ con người anh ta tuy đi sai đường nhưng có hiểu biết, học thức và nhất mực yêu vợ, nên dần dần tình cảm trong cô đã nảy sinh và thành hình hài trong đứa con trai nhỏ (cu Đức). Cuộc kháng chiến chống Mỹ càng giành được nhiều thắng lợi và ngày chiến thắng đã đến gần. Tư Nhâm sống trong tâm trạng vui buồn khó tả, vui vì thành quả cách mạng mà cô và Tư Lăng cùng bao đồng đội đã chịu đựng gian khổ, hi sinh cống hiến sắp thành hiện thực; buồn vì biết sắp phải xa chồng con. Ngày quân giải phóng tiến vào Phú Yên, Hai Rạng tuy biết được sự thật rằng vợ mình chính là chiến sĩ điệp báo của Cộng sản nằm vùng nhưng vì yêu vợ vẫn hối thúc Tư Nhâm di tản cùng hai cha con. Tư Nhâm vẫn nhất quyết ở lại. Sáu Sinh - người chỉ huy đường dây điệp báo, Sáu Quyên - người liên lạc giữa A5 (trung sĩ Độ, tùy tùng của Ba Hoàng) và Tư Nhâm, cả hai đều đã hi sinh. Không còn ai biết rõ, không còn ai chứng minh cho những hoạt động, những chiến công của A5 và Tư Nhâm. Hai Độ phải ra trình diện và đi cải tạo vì mang danh trung sĩ ngụy quyền. Tư Nhâm sống trong sự ghẻ lạnh của những người xung quanh bởi mang danh vợ một thiếu tá ngụy đã di tản.

    Chọn đề tài về những chiến sĩ điệp báo nằm vùng, nhà văn Đình Kính đã khai thác khá toàn diện công việc, nhiệm vụ, đời sống tinh thần của họ, những chiến công không thể phủ nhận và cả những nỗi đau, sự mất mát mà họ phải chịu đựng. Tiêu biểu là hình ảnh Tư Nhâm. Chị đã phải hi sinh hạnh phúc riêng tư của mình, phải xa chồng, xa con, tạo một vỏ bọc để hoạt động, mặc dù biết mang vỏ bọc ấy là phải sống trong sự ghẻ lạnh của những người xung quanh. Rồi những nỗi đau mất chồng, con ruột, mẹ ruột từ mặt, có lúc tưởng chừng chị không thể đứng vững. Nhưng vì nghĩ cho đại cục, cho cách mạng, cho tự do, độc lập mà chị gắng dậy, vững vàng làm tròn nhiệm vụ cấp trên giao. Những tin tức mà Tư Nhâm có được nhờ vai trò vợ thiếu tá Hai Rạng đã khiến cho phía ta tránh được bao cuộc đổ máu và lập nhiều chiến công lớn, chủ động trên chiến trường. Nhưng khi ngày chiến thắng cận kề, Tư Nhâm còn phải đối diện với nỗi đau lớn hơn. Bé Thảo - đứa con với Tư Lăng thì biệt tích. Cu Đức theo cha di tản. Dù thương con đứt ruột, Tư Nhâm quyết ở lại trên mảnh đất quê hương, nhận về mình những thiệt thòi. Chị đã phải đối diện với nỗi đau lớn nhất của một người mẹ, nỗi đau mất con. Trong khi đó, những mối liên lạc với cách mạng của chị đã hoàn toàn bị cắt đứt. Sáu Sinh, Sáu Quyên đã hi sinh cả. A5 thì lại có vỏ bọc là trung sĩ ngụy, tự bản thân anh cũng không thể chứng minh cho mình. Không ai có thể đứng ra làm chứng cho quá trình hoạt động, những thiệt thòi, mất mát, hi sinh của Tư Nhâm. Tuy vậy họ vẫn kiên gan sống và từ trong lòng luôn thanh thản với những điều đã làm được cho cách mạng, cho quê hương như lời Hai Độ: “Ta gắng làm một con người tốt, hữu ích, chỉ cần ta hiểu cho ta là đủ…”.

    Viết về đề tài này, nhà văn Đình Kính đã đi sâu tìm hiểu và khai thác tâm lý nhân vật khá thành công. Đọc bản thảo có cảm giác như nhà văn đã hóa thân vào nhân vật để cùng sống cuộc sống thực của họ, của những con người như Tư Nhâm. Ông đã hóa thân để cảm nhận, để đi tận cùng tâm lý nhân vật trong những cảnh huống rất thực, rất đời mà như trò đùa của tạo hóa, của số phận cùng những vui buồn lẫn lộn đan xen trong nhân vật. Xây dựng hình ảnh, phản ánh tâm lý Tư Nhâm thực sự là rất khó. Song ở đây, thiết nghĩ nhà văn Đình Kính đã thành công. Bởi qua câu văn, con chữ của ông, người đọc có thể thấu hiểu, đồng cảm với nỗi cô quạnh rất đời của người đàn bà đương thì với những khát khao rất con người; những nỗi đau, sự mất mát bởi xa con, mất chồng; những đan xen phức tạp trong Tư Nhâm khi đối diện với Hai Rạng; những đau khổ mà kết truyện cô vẫn phải đối diện. Cuộc đời Tư Nhâm, có thể nói là một chuỗi dài những nỗi đau nối tiếp nhau. Chị đã lần lượt hai lần phải chịu đựng nỗi đau xa con, hai lần chịu đựng nỗi đau mất chồng (dù lấy Hai Rạng với mục đích là cơ sở cho cách mạng). Xét ở khía cạnh con người, khía cạnh nhân bản, còn nỗi đau nào lớn hơn. Song, điều đáng khâm phục ở Tư Nhâm là dù ở hoàn cảnh nào, chị nhận thức rõ mình thiệt thòi, đau đớn, nhưng chị luôn biết vượt qua chính mình, hi sinh cho cách mạng, cho sự nghiệp chung. Chị tựa hình ảnh những con sóng chìm mà nhà văn lấy làm kết truyện. Những con sóng đó dù chìm dưới sâu thẳm đại dương, dù nhẹ nhàng hay cồn lên từng đợt thì ngàn năm vẫn vỗ vào bờ.

    Với hình ảnh Tư Nhâm, nhà văn Đình Kính muốn gửi gắm đến độc giả thông điệp: Chiến tranh đã qua lâu rồi, nhưng nhìn lại nó, vẫn còn rất nhiều điều đáng nói; những chiến sĩ điệp báo như Tư Nhâm, A5 đã phải gánh chịu bao thiệt thòi, mất mát để góp phần không nhỏ cho cách mạng, song khi cuộc sống bình yên rồi, rơi vào hoàn cảnh bị cắt đứt liên lạc với cách mạng, họ còn phải chịu nhiều đau khổ hơn. Quan trọng nhất là với bản lĩnh của những người cộng sản, họ luôn biết vượt lên hoàn cảnh để sống có ích cho đời. Chiến tranh là như vậy. Có những khúc tráng ca hào hùng song cũng có những nốt nhạc trầm buồn. “Sóng chìm” là một tác phẩm như thế.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  2. ngockq75

    ngockq75 Lớp 3

    Đọc tiểu thuyết Sóng chìm của Đình Kính

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkKhông biết có nhà văn nào ở ta tâm huyết với đề tài biển và người lính biển hơn nhà văn Đình Kính nhưng quả là đến thời điểm này anh là người lập kỉ lục về tác phẩm văn học viết về biển và người lính biển với một chùm ngót chục đầu sách gồm nhiều thể loại tiểu thuyết truyện ngắn bút kí và mấy kịch bản phim truyền hình nhiều tập. Chỉ một con Đường Hồ Chí Minh trên biển ngoài tập bút kí mấy trăm trang Đi tìm dấu tích con đường(2004) Đình Kính còn có hai cuốn tiểu thuyết viết về những người trực tiếp tham gia vận chuyển vũ khí vào miền Nam và cả những người tổ chức tiếp nhận vũ khí ở các địa phương miền Nam trong những năm ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. "Thâm canh" như thế trên một mảnh đất tưởng cũng khó có thể cày xới gì thêm vậy mà Đình Kính vẫn cày xới mà còn cày xới tơi xốp đến độ quánh đặc phù sa như thể mảnh đất mới lần đầu khai phá.

    Vẫn viết về đoàn "tàu không số" trên tuyến Đường Hồ Chí Minh trên biển Đông nhưng lần này trong tiểu thuyết Sóng chìm(Nhà xuất bản Hội Nhà Văn - 2007) Đình Kính không đi sâu vào miêu tả những cán bộ chiến sĩ hải quân vượt qua muôn vàn khó khăn ác liệt để đưa những con tàu chở vũ khí vào miền Nam mà nhà văn như mở rộng tầm tư tưởng tác phẩm bằng việc thông qua nhân vật của mình thể hiện sâu đậm tình cảm cao đẹp và sự hi sinh vô bờ bến của đồng bào chiến sĩ hai miền Nam - Bắc cho cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc mà ở đây trong công việc cụ thể là bằng mọi cách bảo đảm tuyệt đối bí mật an toàn cho "con tàu không số" đưa chuyến hàng đầu tiên vào vùng duyên hải khu Năm. Nói thì dễ nhưng làm được điều đó là cả một quá trình bày mưu tính kế thâm nhập địa bàn sâu sát đến từng người dân và trên hết là một ý thức tự giác rất cao ở mỗi người trước tập thể. Yêu cầu gần như bất biến đó được đặt ra từ người giữ cương vị lãnh đạo cao nhất tỉnh đến người dân bình thường. Bà Tư Đởn trong một tình huống hết sức bất ngờ Sáu Sinh bí thư Tỉnh uỷ đang chủ trì cuộc họp ở làng Cát bàn cách đón tàu vào sao cho thật bí mật an toàn thì bất ngờ có kẻ chỉ điểm xã trưởng Trần Nhũng mang lính bảo an đến vây ráp. Tình huống hiểm nghèo chỉ trong tích tắc bà Tư quyết định để đứa con nhỏ tám tuổi nằm ngủ trong giường kéo vội Sáu Sinh ra bờ sông rồi lấy thuyền đưa ông sang bên kia. Trần Nhũng cho lính ập vào sục sạo khắp nơi không thấy Sáu Sinh liền lệnh đốt nhà. Bà Tư từ bên kia sông nhìn về thấy nhà cháy mà nóng rát ruột gan vì bà hiểu đứa con nhỏ một mình không sao thoát khỏi bị ngọn lửa thiêu. Bàtức tốc chèo thuyền về làng. Nhưng khi vừa qua sông bà thấy ngay cảnh Trần Nhũng đang tập trung dân làng Cát tra hỏi kẻ nào giấu Sáu Sinh không khai bắn chết cả làng. Giữa cái sống và cái chết bà Tư Đởn gần như quên bản thân mình chỉ nghĩ tới cứu dân làng Cát khỏi bị tên xã trưởng sát hại. Bà Tư lừng lững đi vào nhận chính mình là người vừa đưa Sáu Sinh sang bên kia sông. Bà Tư bị Trần Nhũng bắn ngay tại chỗ. Cái chết của bà Tư Đởn tạo ra bước ngoặt hiểu theo nghĩa hình tượng nghệ thuật làm tăng thêm trí căm thù lòng dũng cảm và vô hình dung lại là sợi dây tình cảm thắt chắt những con người vốn xưa nay sống vì nghĩa vì tình hơn vì tiền vì bạc và làm dân làng càng thấy rõ hơn sự tàn ác của cha con Trần Nhũng. Cái chết của bà Tư Đởn ở một ý nghĩa nào đó có thể sánh ngang với cáí chết của chị Sứ (trong Hòn đất). Vì người đọc biết bà Tư đã chết nhưng còn ông Tư Đởn và anh con trai đang ở miền Bắc thì không mảy may hay biết vẫn ngày ngày đêm đêm mong ngóng tin tức của mẹ con bà ở trong Nam. Đến mức hễ có dịp ở Hải Phòng lên Hà Nội là ông Tư Đởn lại đến Ban thống nhất hỏi tin tức vợ con. Xúc động đến sa sót là cái đêm Hai Thanh lên Bộ tư lệnh Hải quân nhận nhiệm vụ thuyền trưởng "tàu không số" đưa chuyến hàng đầu tiên vào Vũng Rô quê mình. Biết bao kỉ niệm về những năm tháng bố đi bộ đội xa bà mẹ và hai đứa con Thanh Thành ở nhà rau cháo nuôi nhau rồi ngày ấu thơ Thanh và Thành hai anh em lúc nào cũng như hình với bóng và cả khi bố con chia tay mẹ và em lên tàu ra Bắc tập kết tất cả bỗng ùa về trong tâm trí Thanh trong đêm cuối cùng nằm bên bố để mai xuống tàu chở vũ khí về quê nhưng vì bí mật quân sự lại không được phép nói ra với bố rằng con sắp được trở về quê gặp mẹ và em. Chất bi hùng hiện ngay trong từng dòng kí ức của nhân vật cứ lần lần xoáy sâu vào người đọc. Khi Thanh đưa được tàu chở vũ khí vào Vũng Rô sau bao tháng năm mong đợi thì lại biết tin mẹ đã hi sinh. Lòng biết bao thương tiếc nhưng Thanh chưa kịp đến thắp cho mẹ nén hương thì công việc vận chuyển vũ khí và cất giấu tàu đã cuốn cả thuyền trưởng Thanh thuyền phó Thơm rồi bí thư Tỉnh uỷ Sáu Sinh bí thư chi bộ Ba Tánh xã đội trưởng Mười Bàng và bao người khác vào cuộc chiến đấu một mất một còn làm Thanh không thể bứt ra để đi thắp cho mẹ nén hương được nữa. Ngay cả cậu em Ba Thành như hình với bóng Hai Thanh cũng không gặp được vì Ba Thành bị lính của tên đại uý ác ôn Ba Hoàng con trai Trần Nhũng bắt. Liên tiếp những tình huống bất ngờ mang đầy tính ngẫu nhiên và cũng chứa đầy bi kịch bởi trong chiến tranh mọi cái không thể đoán định trước.

    Sử dụng thủ pháp bất ngờ ngẫu nhiên mang đầy tính bi kịch là cách viết chủ đạo của nhà văn Đình Kính trong Sóng chìm. Không chỉ thấy nhà văn sử dụng một vài lần với một nhân vật chỉ xuất hiện đúng hai lần ở đầu tiểu thuyết nhưng lại có sức sống dai dẳng ám ảnh dây chuyền như bà Tư Đởn mà còn thấy ở hầu hết các nhân vật trong Sóng chìm. Đến như chị chủ quán Năm Hồng tưởng chẳng có gì có thể gây bất ngờ cho người đọc được nữa thì trước khi những chú lính (ngụy) choai choai đi vào chỗ chết cầu xin chị cho chúng biết thế nào là của lạ đàn bà vì thương chúng chị sẵn lòng cho để mấy đứa nhỏ biết mùi đời trước khi nhắm mắt. Một hành động rất đời và có lẽ chỉ những người đàn bà như Năm Hồng trong trường hợp éo le ấy mới xử lý đầy tình người được như thế. Tính bất ngờ mang đầy chất bi kịch ấy có nguồn gốc của nó và nhà văn có lý khi lột tả tâm trạng nhân vật Tư Nhâm sau cái chết của người chồng vừa đi trên "tàu không số" trở lại quê nhà chưa kịp nhìn thấy vợ thì đã hi sinh: "Hoàn cảnh ngày một khốc liệt của cuộc chiến và tình thế éo le đã buộc Tư Nhâm nhích dần tới bi kịch". Có thể nói ở người đàn bà này bi kịch nối tiếp bi kịch sau cuộc càn ác liệt của tiểu đoàn Rồng Biển vào làng Cát để nắm được tình hình địch và giữ mối liên lạc với nội tuyến của ta Sáu Sinh giao nhiệm vụ cho Tư Nhâm chuyển đến ở thị tứ Lân Cồ dẫu chị không phải người vùng này. Thế là Tư Nhâm phải gửi đứa con gái nhỏ về bên ngoại một thân một mình đến làm ăn giữa vùng đất lạ với một Sáu Quyên lúc ẩn lúc hiện giữ sợi dây liên lạc giữa chị với bí thư Tỉnh uỷ. Sự điều động của Sáu Sinh là chính xác sau khi Tư Nhâm về Lần Cồ ít ngày thì gặp ngay thiếu tá Hai Rạng chỉ huy tiểu đoàn Rồng Biển một tiểu đoàn trọng yếu của Quân đoàn hai ngụy tại vùng biển Phú Yên. Tư Nhâm và Hai Rạng người cùng làng ngày bé chơi với nhau và có nhiều kỉ niệm trong thâm tâm ngày ấy Hai Rạng cũng yêu mến Tư Nhâm nên giờ gặp lại Hai Rạng một mực cầu hôn chẳng mấy ngày không đến nhà Tư Nhâm mà đến rất thất thường làm đầu óc Tư Nhâm lúc nào cũng căng như sợi dây đàn. Không những thế Ba Hoàng tên đại uý con trai xã trưởng Trần Nhũng là người làng Cát biết rất rõ về Tư Nhâm luôn cho người theo dõi chị suốt ngày đêm. Cho đến khi "con tàu không số" có Tư Lăng chồng chị làm thuyền phó vừa cập Vũng Rô sau mấy câu trò chuyện và nhận ra Tư Lăng là chồng Tư Nhâm Sáu Sinh vội bảo Sáu Quyên về gọi ngay Tư Nhâm ra Vũng Rô gặp chống. Nhưng khi Tư Nhâm ra đến nơi thì khu vực Vũng Rô đang diễn ra cuộc chiến đấu không cân sức giữa ta và địch và trong giây phút quyết định phá "con tàu không số" để giữ bí mật tuyệt đối thuyền phó Tư Lăng đã anh dũng hi sinh. Cái chết của Tư Lăng như cao trào bi kịch của người đàn bà này cộng thêm sự kiện "con tàu không số" đầu tiên vào Vũng Rô bị địch phát hiện phải huỷ tàu sĩ quan và thuyền viên người bị thương người còn lành lặn đều phải theo du kích lên căn cứ trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn đã thiếu thuốc chữa bệnh lại thiếu cả lương thực không những khó lòng trở ra miền Bắc bằng đường bộ mà còn rất lâu chưa chắc đã lành vết thương. Nguồn tiếp tế thuốc men duy nhất trông vào Tư Nhâm thì trong một tình huống hết sức bất ngờ Ba Hoàng đưa lính ập vào nhà định bắt Tư Nhâm vì vừa trông thấy bóng Sáu Quyên lẩn quất ở đây đúng lúc ấy Hai Rạng đến. Lần này trước thiếu tá Hai Rạng đại uý Ba Hoàng không kiêng nể gì nữa vẫn ra lệnh cho lính trói Tư Nhâm lại vì bằng chứng đã rõ ràng. Giữa giây phút hiểm nghèo ấy Tư Nhâm đã có quyết định không thể nào hợp lý hơn: thông báo cho Ba Hoàng biết mình với Hai Rạng đã thoả thuân làm lễ thành hôn vào tháng tới. Một quyết định không chỉ Ba Hoàng mà ngay cả Hai Rạng cũng vô cùng sửng sốt. Đúng là: "Đời người thường có những hành dộng đột biến mà chính sau này khi có điều kiện ngẫm lại vẫn không thể giải thích rành mạch rõ ràng và cặn kẽ rằng tại sao lại có thể quyết đoán một cách táo bạo mau lẹ như vậy" (trang 372). Nhưng còn điều này mới bất ngờ hơn: khi nói câu đó hẳn Tư Nhâm cũng không thể ngờ cuộc đời chị cho mãi đến những năm tháng sau này khi miền Nam hoàn toàn giải phóng chồng chị Hai Rạng cùng đứa con trai duy nhất của hai người di tản ra nước ngoài từ trước ngày ba mươi tháng tư nhưng chị vẫn phải sống gần như đơn độc vì không ai hiểu mình không ai cảm thông cho hoàn cảnh của mình những năm tháng ấy ngay cả người mẹ ông cậu và đứa con gái mình đứt ruột đẻ ra (với Tư Lăng) trừ hai người là cô Năm Hồng bán quán ở Lân Cồ và trung sĩ Độ người trong đường dây liên lạc bí mật với Tư Nhâm ngày xưa. Một chuỗi dài bi kịch hay nói một cách khác số phận éo le của một con người mà ngay chính mình nhiều khi cũng thấy bất ngờ với chính mình vì đã thủ vai rất khéo khi thì là người của bên này khi thì là nguời của bên kia chiến tuyến. Nhưng dẫu sao Tư Nhâm vẫn là một con người giàu nghị lực một người biết sống thực trước hết là với chính mình sống với một ý thức bản năng cao trước tập thể cộng động một người đàn bà đích thực. Nhà văn đã thành công trong quá trình xây dựng nhân vật Tư Nhâm một hình ảnh đẹp sống động và hấp dẫn về người phụ nữ trong những năm gian khổ dưới chế độ Mỹ-ngụy.

    Với thủ pháp bất ngờ ngẫu nhiên mang đầy tính bi kịch người đọc còn gặp ở hầu hết nhân vật trong Sóng chìm. Ngay đến bí thư Tỉnh uỷ Sáu Sinh một nhân vật ngỡ khó tạo ra bi kịch nhưng đến phần cuối tiểu thuyết trong một cuộc đưa quân vây ráp Hòn Tròng hòng "cất vó" cả "con tàu không số" vừa từ ngoài Băc vào Sáu Sinh đã bị Ba Hoàng mang quân đuổi đến tận nơi. Trong một tình huống "nghìn cân treo sợi tóc" Sáu Sinh vội bươn xuống sông quyết không để sa vào tay giặc. Nhưng với một cự ly rất gần dù ông Năm Bào khản tiếng cầu xin Ba Hoàng vẫn nã súng thẳng vào Sáu Sinh và cho đến lúc ấy hắn mới biết cái điều quan trọng bấy lâu vẫn được giữ kín: Ba Hoàng chính là con Sáu Sinh chứ không phải con Trần Nhũng. Xây dựng nhân vật thông qua một chuỗi những bi kịch bất ngờ do hoàn cảnh khách quan đưa đến nhà văn đã bắt được mạch sống những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nói thế cũng là vì bản thân cuộc chiến từ một trận đánh nhỏ đến chiến dịch lớn từ con đường vận tải bộ đến vận tải biển tất thẩy đều phải bí mật bất ngờ và đó là một yếu tố quan trọng tạo lên thắng lợi. Khai thác sự bất ngờ ngẫu nhiên mang đầy tính bi kịch nhà văn Đình Kính đã thành công khi khắc hoạ hình tượng nhân vật trongSóng chìm mang đến cho người đọc một hiểu biết mới một cách nhìn mới về một sự kiện lâu nay tưởng như đã cũ Đường Hồ Chí Minh trên biển. Cái mới của Sóng chìm chính là làm người đọc hiểu thêm ý nghĩa này: làm nên huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển không chỉ có các chiến sĩ hải quân mà một lực lượng không kém phần quyết định là cán bộ du kích và đồng bào những nơi "tàu không số" cập bến rỡ hàng. Chính sự hi sinh vô bờ bến ấy của cán bộ nhân dân những nơi tàu cập bến đã góp phần làm nên câu chuyện huyền thoại con đường mòn trên biển Đông. Khai thác huyền thoại ấy cũng như khai thác đề tài về hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc mãi mãi vẫn còn là mảnh đất màu mỡ để các văn nghệ sĩ ta cày xới.

    CAO NĂM
     

    Các file đính kèm:

    quangnw, KienPham, An05 and 15 others like this.
  3. Sai chính tả nhiều quá bạn ơi, nhớ sửa ngay đi, không bạn teacher.anh bạn ấy đến nhắc nhở rồi bắn nick cái bùm đó. Bạn không phân biệt được chỗ nào cần dùng dấu cách, chỗ nào bỏ dấu cho từ, d với r hay sao?
     
  4. ngockq75

    ngockq75 Lớp 3

    Bạn này không đọc kỹ hay sao, có một vài chỗ thôi, mà nâng cao quan điểm quá. Lời giới thiệu có phải của tôi đâu, tôi lấy nguồn từ nhà văn Cao Năm về. Mà bạn đừng nên bình luận kiểu này, giống như kiểu spam quá. Bạn nên review về nội dung sách hay thông tin bên lề của tác phẩm thì hay hơn đấy.
     
    Last edited by a moderator: 31/8/17
    cassdcs, teacher.anh and songtu like this.
  5. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Làm lại bìa, mục lục
     

    Các file đính kèm:

    gaumisa, KienPham, An05 and 3 others like this.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này